K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2019

Có người từng hỏi tôi rằng: Ước mơ là gì?

Ngày còn nhỏ, mỗi khoảnh khắc, mỗi sự kiện mà tôi trải qua tôi lại vẽ ra cho mình thêm một ước mơ. Lúc trước, khi xem xong một bộ phim hoạt hình, tôi đã ước giá mà một phép màu nào đó xảy ra, tôi có thể trở thành cô tiên bé nhỏ ban hạnh phúc cho mọi người. Hay có lúc tôi đã từng ước, bản thân trở thành siêu anh hùng với sức mạnh siêu nhiên để có thể giải cứu thế giới. Khi tôi nhìn vào ba mẹ mình, ăn vận quần áo gọn gàng, sạch đẹp để chuẩn bị đi làm, tôi đã ước cho bản thân lớn thật nhanh, để có thể mặc những bộ quần áo đẹp, đi trên những đôi guốc cao, bản thân có thể thoải mái làm những điều mình muốn mà không bị ba mẹ cấm cản, hay cằn nhằn.... Và cũng không ít lần, tôi đã vẽ ra cho mình một tương lai với đủ thứ nghề nghiệp muốn làm: Một cô giáo dịu hiền như mẹ? hay khoác trên mình bộ cảnh phục màu xanh như ba?... Đến bây giờ nghĩ lại, những suy nghĩ ngày ấy của tôi thật ngây ngô và trong sáng, nhưng nó là cả một vùng trời tuổi thơ đáng nhớ.

Còn bây giờ thì sao? Ước mơ của tôi là gì? Vẫn còn vẹn nguyên hay đã có sự thay đổi?

Để tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện. Ngày còn học tiểu học, tôi có một cô bạn chơi rất thân, cùng nhau đi học, cùng nhau chơi đùa, cùng nhau nói về những ước mơ mà cả hai ấp ủ. Nhưng rồi một ngày, biến cố lớn đã xảy ra với cô bé ấy. Mẹ bạn ấy đột ngột qua đời vì mắc bệnh ung thư, các bác sĩ lúc bấy giờ đã không thể kịp thời cứu chữa. Và cứ thế, Thần Chết lạnh lùng mang mẹ của bạn tôi đi. Đối với một đứa trẻ như vậy, thì đây có thể xem là một cú sốc lớn trong cuộc đời. Sau cái ngày định mệnh ấy, bạn tôi suy sụp hẳn về tinh thần, ít nói hơn, sống khép mình hơn với bạn bè và thế giới. Chứng kiến từ đầu tới cuối câu chuyện này, lúc bấy giờ tôi đã nảy ra một suy nghĩ rằng: "Giá mà lúc ấy, bác sĩ kịp thời cứu chữa thì có phải, mẹ của bạn ấy vẫn còn sống hay không?" , "Bác sĩ có thể cứu được người bệnh, không những có thể giúp họ thoát khỏi vòng tay tử thần, mà còn có thể cứu được cả một gia đình, cả một xã hội"... "Vậy tại sao mình lại không nỗ lực để trở thành một bác sĩ?". Và rồi cái ước mơ đó cứ lớn dần lên theo năm tháng. Tôi không dám chắc bản thân mình có thể thành công hay không. Nhưng chắc chắn một điều rằng, để thực hiện được ước mơ đó, tôi sẽ cố gắng hết mình, ngày càng trau dồi bản thân hơn nữa. Chỉ cần nghĩ đến nụ cười rạng rỡ của bệnh nhân được chữa trị thôi mà tôi đã cảm thấy mình như được tiếp thêm năng lượng.

À, cũng nói thêm với các bạn! Sau cái ngày hôm đấy - cái ngày mà tiễn mẹ bạn tôi lên đường, tôi đã trở về và lao vào vòng tay ba mẹ mà khóc nấc. Cũng không hiểu vì sao, chỉ biết rằng lúc ấy tôi đã ước thời gian chậm lại, để tôi có thể được ở mãi bên cạnh ba mẹ, gia đình, cùng nhau ăn bữa cơm, kể cho nhau nghe về những vui buồn của cả một ngày làm việc mệt mỏi. Bão tố dường như dừng ngay sau cánh cửa!

Giờ nghĩ lại, nếu có người hỏi ước mơ của bạn là gì? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng: Ước mơ của tôi chính là GIA ĐÌNH và BÁC SĨ.

13 tháng 9 2019

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
 

13 tháng 9 2019

Cái ngày trọng đại ấy - ngày đầu tiên tôi đi học, đã trôi qua thật ngọt ngào ở một lớp học bé xíu ươm màu nắng...
Sáng sớm, dưới những hàng phượng chiu chít bông, có một con bé lẽo đẽo ôm tập theo vành nón mẹ đi học. "Đi học", một khái niệm hoàn toàn xa lạ với cô bé, bảo sao nó không hồi hộp? Bao nhiêu câu hỏi cứ thi nhau hiện lên trong đầu nó cốt để vẽ ra một bức tranh về ngôi trường kia. Mải mơ mộng, con bé không biết đã đến nơi tự lúc nào. Mẹ nó đang nói chuyện với cô giáo, thỉnh thoảng lại cười chỉ vào nó, nhưng nó đâu quan tâm.
Kia là "Ngôi trường". Một khoảng sân không tường rào, thênh thang gió, lô xô đủ thứ cây ăn quả chín mọng mà đứa con nít nào cũng phải thèm. Một phòng học bé xíu ngói đỏ tường rêu meo mốc núp dưới tầng lá xanh. Một lũ nhóc lít nhít cùng tuổi nó đang nô giỡn ầm ĩ trên bậc thềm đất nện. Bỗng, mẹ đẩy nhẹ con bé về phía cô. Đến bây giờ nó mới ngắm cô thật kĩ. Cô đã lớn tuổi, mái tóc dài hoa râm và đôi mắt thật hiền. Khom người, cô chìa tay về phía nó. Phải là người khác thì con bé đã quay đi, dấu mặt sau lưng mẹ mếu máo sợ. Nhưng sao ở gần cô nó lại thấy thiệt ấm áp thương thương. Lạ ghê! Se sẽ đặt nắm tay bé xíu vào bàn tay cô, con bé cúi đầu bi bô: "Con chào cô ạ!".

Giờ học đầu tiên cô không cho nó tập tô chữ như chị Hai kể. Cô giáo dặn dò đủ điều, từ chuyện chỗ ngồi đến việc bao vở, cầm bút... Chuyện gì cô cũng hướng dẫn kĩ. Nhưng nó đâu có nhớ gì đâu. Mà nhớ làm chi cho mệt, thế nào trưa nay đón, mẹ cũng hỏi cô rồi chuẩn bị tươm tất cho nó cả thôi. "Nhưng - cô đột ngọt chuyển giọng làm nó chú ý - trước khi là học sinh các con phải nhớ: Tiên học lễ, hậu học văn" con bé khoanh tay ngay ngắn trên tập vở, mắt xoe tròn lắng nghe bài giảng đầu đời! Bây giờ nó cũng đang đi học như ai, cũng đường hoàng ngồi trong lớp học, cũng được nghe lời cô giáo giảng để... để... À, đúng rồi! Để "Mở mang tri thức" y như lời ba nói tối qua.

Nửa buổi học đầu tiên trôi qua êm thấm. Ra chơi. Cô giáo vừa quay lưng cất hộp phấn, lũ trẻ đã đua nhau ào ra sân. Con bé líu ríu chạy theo. Vui ghê! Mà cũng lạ ghê, lần đầu tiên con bé chơi giữa nhiều người lạ mà không hề mè nheo mít ướt. Ban đầu, ai cũng lạ hoắc lạ huơ nhưng rồi đều nhập cuộc nhanh chóng vào những trò chơi hấp dẫn. Tiếng cười làm nắng hè rộn rạo vang lên ngập khoảnh sân nhỏ. Đột nhiên: "Xoảng!". Chiếc dép của con bé bay tít lên cao. Dưới đất một chậu cây vỡ tan tành. Miếng chậu văng ra quẹt cả vào má nó. Lũ bạn kinh hãi, trố mắt vây quanh. Con nhóc nằm bẹp dưới đất oà lên. Đau thì ít, sợ thì nhiều. Nó sợ cô giáo giận nó, mắng rồi không cho nó đi học nữa. Sợ phải xa nơi này - cái nơi mà nó đã yêu ngay từ lần đầu đặt chân đến. Cô giáo tất tả chạy ra, đỡ nó len, phủi bụi. Con bé nhắm tịt mắt chờ cô mắng. Một tấm khăn ướt, lạnh tê cả người áp vào mặt nó. Con bé ngạc nhiên, ti hí nhìn hàng lông mày thanh thanh đang xô vào tròng kính.

Buổi học lại bắt đầu. Nó được đặc cách ngồi trong lòng cô để nghe chuyện. Giọng cô thật hay chứ không như tiếng ba ồm ồm, cũng không lách cách giống chị Hai. Lâu lâu, nó cứ phải có gìm tiếng nấc để khỏi làm cô ngừng lại: "Hết đau chưa con?". Rồi cô vỗ nhẹ vào đùi nó tiếp tục kể. Con bé ngả vào cô. Nghe thật dịu êm!

Đến khi nó tỉnh dậy thì mặt trời đã lên cao và mẹ đã đợi sẵn ở cửa tự lúc nào. Nó dụi mắt, tuột xuống, ôm tập sà vào lòng mẹ rồi líu ríu chào cô. Trên đường về nhà nó cứ nhắc mãi: "Mai mẹ nhớ gọi con dậy sớm đi học nghe!".

Thoắt cái đã tám năm trôi qua. Con bé ngày ấy đã là tôi của bây giờ. Một cô học trò hằng ngày vẫn đạp xe đến trường. Vẫn vui đùa nghịch ngợm với bạn bè. Vẫn tíu tít kể chuyện khi có ai hỏi về vết sẹo trên má. Để rồi, mỗi khi đi ngang qua chốn ấy bỗng dừng lại bật cười ấm áp.

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để...
Đọc tiếp

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.k

Những cái "buồn" của nhân vật 'tôi' thể hiện như thế nào? Qua đó em hiểu ý nghĩ của n.v tôi như thế nào?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

* Những cái "buồn" của nhân vật tôi thể hiện trong truyện:

- Ông giáo buồn khi muốn đỡ đần, giúp đỡ lão Hạc nhưng lão nhận ra sự khó chịu của thị - vợ ông giáo. Nên từ đó lão xa ông giáo dần, từ chối gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo.

- Ông giáo buồn khi biết tin lão Hạc xin Binh Tư bả chó. Ông giáo nghĩ lão Hạc đến bước đường cùng cũng trở nên tha hóa, nối gót Binh Tư, đi bắt chó nhà hàng xóm để có miếng ăn.

- Ông giáo buồn khi hóa ra cuộc đời vẫn đáng buồn khi cái sự nghèo khiến con người dễ bị tha hóa (như Binh Tư) hoặc bị dồn vào đến bước đường cùng (như lão Hạc), phải chọn cái chết để giữ lương tri và lòng tự trọng

* Những điều "buồn" cho thấy ông giáo là người giàu tình cảm, có tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Biết nghĩ và biết thương người. Chỉ có điều nhận thức được những điều ấy mà không đủ sức mạnh để thay đổi, chuyển suy xã hội nên chỉ biết đau lòng, khóc và thương cho những kiếp người bất hạnh.

12 tháng 9 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Mai mới Trung Thu mà

12 tháng 9 2019
  • Trang chủ diễn đàn tin học công nghệ
  • FORUM
  • MÁY TÍNH
  • ĐIỆN THOẠI
  • CÔNG NGHỆ
  • HỎI ĐÁP NHANH
  • Đăng ký
  •    

  • Hoạt Động
  •  
  • Nội Quy
  •  
  • Tiện Ích
  • Trang Chủ
  • Diễn Đàn
  • Kiến thức
  • Các môn học
  • Văn mẫu
  • Văn mẫu lớp 8 hay nhất
  • Phân tích tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc

kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Phân tích tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc

  • Ðiều Chỉnh

  • Search Thread

  1. 28-05-2018 12:59 AM#1

    VĂN's Avatar

    VĂN 

    VĂN đang off

    Level: 39

    Ðến Từ

    TP. Hồ Chí Minh

    Thành Viên Thứ: 402411

    Bài gửi

    1.256

    Phân tích tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc 

    Hướng dẫn làm bài văn phân tích cảm nhận về thái độ tình cảm của nhân vật ông giáo và lão Hạc trong tác phẩm Lão Hạc lớp 8 hay nhất. Nam Cao, một tác giả nổi tiếng từng nói rằng: " Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng thét khổ đau kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than". Với sự chiêm nghiệm về nghệ thuật của Nam cao, ta đã hiểu phần nào về cảm hứng chủ đạo và đối tượng mà ông hướng tới phản ánh trong xã hội chủ yếu là những người nông dân và những người tri thức lương thiện. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Nam Cao đã có những thành công nhất định trong sự nghiệp của mình với các tác phẩm như: Chí Phèo, Đời Thừa, Trăng Sáng và truyện ngắn Lão Hạc. Truyện ngắn Lão Hạc các em học sinh đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 8 , truyện ngắn xoay quanh cuộc sống của Lão Hạc và những nhân vật xung quanh lão trong đó có Ông giáo. Dưới đây là bài văn hướng dẫn phân tích tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc trong tác phẩm Lão Hạc lớp 8 hay nhất để các bạn tham khảo nhé.

    BÀI LÀM 1 PHÂN TÍCH TÌNH CẢM CỦA NHÂN VẬT ÔNG GIÁO ĐỐI VỚI LÃO HẠC TRONG TÁC PHẨM LÃO HẠC LỚP 8 HAY NHẤT
    Khi đi vào những tác phẩm của tác giả Nam Cao, chúng ta quá quen thuộc với hai đề tài chính về người nông dân và người tri thức. Lão Hạc là một trong những tác phẩm tiêu biểu khi viết về người nông dân nhưng trong đó vẫn phản ánh một phần về người tri thức trong xã hội đương thời là ông giáo, người bạn thân của lão Hạc.

    Trong truyện ngắn, Ông giáo là một người tri thức thuộc tầng lớp tiểu tư sản nhưng trên vai ông vẫn bị đè nặng bởi chữ "nghèo". Ông là làm nghề giáo, vốn nâng niu cuốn sách của mình như những đứa con tinh thần quý báu: “mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét...”,và rồi hoàn cảnh cũng đẩy ông giáo đến nỗi ông phải bán đi những cuốn sách quý vì con ốm, vì miếng cơm manh áo. Có lẽ đó là lí do khiến ông và Lão Hạc có thể đồng cảm sẻ chia và trở thành người bạn tâm giao. Ông giáo, là hàng xóm của lão Hạc, ông cũng một phần hiểu được cuộc sống khổ cực và khó khăn của lão. Con trai lão bỏ đi phu đồn điền vì không cưới được vợ, và đến độ lão phải bán đi cậu Vàng, con chó luôn là người bầu bạn hàng ngày với lão, thì lúc ấy , ông giáo trở thành một người bạn duy nhất lão có thể bộc bạch hết nỗi lòng của mình. Ông giáo cũng là người duy nhất giúp lão mỗi khi lão gặp khó “Tôi giấu giếm vợ, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc”. 

    Người hàng xóm tốt bụng và giàu tình người đã làm cho lão xúc động và hết sức trân trọng những gì ông giáo dành cho lão. Thế mới thấy, tầng lớp tri thức trong xã hội ấy cũng khổ không kém những người nông dân, họ cũng phải xoay xở với áo cơm và cũng phải đau khổ về tinh thần. Họ cũng đang dằn vặt giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất, đi ngược lại những lí tưởng họ vốn nuôi sẵn trong đầu. Ông giáo cũng là kẻ khổ, khổ khi luôn phải chứng kiến sự đau khổ của kẻ khác. Đầu tiên chính là vợ ông, người đàn bà đã bị cái miếng ăn làm cho trở nên ích kỉ và ti tiện hơn "cuộc đời quả thật cứ một thêm đáng buồn". 

    Và đến lão Hạc, ông luôn ở bên chia sẻ và tâm sự về những suy nghĩ trước cuộc đời nhưng rồi ông đâu thể giữ nổi lão Hạc sống hết cuộc đời này. Cái chết của lão như một sự giải đáp về thắc mắc trong ông giáo về phẩm chất của lão. Trước đó ông từng chiêm nghiệm rằng “Chao ôi, đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc ti tiện xấu xa, bỉ ổi,... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”.Hóa ra lão không bị tha hóa vì cái nghèo, mà là lão đang tìm cách giải thoát mình khỏi cái nghèo đói. Cái chết của lão Hạc bằng bả chó, thảm biết mấy, ông giáo chứng kiến cảnh ấy mà không thôi thương cảm cho một kiếp người không thể tồn tại giữa cái xã hội đương thời tai ác ấy. Cái chết của lão cho thấy nhân tính đã chiến thắng, lòng tự trọng vẫn kìm chân con người trước bờ vực của sự tha hóa. Ông giáo đã nhận ra rằng những người như lão Hạc đáng thương và đáng trọng đến mức nào dù hoàn cảnh tồi tệ đến mấy, thì lão vẫn không làm mất phẩm chất như một sự cứu cánh và cái chết ấy là sự lựa chọn duy nhất và cũng bất đắc dĩ.

    Tình cảm của ông giáo dành cho lão Hạc đã trở thành thứ tình cảm cao đẹp giữa xã hội đương thời. Hoàn cảnh tuy làm con người ta phải sống đau khổ nhưng tình cảm giữa con người và con người luôn trở thành thứ cứu rỗi hữu hiệu và ý nghĩa nhất.

    BÀI VĂN PHÂN TÍCH TÌNH CẢM CỦA NHÂN VẬT ÔNG GIÁO ĐỐI VỚI LÃO HẠC TRONG TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC
    Truyện ngắn Lão Hạc tiếp tục là một thành công của Nam Cao khi khai thác đề tài người nông dân đứng trên bờ vực của sự tha hóa. Những mảnh đời, những số phận khác nhau nhưng đều làm cho người đọc phải đau đớn, xót xa. Trong số các nhân vật ấy, hẳn chúng ta cũng không thể nào quên ông giáo- một phân thân của chính tác giả Nam Cao.
    Truyện ngắn được kể theo lời của nhân vật “tôi” hay là của chính ông giáo. Việc lựa chọn ngôi kể như vậy giúp nhân vật ông giáo, cũng là tác giả trực tiếp bộc lộ được những suy nghĩ, tình cảm của mình. Trước hết, ta thấy ông giáo là một tri thức nghèo. Nghề giáo cao quý vốn được trọng vọng là thế nhưng trong xã hội xưa cũng không thể thoát khỏi cảnh “áo cơm ghì sát đất”. Mọi ước mơ, lí tưởng dang dở của tuổi trẻ giờ đều phải tạm gác lại. Kể cả những quyển sách quý nhất, ông cũng phải bán đi để lấy tiền chữa bệnh cho con. Do vậy, ông hiểu phần nào nỗi day dứt, khổ sở của lão Hạc khi phải bán con chó Vàng mà lão yêu quý: “"Lão Hạc ơi!Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão qúy con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi!".
    Là một người hàng xóm, một người bạn của lão Hạc, hàng ngày cùng uống nước chè, cùng tâm sự, ông giáo dễ dàng cảm thông với lão. Từ thái độ dửng dưng, hiểu sai về lão, ông dần dần xót xa, ái ngại khi chứng kiến cuộc sống ép xác khổ cực của lão Hạc. Không chỉ an ủi, động viên, ông giáo còn ngấm ngầm giúp đỡ vì biết lão Hạc đã nhiều ngày chỉ ăn khoai, ăn rau, ăn củ ráy trong khi gia cảnh mình cũng chẳng khá khẩm gì. Ông thấy được những phẩm chất cao quý của lão Hạc, tình cha con thiêng liêng, vì vậy, không chỉ cảm thông, đó còn là niềm trân trọng đối với nhân cách cao đẹp của một con người lương thiện. Vì thế, ông đã phải xót xa mà thốt lên rằng: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là nhũng người đáng thương”. Không giống những người khác chỉ nhìn lão Hạc ở vẻ bề ngoài, ông giáo hiểu thấu cả những phần mà lão Hạc không bộc lộ. Đó là những điểm sáng trong nhân phẩm của người nông dân nghèo khổ. Sự chiêm nghiệm vô cùng sâu sắc ấy đến từ một trái tim nhạy cảm, dễ dàng cảm thông và thương yêu người khác.
    Vừa kính trọng nhân cách, vừa thương cho một cuộc đời khổ hạnh, ông giáo cảm thấy buồn khi tưởng rằng lão Hạc cũng nối gót Binh Tư, đi bắt trộm chó để kiếm sống. Đến lúc chứng kiến cái chết thảm khốc của lão Hạc vì ăn bả chó, ông giáo mới bàng hoàng nhận ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Xót xa làm sao khi những con người có phẩm giá cao quý, nhân cách trong sạch như lão Hạc lại phải tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự và nhân phẩm. Đến cuối truyện, ông giáo vẫn là người được lão Hạc gửi gắm toàn bộ hy vọng và tin tưởng: “Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão... cái vườn mà lão nhất định không chịu bán đi một sào”.
    Qua tác phẩm, ta thấy ông giáo là một tri thức nghèo có tấm lòng đáng trọng, biết bao dung và sẵn sàng cảm thông với người khác. Với việc xây dựng hình tượng này, Nam Cao còn thành công khi gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm của mình về người nông dân trong xã hội cũ.

    Tham khảo thêm:

    1. Dàn ý Ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao

    2. Dàn ý Phân tích cảnh đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

    3. Dàn ý Phân tích hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

    4. Cảm nhận về nhân vật ông giáo trong truyện ngắn “Lão hạc”

    5. Dàn ý Vẻ đẹp nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng lớp 9

    Chủ đề cùng chuyên mục:

    • Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đấy lòng tự hào dân tộc - Hãy làm...
    • Bài viết số 5 lớp 8 đề 4: Thuyết minh về một giống vật nuôi con mèo,...
    • Nghị luận về câu nói "Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và...
    • Suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
    • Phân tích hình ảnh Ông đồ trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên.
    • Bài viết số 7 lớp 8 đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước
    • Cảm nhận về tính triết lí trong bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh
    • Văn lớp 8: Từ trích đoạn Nước Đại Việt ta, em có suy nghĩ gì về lòng...
  •  
12 tháng 9 2019

Thế bào của động vật và của con người??? Động vật ngành gì, lớp gì vậy bạn? MK ko hiểu cho lém!

Mong bạn sửa lại cho rõ hơn, mk sẽ giúp bạn

HAND!!!

động vật ns chung í...bn cứ ns chung chung là đc mak...mơn nhìu

11 tháng 9 2019

.Câu chuyện về lòng tự trọng và 2 bát mỳ

11 tháng 9 2019

Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn biểu cảm kết hợp với các yếu tố tự sự, nghị luận, học sinh trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung những dòng thư của bố gửi cho En-ri-cô. 
- Đóng vai En-ri-cô giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bức thư và tâm trạng khi đọc được những dòng thư đó . 
- Nhập vai En-ri-cô để trình bày những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh từ những dòng thư đó: 
+ “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố. 
+ Nhận thức được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. 
+ Hiểu được tấm lòng của người bố. 
+ Thấy được lỗi lầm của mình khi “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”. 
+ Suy nghĩ về việc khắc phục lỗi lầm. 
- Nêu ấn tượng và điều cảm nhận được từ những dòng thư của bố.

11 tháng 9 2019

Đề 1: “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em tới trường, em vừa đi vừa khóc. Mẹ dỗ dành yêu thương,...” Đó là những cảm xúc đầu tiên của tôi khi chuẩn bị vào lớp một. Khi tôi ngân nga bài hát này thì lòng tôi lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp của ngày đầu tiên đi học.

Nhớ lại lúc ấy, cái thuở tôi còn bé xíu cùng mẹ bước chân vào một ngôi trường tiếu học rộng thênh thang. Khi mới vừa bước chân vào trường thì tôi nắm lấy tay mẹ tôi thật chặt chứ không như những lúc ở nhà; đi đâu cùng được và cũng chẳng sợ gi. Có lẽ vì tôi đã quá quen với từng con hèm nhỏ ở nhà tôi nên tôi chẳng sợ gì cả, tôi chạy bỏ mẹ lại thật xa. Vậy mà lúc ấy tôi lại chẳng dám  rời khỏi mẹ dù chỉ một bước. Giờ học bắt đầu, cồng trường đóng lại, tôi bơ vơ trong lớp nhìn ra ngoài cổng xem còn có mẹ không. Tôi như ở một thế giới hoàn toàn khác khi tôi vừa chia tay mẹ. Lúc đó tôi chẳng biết phải làm gì chỉ biết đứng đỏ mà khóc. Và rồi, cô đến bên tôi, cô nắm lấy tay tôi và cô nói ràng: “Đừng sợ, có cô đây” Tôi nghe cô nói, lời nói thật ngọt ngào và dịu dàng biết bao. Tôi cứ ngỡ cô là người mẹ thứ hai của tôi, che chở, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ tôi. Tôi lúc ấy không còn đi chơi như ngày trước nữa mà tôi đã đi học.

Ngày đầu đi học thật khó, tôi chẳng biết gì cả. Tôi chẳng biết cầm bút, chẳng biết sách vở là gì nhưng điều đó chẳng khó gì khi có cô bên cạnh tôi. Cô đã chỉ tôi cách cầm bút, tập cho tôi viết chữ. Và rồi ba tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ về đã đến. Những bạn khác thì được ba mẹ đón về nhà. Cô cũng về nhà, chỉ còn lại một mình tôi - cậu học trò lớp một cô đơn trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi đã khóc, khóc rất to rồi đột nhiên có ai đó khẽ đặt tay lên vai tôi và nói: “Mình về nhà thôi con”, lúc đó  tôi mới nhận ra là mẹ đã ở bên tôi.

Ôi! Sao tôi thương đến thế, sao tôi nhớ đến thế. Cái ngày đầu tiên đi học của tôi. Cái ngày mà tôi có nhiều ki niệm nhất trong tuổi thơ của mình.

11 tháng 9 2019

Đề 2: 

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. "

Đó là bài ca dao nói về công lao to lớn của các bậc sinh thành. Để sinh được chúng ta và dạy dỗ chúng ta nên người, cha me đã phải hi sinh rất nhiều. Vì thế. chúng ta cần phải biết kính trọng và quý mến cha mẹ của mình. Tôi cũng vậy. Tôi rất yêu thương cha mẹ tôi nhưng người mà tôi ghi nhớ trong lòng chính là người mẹ thân yêu.

Mẹ tôi rất tuyệt vời. Người tôi yêu quý có một mái tóc dài mượt và đen óng ả. Mái tóc ấy khoác lên một khuôn mặt hình trái xoan rất đẹp. Thêm vào đó là một đôi mắt long lanh như hai hòn bi ve. Ôi! Khuôn mặt ấy là một khuôn mặt của thiên thần mặc dù da có đôi ba nếp nhăn vì khổ cực chăm sóc cho gia đình tôi. Không những vậy mẹ còn có một đôi bàn tay khéo léo, dịu dàng. Nhờ đôi bàn tay này mà mẹ đã nấu được những món ăn cho gia đình tôi. Không chỉ đẹp về ngoại hình mà mẹ còn đẹp về tính cách nữa. Mẹ tôi rất nhân hậu và rất tốt bụng. Mẹ tôi là một người rất yêu thương gia đình của mình nên tôi yêu mẹ nhiều lắm. Vì mẹ đã chăm sóc tôi rất tận tình và gần gũi nhiều nên kỉ niệm giữa tôi và mẹ có rất nhiều điều đáng nhớ.

Có một kỉ niệm giữa tôi và mẹ khiến cho tôi nhớ mãi đó là vào một buổi chiều trời sắp mưa to nhưng tôi lại đi chơi. Mẹ bảo tôi đừng đi nhưng tôi vẫn trốn đi chơi. Đang chơi mải mê thì trời mưa tầm tã nhưng vì ham chơi, đang lao vào cuộc vui nên tôi cứ thế mà tiếp tục chơi, người tôi ướt sũng cả. Tối hôm đó, bố đi công tác nên chỉ có mẹ con tôi ở nhà. Vì ướt người cho nên tôi đã bị cảm lạnh rất nặng. Ngoài trời thì mưa rất lớn, nhưng mẹ vẫn chạy trong mưa để mua thuốc cho tôi uống. Nhìn thấy cảnh tượng đó, tôi rơi nước mắt vì thương xót cho mẹ. Cả đêm đó mẹ đã tận tình chăm sóc tôi mà không hề trách mắng vì tôi đã cãi lời mẹ. Khi thấy đôi mắt long lanh của mẹ buồn rầu thì tôi rất thối hận, dằn vặt trong lòng mình. Tối hôm sau, tôi thấy mẹ ngủ thiếp đi bên giường của tôi. Tôi âm thầm ôm mẹ và hứa với lòng rằng: “Con sẽ không bao giờ cãi lời mẹ nữa đâu, con hứa đó". Qua kỉ niệm này, tôi càm thấy yêu mẹ nhiều lắm.

Tôi yêu mẹ, mẹ luôn là người sống mãi trong lòng tôi bởi mẹ đã mang cả cuộc đời mẹ dành cho tôi đó là tình thương yêu bao la, sự hi sinh một đời cho hạnh phúc của tôi. Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!