K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người ? Chẳng ai có thể hiểu được nỗi...
Đọc tiếp

Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.

Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người ? Chẳng ai có thể hiểu được nỗi lòng sâu thẳm của biển.

Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, mơn man mặt biển. Bạn có nghe tiếng gì không ? Đó là tiếng hàng phi lao vi vu dạo nhạc nền cho vở kịch “Biển và ánh trăng”. Đó là tiếng những chú dã tràng khẽ khàng xe cát. Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực biển tạo nên một luồng không khí óng ánh, huyền ảo. Đây là thực hay mơ ?

Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô biên và cũng là một kẻ cuồng điên dữ dội. Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức… Nhiều ! Nhiều lắm ! …

Tôi đã phác họa nên rất nhiều bức tranh về biển trong đáy thẳm lòng mình. Và tôi nhận ra rằng cũng nhờ biển mà mình lại có những suy nghĩ “hay ho” đến thế. “Cảm ơn bạn nhiều, biển thân yêu ạ !” – Tôi đã thốt lên như vậy khi tạm biệt biển Tân Mỹ An để trở về Hà Nội.                                                                                                                                                                Ánh trăng trên biển được miêu tả qua những từ ngữ nào?

1
1 tháng 11 2021

Ánh trăng trên biển được miêu tả qua những từ ngữ nào?

1 tháng 11 2021

à cái đó là viết đoạn văn nha

Lang thang, sang sáng,...

Mik bt mỗi thế thôi, mong bn thông cảm!

1 tháng 11 2021

TL :

đảm đang

HT

1 tháng 11 2021

Em có thể tham khảo những bài này nhé.

Mẫu 1

Quê hương em là một vùng quê rất thanh bình. Mỗi khi hè về, em lại được về thăm quê. Thời tiết mùa hè nóng bức, nhưng ở quê lại rất dễ chịu. Chúng em thường rủ nhau ra con đê đầu làng chơi thả diều. Những cơn gió mát mẻ đã xua đi cái oi bức. Lúc này, ông mặt trời giống như một quả cầu lửa khổng lồ trên nền trời đỏ rực, rồi dần dần biến mất sau lũy tre xanh. Cánh đồng lúa mênh mông thơm ngào ngạt. Em yêu biết bao quê hương yêu dấu của mình.

Mẫu 2

Chiều về, thành phố quê em trở nên nhộn nhịp. Ông mặt trời nhuộm đang đang lặn dần. Thỉnh thoảng, những cơn gió thổi đến xoa dịu cái nóng cho con người. Ngoài đường, xe cộ bắt đầu nhiều hơn. Tiếng còi xe bấm inh ỏi. Mọi người đều mong trở về nhà thật nhanh để tránh khỏi cái nóng. Hai bên đường, các hàng quán đã chuẩn bị lên đèn. Những quán ăn đều rất đông đúc. Em yêu biết bao quê hương của mình.

Mẫu 3

Quảng Ninh là nơi em sinh ra và lớn lên. Đây là một thành phố nằm ven biển. Không chỉ vậy quê em còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Một trong số đó là Vịnh Hạ Long. Vịnh gồm rất nhiều hòn đảo nhỏ với hình dáng kì lại. Các hòn đảo được đặt tên theo hình dáng của đảo như: hòn Trống Mái, đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ… Gần Vịnh Hạ Long, nhiều khách sạn nhà hàng rất đẹp được xây dựng để phục vụ phát triển du lịch. Hiện nay, Vịnh Hạ Long chính là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu của cả nước. Điều đó đã giúp cho quê em ngày càng phát triển. Em cảm thấy rất yêu mến và tự hào về quê hương của mình.

Mẫu 4

Nghỉ hè năm nay, em được về quê ngoại chơi. Quê em nằm ở ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Bởi vậy nơi đây vẫn còn mang những vẻ đẹp của làng quê xưa. Những cánh đồng lúa vàng ươm, thơm mùi lúa chín. Những vườn nhà đầy cây trái sai quả. Đầu làng, lũy tre in với mái đình cổ kính và nghiêm trang. Em thường cùng các anh chị ra con đê đầu làng thả diều. Ở đây rất mát mẻ và rộng rãi. Quê hương em thật yên bình biết bao.

Mẫu 5

Quê hương nằm ở ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Mỗi lần về thăm quê, em đều cảm thấy vô cùng thích thú. Bởi hình ảnh cánh đồng lúa rộng mênh mông. Trên con đê đầu làng, từng đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Phía xa xa, ông mặt trời mọc rồi lặn sau lũy tre xanh. Nhưng quê hương của em cũng ngày càng hiện đại hơn. Nhiều căn nhà to lớn, rộng rãi mọc lên. Những con đường cũng được xây dựng khang trang hơn. Những phương tiện giao thông cũng đi lại tấp nập hơn. Em cảm thấy rất tự hào về quê hương của mình.

Mẫu 6

Hè đến, em lại được về thăm quê. Quê em là một vùng ven biển. Bãi biển Sầm Sơn nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch. Vào mỗi buổi chiều, em cùng với các anh chị ra biển chơi. Bờ biển mới rộng lớn làm sao. Gần bờ biển, nhiều nhà hàng, khách sạn, quán ăn… mọc lên san sát nhau. Xe cộ đi lại tập nấp, phố xá đông đúc khách du lịch. Quê hương em đang ngày càng phát triển hơn. Em cảm thấy rất vui vì điều đó.

Mẫu 7

Mỗi lần nghe người ta nhắc về hai từ thủ đô Hà Nội, lòng em lại thấy xao xuyến lạ. Bởi đây là thành phố mà em yêu nhất. Ban ngày, Hà Nội tấp nập lắm. Những dòng xe nối tiếp nhau trên đường như con sông đang chảy dài vô tận. Những hàng cây hoa sữa, xà cừ, bằng lăng… xanh mát, lặng yên canh giữ đường phố. Tối đến, Hà Nội chìm ngập trong ánh sáng lấp láp của đèn đêm. Người dân Hà Nội thanh lịch, thân thiện. Quê hương Hà Nội của em đẹp biết nhường nào!

Mẫu 8

Quê hương em mới tươi đẹp làm sao! Những con đường làng quanh co trải dài tít tắp. Hai bên đường là những lũy tre xanh rì rào trong gió. Con đường đất trải dài đến vô tận. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở quê hương em đều có những vẻ đẹp rất riêng. Xuân về quê em như thay áo mới, màu sắc của chồi non của hoa màu bung nở rực rỡ làm lên một vùng đất trời tràn ngập sức sống. Những ngày hè, tiếng ve kêu râm ran trên vòm cây xanh lá. Cây đa nơi đầu đình là nơi đông người tập trung nhất. Nào trẻ con, người già, tiếng cười đùa rôm rả vang vọng khắp không gian làng quê, những bóng cây xanh như mở ra một khoảng trời xanh mát mới, không còn cái nóng như thiêu đốt của nắng hạ mà chỉ còn những cơn gió, những câu chuyện trò của trẻ nhỏ, người già. Chiều chiều, trên những cánh đồng lúa vàng là những đàn cò bay lả bay la. Những cơn gió hè mang theo hương đồng cỏ nội bay đi khắp con đường làng. Hương lúa mới quyện vào mùi đất đai như một dấu ấn tuyệt vời nhất mà em chẳng thể nào quên nơi quê hương mình. Thu sang, lá vàng lại làm cho bức tranh quê thêm bao phần thơ mộng, khung cảnh ấy gợi lên những rung động, những hoài niệm thân quen. Đông về, không gian yên lặng và chỉ còn tiếng rít của những cơn gió buốt lạnh. Cây cối khi ấy gầy gò và yếu ớt nhưng vùng đất ấy vẫn âm thầm cố gắng nuôi trong mình dòng chảy tràn trề nhựa sống để rồi khi xuân sang lại thêm phần rực rỡ, sáng tươi. Quê hương! Hai tiếng gọi ấy thật thân thương và gần gũi. Mảnh đất ven bờ sông Hồng được nhận biết bao phù sa, làm lên vùng quê trù phú và màu mỡ, đẹp đẽ đến như vậy. Ôi, em yêu biết mấy quê hương tươi đẹp của mình!

Mẫu 9

Quê hương em là một làng chài nhỏ ven biển miền Trung với những bãi cát trắng nghiêng nghiêng đón sóng biển. Quanh năm, sóng biển vỗ rì rào, làm nhẵn thín những gò đá nhấp nhô sát mép nước. Mờ sáng, thuyền đi lưới cá về cập bãi. Dân chài đem cá lên chợ bán. Làng em có ngót hai trăm nóc nhà, có mái nhà khuất sau rặng dừa, bãi dương rì rào gió thổi. Đường làng cũng được tráng bê tông nhưng cũng có đoạn còn nguyên đường mang cát biển. Trẻ con trong làng đến lớp học gần đó, ở ngay giữa xóm chài. Lẫn trong tiếng sóng biển là giọng đọc bài của đám trẻ, giọng giảng bài của cô giáo. Vào ngày hội làng và tạ lễ cá ông, lớp học thường được nghỉ và được biến thành nơi dân làng tụ họp. Làng em tuy nghèo khó nhưng em vẫn yêu làng tha thiết. Mai này đi học xa quê, em sẽ mang theo trong tim mình tiếng sóng biển và làn gió mát của bãi dương bốn mùa lộng gió. Em yêu sao làng biển quê em.

Mẫu 10

Lệ Thủy, đó chính là tên gọi của quê hương em, một vùng chiêm trũng nằm trên dải đất hẹp ven biển miền Trung, đẹp và trù phú lắm. Vào vụ mùa đông xuân, chim én bay về đây nhiều vô kể, có những thửa ruộng cùng một lúc có đến hàng trăm con én chao liệng trên tấm thảm nhung xanh. Dọc những bờ ruộng, cò trắng đứng thành hàng, im phăng phắc. Nhưng chỉ cần nghe tiếng động nào đó như tiếng khua đuổi cá của dân chài lưới thì những chấm trắng ấy vội bốc mình lên không trung, dang rộng hai cánh, trôi thành từng đàn về tận tít trời xa... Đứng ở giữa cánh đồng vào thời điểm lúa đang thì con gái, mới thưởng thức được vẻ đẹp rất nên thơ của cánh đồng. Đẹp nhất là ngắm nhìn những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng, nhấp nhô lên xuống, giống hệt như một tấm thảm nhung xanh mà ai đó đang tung lên hạ xuống. Người làng em đi xa, mỗi lần về quê, không ai không dừng lại để ngắm đồng lúa quê mình, để tìm lại ở đây những kỉ niệm của một thời thơ ấu: đẹp, hồn nhiên và ấm áp hương đồng.

Hoặc em có thể lên google tìm kiếm những bài văn khác. Chúc em học thật tốt!

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống

Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 5

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em là bài tập giúp các em luyện tập kĩ năng viết văn tả cảnh. Để có thêm những ý tưởng hay cho bài viết, các em hãy cùng tham khảo những đoạn văn mẫu mà chúng tôi tổng hợp và giới thiệu dưới đây nhé.

Bài viết liên quan

  • Tả vườn rau
  • Tả một ngày mới
  • Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) tả cảnh quê hương trong đó có một vài câu đặc biệt
  • Viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em
  • Tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết

Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3
4. Bài mẫu số 4

Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống

4 bài văn mẫu Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống

MẹoCách viết một đoạn văn hay

1. Viết Một Đoạn Văn Khoảng 5 Câu Tả Một Cảnh Đẹp Ở Quê Em Hoặc Nơi Em Sinh Sống, Mẫu 1:

Chủ nhật vừa qua, em được ba mẹ cho đi tắm biển Vũng Tàu. Những con sóng lớn đuổi nhau chạy từ ngoài xa vào. Gần đến bờ chúng vui mừng nhảy côn lên rồi vừa reo to vừa lao tới đổ ụp lên em. Nhưng ba đã nhận ra trò đùa tinh nghịch này của sóng, ba nhảy lên vừa nhấc bổng em theo, không để cho con sóng đổ xuống. Đợt sóng khác lại nhảy tới. Ba lại cùng em nhẹ nhàng nhảy lên theo đúng nhịp bước sóng tới, để rồi lại thoải mái nhảy xuống cùng với sóng. Sóng thích chí với trò chơi này nên cứ nhảy tới, ào tới liên tiếp, không thôi. Ba và con cũng chẳng chịu thua cứ lựa đà sóng mà cưỡi lên ngọn, không để cho con sóng nhấn chìm. Con sóng biển thật y như đứa trẻ tinh nghịch.

2. Viết Một Đoạn Văn Khoảng 5 Câu Tả Một Cảnh Đẹp Ở Quê Em Hoặc Nơi Em Sinh Sống, Mẫu 2:

Quê hương em là một vùng nông thôn nhưng yên bình và vô cùng tươi đẹp. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy, cây cối cũng bừng tỉnh sau một đêm dài ngon giấc. Nắng lên, cánh đồng trải dài như tấm thảm khổng lồ. Những chú cò trắng nhởn nhơ dưới tầng mây rồi đáp cánh xuống cánh đồng để ăn bữa điểm tâm. Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Tất cả đã làm cho bức tranh của làng quê thêm sống động.

3. Viết Một Đoạn Văn Khoảng 5 Câu Tả Một Cảnh Đẹp Ở Quê Em Hoặc Nơi Em Sinh Sống, Mẫu 3:

Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hương vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

4. Viết Một Đoạn Văn Khoảng 5 Câu Tả Một Cảnh Đẹp Ở Quê Em Hoặc Nơi Em Sinh Sống, Mẫu 4:

Em sinh ra và lớn lên ở xã An Thượng , huyện Yên Thế , tỉnh Bắc Giang . Nơi đây gắn bó với hình ảnh cây đa cổ thụ ,những mái chùa cổ kính và những cáng đòng thẳng cánh cò bay . Mùa xuân là những năm tháng đẹp nhất ở làng em . Mùa xuân đến , mọi người ngập tràn hạnh phúc. Cây cối đâm trồi , nảy lộc . Những bông hoa thi nhau khoe sắc chào đón xuân . Mùa xuân quê em thật đẹp !

Chủ nhật vừa qua, em được ba mẹ cho đi tắm biển Vũng Tàu. Những con sóng lớn đuổi nhau chạy từ ngoài xa vào. Gần đến bờ chúng vui mừng nhảy côn lên rồi vừa reo to vừa lao tới đổ ụp lên em. Nhưng ba đã nhận ra trò đùa tinh nghịch này của sóng, ba nhảy lên vừa nhấc bổng em theo, không để cho con sóng đổ xuống. Đợt sóng khác lại nhảy tới. Ba lại cùng em nhẹ nhàng nhảy lên theo đúng nhịp bước sóng tới, để rồi lại thoải mái nhảy xuống cùng với sóng. Sóng thích chí với trò chơi này nên cứ nhảy tới, ào tới liên tiếp, không thôi. Ba và con cũng chẳng chịu thua cứ lựa đà sóng mà cưỡi lên ngọn, không để cho con sóng nhấn chìm. Con sóng biển thật y như đứa trẻ tinh nghịch.

1 tháng 11 2021

... ok chưa

ks cho mình lên top đi

1 tháng 11 2021

là từ có 1 nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển

1 tháng 11 2021

TL ;

Từ nhiều nghĩa hay từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng. Hiện tượng nhiều nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.

Trong tiếng Việt, từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Và các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Hay nói một cách khác, một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa.

Thông thường, từ nhiều nghĩa sẽ có một nghĩa đen và một hay nhiều nghĩa bóng:

1. Nghĩa đen

Là nghĩa chính, nghĩa gốc của từ. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu và thông thường nó không hoặc ít phụ thuộc vào ngữ cảnh.

2. Nghĩa bóng

 Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong ngữ cảnh đặt ra.

Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.

VD1 :

Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .

VD2:  Với từ “Ăn’’:

-         Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).

-         Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

-         Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.

-         Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

-         Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

-         Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

-         Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.

…..

Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .

Nguyên nhân tồn tại từ nhiều nghĩa

Nguyên nhân tồn tại của từ nhiều nghĩa là do số lượng từ nhiều trong khi số lượng khái niệm có nhiều sắc thái ý nghĩa tương đồng nhau mặc dù không trùng khít. Hiện tượng từ nhiều nghĩa tồn tại cả ở cả thực từ và hư từ, mặc dù hư từ (như các từ: do, bởi, vì, mà v.v) là các từ trừu tượng không dễ để phát triển nghĩa.

Một số phân loại từ nhiều nghĩa

Nghĩa gốc và nghĩa chuyển

Ở cách phân chia này, người ta dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Nghĩa là nghĩa gốc là nghĩa có trước, còn nghĩa chuyển là các nghĩa được hình thành sau này và dựa trên nghĩa gốc. Tuy nhiên, nếu xét về tính ứng dụng, không phải lúc nào nghĩa gốc cũng là nghĩa phổ biến nhất.

Ví dụ như từ “bạc”:

(1) Đời bạc: Mỏng manh, ít ỏi, không trọn vẹn

(2) Lễ bạc lòng thành: Ít ỏi, sơ sài

(3) Ăn ở bạc với bố mẹ: Không nhớ ơn nghĩa, không giữ được tình nghĩa trọn vẹn trước sau.

Ở ví dụ trên nghĩa (1) của từ “bạc” là nghĩa từ nguyên có gốc là tiếng Hán. Nghĩa (2) và (3) là được phái sinh từ nghĩa (1). Thế nhưng trong tiếng Việt hiện đại, nghĩa (3) mới là nghĩa phổ biến và được dùng nhiều nhất.

  •  
  •  
  •  
  •  

   

Nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực

Dựa vào nghĩa của từ đã thực sự mang tính ổn định, thống nhất chưa hay chỉ đúng trong một số tình huống nào đó để có thể phân biệt được nghĩa. Nói cho dễ hiểu thì một nghĩa được coi là nghĩa thường trực, nếu nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định. Nghĩa không thường trực nghĩa là nghĩa rất hay trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giao tiếp, truyện ngụ ngôn hoặc trong cách nói ẩn dụ, hoán dụ.

Ví dụ như trong câu: “Áo trắng em đến trường, cùng đàn chim ca rộn ràng. Từng làn gió vờn tóc em, kỷ niệm buồn vui ngập tràn.”

Trong câu trên từ “áo trắng” đang nói đến nữ sinh. Và trong thực tế nó chỉ mang nghĩa này trong một số trường hợp nhất định. Từ đó, ta có thể nói từ “áo trắng” mang nghĩa không thường trực.

Phương pháp hình thành từ nhiều nghĩa

Video Player is loading.

Play

X

Phương pháp ẩn dụ

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính,… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.

Ví dụ như từ “lá”. Thông thường “lá” được dùng theo nghĩa gốc là chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, ngọn cây, đa phần có dáng mỏng. Tuy nhiên, khi từ “lá” được mở rộng nghĩa ra sẽ thành các từ có như lá gan, lá đơn, lá cờ,… Sự chuyển nghĩa ở trên có lý do tương đồng, như lá cờ là vật làm bằng vải, có bề mặt mỏng như lá cây.

Phương pháp hoán dụ

Hoán dụ là phương thức làm biến đổi nghĩa của từ bằng cách chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác, dựa trên mối liên hệ giữa các sự vật hoặc hiện tượng.

Ví dụ như từ “Nhà trắng” sẽ được hiểu theo nghĩa thông thường là từ dùng để chỉ chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm. Tuy nhiên, hiểu theo một nghĩa khác thì đây là từ chỉ một ngôi nhà được sơn màu trắng.

Cách phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Trong khi đó, từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Cụ thể hơn, từ nhiều nghĩa khác từ đồng âm ở chỗ các từ nhiều nghĩa thường có một nét nghĩa chung hay nói cách khác chúng có cùng một nguồn gốc, sau đó mới chia tách ra như hiện tại.

8 tháng 11 2021

mình thay 129 quyển rùi nha từ lớp 1 cho đến lớp 5 nha 

. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

1 tháng 11 2021

Đặt câu để phân biệt nghĩa của các từđồng âm sau:

a) Từ kính:

- Con đã lâu sạch tủ kính này chưa?

- Kính của cậu bị vỡ rồi kìa.

b) Từ đường:

- Đường đến trường hôm nay thật nhộn nhịp.

- Cảm cam này ngọt như đường.

c) Từ liên:

- Nhà nước sắp xây dựng tuyến đường sắt liên tỉnh.

- Đội của Nam đã liên tiếp ghi điểm trong suốt trận đấu.

d) Từ lương:

- Mỗi con người chúng ta đều cần có một đức tính lương thiện.

- Chúng ta cần phải quý trọng lương thực.

e) Từ hành:

- Quả là một hành trình dài vất vả.

- Con đã cho hành vào nồi canh chưa?