1. Cảm nhận của em về bài ca dao sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã . Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-cam-nhan-tinh-canh-nguoi-dan-trong-song-chet-mac-bay
Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng.
Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.
Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! (
Bạn tham khảo : ( không chép mạng nhưng vẫn tham khảo trên mạng một chút )
Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất. Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm.Khi vui,giọng nói ấy nghe thật thánh thót,dịu dàng và dễ nghe.Như là những lúc em được 10 điểm,khuôn mặt,giọng nói mẹ mới ngọt ngào,dịu dàng , trầm ấm làm sao ! Nhưng ... mỗi lúc mẹ buồn khi em làm việc gì có lỗi,giọng nói ấy nghe thật thiếu sức sống,buồn bã làm sao . Mỗi lúc tức giận,giọng mẹ nghe thật khó chịu,nói đúng hơn là khó nghe .Vì thế nên em không muốn làm mẹ buồn.hoặc tức giân .Em sẽ cố gắng học thật giỏi,thật ngoan ngoãn để không phụ những công sức của mẹ
- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:
→ Khắc họa một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn đủ điều về vật chất - được trình bày một cách hóm hỉnh, vui tươi - thể hiện sự lạc quan với cuộc sống của tác giả.
- Nghệ thuật;
→ Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.
c. Tình bạn thắm thiết của tác giả
- Sử dụng 2 từ "ta" liên tục:
→ Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn
⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.
Bác đến chơi đây, ta với ta...
Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hồn hển như lời của nước mây
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là:
+ So sánh : cụ thể là :” Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi “- “ như lời của nước mây”
+ Nhân hoá : cụ thể là : “ hổn hển “
+ Tác dụng : thể hiện được thần thái của tiếng hát nơi núi rừng hẻo lánh vừa hồn nhiên trong trẻo vừa dịu dàng, thổn thức
Bạn tham khảo nhé !
Em được biết rằng loài ong mật sống tự nhiên trong rừng, và cũng có khi là chính con người nuôi trong vườn, trong nhà. Ông mật thường là chú ong chăm chỉ cho nên em rất thích những chú ong mật này.
Trong mỗi đàn ong thì luôn luôn có hàng nghìn con, gồm một ong chúa, vài trăm ong đực và quan trọng hơn đó chính là có hàng nghìn ong thợ. Ong thợ cũng là ong mật được xem là những con ong cái nhưng chúng lại không có khả năng sinh sản. Ong thợ lúc này thì chỉ biết bay đi lấy mật hoa, nhụy hoa và quan trọng hơn tất cả việc chúng là để có thể chăm sóc ong chúa, nuôi ong non. Những con ong thợ dường như còn canh gác tổ và xây tổ. Tổ ong được xây dựng như là một tòa lâu đài bằng sáp có hàng trăm, hàng nghìn căn phòng có các hình 6 cạnh liền kề nhau nhìn thật đẹp mắt biết bao nhiêu.
Con ong thợ chăm chỉ lại có bộ cánh kép, mỏng và trong suốt màu vàng mơ thật là đẹp đẽ biết bao nhiêu. Thế rồi quan trọng hơn đó chính là ở đầu miệng có lưỡi dài hút mật hoa. Mỗi chú ong thợ chăm chỉ lại có hai râu dài. Chiếc râu dài này dường như để định hướng, dẫn ong đi tìm hoa và bay vể tổ cho chính xác nhất. Mỗi con ong có ba đôi chân, mọc đều về hai phía. Những chiếc chân của con ong thợ lại có nhiều đốt và có lông. Thân ong thợ lại như có bốn, năm vòng ngang. Đuôi ong có ngòi, đốt rất đau và ai ai cũng phải sợ.
Ong mật luôn luôn sống theo đàn. Và theo tìm hiểu em thấy được rằng hành trình của con ong dài hàng trăm dặm. Dường như cứ mỗi ngày ong bay đi bay về tìm mật hoa, nhụy hoa đem về tổ, chuyên cần từ tinh mơ đến chiều tối.
Con ong thợ chính là một tượng trưng cho đức tính chuyên cần và tích lũy. Con vật nhỏ bé mà có ích chính vì thế mà em rất thích những chú ong thợ chăm chỉ.
“Chị ong nâu nâu nâu nâu, chị bay đi đâu đi đâu, con gà trống mới gáy, ông mặt trời mới dậy...” Câu hát quen thuộc đã nghe đi nghe lại lắm lần, không biết từ khi nào em đã nảy sinh lòng yêu thích với loài ong mật chăm chỉ.
Ong mật là loài côn trùng bé xíu, chỉ bằng đầu ngón tay. Trên thân là bốn, năm vòng ngang đan xen giữa màu vàng và màu nâu, phủ một lớp lông tơ mịn. Bộ cánh kép mỏng manh vàng nâu, trong suốt nhìn rõ từng đường vân ngang dọc. Mỗi chú ong mật đều có ba đôi chân cứng cáp có nhiều khớp nối, được trang bị rất nhiều lông nhỏ cảm ứng. Mặc dù rất thích ong mật, nhưng em sợ nhất chính là cái đuôi nhỏ có ngòi châm nhọn hoắt tiết ra nọc độc của chúng, một vết cắn sẽ sưng tấy đau buốt mấy ngày liền.
Đầu của ong mật như hạt tiêu nhỏ chứa đôi mắt kép lớn giúp chúng dễ dàng quan sát xung quanh. Chú còn có hai vòi nhỏ, thêm cái lưỡi mảnh như sợi chỉ chuyên dùng để hút nhụy hoa. Có lần em được ba bắt cho một con ong để ngắm nghía cho thỏa thích, nhìn kỹ mới thấy dưới mỗi chân nhỏ đều mang một cái gùi xinh xắn chứa đầy phấn hoa.
Mỗi dịp xuân hè, khi mặt trời tỏa ra những tia nắng chan hòa cũng là lúc loài ong mật hoạt động mạnh nhất. Chúng có thể bay xa hàng dặm mà vẫn nhớ đường về. Trong những khu vườn ngập hoa tươi, đâu đó là bầy ong mật chăm chỉ lấy từng chút phấn hoa mang về tổ. Nghe mẹ em nói, tổ ong được làm bằng sáp và là nơi trú ngụ của hàng ngàn con ong, từ ong chúa, ong non, ong thợ, ong đực, mỗi con đều nghiêm túc làm việc như một nhà máy thu nhỏ.
Ong mật là loài côn trùng hữu ích đối với nhà nông vì chúng giúp các bác nông dân thụ phấn cho cây trồng và cũng là một tấm gương về sự chăm chỉ, kiên trì và đoàn kết. Ngoài ra ong còn cho chúng ta sữa ong, sáp ong làm sản phẩm. Em rất yêu quý những chú ong mật ấy.
a.
- Đậu tương: một loại đậu
- Đất lành chim đậu: động tác của hạ cánh của chim
- thi đậu : Thi đỗ
b.
- bò kéo xe: con bò
- hai bò gạo: chỉ đơn vi đo lường
- cua bò lổm ngổm: động tác
c.
- cái kim sợi chỉ: dùng để khâu vái
- chiếu chỉ: lệnh mà nhà vua ban bố thiên hạ.
- chỉ đường: trỏ
- một chỉ vàng: đơn vị đo lường của vàng.
A > Đậu :
-Một loại cây trồng để lấy hạt hoặc quả .
- Tạm dừng lại .
- Đỗ / Trúng tuyển kỳ thi .
B > Bò :
- Con bò .
- 1 đơn vị dùng để đo lường .
- Duy chuyển thân thể .
C > Chiếu :
- Sợi se dùng để khâu .
- Lệnh bằng vàng của vua chúa .
- Hướng dẫn .
- 1 đơn vị dùng để đo lường ( đo vàng bạc )
Tham khảo !!
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.
Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.
Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.
Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng:
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong
Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.
hello ai đang FA kb vs mình nha và mình là con trai