K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1

Thân gửi [Tên người nhận], Hy vọng khi nhận được thư này, bạn vẫn khỏe mạnh và vui vẻ. Đã lâu rồi chúng ta không gặp nhau, và mình thật sự rất nhớ bạn. Cuộc sống của bạn dạo này thế nào? Công việc, gia đình và mọi thứ vẫn ổn chứ? Ở đây, mình vẫn ổn. Mặc dù công việc có chút bận rộn, nhưng mình luôn cố gắng dành thời gian để nghĩ về những kỷ niệm đẹp mà chúng ta đã có. Mình thật sự mong có dịp được gặp lại bạn, để cùng nhau ôn lại những câu chuyện cũ và chia sẻ những điều mới mẻ trong cuộc sống. Bạn có dự định gì trong thời gian tới không? Nếu có dịp, hãy ghé thăm mình nhé. Chúng ta sẽ có rất nhiều điều để nói và làm cùng nhau. Dù khoảng cách có xa, nhưng tình cảm mình dành cho bạn vẫn luôn gần gũi và ấm áp. Mình rất mong nhận được thư hồi âm từ bạn, để biết thêm về cuộc sống của bạn và những điều thú vị mà bạn đã trải qua. Chúc bạn luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công trong mọi điều bạn làm. Thân mến, [Tên của bạn]

8 tháng 1

ko thích kể

con cái láo nháo cáo háo ok cu!👅

6 giờ trước (22:23)

Trong năm năm học dưới mái trường tiểu học thân yêu, em đã có biết bao kỷ niệm tuổi thơ không thể nào quên, có những người bạn thân thiết cùng nhau chia sẻ tình cảm buồn vui, nhưng hình ảnh in đậm nhất trong tâm trí em vẫn là cô giáo Chi – cô giáo dạy em hồi lớp ba.

Hết năm học cô chủ nhiệm chúng em cũng là lúc cô chuyển đến công tác tại một ngôi trường khác. Đã hai năm chưa gặp lại cô, nhưng trong ký ức của em, mỗi lần xuất hiện, cô đẹp như một nàng tiên. Cô Chi còn rất trẻ, mới chỉ gần 30 tuổi. Cô có dáng người thon thả, cao cao nhưng không quá gầy. Mái tóc dài đen mượt buông xuống bờ vai như thác nước. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng của cô nổi bật là đôi mắt bồ câu trong và sáng, pha lẫn vẻ hiền dịu, ấm áp và hồn nhiên. Mỗi khi chúng em không chăm chỉ học bài, còn lười biếng là đôi mắt cô như trĩu xuống, tỏ rõ vẻ buồn bã và thất vọng. Còn mỗi khi bọn em ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập thì đôi mắt đó như ánh lên một niềm vui sướng. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ tươi như được thoa một lớp son mỏng, mỗi khi cô cười, chiếc răng khểnh lộ ra tạo cho nụ cười một nét duyên thật dễ thương. Đôi bàn tay trắng nõn với những ngón búp măng, ngày ngày cô viết lên bảng những nét chữ mềm mại cũng in sâu trong trí nhớ của em. Cô là một người rất giản dị, hàng ngày đến lớp cô thường mặc chiếc áo sơ mi trắng phối cùng chân váy tối màu nhưng vẫn toát lên vẻ dịu dàng, thanh lịch của cô. Đặc biệt, giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm vui tươi, cuốn hút chúng em vào những bài giảng của cô.

Cô Chi là một giáo viên rất thương yêu, chăm lo cho học sinh nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc. Cô chăm lo cho bọn em từ bữa ăn tới giấc ngủ ở trên lớp từng li từng tí một. Sự dịu dàng của cô luôn làm cho bọn em cảm thấy ấm áp đến lạ kỳ. Có những bài khó, cô luôn luôn ân cần, chỉ bảo, giảng giải cho chúng em một cách từ từ. Cô luôn tạo ra một bầu không khí vui vẻ để chúng em có thể dễ dàng tiếp thu bài hơn. Bài giảng của cô rất phong phú, cô còn khéo léo sử dụng cả những đoạn video về bài học cho sinh động giúp chúng em có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Vào những tiết sinh hoạt, cô thường kể cho chúng em nghe về những tấm gương tốt, cô dạy chúng em những kỹ năng sống cơ bản…Ngoài giờ học, chúng em luôn nhận được sự ân cần hỏi han của cô cũng như được cô kể cho nhiều câu chuyện thú vị về cuộc sống. Cô còn dành tặng nhiều món quà cho chúng em mỗi dịp đặc biệt hay đơn giản là để động viên chúng em khi đạt kết quả cao. Em luôn cảm nhận được tình yêu mà cô dành cho mỗi học trò của mình.

Em nhớ nhất là buổi học cuối cùng của năm học lớp ba, cũng là buổi học cuối cùng trước khi cô chuyển trường. Hôm đó tâm trạng ai nấy đều rất khó tả. Ánh mắt cô cũng buồn và nhẹ nhàng biết bao. Cô nhìn một loạt các bạn học sinh, mắt rơm lệ, và nhắn nhủ chúng em phải luôn cố gắng để trở thành con ngoan trò giỏi. Chúng em ai cũng cúi đầu vâng dạ, không dám nhìn ai, vì thực sự cảm xúc đang vỡ òa.

Thời gian trôi qua, trong tâm trí của em, những kỉ niệm đẹp về cô Chi vẫn vẹn nguyên, giống như động lực giúp em cố gắng, cố gắng để không phụ lòng bố mẹ, không phụ niềm tin và tình cảm của cô ngày xưa.

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Bức tranh      (Lược đoạn đầu: Trên đường ra miền bắc chuẩn bị cho triển lãm tranh ở nước ngoài, nhân vật tôi - một hoạ sĩ được các chiến sĩ giao liên thay nhau thồ tranh cho.)        Hôm đó, đoàn chúng tôi đi qua một vùng trên đất bạn nổi tiếng nhiều biệt kích, lại rất đói, cũng là cái "rốn" của bệnh sốt rét. Chúng tôi được...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Bức tranh

     (Lược đoạn đầu: Trên đường ra miền bắc chuẩn bị cho triển lãm tranh ở nước ngoài, nhân vật tôi - một hoạ sĩ được các chiến sĩ giao liên thay nhau thồ tranh cho.)  

     Hôm đó, đoàn chúng tôi đi qua một vùng trên đất bạn nổi tiếng nhiều biệt kích, lại rất đói, cũng là cái "rốn" của bệnh sốt rét. Chúng tôi được nghỉ lại một ngày để dưỡng sức, lán của nhóm khách đi đường chúng tôi dựng ngay trên đầu một cái lán khác của anh em chiến sĩ trong trạm. Buổi trưa, tôi đang ngồi vẩn vơ ghi mấy cái dáng hòn đá, thân cây trước lán nghỉ của mình, thì trông thấy một người chiến sĩ nước da xam xám và cặp môi thâm sì đang leo mấy bậc dốc từ lán dưới đi lên. Người chiến sĩ đi thẳng đến trước mặt tôi ngồi xuống xem tôi vẽ. Rồi sau mấy câu chuyện làm quen, người chiến sĩ tha thiết thỉnh cầu tôi vẽ cho anh một bức chân dung.

     Tôi bỗng thấy tự ái. Tôi là một họa sĩ, chứ đâu phải một anh thợ vẽ truyền thần! Tôi từ chối khéo bằng cái mặt lạnh lùng. Người chiến sĩ tỏ vẻ phật ý, anh nhìn vào cái mặt lạnh lùng của tôi một thoáng rồi lẳng lặng quay lưng lại tôi, chậm rãi đi xuống dưới những cái bậc dốc.

     Sáng hôm sau, chúng tôi lại lên đường. Thật một điều không ngờ, chẳng biết ai xui khiến thế nào mà chính người chiến sĩ trưa hôm qua lại "thồ" tranh cho tôi, chính lại là anh chứ không phải một người nào khác.

     Thật là phiền cho tôi quá!

     […] Ác thay cái bãi đá tai mèo nằm giữa khúc suối dưới chân núi. Có lẽ nó rộng đến năm trăm thước. Con suối chảy đến đấy thì phình rộng ra chảy lênh láng và réo lên ầm ầm trên một cái nền đá lởm chởm. Tuy đã được nghỉ một ngày nhưng sau khi leo qua được quả núi thì tôi đã thấm mệt. Tôi dò dẫm đi giữa khúc suối một cách vất vả quá, cứ dần dần bị tụt lại sau. Rồi chân tôi tự nhiên bị sỉa xuống một hẻm đá ngầm dưới nước. Tôi giơ hai tay lên trời chới với...

     Người chiến sĩ "thồ" tranh cho tôi đang đi phía trước, cách một quãng khá xa, vội vã quay lộn lại. Nếu anh không đến kịp có lẽ là tôi bị dòng suối cuốn đi. Anh cởi chiếc ba lô sau lưng cho tôi, khoác vào trước ngực mình. Anh đỡ lấy tôi, giúp tôi rút cái chân lên. Rồi dìu tôi đi. Tôi thở dốc. Mồ hôi vã ra như tắm. Hai mắt đổ đom đóm. “Đồng chí cố gắng lên.” - Người chiến sĩ vừa đi vừa động viên tôi - “Tôi dìu đồng chí đi nhanh qua bên kia suối sẽ nghỉ. Nếu thằng L.19 đến, chúng mình cứ ngồi xuống. Nó chẳng thấy gì cả đâu!".

     Tôi không đủ sức theo kịp đoàn được nữa. Qua bên kia suối, người chiến sĩ lấy dầu con hổ bóp chân cho tôi, lúc ngồi nghỉ. Rồi bắt đầu từ đó, chỉ có hai người, anh và tôi, đi trong rừng. Tôi chỉ có thể đi người không. Người chiến sĩ vừa phải "thồ" đống tranh của tôi sau lưng (to và nặng gấp đôi một cái ba lô bình thường của khách đi đường) lại vừa phải mang thêm chiếc ba lô riêng của tôi trước ngực. Có lẽ tất cả đến sáu bảy chục cân. Mà người chiến sĩ có khỏe mạnh gì cho cam!

     Tôi không nói thì chắc các bạn cũng biết, ngay từ lúc người chiến sĩ đến gặp tôi để nhận mang cái bó tranh, tôi đã khó xử đến thế nào? Thế mà bây giờ, trên dọc đường, không những riêng cái đống tài sản của tôi mà cả chính tôi cũng đã trở thành một gánh nặng cho anh. Xưa nay tôi vẫn cho mình là một kẻ cũng biết tự trọng, và cũng biết suy nghĩ. Giá người chiến sĩ tỏ thái độ lạnh nhạt hoặc mặc xác tôi nằm lại một mình, tập tễnh đi một mình giữa rừng, thì tôi cũng thấy là cái lẽ phải. Xưa nay tôi vẫn quan niệm rằng: Sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy. Cái cách cư xử của người chiến sĩ đối với tôi chỉ có thể giải thích bằng lòng độ lượng. Độ lượng? Thế nhưng tôi nhiều tuổi hơn? Tôi lại là một họa sĩ có tên tuổi? Xưa nay tôi chỉ mới thấy lòng độ lượng của kẻ trên đối với người dưới. Bây giờ đây thì chính tôi, một kẻ bề trên, đang được một người dưới tỏ ra độ lượng với mình.

     Tối ngày hôm đó, hai chúng tôi phải ngủ lại nửa đêm giữa rừng. Người chiến sĩ mắc võng cho tôi nằm rồi ôm súng ngồi gác bên cạnh. Nhưng làm sao mà ngủ được? Tôi đến ngồi bên anh, trên một phiến đá. Rừng đêm tối mò và đầy hăm dọa. "Tôi xin lỗi đồng chí về cái việc hôm qua..." - tôi nói khẽ bên tai anh - "Đến mai, thế nào tôi cũng phải vẽ đồng chí. Một bức, thật đẹp!". 

(Nguyễn Minh Châu)

Câu 1. Người kể chuyện trong văn bản trên là người kể toàn tri hay hạn tri? 

Câu 2. Chỉ ra thành phần chêm xen trong đoạn văn dưới đây:  

     Tôi không đủ sức theo kịp đoàn được nữa. Qua bên kia suối, người chiến sĩ lấy dầu con hổ bóp chân cho tôi, lúc ngồi nghỉ. Rồi bắt đầu từ đó, chỉ có hai người, anh và tôi, đi trong rừng. Tôi chỉ có thể đi người không. Người chiến sĩ vừa phải "thồ" đống tranh của tôi sau lưng (to và nặng gấp đôi một cái ba lô bình thường của khách đi đường) lại vừa phải mang thêm chiếc ba lô riêng của tôi trước ngực. Có lẽ tất cả đến sáu bảy chục cân. Mà người chiến sĩ có khỏe mạnh gì cho cam!

Câu 3. Khi được người chiến sĩ nhờ vẽ một bức chân dung, người họa sĩ đã có thái độ như thế nào? Vì sao nhân vật này lại có thái độ như vậy?

Câu 4. Phân tích tác dụng của điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn dưới đây:

      Xưa nay tôi vẫn cho mình là một kẻ cũng biết tự trọng, và cũng biết suy nghĩ. Giá người chiến sĩ tỏ thái độ lạnh nhạt hoặc mặc xác tôi nằm lại một mình, tập tễnh đi một mình giữa rừng, thì tôi cũng thấy là cái lẽ phải. Xưa nay tôi vẫn quan niệm rằng: Sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy. Cái cách cư xử của người chiến sĩ đối với tôi chỉ có thể giải thích bằng lòng độ lượng. Độ lượng? Thế nhưng tôi nhiều tuổi hơn? Tôi lại là một họa sĩ có tên tuổi? Xưa nay tôi chỉ mới thấy lòng độ lượng của kẻ trên đối với người dưới. Bây giờ đây thì chính tôi, một kẻ bề trên, đang được một người dưới tỏ ra độ lượng với mình.

Câu 5. Qua văn bản này, em rút ra cho mình bài học gì?

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:  Bởi vì thương        [...] Hồi đó, đoàn Mây Mùa Thu về hát ở đình Tân Thuận. Hôm ấy, đoàn hát vở “Đời Cô Lựu” thiệt khuya. Ông bán khăn này còn trẻ lắm, ông đóng vai Luân, mặc bộ đồ bà ba vá chằng vá đụp, quần thì xắn ống thấp ống cao. Lúc xả giàn là tới đoạn Luân quỳ xuống ngang gối, ôm cô Lựu ngẩng mặt lên, kêu mẹ....
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

Bởi vì thương

       [...] Hồi đó, đoàn Mây Mùa Thu về hát ở đình Tân Thuận. Hôm ấy, đoàn hát vở “Đời Cô Lựu” thiệt khuya. Ông bán khăn này còn trẻ lắm, ông đóng vai Luân, mặc bộ đồ bà ba vá chằng vá đụp, quần thì xắn ống thấp ống cao. Lúc xả giàn là tới đoạn Luân quỳ xuống ngang gối, ôm cô Lựu ngẩng mặt lên, kêu mẹ. Trời ơi, San bưng rổ khoai ế đứng nhìn mà rưng rưng nước mắt, sao mà cô Lựu ôm Luân lại gọn gàng trìu mến đến như vậy, sao Luân hạnh phúc và sung sướng đến như vậy.

       Đó là lúc San ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành đào hát. Ừ, trở thành đào hát, không cần phải đóng vai chính, nổi tiếng làm gì, hát phụ cũng được, đóng vai ác, vai hầu gái, cung nữ, bà già cũng được… Nhưng San mê vai có má nhất. Dù người mẹ nghèo bị hắt hủi cỡ nào, người mẹ giàu có tàn nhẫn đến cỡ nào để chia cắt duyên con (như mấy tuồng cải lương bây giờ hay hát), nhưng có làm gì thì hết thảy đều vì quá thương con mình.

       San hai mươi bốn tuổi, hai mươi bốn năm má mất. Bà chết vì sinh khó. Cha San thường say rượu, lúc say phà cái mùi hèm khăm khẳm vô mặt San: “Tại cái con vô dụng này nên tao mới khổ sở như vầy, vợ cũng chết, tiền cũng hết.”.

       San cố sống để khỏi phải là đứa vô dụng. Áo cha rách, San khâu. Cha kêu buồn ói, San chạy lấy thau lại hứng, dấp khăn nóng cho người. Sáu tuổi nó đã è ạch nách cái rổ khoai luộc, xách cái thùng mía lạnh rảo chân khắp làng trên xóm dưới. Mười hai tuổi nó xin chạy bàn, rửa chén ở quán Mây Lang Thang, mười tám tuổi nó lấy chồng. Phải lấy chồng mới có tiền lễ để cha nó đổi chiếc xích lô lấy cái Hon-đa mà đời kỳ thiệt, San lấy ngay cái thằng hồi nhỏ nó ghét cay ghét đắng. Nó nhớ như in những lần mang cái thùng mía lạnh ngang qua nhà, thằng chồng nó lúc đó chừng mười, mười hai tuổi chuyên chặn nó lại, giật mía mà ăn. Có bữa San cự, thằng nọ vạch quần ra đái tỏn tỏn vô thùng mía, vừa đái vừa cười ha hả. Hôm đó, San về nhà mà trong tay không có tiền. Dì nắm tóc nó mà đánh, San có nói gì thì dì cũng không tin. Bây giờ lại lấy nhau, mỗi lần thấy chồng tụt quần, lòng San dậy lên một nỗi căm thù. Được hai tuần, San thôi, lại bỏ về quán Mây Lang Thang, nhưng không còn rửa chén mà ngồi trong mấy cái buồng vuông vuông nhỏ nhỏ để tiếp khách. Ước mơ xưa chưa bao giờ trở thành hiện thực. Những khi quán vắng, San cố ngủ cho nhiều, ngủ là khỏi thấy lòng buồn, má hi sinh cho cái phận bèo bọt này chi không biết. Ngủ để coi có mơ thấy mình trở thành đào hát không. Ngủ vì không thích tụm lại với chị em để đánh bài, bàn số đề, dũa móng tay, nặn mụn hay đi sắm áo dây, váy ngắn.

       Mất gần một tháng Sáu Tâm mới nghe hết câu chuyện đời của nó. Mỗi bữa ngồi đụt nắng dưới gốc cây còng trước quán, San kể anh nghe một đoạn. Nhưng anh kép cũ không nhắc gì đến vầng hào quang cũ, chỉ San ngồi nhắc hoài, nó kêu anh dạy nghề. Sáu Tâm bảo: “Nghề hát bạc lắm.”. San bảo: "Nghề của em còn bạc hơn, bạc tại chỗ, những thằng mằn nắn mình, kêu mình bà xã ơi, cưng ơi, toàn là tụi coi khinh mình như rác. Dứt khoát, em phải trở thành đào hát như đào Điệp ở đoàn chú vậy.".

       San nhớ, cô đào thiệt hiền, dân dã, tan buổi diễn để nguyên bộ áo dài nâu, cái đầu tóc bới ngồi ăn cháo vịt. Thấy San cứ tần ngần nhìn, cô hỏi San đói không. San gật đầu, không đói nhưng vẫn gật đầu. Cô gọi thêm một tô cháo, biểu San ăn đi, ngồi kế cô mà ăn. San ngồi trước tô cháo nhưng cứ nhìn cô, chỉ mong được nép vô lòng kêu tiếng má. Đào Điệp hỏi: "Con bán khoai hả, sao tan hát rồi mà không về? Khoai còn hết? Cô mua cho. Ăn xong, con mau về đi, tan hát rồi, đường tối lắm.". San nhớ hoài cái khuôn mặt dịu dàng đó, bao giờ nó cũng nghĩ, má mình còn sống dứt khoát giống như cô ấy. Nó kết luận: "Chỉ gặp một lần thôi mà em thương cổ suốt đời.".

       (Lược một đoạn: Cảm động trước câu chuyện của San, Sáu Tâm quyết định dạy cô hát cải lương. Sáu Tâm vốn là một kép hát, đã cùng Điệp diễn nhiều vở diễn. Trong một lần sàn diễn bị sập, để cứu Điệp, Sáu Tâm đã bị kẹt lại trong đống đổ nát và buộc phải cắt bỏ phần chân bị hoại tử do không được chữa trị kịp thời. Về sau đoàn hát tan rã, Sáu Tâm cùng Điệp dìu dắt nhau về sống tại xóm Gò Mả. Chị mắc bệnh ung thư, giờ khối u đã đi vào não. Sáu Tâm vì thương chị mà đã làm không biết bao nhiêu là việc để kiếm tiền chạy chữa.)

       May mà có San. Câu chuyện của nó làm cho cả hai người nhận ra họ đã sống một đời nghệ sĩ đầy ý nghĩa. Như San, họ chưa thay đổi được cuộc đời bất hạnh của nó, nhưng đã an ủi nó nhiều. Điệp bảo: "Em không tiếc gì đâu. Tâm đừng buồn cho em nữa, nghen.".

       Chị dặn, đừng nói cho San biết chị sống với anh, lại bịnh hoạn như vầy. “Nó đã giữ trong lòng một hình ảnh đẹp để ước mơ, mình đừng phá hư đi.”. Nhưng rồi một đêm chị không ngủ mà nằm nghe trái tim anh đập từng nhịp gấp rãi, anh đang sống, chị nói với lòng, cái cơ thể này đang sống, mình nỡ nào để anh tạnh nguội theo mình. Vô tình, chị nghĩ tới San.

       Bất ngờ, một buổi trưa, San tới. Hôm đó, Sáu Tâm không đi bán mà ở nhà lợp lại cái mái che đằng trước, lúc này trời trở gió, mưa cứ tạt vô hoài. Anh còn kịp chạy lại lấy cái khăn vắt lên đầu giường đội lên đầu cho chị như vẫn thường làm khi khách đến nhà. San hơi khựng lại, nhưng nó nhận ra cô đào Điệp năm nào. Vẫn còn đó một đôi mắt hiền, hơi ướt, dịu dàng:

       - San phải không?

       Và còn đó một giọng nói mềm như lá lụa non. 

       [...] Sau này, mỗi khi rảnh, dù Sáu Tâm còn kéo cái bội áo khăn đi lang thang trên đường phố, San cũng lại nhà. Căn nhà mà hồi mới thấy xa xa, nó tưởng là nhà của mình. Bây giờ, lại đó, San quét nhà, nấu cơm, đợi Điệp ngủ San kéo mền tới cằm cho chị rồi lượm những sợi tóc buồn xơ xác như những chiếc lá lìa cành đem giấu đi. Bữa trưa đầy gió, chị biểu San đem lược lại chị chải tóc cho. Nó có mái tóc hệt chị ngày còn trẻ. “Tụi mình có nhiều cái giống nhau nghen. Chị cũng không có má, lớn lên trong trại mồ côi. Chị đến với sân khấu để vay mượn những thâm tình mà mình chưa hề có. Hồi nhỏ chị cũng cực lắm, nhưng không đến nỗi sa chân như San. Chị em mình còn một chuyện giống nhau nữa, đố San biết? Tụi mình cùng thương anh Sáu, thương lắm, phải không?”. San ngơ ngác hết mấy giây rồi lắc đầu. Chị bảo đừng giấu chị. “Ừ nếu không chê Tâm tàn tật thì bao giờ chị đi cho chị gởi lại. Em làm lại cuộc đời đi, Tâm rộng lòng lắm, không chấp nhứt chuyện này nọ đâu. Tâm dễ tánh. Mặc gì cũng được, ăn gì cũng xong. Con người đàng hoàng, nghệ sĩ mà đàng hoàng, không phù phiếm, buông thả. Kiếm người tin được không phải dễ đâu, San.”.

       San không trả lời, không thể nói dối rằng: “Thôi!”, nhưng cũng không thể gật đầu cái rụp. Có phải là trao trái chanh, trái bưởi cho nhau đâu mà một người đàn bà trao người mình yêu thương nhứt cho một người đàn bà.

       Sáu Tâm không biết chuyện này. Tối lại nằm gối đầu lên tay anh, chị bảo: “San nó thương anh lắm.”. Anh cười: “Tôi bây giờ đã thành ông già, còn cô nhỏ đó…”, chị cũng cười: “Có sao, như Tâm với em.”. Sáu Tâm biểu: “Ngủ à nghe.”. Nhưng chị biết anh vẫn thức bởi những ý nghĩ mới mẻ trong lòng. Chị thì ngủ, giấc cuối cùng, sâu thiệt là sâu. Đắp cỏ muôn đời.

       … San bỏ quán Mây Lang Thang, chiều chiều ngồi bán chuối, khoai lang nướng mỡ hành bán ngoài cổng nhà văn hóa. Hỏi về giấc mơ trở thành đào hát, nó cười đã bỏ lâu rồi. Đi hát lỡ nổi tiếng, thí dụ thôi nghe, người ta biết lúc trước tôi từng làm tiếp viên quán bia thì nhơ danh cả một giới nghệ sĩ, làm người ta mất cảm tình với cải lương, vậy khác nào hại cả nền sân khấu nước nhà.

       Cũng giống như phim tình cảm, đôi khi người ta vì yêu mà rứt ruột lìa xa người mình yêu. Biết làm sao, hoàn cảnh vậy mà.

(Nguyễn Ngọc Tư)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản là người kể chuyện toàn tri hay hạn tri?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của thành phần chêm xen trong đoạn văn sau:

      Đó là lúc San ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành đào hát. Ừ, trở thành đào hát, không cần phải đóng vai chính, nổi tiếng làm gì, hát phụ cũng được, đóng vai ác, vai hầu gái, cung nữ, bà già cũng được… Nhưng San mê vai có má nhất. Dù người mẹ nghèo bị hắt hủi cỡ nào, người mẹ giàu có tàn nhẫn đến cỡ nào để chia cắt duyên con (như mấy tuồng cải lương bây giờ hay hát), nhưng có làm gì thì hết thảy đều vì quá thương con mình.

Câu 4: Phân tích tác dụng của điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn sau: 

      Những khi quán vắng, San cố ngủ cho nhiều, ngủ là khỏi thấy lòng buồn, má hi sinh cho cái phận bèo bọt này chi không biết. Ngủ để coi có mơ thấy mình trở thành đào hát không. Ngủ vì không thích tụm lại với chị em để đánh bài, bàn số đề, giũa móng tay, nặn mụn hay đi sắm áo dây, váy ngắn.

Câu 5: Văn bản này để lại trong em những cảm nhận, suy nghĩ gì?

1
9 tháng 1

Câu 1. **Văn bản trên thuộc thể loại nào?** Văn bản trên thuộc thể loại **truyện ngắn**. Câu 2. **Người kể chuyện trong văn bản là người kể chuyện toàn tri hay hạn tri?** Người kể chuyện trong văn bản là **người kể chuyện toàn tri**. Điều này thể hiện qua việc người kể biết hết các sự kiện, suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật, đặc biệt là những suy nghĩ sâu kín của nhân vật San và những diễn biến trong đời sống của họ. Câu 3. **Chỉ ra và nêu tác dụng của thành phần chêm xen trong đoạn văn sau:** Đoạn văn: > Đó là lúc San ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành đào hát. Ừ, trở thành đào hát, không cần phải đóng vai chính, nổi tiếng làm gì, hát phụ cũng được, đóng vai ác, vai hầu gái, cung nữ, bà già cũng được… Nhưng San mê vai có má nhất. Dù người mẹ nghèo bị hắt hủi cỡ nào, người mẹ giàu có tàn nhẫn đến cỡ nào để chia cắt duyên con (như mấy tuồng cải lương bây giờ hay hát), nhưng có làm gì thì hết thảy đều vì quá thương con mình. - Thành phần chêm xen: **(như mấy tuồng cải lương bây giờ hay hát)** - Tác dụng: Thành phần chêm xen này giúp làm rõ và cụ thể hóa ý nghĩa của "người mẹ" trong các tuồng cải lương mà San yêu thích. Câu chêm xen nhấn mạnh sự gắn kết giữa tình mẫu tử và các vai diễn trong tuồng cải lương, qua đó thể hiện lòng thương yêu của người mẹ, dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu. Câu 4. **Phân tích tác dụng của điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn sau:** Đoạn văn: > Những khi quán vắng, San cố ngủ cho nhiều, ngủ là khỏi thấy lòng buồn, má hi sinh cho cái phận bèo bọt này chi không biết. Ngủ để coi có mơ thấy mình trở thành đào hát không. Ngủ vì không thích tụm lại với chị em để đánh bài, bàn số đề, giũa móng tay, nặn mụn hay đi sắm áo dây, váy ngắn. - **Điểm nhìn trần thuật**: Trong đoạn văn này, điểm nhìn trần thuật là từ góc nhìn của nhân vật San, tức là **nhân vật trần thuật nội tâm**. San đang tự suy nghĩ, tự giãi bày cảm xúc của mình về cuộc sống, về ước mơ và sự buồn bã của bản thân. - **Tác dụng**: Việc sử dụng điểm nhìn này giúp người đọc cảm nhận sâu sắc tâm trạng và suy nghĩ của San. Nó thể hiện được sự cô đơn, nỗi buồn và ước mơ vươn lên của nhân vật, đồng thời làm nổi bật sự khác biệt giữa cuộc sống của San và những người xung quanh (như chị em chơi bài, đánh số đề…). Cảm giác mơ mộng và khát khao thoát khỏi thực tại khổ cực càng được làm rõ. Câu 5. **Văn bản này để lại trong em những cảm nhận, suy nghĩ gì?** Văn bản này để lại trong em những cảm nhận về **sự bất hạnh** và **khát khao đổi đời** của nhân vật San. Qua cuộc sống của San, em thấy được sự vất vả, hi sinh, và sự mong mỏi tìm kiếm một lối thoát khỏi nghèo khó và đau khổ. Tuy nhiên, ước mơ của San không dễ dàng trở thành hiện thực, và có lẽ trong một thế giới đầy bất công và khó khăn như vậy, không phải ai cũng có thể đạt được điều mình mong muốn. Đồng thời, câu chuyện cũng khiến em suy nghĩ về **giá trị của tình người** trong cuộc sống, khi San gặp những người như cô đào Điệp và Sáu Tâm, những người không ngần ngại giúp đỡ và an ủi cô, dù bản thân họ cũng phải đối mặt với nhiều đau khổ.

9 tháng 1

### Câu 1: Phân tích nhân vật người họa sĩ trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu Trong đoạn trích, người họa sĩ là một nhân vật có nội tâm phức tạp và sâu sắc. Ông là một người có tài năng và đam mê nghệ thuật mãnh liệt, nhưng đồng thời cũng là một người khá cô đơn, trăn trở với cuộc sống của chính mình. Người họa sĩ không chỉ tạo ra những bức tranh đẹp mà còn có một khát vọng sâu sắc về cái đẹp đích thực trong cuộc sống, nhưng đôi khi ông lại cảm thấy bất lực trong việc thể hiện được điều đó. Nhân vật này mang trong mình một sự phân vân, đôi khi là mâu thuẫn giữa những gì ông thấy và cảm nhận với cách thức mà ông có thể truyền đạt được qua nghệ thuật. Người họa sĩ sống trong một thế giới tưởng tượng của riêng mình, nơi cái đẹp và sự thật có thể được thể hiện qua những bức tranh. Tuy nhiên, ông lại không thể hoàn toàn hài lòng với những gì mình tạo ra, bởi ông hiểu rằng nghệ thuật chỉ là sự phản ánh hạn chế của thế giới thực. Điều này làm nổi bật một khía cạnh quan trọng của nhân vật – sự tìm kiếm cái đẹp đích thực và sự không ngừng vươn tới sự hoàn thiện trong công việc nghệ thuật của mình. Người họa sĩ không chỉ là người sáng tạo, mà còn là một người chiến đấu với chính bản thân, với cảm giác thiếu thốn về sự hoàn hảo. ### Câu 2: Bàn về cách thể hiện bản thân của giới trẻ hiện nay Giới trẻ hiện nay đang sống trong một thời đại mà công nghệ và các phương tiện truyền thông xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện bản thân. Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, giới trẻ có thể dễ dàng chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, và những khoảnh khắc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cách thể hiện bản thân của họ cũng đang gặp phải nhiều vấn đề. Trước hết, việc thể hiện bản thân qua các nền tảng mạng xã hội có thể tạo ra sự thiếu chân thật. Nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những người trẻ tuổi, thường xuyên "làm đẹp" hình ảnh của mình bằng cách chỉnh sửa ảnh, chia sẻ những khoảnh khắc hào nhoáng, thành công mà không thực sự phản ánh cuộc sống thực tế. Điều này đôi khi tạo ra một sự giả tạo, khiến họ và cả người xem dễ dàng quên đi sự quan trọng của sự thật trong mỗi câu chuyện. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của mạng xã hội cũng khiến nhiều bạn trẻ bị áp lực về việc thể hiện bản thân một cách hoàn hảo. Họ phải luôn cập nhật những xu hướng mới, sở thích mới, và thường xuyên xuất hiện với hình ảnh "đẹp" để nhận được sự công nhận từ cộng đồng mạng. Điều này dễ dẫn đến tình trạng tự ti, lo lắng về bản thân nếu không nhận được đủ sự quan tâm hay lời khen ngợi. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận giới trẻ chọn cách thể hiện bản thân một cách tự nhiên và tích cực hơn. Họ tìm kiếm sự chân thật trong mỗi bài viết, hình ảnh và sự giao tiếp. Họ không ngại thể hiện những điều chưa hoàn hảo về mình, đồng thời cũng mong muốn truyền tải thông điệp về sự chấp nhận bản thân và sống thật với chính mình. Vì vậy, cách thể hiện bản thân của giới trẻ hiện nay là một vấn đề phức tạp. Trong khi sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội mang đến nhiều cơ hội để giao lưu và thể hiện cá tính, thì cũng tồn tại không ít thách thức về việc giữ gìn sự chân thật và khắc phục áp lực xã hội. Giới trẻ cần học cách cân bằng giữa việc thể hiện bản thân và sự nhận thức đúng đắn về giá trị của sự chân thật, để không bị lạc lối trong những xu hướng tạm thời hay áp lực từ xã hội.

8 tháng 1

Cách ngắt nhịp phổ biến và dễ hiểu cho 4 câu thơ đầu này là ngắt nhịp 4/4: - Con dù lớn / vẫn là con của mẹ, - Đi hết đời, / lòng mẹ vẫn theo con. - Con dù lớn / vẫn là con của mẹ, - Đi hết đời, / lòng mẹ vẫn theo con. Cách ngắt nhịp này giúp người đọc cảm nhận rõ hơn sự trọn vẹn và nhấn mạnh tình cảm của mẹ dành cho con.

9 tháng 1

Nó là cđầy đủ !!!!!!!!!!!😀