K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2020

A B C D E F

a)

+) Tứ giác AEDF nội tiếp 

=> ^AED = ^DFC (1)

và ^AFD = ^BED ( 2)

+) Ta có: ^EAD = ^FAD ( AD là phân giác ^BAC ) 

^FDC = ^FAD ( cùng chắn cung DF )

^BDE = ^EAD ( cùng chắn cung DE )

=> ^FDC = ^FAD = ^EAD = ^BDE ( 3)

+) Xét \(\Delta\)AED và  \(\Delta\)DFC  có: 

^EAD = ^FDC ( theo (3))

^AED = ^DFC ( theo (1)

=> \(\Delta\)AED ~ \(\Delta\)DFC 

=> \(\frac{AE}{DF}=\frac{ED}{FC}\)=> AE . FC = DF . ED ( 4)

+) Xét \(\Delta\)AFD và \(\Delta\)DEB có:

^DAF = ^BDE ( theo (3))

^AFD = ^DEB ( theo ( 2)

=> \(\Delta\)AFD ~ \(\Delta\)DEB 

=> \(\frac{AF}{ED}=\frac{DF}{BE}\Rightarrow AF.BE=DF.ED\)(5)

Từ (4) ; (5) => AF.BE = AE.FC

=> \(\frac{AF}{FC}=\frac{AE}{BE}\)

=> EF//BC

b) Xét \(\Delta\)AED và \(\Delta\)ADC có:

^EAD = ^DAC 

^ADE = ^ACD ( vì ^ADE = ^AFE ( chắn cung AE ) và ^AFE = ^ACD  (đồng vị ))

=> \(\Delta\)AED ~ \(\Delta\)ADC

=> \(\frac{AE}{AD}=\frac{AD}{AC}\)

=> AD^2 = AE.AC

c) Tương tự cm \(\Delta\)AFD ~ \(\Delta\)ADB 

=> \(\frac{AF}{AD}=\frac{AD}{AB}\)

=> AD^2=AF.AB

kết hợp vs câu b => AB.AF = AE.AC

17 tháng 2 2020

1. Xét điều kiện:

\(\hept{\begin{cases}x-1\ge0\\x-x^2\ge0\end{cases}}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}x-1\ge0\left(1\right)\\x\left(1-x\right)\ge0\left(2\right)\end{cases}}\)

(1) <=> x \(\ge\)1 > 0   thay vào (2) ta có: 1 - x \(\ge\)0 <=> x \(\le\)1

Do đó chỉ có thể xảy ra trường hợp x = 1

=> ĐK : x = 1

Với x = 1 thử vào phương trình ta có: 0 - 0 + 2 = 2 ( thỏa mãn)

Vậy x = 1 là nghiệm của phương trình.

17 tháng 2 2020

bài 2: ĐK:\(0\le x\le1\)

+) Với điều kiện: A,B không âm

 \(\left(A+B\right)^2\ge A^2+B^2\)(1)

<=> \(A^2+B^2+2AB\ge A^2+B^2\)

<=> \(2AB\ge0\)luôn đúng

Dấu "=" xảy ra <=> A = 0 hoặc B = 0

Áp dụng với \(\left(\sqrt{1-x}+\sqrt{x}\right)^2\ge1-x+x=1\)

=> \(\sqrt{1-x}+\sqrt{x}\ge1\)

Dấu "=" xảy ra <=>  x = 0 hoặc x = 1

+) Với điều kiện C, D không âm

\(\left(C+D\right)^2\ge C^2-D^2\)(2)

Thật vậy: (2)<=> \(2CD+D^2\ge-D^2\)

<=> \(D\left(C+D\right)\ge0\)luôn đúng

Dấu "=" xayra <=> D = 0 hoặc C + D = 0

Áp dụng" \(\left(\sqrt{1+x}+\sqrt{x}\right)^2\ge1+x-x=1\)

=> \(\sqrt{1+x}+\sqrt{x}\ge1\)

Dấu "=" xảy ra <=> x = 0 

Vậy khi đó: 

\(P=\sqrt{1-x}+\sqrt{1+x}+\sqrt{4x}\)

\(=\left(\sqrt{1-x}+\sqrt{x}\right)+\left(\sqrt{1+x}+\sqrt{x}\right)\)

\(\ge1+1=2\)

Dấu "=" xảy ra <=> x = 0

16 tháng 2 2020

Em thử nha, rất là thích BĐT :33

Áp dụng BĐT Cô-si cho 2 số dương ta có :

\(Q=\frac{a+b}{ab}+\frac{ab}{a+b}=\left(\frac{a+b}{4ab}+\frac{ab}{a+b}\right)+\frac{3\left(a+b\right)}{4ab}\ge2\sqrt{\frac{a+b}{4ab}\cdot\frac{ab}{a+b}}+\frac{3\left(a+b\right)}{4ab}\)

                                                                                                                      \(\ge2\cdot\frac{1}{2}+\frac{3\cdot2}{\left(a+b\right)^2}=1+\frac{3}{2}=\frac{5}{2}\)

Dấu "=" xảy ra \(\Leftrightarrow a=b=1\)

Vậy : min \(Q=\frac{5}{2}\) tại \(a=b=1\)

Các bạn  xem cho mình viết mở bài này được không nha cho xin ý kiến để sửa lỗi : Mở bài về người cống hiến thầm lặng cho đất nước  qua 2 tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật ,từ đó gợi cho em suy nghĩ về tuổi trẻ ngày nay.                              Nhà thơ Thanh Hải đã từng viết:                ...
Đọc tiếp

Các bạn  xem cho mình viết mở bài này được không nha cho xin ý kiến để sửa lỗi : Mở bài về người cống hiến thầm lặng cho đất nước  qua 2 tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật ,từ đó gợi cho em suy nghĩ về tuổi trẻ ngày nay.

                              Nhà thơ Thanh Hải đã từng viết: 

                                                 " ...Lặng lẽ dâng cho đời

                                                      Dù là tuổi hai mươi

                                                      Dù là khi tóc bạc."

       Sống ở trên đời , chúng ta phải cống hiến cho tổ quốc, cống hiến cho quê hương không phân biệt tuổi tác. Có những nốt nhạc trầm ngâm đến gần như câm lặng nhưng lại mang một ý vị sâu xa, có những con người cống hiến thầm lặng vô danh nhưng lại mang đến những niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống. Văn chương với sứ mệnh thiêng liêng và cao cả đã khắc ghi rõ nét những người cống hiến thầm lặng qua nhân vật anh thanh niên trong " LLSP" của NTL, còn những người lính trẻ trong bài thơ"BTVTĐXKK" -PTD họ cống hiến cho đất nước với tinh thần nhiệt huyết dũng cảm " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai.". Thái độ và hành động của hai nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu và anh chiến sĩ lái xe đã gợi cho em rất nhiều suy nghĩ về tuổi trẻ ngày nay : hăng say cống hiến, góp sức hết mình cho đất nước vì một tương lai" huy hoàng".

1
17 tháng 2 2020

Mở bài rất rốt, biết tạo nhịp điệu câu văn qua những điệp "có những nốt nhạc... có những con người".

- Biết vận dụng thơ ngoài chương trình, liên hệ chính xác.

- Nêu được vấn đề cần giới thiệu.

Ta có phương trình x2-(2m+1)x+m2=0

Xét \(\Delta=\left(2m-1\right)^2-4m^2=-4m+1>0\)

\(\Rightarrow m< \frac{1}{4}\)

a, Khòng mất tính tổn quát giả sử \(0< x_1< x_2\)

Để pt có 2 nghiệm dương phân biệt thì : \(\hept{\begin{cases}\Delta>0\\S>0\\P>0\end{cases}}\)

\(\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}m< \frac{1}{4}\\2m+1>0\\m>0\end{cases}\Leftrightarrow}0< m< \frac{1}{4}\)

b, Ta có\(x_1=\frac{2m+1-\sqrt{1-4m}}{2};x_2=\frac{2m+1+\sqrt{1-4m}}{2}\)

\(\Rightarrow\left(x_1-m\right)^2+x_2=3m\)

\(\Leftrightarrow\left(\frac{1-\sqrt{1-4m}}{2}\right)^2+\frac{2m+1+\sqrt{1-4m}}{2}=3m\)

Giải ra tìm được m :))))

17 tháng 2 2020

- Giải thích:

+ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…

+ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

- Chứng minh qua Làng và Lão Hạc:

+ Biết yêu thương con người, đặc biệt nhắc nhở tình yêu thương, sự đồng cảm ngay cả khi chính mình cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nam Cao đặt nhân vật vào ranh giới giữa cái thiện với cái ác rất mong manh để làm quan tòa cho tâm hồn của nhân vật, cuối cùng vẫn hướng đến phần người trong con người. (Chứng minh qua lão Hạc và ông giáo)

+ Tình yêu nước: yêu làng quê làm nên tình yêu đất nước. Tình yêu nước tuyệt đối để không chấp nhận bất kì điều gì dù đã gắn bó nếu phản bội Bác Hồ, Tổ quốc, nhân dân. 

Con làm sáng tỏ qua những ý trên nhé. Chứng minh qua từng tác phẩm hoặc ở mỗi tác phẩm chia thành hai ý: - gây cho ta những tình cảm ta không có. - luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

https://h.vn/hoi-dap/question/33566.html

Bạn vào đây xem nhé'

Học tốt!!!!!