K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2017

Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ  S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).

Kinh tuyến: 102º 08' - 109º 28' đông
Vĩ tuyến:  8º 02' - 23º 23' bắc

Việt Nam là đầu mối giao thông từ  Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa; Trải dài xuôi về Xích Đạo nhưng Việt Nam lại có những điều kiện tự nhiên khí hậu và gió mùa khác biệt giữa đôi miền Nam Bắc. Một mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.

Địa hình: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi;

Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng.

Đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố.

Văn hóa: Với 54 dân tộc anh em, đất nước Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và phong phú từ miền Bắc đến miền Nam. Sự đa dạng và phong phú thế hiện qua từng con người, từng vùng, từng địa phương. Đất nước Việt Nam tự hào khi có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể về các loại nghệ thuật đặc trưng của từng vùng và từng thời kỳ trong lịch sử.

Việt Nam là đất nước tươi đẹp gồm rất nhiều danh lam thắm cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận, đặc biệt Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận làm 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới vào ngày 11/11/2011.

17 tháng 12 2017

Tất cả đều rất tuyệt vời và nó tạo cho tớ một sự tò mò và yêu mến chân thành. Đất nước Nga của bạn xinh đẹp, mến khách như chính cậu vậy, nếu có một dịp nào đó tớ rất muốn đến Nga thăm cậu và đi tham quan cảnh vật, tìm hiểu nền văn hóa độc đáo của nước Nga. Hôm nay, tớ viết lá thư này một là muốn gửi lời cảm ơn đến cậu vì đã viết thư cho tớ, mặt khác tớ cũng muốn thông qua lá thư này để giới thiệu với cậu về nơi tớ đã sinh ra và lớn lên- Mảnh đất Việt Nam anh hùng, một đất nước giàu bản sắc dân tộc với lịch sử bốn ngàn năm văn hiến. Tớ rất yêu và tự hào về đất nước mình, vì vậy tớ cũng muốn thể hiện tình yêu, sự tự hào ấy.

Giống với nước Nga xinh đẹp của cậu, Việt Nam quê hương tớ là một đất nước hào hùng, trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha tớ, những thế hệ đi trước đã phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần tự tôn, tự cường dân tộc để đấu tranh, bảo vệ, dùng mô hồi xương máu để giành lại độc lập cho dân tộc mình hết lần này đến lần khác. Anna, cậu có biết không, trên mảnh đất nhỏ hình chữ S ấy, không chỉ có những anh hùng, những trượng phu đầu đội trời, chân đạp đất mà bất kì một người dân nào sinh sống trên mảnh đất ấy đều mang trong mình dòng máu của chủ nghĩa anh hùng.

Trong lịch sử đấu tranh của Việt Nam, bên cạnh những vị tướng quân tài ba như Trần Hưng Đạo, Lí Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Huệ đến tướng Võ Nguyên Giáp….thì còn có rất nhiều vị nữ tướng tài danh. Họ chính là những minh chứng cho những người phụ nữ Việt Nam đảm đang, trung hiếu, giỏi việc nước, đảm việc nhà. Nhắc đến những người phụ nữ Việt Nam anh hùng, cậu có thể nghe thấy những cái tên như chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, Bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân, chị Võ Thị Sáu… họ là những người không ngại hi sinh, quả cảm chiến đấu cho độc lập, tự do của nước nhà.

17 tháng 12 2017

umk umk umk ghê quá

phong nào vậy

chưa j đã thik

hình như ở thanh hóa

16 tháng 12 2017

ko bt

ko hiểu câu hỏi

ko bt trả lời

:)

17 tháng 12 2017

cái đấy ông phải tự hiểu chứ lớp 9 rùi mà còn hỏi cái đấy

16 tháng 12 2017

Mình nghĩ suy nghĩ của người Việt Nam thì sai,còn người Nhật thì đúng vì sau này, khi cha mẹ xa con cái,con cần có nghị lực để sống  xa bố mẹ của mình, sống tự lập, sống trong cuộc sống của riêng mình

16 tháng 12 2017

theo bạn sứ mệnh được hiểu như thế nào ?

16 tháng 12 2017

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Có thể hình dung bố cục của truyện thành ba phần:

- Phần đầu là hành trình trở về làng quê của nhân vật "tôi" (Tấn) – ngư­ời kể chuyện (từ đầu cho đến "đang làm ăn sinh sống").

- Phần giữa là những ngày "tôi" ở làng quê để từ biệt (từ "Tinh mơ sáng hôm sau" cho đến "xấu tốt đều mang đi sạch trơn như­ quét").

- Phần cuối là "tôi" và gia đình trên đường ra đi (từ "Thuyền chúng tôi thẳng tiến" cho đến hết).

2. Tác giả phản ánh từ đó phê phán sự sa sút của nông thôn phong kiến chủ yếu thông qua hai nhân vật Nhuận Thổ và Hai Dư­ơng. Niềm hi vọng đ­ợc gửi gắm vào hình tượng hai cháu bé Hoàng và Thuỷ Sinh. Câu chuyện về chuyến từ biệt làng quê được kể từ nhân vật Tấn -  x­ưng "tôi". Câu chuyện thấm đẫm những trạng thái cảm xúc buồn vui của "tôi", đồng thời thể hiện một quan điểm mới về cuộc sống qua những chiêm nghiệm, suy ngẫm giàu tính triết lí của nhân vật này.

Không phải khi gặp lại và chứng kiến những thay đổi của Nhuận Thổ nên Tấn mới buồn mà cái buồn đã bao trùm ngay từ đầu truyện, trong chặng đư­ờng trở về quê h­ương. Có vẻ buồn của một người trở về "vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách", song nỗi buồn trĩu nặng tâm can là nỗi buồn tr­ớc cảnh làng quê: "thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm d­ưới vòm trời vàng úa". Khung cảnh ấy làm dấy lên nỗi nghi hoặc thầm dự cảm về những chuyện buồn rồi đây sẽ gặp ở quê h­ương: "hẳn làng cũ của mình vốn chỉ như­ thế kia thôi, tuy chư­a tiến bộ hơn x­ưa, như­ng cũng vị tất đến nỗi thê l­ương nh­ư mình t­ưởng. Chẳng qua là tâm mình đã đổi khác...". Sự t­ương phản giữa "tôi" xư­a và tôi "nay" trong cảm nhận còn xuyên suốt thiên truyện.

3. Có thể thấy sự thay đổi sa sút của quê hư­ơng "tôi" ở sự biến dạng của Nhuận Thổ. Tác giả tạo ra sự t­ương phản trong thời gian quá khứ và hiện tại để lột tả những thay đổi đáng buồn của Nhuận Thổ, ng­ười đã từng là bạn với Tấn từ thủa thiếu thời. Trong kí ức "tôi" sống dậy những hình ảnh tuyệt đẹp của quá khứ thần tiên hơn hai m­ươi năm tr­ước, trong đó nổi bật hình ảnh một Nhuận Thổ khoẻ khoắn, lanh lợi "cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba", "n­ước da bánh mật" với biết bao chuyện lạ, bao điều kì thú. Đối lập với một Nhuận Thổ hiện tại già nua, thô kệch, nặng nề, da dẻ "vàng xạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm". Nhuận Thổ bây giờ sống trong một tình cảnh bi đát: "Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm c­ướp, quan lại, thân hào đày đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi!". Khi xưa, lúc hai ng­ời bạn phải chia tay: "Lòng tôi xốn xang, tôi khóc to lên", Nhuận Thổ "cũng khóc mà không chịu về". Bây giờ gặp lại bạn cũ Nhuận Thổ "Bẩm ông!" khiến Tấn điếng ng­ời và cảm thấy đã có "một bức t­ường khá dày ngăn cách". Bức t­ường ngăn cách ấy khiến ngư­ời khổ không thể giãi bày, ng­ời sư­ớng hơn không thể chia sẻ. Cuộc sống buồn thảm, con ngư­ời buồn thảm, tình bạn cũng buồn thảm!

4. Duy chỉ có vẻ chân thật trong Nhuận Thổ là thoát đ­ược sự sa sút, biến dạng: "Ngày đông tháng giá, chẳng có gì. Đây chỉ là ít đậu xanh của nhà phơi khô, xin ông...". Giá như­ không có cái điệu bộ khúm núm, không có những sáo ngữ thưa gửi thì đã không đáng buồn đến thế.

Thực trạng thê thảm của làng quê còn đ­ược tác giả phơi bày khi ông xây dựng nhân vật Hai Dư­ơng. Thái độ của ng­ười kể chuyện lộ rõ sự châm biếm khi nói về con ng­ười này. Đó là một ng­ười đàn bà "trên dư­ới năm m­ươi tuổi, l­ưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính", với bộ dạng "hai tay chống nạnh, không buộc thắt l­ưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cái com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí". Người đàn bà đã từng đ­ược mệnh danh là "nàng Tây Thi đậu phụ" này lộ rõ tính cách hợm hĩnh, l­ưu manh khi bịa đặt kể công bế ẵm Tấn và chỉ chực dòm ngó chôm chỉa đồ đạc. Và còn những con ngư­ời khác của cái làng quê ấy cũng thật đáng buồn: "Kẻ đến đư­a chân, ngư­ời đến lấy đồ đạc. Có kẻ vừa đư­a chân, vừa lấy đồ đạc.". Tất cả đ­ược bày ra như­ biểu thị sự tha hoá của con ngư­ời.

Cho nên, ta mới hiểu tại sao kẻ từ biệt quê h­ương ra đi mà lòng lại không chút l­ưu luyến nh­ư thế. Làng quê x­a đẹp đẽ là vậy, những con người khi x­a đáng yêu là vậy mà hiện tại chỉ còn là những hình ảnh biến dạng, sa sút. Ng­ười ra đi chỉ còn thấy lẻ loi, ngột ngạt trong bốn bức t­ường vô hình, cao vọi. Ấn t­ượng đẹp đẽ về quê hư­ơng đã tan vỡ, hình ảnh ngư­ời bạn "oai hùng, cổ đeo vòng bạc" vốn rõ nét là thế mà trong thời khắc từ biệt đã trở nên mờ nhạt, ảo não.

Nh­ưng đó không phải là những hình ảnh khép lại thiên truyện. Những triết lí sâu sắc về hi vọng trong cuộc sống con ngư­ời vốn đã đ­ợc ­ươm mầm từ khi tác giả xây dựng hình tượng hai bé Hoàng và Thuỷ Sinh. Khi Tấn sống với dòng hồi ức tuổi thơ, anh đã nhận ra: "Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê h­ương tôi đẹp ở chỗ nào rồi.". Quê h­ương đẹp ở những kỉ niệm của thời niên thiếu oai hùng, thần tiên. Bây giờ, Hoàng và Thuỷ Sinh thấy khoan khoái khi ở bên nhau, chúng thân thiết với nhau, không "cách bức" nh­ư Tấn và Nhuận Thổ. Cuộc sống mới phải đư­ợc bắt đầu từ những tấm lòng trẻ trong trắng, hoà đồng. Tấn nghĩ đến cuộc sống t­ương lai và khẳng định: "Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi ch­a từng đ­ược sống". Thực tại còn u ám, thê l­ương. Nhuận Thổ xin chiếc lư­ hư­ơng và đôi đèn nến để thờ cúng, cũng là để cầu nguyện cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn "tôi" cũng đang hi vọng và mong ­ước những điều đẹp đẽ cho tương lai thế hệ trẻ. Những câu văn kết thúc thiên truyện chợt trở nên thâm trầm, triết lí: "đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư­. Cũng như­ những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đư­ờng. Ng­ười ta đi mãi thì thành đư­ờng thôi."

5. Cái hi vọng là cái chư­a có, không ai hi vọng cái đang có bao giờ! Cái hi vọng cũng không là cái đã từng có, ngư­ời ta phải hư­ớng tới những cái mới, tốt đẹp hơn. Cảnh tượng đẹp đẽ có phần giống những hình ảnh trong hồi ức tuổi thơ của Tấn với Nhuận Thổ hiện ra khi anh đang mơ màng là thực. Trong cuộc đời mới của thế hệ Hoàng - Thuỷ Sinh ngay cả vẻ đẹp ấy cũng sẽ khác. Cuộc đời mới ấy còn ở phía tr­ước, có thể là xa vời, nh­ưng con người cứ mong ư­ớc, mongư­ớc mãi để có đư­ợc nó. Rồi cuộc sống mới ấy cũng sẽ đến, đúng nh­ư chân lí về sự hình thành của những con đư­ờng trên mặt đất vậy.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đọc bài văn, chú ý giọng đọc thích hợp ntrong từng trường hợp tác giả thể hiện xen kẽ giữa các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận.

gôi f��b`& P+ khó. Điều cần lưu ý là việc nhận diện lời của người kể chuyện “giấu mặt” - người kể trong hình thức kể theo ngôi thứ ba, khi chủ thể này xuất hiện và phát ngôn; trong nhiều trường hợp, lời của người kể chuyện dạng này có sự hoà phối nhất định với giọng, lời của nhân vật. Ví dụ: Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy; thì không chỉ là lời của người kể mà có sự nhập thân ở một mức độ nhất định giữa người kể và nhân vật anh thanh niên, lời ở đây vừa như cụ thể (của nhân vật) vừa như khái quát, vang lên từ một nhân vật vô hình nào đó.

16 tháng 12 2017

Câu 1: Có thể hình dung bố cục của truyện thành ba phần:

- Phần đầu là hành trình trở về làng quê của nhân vật "tôi" (Tấn) – người kể chuyện (từ đầu cho đến "đang làm ăn sinh sống").

- Phần giữa là những ngày "tôi" ở làng quê để từ biệt (từ "Tinh mơ sáng hôm sau" cho đến "xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét").

- Phần cuối là "tôi" và gia đình trên đường ra đi (từ "Thuyền chúng tôi thẳng tiến" cho đến hết).

Câu 2:

- Các nhân vật trong truyện: người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thủy Sinh

- Nhân vật chính: nhân vật tôi và Nhuận Thổ

- Nhân vật trung tâm: nhân vật Nhuận Thổ, bởi vì thông qua nhân vật này nhà văn thể hiện mọi sự thay đổi của làng quê.

Câu 3:

a. Những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ:

Hai biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng làm hồi ức và đối chiếu. Hai biện pháp đó kết hợp nhuần nhuyễn để làm nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật đặc biệt là ở nhân vật Nhuận Thổ

Trong sự thay đổi của con người và cảnh vật hai mươi năm về trước Nhuận Thổ là một đứa bé có "Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng…". Vậy mà hai mươi năm sau "Tuy mình nhận ran gay là Nhuận Thổ nhưng không phải là Nhuận Thổ trong ký ức mình. Anh khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có những nếp nhăn sâu hóm, cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trươc, mi mắt đỏ húp mọng lên… Anh đội một cái mũ lông chiêm rách tươm, mặt một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài. Bàn tay anh cũng không phải là bàn tay mình còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng cáp mà vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.

b. Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ tác giả còn nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nhân dân do nạn áp bức tham nhũng nặng nề chủ yếu vẫn là sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của con người như thím Hai Dương, tính cách của những người khách mượn cớ tiện mẹ con "Mình" để "lấy đồ đạc" đặc biệt là tính cách của Nhuận Thổ. Điều làm tác giả đau xót nhất, đau xót đến "điếng người đi" là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và "Mình".

Câu 4:

a. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu (Cũng có nghĩa là để làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ đối với "Mình" hiện nay).

b. Đoạn này chủ yêu dùng biện pháp miêu tả kết hợp với hồi ức và đối chiếu làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ qua đó thấy được tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.

c. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức lập luận.

16 tháng 12 2017

a hi hi

16 tháng 12 2017

đông trùng hạ thảo

16 tháng 12 2017

là sao bn

16 tháng 12 2017

nó là thế đấy 

21 tháng 12 2017

Nếu anh là mây , em sẽ là gió

Nếu anh là chó ,em sẽ là \(chủ\)

\(tk\)\(nha\)

em sẽ là mèo

16 tháng 12 2017

quả su hào (không phải su hào thật )

16 tháng 12 2017

kẹo cao su sau khi ăn