K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2017

Nếu hỏi rằng, tình cha mẹ dành cho con cái to lớn như thế nào, thì rõ ràng, không một tính từ nào hay bất kể điều gì trên thế gian này có thể đánh đổi hay so sánh được. Đó là những hi sinh thầm lặng, cao cả và kiên trì, cần mẫn suốt cả đời người, đó là những hi sinh không mong sự đền đáp. 

Sau đây là một số câu chuyện cảm động về những hi sinh cao cả của cha mẹ dành cho con cái của mình khiến ai nghe qua cũng phải rơi nước mắt.

Mẹ ung thư quyết tâm hy sinh tính mạng để cứu lấy đứa con trong bụng

Một cặp vợ chồng trẻ đang vô cùng hạnh phúc vì sau 5 năm trời cố gắng, cuối cùng họ đã có con đầu lòng. Bất hạnh xảy đến khi vào tháng thứ 5 của thai kỳ, người mẹ phát hiện ra mình bị ung thư giai đoạn cuối. Dù rất đau khổ, nhưng cô vẫn quyết tâm cứu lấy đứa con của mình.

Sau khi được chăm sóc 2 tháng ở bệnh viện, các bác sỹ bệnh viện 175 đã quyết định phẫu thuật để lấy đứa bé ra với hy vọng vô cùng mong manh. Sau hàng tiếng đồng hồ đấu tranh với tử thần, dù sức khỏe người mẹ rất yếu, bé sinh non đã ra đời khỏe mạnh. 

Nhìn hình ảnh người mẹ lặng lẽ rơi nước mắt sau ca mổ thành công, không một ai trong ê-kíp các bác sĩ kìm được nước mắt. Mặc dù chỉ còn sống được một thời gian ngắn nữa, nhưng người mẹ vẫn vô cùng hạnh phúc vì trước khi lìa đời , cô được nhìn mặt đứa con thân yêu của mình. 

Tuy nhiên, thực chất đây là một phim ngắn "Con phải sống" tái hiện lại dựa trên một câu chuyện có thật, nằm trong loạt phim tài liệu Khoảnh khắc sinh tử do Công ty Cổ phần Sản xuất chương trình An Viên, chi nhánh TP HCM sản xuất. Dù đây là phim, là tái hiện lại câu chuyện, thế nhưng, những ý nghĩa đầy tính nhân văn, và cả câu chuyện có thật về tình mẫu tử cao cả đã như một lời thức tỉnh đến mọi người về công lao sinh thành, dưỡng dục mà cả cha mẹ, cả gia đình dành cho mình. Câu chuyện thêm một lần nữa chứng minh sức mạnh của tình mẫu tử có thể vượt qua tất cả, kể cả cái chết.

Cha lấy thân làm "bao cát" để kiếm tiền cứu con

Vào ngày 28/11/2014, tại một ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh (Trung Quốc), một người cha đã tình nguyện lấy thân làm “bao cát” chịu bị đấm để quyên góp tiền chữa bệnh cho đứa con của mình. Được biết, người đàn ông này tên Hạ Quân, và đứa con trai của anh đã bị phát hiện mắc phải căn bệnh máu trắng hiểm nghèo. Với số tiền để điều trị lên đến hơn 700.000 tệ (hơn 2,5 tỉ đồng), với Hạ Quân và gia đình ông là một con số quá lớn.Cuối cùng, để có thể kiếm được tiền, Hạ Quân đã quyết định lấy thân mình làm “bao tải” để có thể “chịu đấm ăn xôi”. Mặc chiếc áo thun trắng viết dòng chữ “bao cát thịt người, 10 tệ (gần 35,000đ) một cú đấm”, người cha này đã đứng trước nhà ga để tình nguyện chịu bị người qua đường đấm và trả tiền cho mình. Trước mặt anh còn để một chiếc thùng dán giấy chứng nhận của bệnh viện về bệnh tình của con traiCuối cùng, để có thể kiếm được tiền, Hạ Quân đã quyết định lấy thân mình làm “bao tải” để có thể “chịu đấm ăn xôi”. Mặc chiếc áo thun trắng viết dòng chữ “bao cát thịt người, 10 tệ (gần 35,000đ) một cú đấm”, người cha này đã đứng trước nhà ga để tình nguyện chịu bị người qua đường đấm và trả tiền cho mình. Trước mặt anh còn để một chiếc thùng dán giấy chứng nhận của bệnh viện về bệnh tình của con trai

20 tháng 12 2017

Em triển khai theo các ý sau nhé:

- Kiên trung với lí tưởng cách mạng, bảo vệ hạnh phúc, bình yên của nhân dân.

- Có lòng yêu thương: yêu quê hương,, đất nước, gia đình.

- Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc

21 tháng 12 2017

Nguyễn Thị Vân chị có thể cho em bài văn k ak

20 tháng 12 2017

tui nè

28 tháng 12 2017

ban vui long ko dang cau hoi linh tinh nhe 

ban vui long ko dang cau hoi linh tinh nhe 

ban vui long ko dang cau hoi linh tinh nhe 

ban vui long ko dang cau hoi linh tinh nhe 

ban vui long ko dang cau hoi linh tinh nhe 

21 tháng 12 2017
  • Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc.
  • Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống.
  • Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
  • Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc
  • Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam
  • Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo
  • Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc
  • Cố gắng chăm ngoan học giỏi để trở thành công dân có ích cho xã hội
  • Cùng đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập
  • Thăm và tưởng niệm các anh hùng đã hi sinh vì độc lập dân tộc
  • Tặng quà và thăm hỏi các thương bệnh binh ở địa phương….
28 tháng 12 2017

Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống và phông tục, tập quán của dân tộc.
- đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của các nghề truyền thống
- tích cự tham gia những hoạt động đền ơn áp nghĩa
- tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam
- sưu tầm những món ăn, trang phục dân tộc độc đáo.
- tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc
- học tập tốt , rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, đồng thời phát huy truyền thống yêu nước như lời Bác Hồ dạy!

19 tháng 12 2017

Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mài?”.”Tau không đi trễ,tại tụi mài đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.

Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mài. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mài còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.

Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.

Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!

19 tháng 12 2017

thank you bạn

“Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

Huy Cận sử dụng biện pháp đầu cuối tương ứng. Câu đầu khổ cuối lặp lại với câu cuối khổ đầu như là điệp khúc của thơ ca. Như vậy câu hát đã theo hành trình của người dân chài lưới với niềm lạc quan, tin tưởng và vui sướng. Điều này nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu quê hương đất nước của người dân chài.

Đoàn thuyền trở về trong câu hát hân hoan, phấn khởi với những khoang thuyền đầy ắp cá với tư thế hào hùng khẩn trương “chạy đua cùng mặt trời” giành lấy thời gian, tranh thủ thời gian để lao động.Đoàn thuyền ở đây sánh ngang cùng vũ trụ, là hình ảnh hoán dụ để chỉ người dân trong tư thế sóng ngang cùng vũ trụ. Trong cuộc chạy đua này con người đã dành được chiến thắng. Khi “Mặt trời đội biển nhô màu mới” thì “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

“Mặt trời đội biển nhô màu mới” là hình ảnh nhân hóa vẻ đẹp ngày mới như một huyền thoại rực rỡ. Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác không phải mặt trời của thiên nhiên mà là mặt trời của muôn loài mắt cá long lanh trong buổi bình minh. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại , bản hùng ca lao động.

Câu kết đã diễn tả ánh mặt trời đã điểm tô cho những thành quả lao động thêm rực rỡ, muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa sáng huy hoàng, góp phần làm đẹp thêm trời biển quê hương. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đủ đầy khi được mùa tôm cá, niềm vinh quang bình dị của người lao động.

Qua khổ thơ ta thấy thuyền và người luôn nổi bật giữa vũ trụ và niềm vui chiến thắng cũng mang lại tầm vóc lớn lao. Văn chương Việt Nam sau năm 1945 không chỉ khắc họa hình ảnh các anh bộ đội cứu nước mà còn vẽ lên chân dung của những người lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bài thơ nói về những con người đang ngày đêm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã viết trong bình giảng các tác phẩm văn học lớp 9 rằng: “câu hát căng thuyền đưa buồm đi nay đưa thuyền về. Nhưng nó về với một tư thế mới: chạy đua cùng mặt trời và trong cuộc đua này, còn người đã về đích trước và giành chiến thắng . Khi mặt trời vừa đội biển mà lên đem màu đỏ sáng cho đất nước thì thuyền đã về bến từ lâu. Ánh sáng ban mai làm cho thành quả lao động trở nên rực rỡ, huy hoàng”.

Tác giả miêu tả đoàn thuyền đánh cá theo vòng tuần hoàn của thời gian, từ đêm hôm trước tới sáng ngày hôm sau. Và theo mạch cảm xúc của bài thơ đó là khúc hát vang vọng, ca ngợi tinh thần lao động hăng say để xây dựng quê hương đất nước, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt.

19 tháng 12 2017

Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
Sóng đã cài then, đêm sập cửa. 
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Khổ thơ đầu của bài thơ đã gây ấn tượng cho người đọc bởi chất thơ chất lãng mạn theo nhịp điệu tiếng sóng vỗ. Chao ôi, hãy lắng tai nghe âm hưởng của bài ca lao động khỏe khoắn vang lên từ xa. Trông kìa, mặt trời đang xuống biển, cảnh hoàng hôn hiện lên thật đẹp. Với biện pháp so sánh ” mặt trời” được ví như “hòn lửa” cùng biện pháp nhân hóa đặc sắc ” Sóng đã cài then, đêm sập cửa.” miêu tả cảnh về đêm thật kỳ vĩ tráng lệ, mặt trời đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông buông xuống. Không xe lạnh mà ngược lại ta còn thấy ấm áp biết nhường nào. Phải chăng bầu trời và mặt biển bao la là ngôi nhà vũ trụ trong khoảng khắc phủ bóng tối mịt mùng. Dường như lúc đất trời đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi cũng là lúc con người bắt đầu một ngày lao động mới, đó là ra khơi đánh cá. Không phải từng chiếc thuyền lẻ tẻ đi biển mà cả đoàn thuyền một sức mạnh của cuộc đời đổi thay, chữ ” lại” trong ý thơ” lại ra khơi” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, nề nếp, khúc hát lên đường vang động, gió biển thổi mạnh, cánh buồn càng gió. Nghệ thuật liên tưởng kết hợp với hình ảnh ẩn dụ thể hiện một hiện thực đó là niềm vui là khí thế phơi phới mạnh mẽ lạc quan của dân chài trên biển.

Một lần nữa hãy nghe tiếng hát âm vang ở trên biển khơi đang dội vào:

“Câu hát căng buồm với gió khơi, 
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. 
Mặt trời đội biển nhô màu mới 
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

 Đến đây, câu hát đã theo hết hành trình của người dân chài, cấu trúc lặp đoạn đầu  cuối đã làm vang lên niềm vui lao động làm giàu đẹp cho quê hương, con thuyền và mặt trời được nhân hóa. Con thuyền nuốt sóng như chạy đua cùng thời gian, giành lấy thời gian để nhanh chóng về bến. Hình ảnh mặt trời  lại hiện lên làm cho ” Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” muôn ngàn mắt cá lấp lánh, ý thơ phảng phất không khí thần thoại anh hùng ca lao động đó là niềm vui cho niềm vinh quang của người lao động khi gặt hái thành công.

Như vậy, chỉ với khổ thơ đầu và khổ thơ cuối đã tạo nên một kết cấu bài thơ vô cùng đặc sắc. Tiếng hát say mê niềm vui như đang làm rung động sợi dây tình cảm của ta, và đây cũng chính là cái tài cái khéo của Huy Cận khi làm thơ.

24 tháng 12 2017

sao tự nhiến anh NTN bị chặn kiếm tiền trời (ai đồng ý kiến thì k nha)

28 tháng 12 2017

ban vui long ko dang cau hoi linh tinh nhe

ban vui long ko dang cau hoi linh tinh nhe

ban vui long ko dang cau hoi linh tinh nhe

ban vui long ko dang cau hoi linh tinh nhe

ban vui long ko dang cau hoi linh tinh nhe

19 tháng 12 2017

cho bạn

19 tháng 12 2017
Mình biết câu này rồi nha
18 tháng 12 2017

Thi tốt nhé #Lau cố gắng lấy 19 hết nhóe ^^

18 tháng 12 2017

Trường mk đền tận tuần sau ms thi cơ

17 tháng 12 2017

Ngoài mẹ gọi em thức dậy mỗi sáng mai thì còn có một người bạn làm nhiệm vụ “báo thức”. Đó chính là chiếc đồng hồ xinh đẹp nằm im lìm trên mặt bàn. Đây là người bạn tốt đã giúp em thức dậy đúng giờ hơn hằng ngày trước khi đến trường.

Chiếc đồng hồ báo thức này là món quà đầu năm học mới mẹ mua cho em. Nó giúp em biết được giờ giấc đồng thời hẹn giờ để em tỉnh dậy. Đồng hồ có màu xanh da trời là chủ đạo. Còn mặt đồng hồ hình tròn, màu trắng nhìn rất hài hòa và bắt mắt.

Những con số trên chiếc đồng hồ được đánh dấu bằng chữ số la mã để em biết được lúc này là mấy giờ, mấy phút. Những con số này có màu đen đậm, kể cả những bạn cận thị thì vẫn có thể nhìn thật rõ.

Chiếc đồng hồ này được làm bằng nhựa cứng rất chắc chắn. Nhưng nếu để bị rơi có thể nó sẽ hỏng. Bởi vậy mà em bảo quản, giữ gìn chiếc đồng hồ cẩn thận và không để bị rơi.

Ở phía sau chiếc đồng hồ có một cái giá đỡ để chống cho chiếc đồng hồ giữ được thăng bằng, không bị ngã ngửa về sau. Hơn hết ở phía sau chiếc đồng hồ này còn có hộp đựng pin. Chỉ cần ấn một cái là em có thể tháo và lắp pin một cách dễ dàng nhất. Pin này là pin dùng tạm thời, khi bị hết pin thì em sẽ thay pin mới cho nó.

Mỗi sáng mai cứ vào lúc 6h là chiếc đồng hồ lại vang lên inh ỏi đánh thức em đậy.Đây là âm thanh quen thuộc mà em vẫn nghe hằng ngày. Nhiều khi em rất ghét âm thanh này vì nó làm tỉnh giấc ngủ của em. Nhưng nhiều khi em lại cảm ơn nó vì nhờ vậy mà em không đến trường muộn.

Chiếc đồng hồ báo thức là người bạn đồng hành đáng tin cậy của em. Em sẽ luôn nhớ tới vai trò của nó trong cuộc sống của em. Mỗi sáng chủ nhật em không phải đi học, có thể ngủ nướng thì em có thể để chiếc đồng hồ nghỉ ngơi, không cần phải báo thức.

Dù trong trường hợp này thì em vẫn rất yêu quý chiếc đồng hồ báo thức đáng yêu này.

17 tháng 12 2017

“Tích… tắc… reng… reng…”, tiếng hát trong trẻo của cô bạn đồng hồ xinh đẹp đã gọi tôi dậy đón chào một ngày mới tốt lành.

Đó là chiếc đồng hồ tròn như cái bánh bao, chỉ khác là nó có chân đỡ. Cô bạn này được khoác một cái áo màu hồng phấn khá điệu đà. Phía mặt ngoài của đồng hồ được bảo vệ bởi một lớp kính khó vỡ. Nhìn qua lớp kính trong suốt ấy là cả một làng quê thanh bình với những hình ảnh bắt mắt. Trước hiên nhà, một chú bé để tóc trái đào đang cho gà ăn. Từng giây trôi qua, chú bé lại mở tay ra, đóng tay vào, những hạt thóc cứ rơi xuống từ bàn tay bé nhỏ của chú. Gần đó có những cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, phía trên bầu trời biếc xanh, những đám mây trắng hững hờ trôi. Xa xa, những chú chim hải âu đang tung cánh chấp chới bay liệng giữa bầu trời cao và xa tít tắp.

Loading...

Trên “khuôn mặt” đáng yêu của cô bạn đồng hồ là đại gia đình số và các anh em nhà kim đồng hồ. Xung quanh mặt đồng hồ, các con số từ 1 đến 12 đứng thành vòng tròn như đang chơi trò mèo đuổi chuột. Các anh em nhà kim đồng hồ mới thật là hay. Bác kim giờ áo đỏ, chậm chạp, nặng nề lê từng bước khó khăn. Bác như người đã đứng tuổi, bước đi không còn nhanh nhẹn nữa. Anh kim phút màu xanh lam nhẹ nhàng đi từng bước một chậm rãi. Anh chính là một chàng thanh niên khỏe mạnh mà không hấp tấp. Bạn kim giây diện bộ váy hồng thật nhí nhảnh. Bạn hệt như một đứa trẻ tinh nghịch nhưng hoạt bát và hiếu động, luôn chạy trước các anh. Còn em kim vàng bé nhất nhưng lại… “lười” nhất. Em chẳng hề nhích chân. Tuy vậy thôi chứ em có ích lắm đấy. Em là kim hẹn giờ.

Cô bạn của tôi làm việc suốt 24 tiếng đồng hồ mà không biết mỏi. Mỗi sáng sớm, bằng bài hát quen thuộc và giọng hát trong trẻo, cô luôn gọi tôi đón chào một bình minh tuyệt vời. Từng giờ, từng phút, tôi đều được biết nhờ khuôn mặt ngộ nghĩnh của cô. Đặc biệt, các con số và kim đều được tráng một lớp dạ quang nên đêm tối, tôi cũng biết là bao nhiêu giờ. Không những thế, đồng hồ còn là một người bạn tri kỉ của tôi. Tất cả những chuyện vui, buồn tôi đều chia sẻ với cô và được đáp lại bằng những tiếng tích… tắc… Mặc dù không nói thành lời nhưng nó cũng khiến tôi thấy thanh thản hơn. Nhưng quan trọng hơn cả là bạn muốn nói: “Thì giờ là vàng bạc”.

Thời gian cứ trôi mãi. Thấm thoát đã 9 năm rồi. Đồng hồ đã trở thành cô bạn thân thiết của tôi. Tôi thầm nói: “Cảm ơn bạn nhé! Tớ hứa sẽ không phung phí thời gian đâu, bạn yêu ạ!”.