K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2022

​Lễ hội là tín ngưỡng văn hóa của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tổ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về Dù ai buôn bán trăm nghề Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.

Hội Dâu được tổ chức vào mồng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Dàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngày mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấm no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.

Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hóa ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hóa ấy, đặc biệt là những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc vào những ngày đầu xuân.

12 tháng 2 2022

câu này quá dể, tra trên mang là có

12 tháng 2 2022

tham khảo

thái bình, ngày 12/02/2022

Các cô, các chú y tá và các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch thân mến,

Cháu tên là Nguyễn Huyền Trang hiện đang điều trị ở bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương Hà Nội. Vì đại dịch đang diễn ra vô cùng nhanh và nguy hiểm trên cả nước nên cháu viết thư này để hỏi thăm sức khỏe của các y bác sĩ, cháu hi vọng lá thư nhỏ bé này của cháu sẽ là động lực tiếp thêm sức mạnh cho các y bác sĩ quyết tâm chiến thắng, đẩy lùi đại dịch Covid-19. Chá biết ơn vô cùng với các y bác sĩ ở tuyến đồng chống dịch, mọi người làm việc ngày đêm vô cùng vất vả, luôn tận tâm chăm sóc bệnh nhân hết mình, tận tụy với công việc chữa trị, bảo vệ mạng sống của các bệnh nhân mắc Covid-19. Cháu vô cùng cảm kích trước tinh thần làm việc của các y bác sĩ khi phải xa gia đình, không quản ngại khó khăn, dũng cảm trước sự lây lan của dịch bệnh để chăm sóc bệnh nhân, các y bác sĩ là siêu anh hùng của cuộc chiến chống đjai dịch, ngày đêm tận tụy bên giường bệnh để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.

Còn riêng cháu sẽ không quên nhắc nhở bản thân mình và mọi người phải tự giác và ý thức hơn trong việc chống dịch, thường xuyên đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn.

Kính mong các y bác sĩ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui, và cùng người dân Việt Nam chiến thắng đại dịch mang bình yên, hạnh phúc cho cộng đồng và các y bác sĩ trở về với gia đình.

12 tháng 2 2022

toán lớp 1B

12 tháng 2 2022

??????

11 tháng 2 2022

đây chị ạ: 

Hoàng Trung Thông, bút danh khác: Đặc Công, Bút Châm, là một gương mặt thơ tiêu biểu có vị trí đại diện cho nền thơ cách mạng của nước Việt Nam mới; nguyên Tổng biên tập báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam; nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn học; nguyên Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương, nguyên Viện ... Wikipedia

Ngày/nơi sinh: 5 tháng 5, 1925, Quỳnh Đôi, Thành phố Bắc Ninh

Ngày mất: 4 tháng 1, 1993, Hà Nội ( em tra trên google )

11 tháng 2 2022

Hoàng Trung Thông sinh ngày 05 tháng 05 năm 1925 tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Thuở nhỏ ông theo học chữ Hán và được coi như một thần đồng nổi tiếng khắp vùng. ... Hoàng Trung Thông mất ngày 04 tháng 01 năm 1993 do bệnh phổi và gan tại Hà Nội.
 

11 tháng 2 2022

là thứ 4

11 tháng 2 2022

bạn kb với mik đi

11 tháng 2 2022

Gần hết học kì hai của năm lớp bốn, nhà trường tổ chức cho chúng tôi đi thăm quan ở hồ Núi Cốc.

Vì đây là lần đầu tiên được đi xa mà không có bố mẹ, chỉ có cô giáo chủ nhiệm cùng các bạn nên tôi vừa hồi hộp vừa xen một chút lo lắng. Mẹ đã chuẩn bị cho tôi đầy đủ những vật dụng cần thiết. Sau đó, mẹ yêu cầu tôi đi ngủ sớm để ngày mai có thể thức dậy đúng giờ.

Sáng hôm sau, tôi được bố đưa đến trường. Đúng năm giờ sáng xe bắt đầu chạy. Tất cả chúng tôi đều vui sướng khi đi ngang qua những con đường quen thuộc. Xe chạy bon bon, chỉ một lát sau đã rời xa nơi chúng tôi ở. Hơn hai tiếng sau chúng tôi đã có mặt ở Núi Cốc. Đến nơi cô giáo cho chúng tôi nghỉ nửa tiếng để ăn sáng và nghỉ ngơi. Khung cảnh mở ra trước mắt tôi là màu xanh thắm của rừng cây và màu trong xanh của nước hồ. Không khí thật thanh bình, yên tĩnh, khác hẳn không khí nơi chúng tôi sống.

Sau đó, theo sự hướng dẫn của các anh chị hướng dẫn viên du lịch, chúng tôi được đi thăm các hang núi. Đây không phải là các hang núi tự nhiên mà nó được tạo ra bởi bàn tay khéo léo tỉ mỉ của con người. Ra khỏi hang, chúng tôi leo lên những quả đồi cao, ở đó có rất nhiều thông và phi lao. Nhìn từ trên cao xuống mặt hồ thật đẹp, ánh nắng vàng tỏa trên mặt hồ làm cho hàng ngàn con sóng nhỏ chạy trên mặt nước nom như những vì sao đang tung tăng, chơi đùa.

Điều khiến tôi cảm thấy thích thú nhất là được đi dạo trên mặt hồ bằng một chiếc thuyền nhỏ. Mặt hồ rộng mênh mông, sóng gợn lăn tăn chạy xô theo hướng gió thổi. Phía xa có những ngôi làng nằm lặng lẽ bên hồ. Khi dạo quanh hồ, chúng tôi còn được cô giáo kể cho nghe sự tích núi Cốc. Thời gian trôi qua thật nhanh, chẳng mấy chốc mà phải ra về. Chúng tôi tạm biệt nơi đây trong sự nuối tiếc.

Qua chuyến đi này, tôi nhận ra đất nước của mình thật đẹp. Quả là một chuyến du lịch đầy bổ ích.

11 tháng 2 2022

< BẠN THAM KHẢO >

Mùa hè năm nay, em đã có một chuyến đi đáng nhớ cùng với bố mẹ ở Đà Nẵng - một trong những thành phố đáng sống nhất ở Việt Nam.

Để đến Đà Nẵng, gia đình em phải đi máy bay. Đây là lần đầu tiên được đi máy bay nên em cảm thấy vô cùng háo hức. Sau khi làm xong thủ tục, cả nhà theo sự hướng dẫn của các anh chị nhân viên đi lên máy bay. Bố đã mua ba vé có vị trí gần nhau. Em đã chọn ghế gần cửa sổ để quan sát thế giới bên ngoài. Cảm giác được ngắm nhìn thành phố từ trên cao thật thú vị. Những tòa nhà cao tầng, con sông rộng lớn giờ trở nên nhỏ bé. Ngồi trên máy bay khoảng hơn một tiếng thì đến nơi. Sau khi ra khỏi sân bay, bố đã đặt xe đưa về khách sạn.

Nhận phòng và thu dọn hành lý xong, gia đình em cùng với đoàn du lịch đi tham quan thành phố. Theo sự hướng dẫn của một anh hướng dẫn viên, cả đoàn đã được đến thăm rất nhiều địa danh nổi tiếng ở Đà Nẵng. Một trong số đó chính là cây Cầu Vàng nổi tiếng. Trước đó em chỉ được nhìn trên vô tuyến. Bây giờ được tận mắt nhìn thấy, bước đi trên cây cầu này, em mới cảm nhận được sự kì vĩ của nó. Em và bố mẹ đã có những bức ảnh rất đẹp cùng nhau.

Ngày hôm sau, gia đình em đi tắm biển ở bãi biển Mỹ Khê. Bờ biển dài và rộng, bãi cát mịn màng. Hàng dương xanh trên cồn cát ven bờ luôn rì rào khúc hát. Buổi sáng, nước biển trong xanh, những con sóng nhè nhẹ vỗ vào bờ. ông mặt trời thức dậy, biển lại thêm rực rỡ bởi những tia nắng vàng óng ả. Em còn được ăn rất nhiều món hải sản nổi tiếng ở đây. Buổi chiều, cả nhà cùng tham gia tiệc với đoàn khách du lịch tại một khách sạn năm sao. Những món ăn đều rất hấp dẫn và ngon miệng. Tối hôm đó còn có chương trình giao lưu văn nghệ nữa.

Buổi sáng cuối cùng trước khi ra về, mọi người trong đoàn du lịch được dẫn đến các khu chợ của thành phố để mua sắm. Bố mẹ em cũng đã mua được rất nhiều đặc sản về làm quà cho mọi người. Em cũng mua một vài món đồ lưu niệm về tặng những người bạn thân của mình.

Chuyến du lịch đã đem đến cho em và bố mẹ khoảng thời gian thật vui vẻ. Em hy vọng rằng gia đình mình sẽ có nhiều chuyến đi như vậy hơn nữa.

# AHT

11 tháng 2 2022

1.Các từ ''nằm, nắm chặt, bay'' vừa gợi tả lí tưởng chiến đấu cao đẹp, vừa thể hiện sự hi sinh thanh thản của người anh hùng dám xả thân vì đất nước quê hương. ''Lúa thơm mùi sữa'' của quê hương như đang ôm ấp, ru một giấc ngủ ngon cho Lượm.

+dũng cảm:làm người đưa thư cho chiến dịch khi còn rất nhỏ,dám vuttj qua mặt trận đang chiến đấu quyết liệt

+yêu nước:dù đã hi sinh nhưng lượm vẫn còn sống mãi trong lòng tác giả và nhân dân VN

+hồn nhiên,yêu đời,lạc quan:không sợ chết,mặc cho cảnh máu chảy đầu rơi chú vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình

2.

+dũng cảm:làm người đưa thư cho chiến dịch khi còn rất nhỏ,dám vuttj qua mặt trận đang chiến đấu quyết liệt

+yêu nước:dù đã hi sinh nhưng lượm vẫn còn sống mãi trong lòng tác giả và nhân dân VN

+hồn nhiên,yêu đời,lạc quan:không sợ chết,mặc cho cảnh máu chảy đầu rơi chú vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình

11 tháng 2 2022

bài văn khác hơn:))

Thuyết minh về lễ hội Ông táo

Tết nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Kinh cũng như đa số các dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Tết nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội: giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý và tình nghĩa xóm làng…

Ông Táo (thần bếp) là người theo dõi việc làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam làm mâm cơm tiền đưa “ông Táo". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi sang trọng để chuẩn bị đón Tết.

Cùng với thủ treo tranh dân gian, câu đối thì cắm hoa, chơi hoa là yếu tố tinh thần cao quý thanh lịch của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai, đây là hai loại hoa tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài ra còn có quất với trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc.

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày tết có nhiều phong tục tốt như khai bút, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ. Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng mạnh khỏe, thành đạt hơn năm cũ.

Ngày tết có tục mừng tuổi chúc tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà mẹ. Ông bà cùng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Những ngày tết mọi người luôn cười tay bắt mặt mừng thân thiện với nhau, chúc nhau sức khoẻ, phát tài phát lộc và thường kiêng không nói điều rủi ro hoặc xấu xa.

Các tục lệ trong đêm giao thừa

Một năm bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa, do vậy vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này có lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khai trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. Người Việt Nam thường cúng giao thừa tại các đình, chùa hoặc tại nhà. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở ngoài trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì đơn giản hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

Theo quan niệm của người Kinh (cũng như đại đa số các dân tộc khác) phút giao thừa là thiêng liêng. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông thành coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia. Cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì quan niệm xưa hình dung trong phút các quan hành khiển bàn giao công việc luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, những đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã trông coi gia đình mình trong năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm hát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ làm vè cúng Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa. Trong dịp tết Nguyên đán còn có một số phong tục tốt đẹp được lưu giữ đến nay:

Đi lễ chùa, đình, đền: lễ giao thừa ở nhà xong, mọi người cùng nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành: khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

Hái lộc: đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của trời đất, Thần, Phật, ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

Hương lộc: có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang lương đó về cắm vào bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

Xông nhà: thường người ta chọn một người “dễ vía” trong gia đình ra khỏi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái hành lộc ở đền chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và người này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người “dễ vía” người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại may mắn vui vẻ quanh năm.

11 tháng 2 2022

uầy dài thế

11 tháng 2 2022

Chùa Thần Quang hay còn gọi là chùa Keo, thuộc địa phận huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình được xây dựng từ năm 1067 vào thời nhà Lý. Chùa Keo là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, người làng Keo rất tự hào với ngôi chùa vừa cổ kính, vừa nguy nga của làng mình

Từ thành phố Nam Định, qua phà Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng không một bóng núi non, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa biển lúa xanh rờn được vun bón bởi phù sa sông Hồng do nước sông Trà Lĩnh bồi đắp.

Chùa Keo là một công trình kiến trúc quy mô, phức hợp nhiều khối kiến trúc đa dạng nhất trong tất cả các kiến trúc Phật giáo ở Đồng bằng Bắc bộ. Chùa không chỉ là một bức tranh sinh động cho lịch sử văn hóa nước ta trong 4 thế kỷ, từ thế kỷ 17 đến 20, mà còn là nơi gặp gỡ giữa kiến trúc Trung Hoa và kiến trúc Việt Nam.

Chùa xây dựng trên một vùng đất rộng 100.000 mét vuông, dài từ chân đê đến con người của thôn Bồng Tiên, gồm nhiều cụm kiến trúc xếp theo một trục dài cao thấp khác nhau.

Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt. Nếu đôi cánh cửa ở chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì đôi cánh cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Lê.

Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh.

Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng.

Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ Không Lộ - Lý Quốc Sư. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.

Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Tại hội chùa Keo, sau khi đã có những nghi lễ như mọi hội chùa khác, thì diễn ra trò chơi kéo nứa lấy lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để mang cúng Thánh. Phía ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa từ xưa.
 

Đáng kể và tiêu biểu nhất ở đây là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo. Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái,kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,20m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796.

Hai hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông, bao quanh toàn bộ chùa.

Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.

Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc.

Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng.

Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm 100 ngày Thiền sư Không Lộ (1016-1094), người sáng lập ngôi chùa, qua đời (ngày 3 tháng 6 âm lịch).

Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động.
 

11 tháng 2 2022

cái này thì bạn phải tự kể lại bằng trải nghiệm của mình nhé