ẩn dụ là gì?
hoán dụ là gì?
tìm ra 2 điểm riêng biệt của ẩn dụ và hoán dụ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có bà lão nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bộ váy áo nâu sòng của bà đã cũ lắm rồi, vá chằng vá đụp nhiều miếng, chẳng đủ giữ ấm cho bà trong những ngày giá lạnh.
Một hôm, bà lão bắt được một con ốc khác hẳn ốc thường, màu vỏ của nó xanh biếc trông rất đẹp. Thấy lạ, bà không bán mà thả vào chum nước để nuôi. Trưa hôm sau, về đến nhà, bà ngạc nhiên khi thấy sân vườn, nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ; mâm cơm đã được bày biện tinh tươm. Lợn trong chuồng ăn no, nằm lim dim ngủ. Ngoài vườn, mấy luống rau sạch cỏ và xanh mơn mởn vì vừa được tưới nước. Đêm hôm ấy, bà lão trằn trọc không ngủ. Bà tự nhủ sẽ tìm bằng được người đã giúp mình.
Tiếng gà gáy rộn trong thôn. Bà lão trở dậy, buộc cái giỏ ngang lưng, đội nón lên đầu rồi tất tả ra đồng kiếm con cua, con tép. Non trưa, bà lặng lẽ trở về, nấp kín sau bụi chuối ngoài vườn, rình xem thế nào. Bỗng nhiên, từ trong chum nước, một nàng tiên xiêm áo thướt tha nhẹ nhàng bước ra rồi đi vào bếp. Bà lão vội lấy chiếc vỏ ốc, đập vỡ tan để nàng tiên không còn chỗ chui vào nữa. Nghe tiếng động, nàng tiên ốc giật mình quay lại. Bà lão mừng rỡ nắm lấy tay nàng:
- Ồ! Thì ra con đã giúp bà lão nghèo khổ này đấy ư? Bà cảm ơn con!
Nàng tiên ốc lúng túng đáp lời:
- Dạ! Thưa bà, con xin đền đáp ơn cứu mạng của bà!
Bà lão móm mém cười:
- Thôi nào, ơn nghĩa có đáng kể gì! Từ nay, con hãy ở đây với bà. Bà cháu ta sớm tối có nhau, con có bằng lòng không?
Nàng tiên ốc bẽn lẽn gật đầu, đôi mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng trông tuyệt đẹp. Thế là từ đó, họ chung sống dưới mái tranh nghèo, hết lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuổi già của bà cụ trôi qua trong những ngày vui vẻ và êm ấm.
hok tốt
@Thuu
Bạn tham khảo:
Ngày xưa có một bà lão hiền lành, nghèo khổ, sống một mình không có con cháu để nương tựa. Bà đã già da nhăn nheo, người gây còm lưng đã còng, quần áo vá chằng vá đụp. Ngày ngày bà lặn lội ở ngoài đồng, mò cua bắt ốc để sinh nhai.
Một hôm, khi mò tay dưới bùn, bà bắt được một con ốc xinh xinh. Con ốc có vỏ màu xanh ánh bạc, sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Nhiều người thấy con ốc đẹp muốn mua nhưng bà lão tự nhiên thấy thương ốc nên không bán. Bà đem con ốc thả vào chum nước ở hiên nhà.
Hôm sau, bà lại tiếp tục ra đồng để mò cua bắt ốc. Chiều tối, bà về nhà thì cảnh nhà thật lạ: sân nhà sạch bóng, cỏ đã được bàn tay ai nhổ sạch cả rồi, lợn trong chuồng đã ăn no, ngủ kĩ. Trong nhà, cơm nước được dọn sẵn tinh tươm. Thấy chuyện lạ, bà tìm xem ai đã giúp mình. Mờ sáng, bà cắp rổ ra đồng, nhưng đi được nửa đường bà lẻn về núp ở bụi cây sát nhà, im lặng rình xem. Sân nhà yên ắng chẳng động tĩnh gì nhưng đột nhiên có một người con gái bước ra từ chum nước, nàng có khuôn mặt trái xoan, làm da trắng hồng, môi mọng tươi như son. Mái tóc nàng đen nhánh quấn quanh đầu. Nàng mặc một cái áo xanh óng ánh như màu vỏ ốc. Nàng tiên áo xanh ấy đi lại, dọn dẹp nấu cơm, cho lợn ăn nhẹ nhàng và nhanh thoăn thoắt. Bà lão ngây người ra nhìn nàng. Ánh mặt trời chiếu lên áo nàng lấp lánh màu vỏ ốc làm bà sực tỉnh.
Bà rón rén đến cái chum nước đập vỡ vỏ ốc xanh, không cho nàng tiên chui vào nữa. Bà lão cầm tay nàng tiên, tha thiết nói:
– Bà già chẳng có ai nương tựa. Con hãy làm con gái ta nhé!
Từ đó, hai mẹ con sống bên nhau yêu thương đùm bọc, không rời nhau nửa bước.
Mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở. Trên những con phố, dòng người dập dìu đi chợ Viềng Tết hòa vào sắc nắng vàng ươm và những sắc màu rực rỡ mà các loài cây, loài hoa đem đến. Nhà em vừa mua được cây chanh non ở chợ về lấy lộc. Nhìn vào nó mà em cảm thấy thích mê.
Năm nào nhà em cũng đến chợ Viềng chơi để lấy lộc đầu năm. Mỗi khi đến đây, ai cũng mua cho mình một thứ để cầu may mắn. Và thế là cây chanh bé nhỏ đã về nhà em như một món quà mừng xuân mới. Cây chanh còn non nên nhìn vẫn còn rất bé. Cây cao độ hơn một gang tay người lớn, thân cây mảnh mai nhưng rất cứng, rất chắc. Dù nhỏ nhắn là thế nhưng từ thân cây xanh xanh vẫn trổ ra những cành non mơn mởn. Những chiếc cành như những cánh tay bé xíu đang chới với níu lấy cuộc đời. Nhưng đừng lầm tưởng chanh non mà yếu đuối. Từ những cành cây khẳng khiu ấy đã chĩa ra những chiếc gai nhọn hoắt, đó phải chăng là một ý chí dũng mãnh muốn bảo vệ mình khỏi những va đập của cuộc sống? Trên những nách của cành cây đã trổ ra những lộc non xanh mơn mởn. Cứ như là tay người chạm đến đâu là lộc non lại trổ tới đấy. Những chiếc lá xanh mướt một màu xanh ngọc bích như ánh lên dưới ánh mặt trời. Lộc non kết lại từng chùm nom đẹp như những ngọn nến xanh biếc. Tất cả như đang phô ra cái sức sống mãnh liệt của mùa xuân đang ập vào lòng người.
Ông em thích trồng cây ăn quả, ông thường ươm hạt đu đủ trong túi đất nhỏ. Khi hạt nảy mầm lên cây con, ông đem cây đu đủ con trồng ở ngoài vườn.
Cây đu đủ con bé như cây bút chì, nó chỉ cao mười lăm xăng-ti-mét, "tán" lá của nó bé tí, chỉ có hai, ba phiến lá nhưng phiến lá xoè ra hình sao rõ rệt. Tuy còn bé thân cây màu xanh non nhưng cây đu đủ con đã có hình dạng của một cây đu đủ trưởng thành. Ông trồng cây đu đủ trong hố đã đào sẵn có lót phân tro. Trồng xong, ông cắt lá chuối che nắng cho cây đu đủ. Ba ngày sau, khi đu đủ đã bén rễ, ông bỏ lá chuối đi. Hai ba ngày ông mới tưới nước một lần vì đu đủ không chịu nước, tưới nhiều nó úng rễ, chết cây. Ông dùng que tre rào xung quanh cây để tránh người dẫm đạp hay gà chó phá cây. Cây đu đủ con chỉ cao bằng mạ mới cấy nhưng cứng cáp, dẻo dai và có một sức sống mãnh liệt. Ông bảo chăm sóc cây tốt thì độ năm sáu tháng đu đủ sẽ ra hoa kết trái. Lúc đu đủ có quả chắc nhìn sẽ rất thích!
Mảnh vườn bé tẹo là niềm vui cho ông lúc tuổi già. Ngoài việc chăm sóc mấy giò phong lan với mảnh vườn tí hon ra, ông còn hay ngâm thơ, khề khà tách trà với mấy ông bạn. Em rất vui được giúp ông tưới nước, chăm sóc cây trồng
vào đầu giờ ra về em đứng chờ bạn để đi chơi cùng nhau trong lúc đó em mút kẹo.
Quang Trung là một vị anh hùng của dân tộc tâ với sự dũng mãnh, tài trí và tầm nhìn xa trông rộng. Ông là một người luôn mạnh mẽ, quyết đoán. Ông quyết đoán trong việc tập hợp binh sĩ, việc chọn thời cơ đánh giặc. Nghe tin giặc đã đánh vào thành Thăng Long mà ông không hề nao núng mà đi chuẩn bị bao nhiêu viẹc để đánh lại giặc. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận thật oai hùng, ông thân chinh cầm quân đánh giặc, là một tổng chỉ huy tài ba. Chính trận trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung. QUân địch bị ta đánh cho đến nỗi không còn đường thoát. Ông chính là người văn võ song toàn, vị tướng kiệt xuất của nhân dân ta. Và tên tuổi của ông sẽ sáng mãi với đời sau.
* Câu bị động: câu gạch chân
* Phép nối: Và
Câu 1:
- Hàm ý ''Quân thua chém tướng'': Khi đi đánh trận bị thua thì tướng sẽ bị chém, vì tướng là người lãnh đạo quân đi đánh trận.
- Vua Quang Trung không thực hiện'' Quân thua chém tướng'' vì song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài.
- Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác. Giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc...), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Hoặc các bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A bằng sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B có nét tương đồng với nhau.
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có mối quan hệ gắn bó, gần gũi để tăng sức gợi tả, gợi hình, trong diễn đạt.
-
Hai phép tu từ này có cơ sở liên tưởng không giống nhau:
- Phép ẩn dụ dựa trên cơ sở của sự tương đồng, dù hai sự vật, hiện tượng không có liên quan gì với nhau nhưng giữa hai sự vật, hiện tượng đó có điểm giống nhau, vì vậy mà người ta đã có sự chuyển đổi giữa những sự vật, hiện tượng đó.
- Phép hoán dụ dựa trên cơ sở của sự liên tưởng gắn bó, gần gũi giữa các sự vật hiện tượng có liên quan trực tiếp đến nhau, gần kề nhau.
Trên đây là bài viết về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ của Vieclam123.vn, hy vọng với bài viết này có thể giúp các bạn học sinh nắm được chi tiết khái niệm, các hình thức, biết cách phân biệt hai biện pháp này và có thể sử dụng thành thạo hai phương pháp tu từ này.
ẩn dụ: gọi vật này bằng tên vật kia mà giữa 2 vật có nét tương đồng
hoán dụ: gọi sự vật này bằng sự vật kia mà giữa 2 sự vật có mối quan hệ gần gũi
@Cỏ
#Forever