Nhận định nào không đúng khi nói về đặc sắc nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du ở bốn câu thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:
* Dàn ý:
1. MB:
- Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm
- Đoạn trích đã cho ta thấy diễn biến tâm trạng xót xa đau đớn của Thúy Kiều.
2. TB:
- ThúyThúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
+ Kiều nhờ cậy Vân, lời nhờ cậy có sắc thái khác thường (cậy, chịu lời, lạy, thưa). Lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy, vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”.
+ Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim: thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ.
Cách nói của Kiều thể hiện sự thông minh khôn khéo, qua đó thể hiện tài năng bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du.
+ Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên – trao lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu – để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này: Kiều đang mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lí trí và tình cảm. Kiều trao duyên chứ không muốn trao tình.
- Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên
+ Dự cảm về cái chết cứ trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều ; trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn,Kiều hướng về người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ.
+ Từ chỗ nói với em Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu ; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.
=> Với nghệ thuật miêu tả tinh tế diễn biến nội tâm nhân vật và ngôn ngữ độc thoại sinh động, đoạn trích Trao duyên đã ánh lên vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi tình yêu tan vỡ và sự hy sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
3. KB:
- Bi kịch tình yêu bất hạnh của Thúy Kiều
* Bài làm:
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Sinh thời ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng nhưng nổi bật nhất vẫn là "Truyện Kiều". Đoạn trích "Trao Duyên" trích trong "Truyện Kiều" đã thể hiện rõ nét diễn biến tâm trạng Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân
Nỗi oan khiên bỗng đâu ập xuống gia đình, giáng họa lên đầu mọi người, không trừ một ai. Nhưng dường như Kiều muốn một mình hứng chịu tất cả. Tự nguyện bán mình chuộc cha, đêm trước nàng đã trải qua một cuộc giằng xé âm thầm giữa một bên là mối tình đầu biết bao hứa hẹn và một bên là bổn phận làm con đối với ơn sinh thành. Cuối cùng những dằn vặt day dứt đã hết sau khi đã quyết chọn một con đường. Nào ngờ, đó mới chỉ là khởi đầu, dạo đầu. Hôm trước, là chữ Tình và chữ Hiếu, nó có phần chóng vánh. Còn hôm nay, là giằng xé giữa chữ Tình và chữ Duyên, nó mới thực sự bi kịch, vĩnh viễn đau thương. Nỗi đau đớn đứt ruột trong tâm trạng Kiều hôm nay là sự tiếp tục của đêm trước. Bởi, đã xác định vì chữ Hiếu thì phải làm nốt phần việc còn lại là trao duyên cho người khác.
Hôm qua là sự chọn lựa trong nhận thức, hôm nay mới chính thức mất mát trong tình cảm. Giá Kiều không phải là người tận tình, tận tâm; giá nàng hời hợt đơn giản hơn một chút thôi, chắc nàng không lâm vào bi kịch, không rơi vào đau đớn đến thế. Đằng này duyên thì đã trao mà Tình càng thêm nặng! Thậm chí, chính lúc mất Kim Trọng này lại thấy yêu, thấy gắn bó với chàng Kim hơn bao giờ hết. Vì thế, mỗi lời nàng nói, mỗi việc nàng làm trong cái lúc trao duyên này đều như đứt từng khúc ruột. Chẳng biết Nguyễn Du đã hoá thành người trong cuộc sâu sắc như thế nào mà thấu được mọi lẽ nhường ấy. Thi hào mới thấy tường tận Tình và Hiếu chỉ là đầu mối, là cái phần bên trên, còn ở bề sâu, cái phần nhức buốt chính là Tình và Duyên. Cảnh trao duyên. Là giằng xé của bi kịch ấy.
Trao duyên được mở đầu bằng hai câu thơ mà khi nói về vẻ đẹp của ngôn ngữ Truyện Kiều ít ai không nói đến. Nó giản đơn như những lời nói thông thường mà chân xác như mọi câu thơ hàm xúc nhất.
Đúng là trọng lượng của câu thơ rời vào bốn chữ cậy, chịu, lạy, thưa. Người ta không thể thay các chữ kia bằng bất cứ chữ nào khác. Tôi muốn nói thêm rằng: 4 chữ ấy mang đậm cái bi kịch của nàng Kiều. Với bốn chữ kia, vị thế của hai chị em Thuý Kiều đã thay đổi, đảo lộn. vẫn xưng hô là chị em, mà thực tình trong đó là quan hệ giữa một ân nhân và một kẻ chịu ơn. Bốn chữ ấy đều là lời của kẻ dưới đang nói khó với người trên. Chị thành kẻ lép vế phải cậy cục luỵ phiền, em thành người ban ơn. Để báo đáp ân tình trong muôn một cho chàng Kim, Kiều đã phải nhún mình hạ minh, đến thế! Nhưng trong cái cử chỉ tội nghiệp kia, ta thấy tất cả sự cao khiết của một tấm lòng, một phẩm cách. Rồi nàng kể, nàng giãi bày thật nhanh, thật rõ ràng ngành ngọn cho Vân hiểu vi sao mình phải lựa chọn cách này. Trong lời lẽ có phần khôn ngoan của Thuý Kiều cứ thấy lộ ra cái vẻ lo âu. Dường như Kiều phải cố gắng thuyết phục hết lời, tận tình để cho em vì mình mà không thể thoái thác. Nàng đã viện đến cả cái chết để lời cậy nhờ nặng như lời uỷ thác.
Nhưng ngẫm mà xem, Kiều đâu phải dùng cái chết như một nghệ thuật thuyết phục! Trong suốt đoạn trao duyên này và cả trước đó nữa, nàng luôn nghĩ đến cái chết như một kế cục u ám. Trong hoàn cảnh này, đời đã đến thế này, có còn gì để tha thiết nữa đâu, vô nghĩa hết cả rồi, người ra đâu còn muốn sống nữa! Càng yêu đời lại càng không muốn sống.
Đoạn Trao duyên phải là một cuộc chuyện trò, nhưng rồi lại diễn ra như một màn dộc thoại. Thuý Vân hầu như không lên tiếng. Nàng im lặng chịu lời. Và thế là Kiều phải làm nốt cái phần việc cuối cùng và khó khăn nhất: trao lại kỷ vật cho Vân. Hôm qua nghĩ đến việc hi sinh mối tình, Kiều đã nghĩ đến việc mất Kim Trọng. Và vừa rồi trong lúc lựa lời thuyết phục em gái, cảm giác mất mát ấy có đến gần hơn. Nhưng có lẽ phải lúc này đây nó mới thực sự choáng ngợp tâm hồn nàng. Còn giữ kỉ vật, ít nhiều người ta vẫn có cái ảo giác người yêu vẫn còn là của mình, vẫn trong mình. Chỉ đến khi tự tay cầm kỉ vật trao đi, người ta mới thật rơi vào hẫng hụt. Bắt đầu từ giây phút này đây, cùng với kỉ vật này đây, chàng Kim sẽ vĩnh viễn thuộc về người khác! Câu thơ như một nỗi nghẹn ngào.
Quả là, hai chữ của chung chất chứa bao đau xót. Kỉ vật tình yêu chỉ thiêng liêng khi nó là tín vật, là nhân chứng thầm kín của riêng hai người thôi. Còn bây giờ, từ bây giờ, nó đã thành của chung! Nhưng câu thơ còn giấu trong nhịp điệu của nó một nỗi đau sâu kín của nàng Kiều. Hai chữ này như dằn lòng, như dang dở. Lý trí đã quyết định trao duyên, trao kỷ vật. Song tình cảm vẫn cố trì hoãn, níu giữ. Vì thế mà cái động thái trao kia cứ dùng dằng. Kỷ vật lìa khỏi tay người như cũng vật vã không yên. Cố dằn lòng mà không thể cầm lòng!
Người giản đơn có thế nghĩ trung đại không phức tạp đến thê. Nhưng cho dù thời nào thì bản chất tình yêu vẫn không thế chia sẻ! Trái tim yêu thời nào có lẽ cũng đau như vậy thôi. Trao kỉ vật cho Thuý Vân và dặn dò em, nhưng có lẽ qua Thuý Vân, Kiều muốn dặn dò Kim Trọng. Lời nàng lâm li, tức tưởi. Nỗi đau trong lòng cứ quặn lên mãi. Kiều nhìn khắp lượt những đồ vật thân yêu, những chứng nhân lặng lẽ trong những giây phút nồng nàn hạnh phúc của mình với Kim Trọng: Chiếc thoa với bức tờ mây, phím đàn với mảnh hương nguyền, lò hương ấy, tơ phím này… Và hình dung, chỉ ngày mai thôi chúng sẽ lại chứng kiến những phút giây nồng nàn như thế của Kim Trọng với một người khác, cho dù người ấy có là em gái mình đi chăng nữa… cũng không thể chịu nổi. Nguyễn Du có lẽ đã hiểu thấu những tâm tư khuất lấp mà chân thực vô cùng ấy, cho nên đã viết những câu thật lắng đọng.
Có lẽ nhà thơ Vũ Cao đã có lý khi cho rằng cái câu Mai sau… nghe thật không đâu mà lại chính là câu thơ khó viết. Đã đành Kiều đang hình dung về mai sau, một cái mai sau rồi sẽ đến. Nhưng sao lại có hai cái tiếng dù có như một giả định về một việc khi xảy ra như vậy? Hai chữ dù có như bỗng nhói lên trong cái âm điệu xuôi chiều của câu thơ. Nó cho thấy lòng nàng không dễ nuôi yên, nàng không muốn có cái cảnh bao giờ trớ trêu ấy xảy ra. Tấm tình ấy đâu đã chịu tắt lửa lòng! Kiều hình dung mình sẽ chết rõ quá và tội quá! (chứ không còn chung chung ngậm cười chín suối như ở phần trên!) Mối tình sâu nặng với Kim Trọng nàng vẫn cứ mang theo như khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan. Vì sự thiết tha ấy oan hồn của nàng còn trở về dương thế! Thậm chí nàng còn hình dung rõ mồn một mình sẽ về trong gió trong cây cỏ thế nào. Hai chữ hiu hiu nghe mà gai người. Người ta như thấy trong đó cả sự hiển linh. Hai tiếng hiu hiu chấp chới giữa hai thế giới thực tại và hư vô, chập chờn giữa hai cõi thế: cõi âm và cõi dương! Kiều hi sinh tất cả, cho tất cả. về dương thế, nàng chỉ xin cho mình có một chén nước thôi. Một chút nhớ thương của người sống? Một chút tình cũ? Hay một chút duyên thừa? Chi một chén nước thôi, một chút thế thôi mà nàng đã thấy được an ủi, cảm thông nhiều lắm.Khi hình dung mình chết. Và Kiều còn thấy rõ là minh thác oan! Hai chữ thác oan có biết bao là tình là hận!
Những việc cần làm thì đã làm rồi. Sợi dây níu buộc đã cắt lìa rồi. Nhìn vào lòng mình, đời mình, bấy giờ Kiều mới thấy rõ mất mát để lại trong lòng cả một nỗi trống hoang, hụt hẫng. Nàng quên đi em Vân trước mặt, quay vào với nỗi đau trong lòng. Giờ đây với nàng, chỉ còn nỗi đau kia là hiện hữu, nỗi đau đang choáng ngập cả lòng nàng. Quên mất thực tại để chỉ chìm sâu vào trong lòng, đấy là lúc bi kịch đang dâng lên trầm trọng. Kiều như phân trần, thanh minh, tạ lỗỉ với chàng Kim. Mong muốn ở chàng một sự cảm thông, thấu hiểu.
Nghĩ về quá khứ muôn vàn ái ân mà đau. Nghĩ đến bây giờ một thực tại quá phũ phàng trâm gãy bình tan mà đau. Nghĩ đến mai sau…dạ đài khuất mặt khuất lời mà càng bội phần đau đớn. Tâm tư Kiều bị vây khốn, bị dim ngập giữa bao đau thương. Muôn vàn ái ân đã hoá thành muôn vàn đớn đau! Ngán ngẩm cho số kiếp đen bạc của mình, nàng cất lên cái tiếng than thân thăm thẳm cửa người đàn bà. Nàng sa vào mặc cảm phũ phàng. Mở đầu thì lạy em gái, bây giờ thì phải lạy cả người yêu. Nàng cứ thấy mình là kẻ bội tình và những mong được lượng thứ. Ta nghe trong đó tiếng vọng của những câu thơ mà Nguyễn Du đã bao lần kêu lên đầy thống khổ cho những thân phận đàn bà tài sắc:
Đau đớn thay phận đàn bà – Chém cha cái số hoa đào.
Và cuối cùng như oà lên, câu thơ không nói gì đến nước mắt, nhưng chúng ta biết lời Kiều đang vỡ ra trong nước mắt, nức nở cay cực. Hình như cái tố chất đặc thù của người nghệ sĩ chính là sự cảm thông. Khả năng cảm thông sâu sắc khiến cho người nghệ sĩ đã hoá thân thành người trong cuộc, nhập thân thành người trong cuộc đến từng thoáng gợn mơ hồ nhất của xúc cảm để nói lên những tiếng nói sâu xa kín khuất nhất của cỗi lòng. Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nguyễn Du đã hoá thành Thuý Kiều. Đến nỗi Thuý Kiều trao duyên mà ngỡ như chính Nguyễn Du đang đứt ruột trao duyên.
QĐND - Mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ trong Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam là phạm trù phản ánh mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa lãnh đạo, chỉ huy và phục tùng. Tình đồng chí, đồng đội trong quân đội là một nội dung cơ bản biểu hiện bản chất cách mạng của quân đội ta, trong đó lãnh đạo, chỉ huy giữ vai trò quyết định vì: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, còn chiến sĩ là lực lượng có vai trò cực kỳ quan trọng trong thực hiện thắng lợi mọi công việc. Bác Hồ từng căn dặn: “Cán bộ không có đội viên, lãnh tụ không có quần chúng, thì không làm được gì”, và “Các chú dù là đại đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, hay tiểu đoàn trưởng, cũng chỉ là những người đặt kế hoạch và điều khiển đánh trận. Lúc ra trận, việc đặt mìn, phá lô cốt đều do tay anh em đội viên làm”.
Tình đồng chí, đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, vừa là thuộc tính bản chất của một quân đội cách mạng, vừa là một trong những cơ sở tạo nên sức mạnh của quân đội.
Mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ trong QĐND Việt Nam được hình thành, phát triển trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, chiến thắng của quân đội ta. Một mặt, nó dựa trên chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội; mặt khác, dựa trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, đoàn kết gắn bó chặt chẽ keo sơn như ruột thịt trong “lúc thường cũng như lúc ra trận” giữa những con người cùng chung lý tưởng, mục tiêu, cùng thực hiện nhiệm vụ cao cả của người quân nhân cách mạng-một nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhưng rất vinh quang và cao quý: Sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là nguồn sức mạnh vô biên để bộ đội ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Yêu cầu, nhiệm vụ đó cũng đòi hỏi cán bộ phải luôn luôn làm kiểu mẫu cho chiến sĩ học tập, noi theo; chiến sĩ phải “tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên, khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”.
Tấm gương cán bộ thể hiện trước hết ở sự quan tâm thiết thực và chu đáo đến đời sống tinh thần và vật chất của bộ đội. Trong thư gửi Hội nghị chính trị viên tháng 3-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đối với bộ đội, chính trị viên phải săn sóc luôn luôn đến sinh hoạt vật chất của họ: Ăn, mặc, ở, nghỉ, tập luyện, công tác, sức chiến đấu. Về mặt tinh thần, phải săn sóc để nâng cao kỷ luật, bài trừ hủ hóa, phát triển văn hóa và đường lối chính trị trong bộ đội”. Có chăm lo đến đơn vị, hòa mình với vui, buồn của người lính, đồng cam cộng khổ với bộ đội thì bộ đội nhất định tin và nghe theo. Bác nói: “Đối với binh sĩ, thì lời ăn tiếng nói, niềm vui, nỗi buồn, quần áo, nhất nhất phải biết rõ và hết sức chăm nom. Có đồng cam cộng khổ với binh sĩ thì khi dẫn họ đi đâu, dù nguy hiểm mấy họ cũng vui lòng đi, khi bảo họ đánh, họ sẽ hăng hái đánh”. Và Người khẳng định: “Cán bộ có coi đội viên như chân tay, đội viên mới coi cán bộ như đầu như óc”.
Quan tâm đến cuộc sống của đơn vị hằng ngày một cách chu đáo đã là một tấm gương. Song người cán bộ còn phải làm cho mọi hành vi, lời nói của mình trở nên mẫu mực để bộ đội noi theo. Nhiều lần, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ phải làm gương cho chiến sĩ, không loại trừ ở cấp chức nào. Người chỉ rõ: “Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ Tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng”.
Khi cán bộ lãnh đạo, chỉ huy mẫu mực, hết lòng chăm lo xây dựng đơn vị, tôn trọng và thương yêu cấp dưới như “chân với tay” thì cấp dưới sẽ kính trọng, coi lãnh đạo, chỉ huy của mình “như đầu như óc”, như người thân; từ đó họ sẽ mang hết khả năng của mình để thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh một cách tự giác và có hiệu quả cao nhất. Trái lại, nếu cán bộ không làm “mực thước” cho cấp dưới, quan liêu, hách dịch, thì chắc chắn cấp dưới sẽ xa lánh họ; chỉ thị, mệnh lệnh mà họ đưa ra sẽ được cấp dưới tiếp thu một cách khiên cưỡng, hiệu quả thấp, thậm chí bị chối bỏ. Bởi vậy hơn ai hết, lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị phải thực sự xứng đáng là người anh, người “chị hiền” tận tụy chăm lo cho tập thể, cho từng chiến sĩ. Cán bộ phải là hạt nhân đoàn kết thống nhất, thật sự làm cho cấp dưới kính trọng, tin tưởng.
Khi được xem như một tấm gương về đức và tài cho chiến sĩ, người cán bộ quân đội sẽ luôn là biểu tượng cho họ phấn đấu học tập rèn luyện noi theo. Đó chính là làm nảy sinh nhu cầu về mặt xã hội của người lính, tạo ra động lực mạnh mẽ cho quân nhân vươn lên, làm cơ sở để giáo dục trong quân đội nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng đạt kết quả tốt.
Cần thấy rằng, mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ không chỉ biểu hiện qua việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ giữa lãnh đạo, chỉ huy và phục tùng mà còn được biểu hiện ra qua tình đồng chí, đồng đội-một giá trị đạo đức cao đẹp mang ý nghĩa xã hội-chính trị sâu sắc, thấm đượm tính nhân văn, chứa chan tình yêu thương con người. Khó có thể tìm thấy ở đâu tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc, gắn kết chặt chẽ, trong sáng như tập thể quân nhân, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, ác liệt.
Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn từ sự thống nhất các lợi ích giai cấp của người lao động. Trong từ “đồng chí”, “đồng đội”, sự bình đẳng về chính trị, về nghĩa vụ quân nhân, tình anh em, tình bạn chiến đấu được bày tỏ sâu sắc và vô cùng súc tích. Trong quân đội, do tính chất và ý nghĩa xã hội-chính trị của hoạt động quân sự, tình đồng chí, đồng đội có điều kiện củng cố vững chắc và không ngừng phát triển; trở thành đặc trưng không thể thiếu trong lối sống của mỗi quân nhân và tập thể quân nhân.
Biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội là sự tin cậy lẫn nhau và quên mình vì nhau, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như lúc chiến đấu. Với mỗi người quân nhân, tình đồng chí, đồng đội còn biểu hiện ở “tinh thần đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể”, nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho đồng đội, nhường cơm sẻ áo, chia sẻ với nhau những nỗi vui buồn; ở sự thẳng thắn, trung thực; không làm ngơ trước những thiếu sót, khuyết điểm trong thái độ, hành vi của đồng đội; biết ngăn đồng chí khỏi những việc làm sai trái, giả dối; biết giữ nguyên tắc với mình và những người xung quanh, trong việc lớn cũng như việc nhỏ; không dung hòa với những biểu hiện vô đạo đức, thói kẻ cả, kiêu ngạo.
Tình thương yêu đồng chí, đồng đội được tôi luyện, thiết lập vững chắc trong QĐND Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và cho đến nay, trở thành nét đẹp truyền thống, thành bản chất không thể phai mờ của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ, là một trong những nhân tố “gốc” cấu thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân đội ta.
Ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng quân đội càng đòi hỏi phải chăm lo củng cố, phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ và chiến sĩ trong quân đội, đặc biệt trước sự biến động về nhiều mặt của điều kiện kinh tế-xã hội, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường. Nhiệm vụ xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ phải vươn lên một tầm cao mới về mọi mặt, hàng đầu là chính trị tinh thần và đạo đức, trong đó thực hiện tốt mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ là một nội dung có tầm quan trọng đặc biệt. Để đáp ứng các yêu cầu đó, chúng ta phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức quân nhân; nắm vững và thực hiện tốt một số nội dung giáo dục cơ bản, gồm: Nâng cao trình độ tri thức, bồi dưỡng thế giới quan Mác- Lênin; giáo dục lý tưởng cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị; giáo dục trách nhiệm và nghĩa vụ quân nhân; giáo dục truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, đấu tranh với những biểu hiện làm hoen ố danh dự quân nhân; xây dựng, phát triển các quan hệ tốt đẹp trong tập thể quân nhân và quan hệ quân-dân; bồi dưỡng, rèn luyện lòng dũng cảm, tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh; giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật…
Về giải pháp cơ bản, cần tăng cường định hướng chính trị, kết hợp chặt chẽ tính khoa học, tính chiến đấu và tính thực tiễn trong thực hành giáo dục đạo đức, coi trọng và phát huy năng lực tự giáo dục đạo đức của mỗi quân nhân; phát huy vai trò các tổ chức, các lực lượng trong giáo dục, rèn luyện đạo đức quân nhân; chăm lo xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức lành mạnh, tốt đẹp ở các đơn vị cơ sở; quan tâm bảo đảm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội.
trả lời:
Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.
Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.
Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.
Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.
hok tốt !
^_^
Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.
Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.
Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.
Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.