Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.
Ví dụ:
- Tổ tiên: Các thế hệ đi trước (cụ kị, cha ông...).
- Sính lễ: Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.
- Chứng giám: xem xét và làm chứng.
- Hoảng hốt: chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt.
- Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
Nghĩa của từ rất đa dạng:
– Đưa ra khái niệm, định nghĩa từ biểu thị.
Ví dụ: Dũng cảm: đối mặt khó khăn, thử thách vẫn không lùi bước. Luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt và vượt qua.
– Đưa ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ cần giải thích cho người khác hiểu.
Ví dụ: Trung thực: con người có tính thật thà, thắng thẳn.
Tôi yêu vô cùng đất nước Việt Nam.Nơi đây , ông bà cha mẹ của tôi đã lớn lên, sống và chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất quê hương.Nơi đây là mảnh đất chôn rau cắt rốn của tôi , nơi tôi đã oa oa cất tiếng khóc chào đời.Cũng ở nơi đây, tôi được cảm nhận về tình đồng bào, hiểu về một dân tộc Việt Nam" sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa" .Mảnh đất quê cha đất tổ đã dạy tôi yêu và gắn bó với những cảnh vật thân thương, gần gũi của quê nhà: dòng sông xanh mát, lũy tre hiền hòa, bờ ao , con đường thân thuộc.Giờ đây đã xa Tổ quốc thân yêu, tôi luôn đau đáu nhớ thương về quê mẹ, về một Việt Nam nằm sau trong trái tim mình.
Bài 7: Gạch chân dưới 8 từ chỉ quê hương, đất nước có trong đoạn văn sau:
Tôi yêu vô cùng đất nước Việt Nam. Nơi đây, ông bà cha mẹ của tôi đã lớn lên, sống và chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Nơi đây là mảnh đất chôn rau cắt rốn của tôi, nơi tôi đã oa oa cất tiếng khóc chào đời. Cũng ở nơi đây, tôi được cảm nhận về tình đồng bào, hiểu về một dân tộc Việt Nam “sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà”. Mảnh đất quê cha đất tổ đã dạy tôi yêu và gắn bó với những cảnh vật thân thương, gần gũi của quê nhà: dòng sông xanh mát, luỹ tre hiền hoà, bờ ao, con đò thân thuộc. Giờ đây đã xa Tổ quốc thân yêu, tôi luôn đau đáu nhớ thương về quê mẹ, về một Việt Nam nằm sau trong trái tim mình.
Chiều dài hơn chiều rộng bao nhiu vậy bạn ?
và đây là toán chứ có phải văn đâu
┐( ̄ヘ ̄)┌
K2hjfo4nr(gkhông L6judqte là MTR bkhông và tymttwt đã được gu rủ em có rồi mà còn có rất là hình rất là gì không biết bài tập 🏋️♀️ là một ☝️ của anh 🇬🇧 T là một loài thực cvật T là một loài bướm đêm trong bài viết ✍️ của anh là gì của anh chị em có thể làm được 👍🏻 của
Bạn tham khảo ạ:
Hè vừa rồi, em được bố mẹ cho về quê chơi. Ở quê, em được cùng đám trẻ trong làng dẫn đi ngắm rất nhiều cảnh đẹp. Trong số tất cả, em thích nhất là cánh đồng rộng lớn trong buổi sớm mai. Khung cảnh ấy đã in đậm vào trong tâm trí em. Mỗi lần nhắc tới lại giống như một thước phim chậm rãi chiếu lên.
Cánh đồng vào buổi sáng sớm rất đẹp. Nó rộng mênh mông, từ xa nhìn lại cánh đồng buổi sớm chẳng khác gì một tấm thảm nhung khổng lồ mà ai đó bỏ quên. Từng cơn gió mùa thu nhẹ nhàng thổi làm sóng lúa nhấp nhô như những cô bé, cậu bé tinh nghịch đang dắt tay nhau chơi trò trốn tìm. Đứng từ rất xa em vẫn thấy màu xanh của những lũy tre bao quanh cánh đồng cùng với màu vàng sậm của lúa. Không gian lúc này thật thoáng đãng và mát mẻ, em hít sâu một hơi vào lồng ngực. Thoang thoảng bên chóp mũi là hương thơm của lúa chín, cái mùi nồng nồng ngái ngái mà đậm vị thôn quê ấy có thể hấp dẫn khứu giác của bất kì ai vô tình đi lạc vào nơi đây. Bầu trời lúc này còn chưa sáng hẳn, cảnh vật im lìm chìm trong giấc ngủ say. Cánh đồng như toát lên một vẻ đẹp rộng lớn nhưng cũng mang đôi chút cô đơn. Thỉnh thoảng trong không gian vắng lặng ấy mới vang lên tiếng kêu của một vài chú chim ăn đêm đang cố gắng kiếm thêm chút mồi.
Những tia nắng đầu tiên dần xuất hiện trên cánh đồng rộng lớn, đánh thức những bông lúa còn đang ngủ say bừng tỉnh giấc đón chào một ngày mới bắt đầu. Màn sương mỏng bao quanh cánh đồng nhanh chóng bị những tia sáng của vầng thái dương thiêu đốt không còn một dấu vết. Trên trời, những đám mây trắng nhuộm sắc hồng lững lờ trôi, ông mặt trời lại lười biếng tiếp tục cuộn tròn trong chiếc chăn mây to sụ chỉ nhô ra mỗi cái đầu tròn vo của mình. Những bông lúa lúc này mang một màu vành tươi lấp lánh, bông lúa nặng trĩu uốn cong thành hình móc câu gục đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Lúa bây giờ đã vào vụ, hương thơm của bông lúa theo cơn gió nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian rộng lớn. Em nhanh chân bước xuống vệ cỏ hai bên bờ, những ngọn cỏ còn ướt sương đêm được ánh mặt trời chiếu vào lấp lánh và long lanh như những viên pha lê đắt giá. Những tia nắng lúc này trở nên rục rỡ và ấm áp hơn nhiều so với lúc ban đầu. Em thấy thấp thoáng trên cánh đồng những bóng áo nâu nón trắng của các bác nông dân ra thăm lúa. Họ cúi xuống, dùng tay cẩn thận nâng bông lúa lên, nụ cười ánh lên nơi đáy mắt, em thầm nghĩ: “Vụ mùa năm nay bội thu rồi”. Từ hai bên bờ ruộng, một vài chú chim ăn đêm bay vút lên bầu trời cao và mất hút trong không gian tràn ngập ánh nắng ấy. Bên cạnh cánh đồng là con đường làng quen thuộc, trên đường người dân tấp nập đi lại, các bạn học sinh trong bộ đồng phục gọn gàng vừa đi vừa cười đùa vui vẻ. Cảnh vật quê em bây giờ thật hết sức trù phú và thanh bình.
Em rất thích ngắm nhìn cảnh đồng quê vào buổi sáng sớm. Những hình ảnh về cánh đồng cùng làng quê sẽ là hình ảnh in đậm trong tâm trí em dù thời gian có trôi qua đi chăng nữa.
Cre: mạng;))
Từ ghép chính phụ : Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
Ví dụ: xanh ngắt, xanh lơ, đỏ rực, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì, tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cày, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù, ...
Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Ví dụ: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, ăn ở, ăn nói, ...
Bạn HT
- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng phụ) bổ sung nghĩa cho tiếng chính. ... - Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Ví dụ từ ghép chính phụ: Sách giáo khoa, bàn học, ghế bành, hoa hồng, đỏ rực, viết bi, vở tập viết…..
-Từ ghép đẳng lập là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. ... Ví dụ từ ghép đẳng lập: Yêu thương, tươi tốt, áo quần, sách vở, bàn ghế, tươi trẻ, trầm bổng…… * Lưu ý: - Không suy luận một cách máy móc nghĩa của từ ghép từ nghĩa của các tiếng.
- Đặc điểm nội dung: diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.
- Đặc điểm nghệ thuật:
+ Lời thơ thường ngắn gọn.
+ Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.
+ Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
+ Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.
Ca dao thuộc loại văn chương bình dân truyền khẩu của dân tộc, thường được chúng ta hiểu là những câu nôm na, lời lẽ trong sáng, vần điệu thanh thoát, phong phú; có thể ngâm lên, hát lên theo giọng điệu tự nhiên một cách dễ dàng.
Ca dao phần lớn được sáng tác do nhu cầu hát xướng đối đáp nam nữ trong những dịp sinh hoạt dân ca cộng đồng, vào những ngày hội hè, những lúc nghỉ ngơi để giải trí vui chơi, hay trong những khi lao động cho quên bớt mệt nhọc. Trong trường hợp này người ta chỉ cần thêm vào câu ca dao những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi nhất định nào đó như : thời... í a; tình bằng... mà; lý tang lý tang tình tang, ố tình là...tình ì i, ô tình là... tình ì i; ôi tình... a í a; ầu ơ...; à ơi ạ ời ời.. v.v... Ca dao liền trở thành dân ca với những giai điệu riêng biệt của từng thể loại như hát trống quân, quan họ Bắc Ninh, hát lý, hò chèo ghe, hát ru em v.v...
Ca dao cũng được sáng tác nhiều bởi nhu cầu tình cảm cá nhân muốn được bộc lộ. Sự sáng tác ca dao cả hai loại này có khi lại do giới nho sĩ, trí thức bình dân trực tiếp tham gia, hay vì thương cảm cảnh ngộ những người xung quanh mà làm hộ, vì thế đã có thêm lắm bài đặc sắc.
Nói chung, ca dao xưa nay vẫn được xem là những sáng tác tập thể. Dẫu sao chúng ta cũng nên nhớ rằng câu ca dao nào khởi đầu cũng phải do một cá nhân có năng khiếu về thi ca, hứng cảm, sáng tác nên. Nếu câu đó được nhiều người ưa thích, chấp nhận là hay, sẽ được truyền khẩu và được bắt chước ngay; bằng không, nó còn chịu sự sửa đổi của nhiều người cho đến khi thật hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức. Nhiều khi có những câu ca dao đã hoàn chỉnh rồi vẫn thấy bị sửa đổi, thêm bớt, chẳng qua để cho phù hợp với cảm quan chung của nhiều địa phương, nhiều thế hệ hơn. Bởi vậy, nhiều bài ca dao hay mà vẫn thấy có dị bản.
Thế là từ cái riêng lúc ban đầu, ca dao đã được đại chúng hóa, trở thành cái chung của mọi người, do đó không cần nhắc tên tác giả.
Và cũng vì là của chung nên người ta sử dụng tự do, nhiều người chỉ thay đổi đôi chút cho hợp tình, hợp cảnh là đã có một bài ca dao mới. Đấy chính là lý do vì sao ta thường bắt gặp nhiều câu ca dao có vô số điểm tương đồng, hay na ná như nhau.
Bạn tham khảo dàn ý nhaa :
1. Mở bài
Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.
2. Thân bài
- Lý do xuất hiện trải nghiệm.
- Diễn biến của trải nghiệm:
Thời gian, địa điểm diễn ra trải nghiệm.
Ngoại hình, tâm trạng: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười…
Hành động, cử chỉ: trò chuyện, giúp đỡ…
Tình cảm, cảm xúc: yêu quý, trân trọng, biết ơn…
3. Kết bài
Bài học nhận ra sau trải nghiệm.
Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm.
Bạn tham khảo :
Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.
Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống... từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đinh em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngở đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hàng Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng.
Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người.
Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu, lúc chụp nó bảo:
- Nè, Em hơi bị ăn ảnh đấy nhé!
Em trả lời:
- Xì! Chưa chắc.
Nghe vậy chú chụp ảnh bảo:
- Thôi hai cháu đừng cãi nhau nữa, chú thấy đứa nào cũng ăn ảnh cả.
Thế là hai đứa tranh nhau, cuối cùng mặt đứa nào cũng ngố trong ảnh. Chụp xong, cả nàh ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt... được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội.
Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển... Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.