Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu” (Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
Hai câu thơ trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
A – lặp từ ngữ B – quan hệ từ C – cặp từ hô ứng D – thay thế từ ngữ
giúp mình với❤
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Công cha như núi thái; nghĩ mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Bài viết tham khảo :
Bố mẹ đã tặng cho mình một chuyến đi tới Sapa như một món quà với những nỗ lực của mình trong năm học vừa qua và chuyến đi là một kỉ niệm đáng nhớ với mình. Gia đình mình tới đó vào buổi sáng khi trời khá mát mẻ và thời tiết trở nên ấm hơn vào buổi trưa và buổi chiều nhưng đến buổi tối thời tiết bên ngoài khá lạnh và có cả tuyết vào buổi tối.
Đó là một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ mà mình đã tận hưởng nó. Chúng tôi đã đi ngắm cảnh và mình đã vô cùng ngạc nhiên với vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây. Khung cảnh yên bình và lãng mạn với những dãy núi bao quanh là sương đã để lại ấn tượng mạnh với mình. Mình cũng có cơ hội được ngồi trên cáp treo và tận hưởng vẻ đẹp đến nghẹt thở của khung cảnh nơi đây.
Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời mình được tận mắt nhìn thấy núi, rừng và thác nước. Ngày tiếp theo mẹ và mình đã dành thời gian đi chợ nơi có rất nhiều hoạt động diễn ra và mình đã mua đồ lưu niệm để làm quà cho bạn thân.
Đặc biệt mình rất ngạc nhiên với khả năng nói tiếng anh của người dân nơi đây, đặc biệt là trẻ em nhỏ. Bên cạnh đó mình cũng có cơ hội được thưởng thức đồ ăn đặc sản nơi đây như là thịt lợn cạp nách sapa, cơm lam và rượu táo mèo…Mỗi món ăn có mùi vị riêng và chúng đều hợp với khẩu vị của mình. Cuối cùng gia đình mình phải nói lời chia tay với Sapa và mình có thể quay trở lại nơi đây một ngày nào đó trong một tương lai không xa.
Đây là câu đố chữ, giúp phát huy khả năng tư duy logic, mở rộng vốn từ, nâng cao hiểu biết cho học sinh về thiên nhiên, cuộc sống, giúp học sinh thêm yêu tiếng Việt phát triển trí tuệ và sự thông minh cho mọi người. Đây cũng là câu đố thường xuyên xuất hiện trong kỳ thi trạng nguyên tiếng Việt ở tất cả các vòng thi. Đồng thời nó cũng là yếu tố tuyển chọn kỳ tài, trạng nguyên trong triều đình phong kiến xưa.
Giải câu đố:
Để nguyên thì ở biển khơi chính là ngừ (cá ngừ là cá sống ở biển)
Bỏ huyền thay nặng thì là ngự (đây là núi Ngự của kinh thành cố đô)
Nếu bỏ huyền nối thêm ơi vào thành ngươi (con ngươi ở trong mắt)
Vậy các từ cần tìm lần lượt là: ngừ, ngự, ngươi.
"Cánh diều tuổi thơ" mang đến cho em cảm giác bình yên và hạnh phúc. Em hình dung ra một buổi chiều hè, đám trẻ con chúng em cùng nhau thả diều trên cánh đồng lúa chín vàng. Cánh diều bay cao giữa bầu trời xanh, mang theo bao ước mơ, khát vọng của tuổi trẻ. Tiếng sáo diều vi vu hòa cùng tiếng cười nói rộn rã tạo nên một bản nhạc vui tươi.
Tuổi thơ của tôi gắn liền với những buổi chiều lộng gió, khi cánh diều bay cao trên bầu trời xanh thẳm, mang theo niềm vui và ước mơ của những đứa trẻ miền quê. Cánh diều ấy không chỉ là một trò chơi mà còn là cả một phần ký ức đẹp đẽ, khó quên trong tâm hồn tôi.
Cánh diều được làm từ những vật liệu đơn sơ, giản dị. Thân diều là những thanh tre nhỏ, được vót mỏng và uốn cong thật khéo léo để tạo thành khung. Trên khung ấy, tấm giấy màu hoặc vải mỏng được dán căng, có khi là những tờ báo cũ nhưng lại tràn đầy màu sắc tuổi thơ. Dây diều là sợi dây dù dài, chắc chắn, nối liền giữa người chơi và cánh diều trên cao. Một số cánh diều còn được gắn thêm đuôi dài, mảnh mai, bay lượn mềm mại như một dải lụa giữa trời xanh.
Mỗi lần thả diều là một lần háo hức chờ đợi. Những ngày gió lớn, tôi cùng lũ bạn chạy ào ra cánh đồng, nơi bầu trời bao la như chờ đợi để ôm lấy những cánh diều đầu tiên. Khi diều được nâng lên, gió ùa vào làm nó rung rinh, từ từ bay lên cao hơn. Tôi cầm chắc sợi dây trong tay, cảm nhận lực kéo từ cánh diều đang no gió. Nhìn lên bầu trời, thấy cánh diều của mình nhỏ dần, hòa lẫn với những cánh diều khác, lòng tôi rộn lên niềm vui khó tả.
Mỗi cánh diều là một ước mơ, một khát vọng của những đứa trẻ chúng tôi. Có những lúc, tôi ngồi ngắm cánh diều bay lượn mà tưởng tượng mình cũng đang tung cánh, vượt qua cánh đồng, băng qua dòng sông, chạm đến những đám mây bồng bềnh trên cao. Cánh diều không chỉ bay giữa trời mà còn chắp cánh cho trí tưởng tượng và những khát khao tuổi thơ của tôi.
Bây giờ, khi đã lớn, cánh diều tuổi thơ vẫn ở đó trong ký ức, gợi lại những ngày vô tư lự, khi niềm vui chỉ đơn giản là nhìn thấy cánh diều của mình bay thật cao, thật xa. Với tôi, cánh diều không chỉ là trò chơi, mà còn là biểu tượng của sự tự do, của những giấc mơ không giới hạn và của một tuổi thơ tràn đầy tiếng cười.
Chiếc đèn học của em là một chiếc đèn học có màu trắng rất đẹp. Chân đèn được thiết kế như một chiếc kẹp lớn bằng bàn tay, kẹp vào thành bàn học, giúp em tiết kiệm diện tích trên bàn. Thân đèn gắn liền với phần bóng đèn ở trên, em có thể thoải mái điều chỉnh độ cao, góc nghiêng nhờ sự dẻo dai, linh hoạt của đèn. Bóng đèn hình tròn, có ánh sáng trắng giúp em nhìn rõ ràng dù là khi trời đã tối rất.
A - lặp từ ngữ nha.