nêu gia tri nghe thuat cua van ban song che mac bay
[mik can gap vi hu 5 kt 15 ]
please
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
MB: Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Một trong số đó là tinh thần tương thân tương ái. Điều đó được thể hiện trong bài ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
TB: Ở vế câu đầu tiên, hình ảnh “nhiễu điều” có nghĩa là tấm vải đỏ. Vậy nên “nhiễu điều phủ lấy giá gương” ý chỉ lấy tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. Chính vì vậy mà “Người trong một nước phải thương nhau cùng” - những người cùng chung nòi giống, sống trong cùng một đất nước hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Câu ca dao muốn khuyên nhủ con người cần phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
Có thể khẳng định đây là một cách sống tốt đẹp. Không phải ai sinh ra cũng được sống trong một hoàn cảnh tiện nghi, sung sướng. Rất nhiều những mảnh đời bất hạnh không có được đầy đủ mà phải vất vả kiếm sống. Hơn nữa, thế giới cũng luôn tồn tại những nguy cơ, hiểm họa đe dọa như thiên tai, dịch bệnh… có thể cướp đi của cải thậm chí là mạng sống của con người. Chính vì vậy, con người cần biết chia sẻ để giúp đỡ, cùng xây dựng một xã hội phát triển hơn.
Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được nêu cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”... của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội… Ngay trong những ngày đầy sóng gió của năm 2020 vừa qua, khi đất nước phải đối mặt với đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Đó là những điểm phát lương thực thực phẩm miễn phí cho những người khó khăn. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Hình ảnh bác sĩ với những vết hằn đỏ trên mặt vì phải đeo khẩu trang liên tục ngày này qua ngày khác thật sự khiến chúng ta cảm thấy xúc động.
Là một chủ nhân tương lai của đất nước, những học sinh như tôi cần ý thức được bài học về tinh thần “Thương người như thể thương thân”. Chúng ta hãy biến tình yêu thành hành động cụ thể để giúp cho đất nước ngày càng phát triển. Đặc biệt là học sinh, sinh viên cần biết giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ bản thân mình.
KB:Như vậy, câu ca dao trên là một bài học đúng đắn dành cho con người. Mỗi người hãy ghi nhớ để có thể giữ cho mình một lối sống đẹp đẽ, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó là tình yêu thương, đồng cảm giữa con người với nhau. Điều đó đã được khẳng định qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Ý nghĩa của câu tục ngữ xuất phát từ một thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường sử dụng những chiếc lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn... Nhưng chiếc lá lại mềm mỏng, dễ rách. Vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Ông cha ta đã mượn hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn sẽ giúp đỡ những người khó khăn.
Câu tục ngữ xuất phát từ tấm lòng yêu thương đồng loại:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hay:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đó cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho câu tục ngữ trên. Quá khứ vẻ vang đã khắc tên dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau để đánh bại hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một ví dụ cụ thể nhất là trong năm 1945, khi cả nước phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng. Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh với động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no”. Các hũ gạo cứu đói đó đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Trở về với hiện tại, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” lại càng được nâng cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương” - mỗi câu chuyện về một cặp lá chưa lành sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những cặp lá lành trên khắp cả nước. Ngay trong năm 2020 - một năm đầy biến động khi đất nước phải chịu ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo, thất nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng trăm tấn nông sản của bà con nông dân được người dân cứu trợ thành công. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình… Mỗi người dân đều đã đóng góp một phần nhỏ để giúp đỡ “những chiếc lá chưa lành” với tinh thần “không ai bỏ lại phía sau”.
Bên cạnh đó, vẫn có không ít những cá nhân sống vô cảm, thờ ơ với nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của bản thân. Các doanh nghiệp làm hàng giả, hàng kém chất lượng mà không nghĩ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều người lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán khẩu trang, các mặt hàng nhu yếu phẩm… Đó là những hành vi đáng lên án, cần tránh xa. Vậy nên, bản thân mỗi học sinh hãy biết sống yêu thương mọi người xung quanh. Những hành động nhỏ bé như ủng hộ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn… cũng đã thể hiện được tấm lòng nhân ái.
Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến những ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ của mỗi người. Hãy coi đó là một lời khuyên để bản thân cố gắng rèn luyện và trở nên ngày một tốt đẹp hơn.
Anh trai mưa là cụm từ mà giới trẻ sử dụng để ám chỉ những “người anh” hay “cô em gái” không hề có quan hệ ruột thịt, họ hàng nhưng lại vô cùng thân thiết và hiểu chúng ta. Họ được list vào danh sánh “Friend zone”, tất nhiên họ chỉ là “Just a friend”.
Văn học là tiếng nói thăm sâu nhất của tâm hồn con người, ra đi từ tấm lòng mãnh liệt của người nghệ sĩ kết tinh trên trang giấy những dòng chữ cuộn trào cảm xúc. Chính những tình cảm, tư tưởng ấy của nhà văn sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Nói bằng tình cảm, văn chương tác động đến con người qua con đường của trái tim, và vì thế văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.
Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chwua có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.
Những câu thơ, ca dao, những câu hò điệu hát về vẻ đẹp của quê hương:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay alr rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.
Chẳng phải là qua nhưng câu thơ ấy mà ta thấy quê hương ta thật đẹp, cũng thật giản dị, mà chân tình đó ư. Nó làm ta thêm yêu xứ sở, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình và yêu cả những tên đất tên làng dù vô danh trên khắp mọi miền tổ quốc này. Từ ngàn đời nay vẻ đẹp của những câu dân ca thấm trong lòng người xưa muốn răn dạy con cháu về những đạo lí truyền thống của dân tộc, về những triết lí nhân sinh cần khắc cốt ghi tâm có bao giờ cũ đâu, vẫn cứ còn nguyên vẹn, vẫn cứ làm ta thêm bồi hồi và nhức nhối, để ta càng yêu những giá trị đẹp đẽ ấy, yêu những con người vĩ đại đã sinh ra và nuôi nấng ta nên người:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Hay như:
“Ngó lên nạt luộc mái nhà
Bao nhiêu lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”
Chính văn chương đã khơi thông và làm cho mạch nguồn truyền thống tình cảm của con người, của dân tộc, của cá nhân cứ chảy mãi không dừng, mà ngày càng bồi đắp trở nên mãnh liệt, tha thiết hơn bao giờ hết.
Nhưng đâu chỉ có vậy, từ những câu chuyện tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Cây Khế dân gian còn gửi gắm đến cho con cháu đời sau thông điệp về sự khát vọng, ước mơ một lẽ sống tươi đẹp công bằng ở đời, đó là yêu cái thiện, cái thiện chiến thắng cái ác, bỏ đi cái tầm thường, ích kỉ, toan tính cá nhân. Từ những bài học giản dị mà chân thành ấy, ta lớn lên, ta trưởng thành, ta thêm hiểu mình, hiểu đời hơn. Đó chẳng phải nhờ văn chương đấy ư.
Văn chương là tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất của tình cảm. Văn chương giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.
Bạn Hoàng Sơn viết hay thật nhưng đề bài yêu cầu là viết đoạn văn chứ ko phải bài văn
Lập dàn ý chi tiết cho đề văn: "Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công".
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận
Thành công là thứ con người luôn muốn đạt được, nó có sức hấp dẫn với mỗi người. Nhưng con đường dẫn đến thành công không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, nó là hành trình đầy những khó khăn, chông gai, đầy những vấp ngã. Nói về mối quan hệ giữa thất bại và thành công cha ông ta đã khuyên dạy: "Thất bại là mẹ thành công"
2. Thân bài:
a. Giải thích nghĩa câu tục ngữ:
b. Tại sao:
c. Chứng minh:
d. Mở rộng và bài học:
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận
1. Mở bài:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
2. Thân bài:
- Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
- Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
- Truyền thống đã được nhân dân ta thể hiện như thế nào?
- Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến nào trong gia đình, nhà trường?
3. Kết bài
mẹ ơi con được 10 điểm
ừ
mẹ ơi con đứng nhất trường
haizzzzzz.....mẹ biết trước mà con
mẹ ơi con đổ thủ khoa
uhh
mẹ ơi con dc 5 điểm
HẢ,CON ĐƯỢC 5 ĐIỂM ĂN MỪNG
* Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo
- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc
- Miêu tả nhân vật sắc nét
thank nha