K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2021

có 6 người

27 tháng 9 2021
9 người nhé
27 tháng 9 2021

bằng miệng

27 tháng 9 2021

bằng miệng

27 tháng 9 2021

qhan  taif

27 tháng 9 2021

quan tài

Đố bạn có bao nhiêu chữ C trong câu sau đây: “ Cơm, canh, cháo gì tớ cũng thích ăn!”

Đáp án :

Có 1 chữ C

27 tháng 9 2021

Đáp án: 1 chữ C, ở chữ "Cơm".

Gia đình có vai trò thật quan trọng, và đối với tôi cũng vậy. Trong gia đình, người mà tôi yêu thương nhất chính là mẹ.

Mẹ tôi là một người phụ nữ giản dị. Nhưng mẹ đã dành cho tôi những sự hy sinh thật phi thường. Bố mẹ chia tay khi tôi còn rất nhỏ. Tôi sống cùng với mẹ. Mẹ vừa phải làm mẹ, vừa phải làm bố. Nhờ có tình yêu thương vô bờ của mẹ đã lấp đầy khoảng trống tình cảm của bố.

Còn nhớ năm lớp tám, tôi đến nhà Hồng - cô bạn thân cùng lớp chơi. Do quá mải chơi nên khi về đến nhà thì trời đã tối. Tôi nghĩ thầm trong lòng rằng kiểu gì khi về đến nhà mẹ cũng mắng. Nhưng khi tôi về đến nơi, bước vào nhà lại thấy thật yên tĩnh, chỉ nhìn thấy trên bàn là cơm canh nóng hổi, mà không thấy mẹ đâu. Tôi ăn cơm xong mà lòng đầy lo âu. Tôi lén vào phòng của mẹ, thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Cảm thấy lo lắng, tôi chạy đến bên giường, khi chạm vào người mẹ thì thấy nóng bừng. Có lẽ mẹ đã bị sốt.

Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi, xen lẫn cả sự ân hận. Tôi tự trách mình mải chơi, trong khi mẹ thì phải làm việc vất vả, lại bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi. Tự trấn an bản thân, tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi còn nấu một ít cháo ăn liền và mua thuốc cho mẹ. Một lúc sau, có vẻ đã khá hơn, mẹ tỉnh dậy. Tôi thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Mẹ vừa ăn vừa mỉm cười nhìn tôi. Xong xuôi, tôi nhìn mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc nức nở: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ chỉ ôm tôi vào lòng rồi nhẹ nhàng nói: “Không sao đâu! Nín đi con!”.

Sáng hôm sau, mẹ đã khỏe hẳn và có thể đi làm bình thường. Nhưng nhờ có trải nghiệm hôm qua mà tôi mới biết mẹ đã vất vả vì tôi như thế nào. Tôi thầm nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập hơn, giúp đỡ mẹ nhiều hơn để mẹ khỏi lo lắng, vất vả.

Đối với tôi, mẹ chính là nguồn ánh sáng diệu kỳ. Sau hôm đó, tôi dường như thấu hiểu thêm công ơn của mẹ, cũng như hiểu được rằng:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”

︵✰ŦO꙰rᎬv̤̈єŕ๑A͙ʟ0ɲéȸ  

Forever Alone

27 tháng 9 2021

lập dàn ý hay bài viết đấy 

trùng hợp thế mik cũng đang cần 1 bài văn viết về trải nghiệm của e 

Chàng trai làng Phù Ủng   Phạm Ngũ Lão là một tướng giỏi thời nhà Trần. Ông có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Thời trai trẻ của ông cũng thật đáng khâm phục. Câu chuyện kể về ông như sau:   Một buổi sáng, bên vệ đường làng Phù Ủng có một chàng trai ngồi đan sọt. Chàng mải miết với công việc và đăm chiêu suy nghĩ về việc nước nên không hề hay biết những cảnh vật...
Đọc tiếp

Chàng trai làng Phù Ủng

   Phạm Ngũ Lão là một tướng giỏi thời nhà Trần. Ông có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Thời trai trẻ của ông cũng thật đáng khâm phục. Câu chuyện kể về ông như sau:

   Một buổi sáng, bên vệ đường làng Phù Ủng có một chàng trai ngồi đan sọt. Chàng mải miết với công việc và đăm chiêu suy nghĩ về việc nước nên không hề hay biết những cảnh vật xung quanh mình. Giữa lúc ấy, đoàn quân đưa kiệu Trần Hưng Đạo đi ngang qua làng. Lối hẹp, quân đông, võng xe chật đường, loa phát thanh náo nhiệt. Thế nhưng, chàng trai vẫn ngồi điềm nhiên đan sọt. Quân mở đường giận quá bèn lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, máu chảy lai láng nhưng chàng trai vẫn không hay biết.

   Kiệu Hưng Đạo Vương đến gần. Lúc ấy, chàng trai mới sực tỉnh và vội đứng dậy vái chào, Hưng Đạo Vương hỏi:

- Đùi bị đâm chảy máu thế kia ngươi không biết sao?

   Chàng trai đáp:

- Tôi đang mải nghĩ mấy câu trong sách Binh thư nên không để ý, xin Đại Vương xá cho.

   Trần Hưng Đạo hỏi tên, chàng trai xưng Phạm Ngũ Lão. Hỏi đến chiến thuật dùng binh, chàng trai trả lời trôi chảy. Hưng Đạo Vương tỏ lòng mến trọng người tài, đưa theo về kinh đô. Sau đó, Phạm Ngũ Lão cầm quân đánh giặc và lập được chiến công lớn.

15
27 tháng 9 2021

cho mik cái câu hỏi

27 tháng 9 2021

câu hỏi đâu bn

Câu 1:

- Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, năm 1428 quân Minh bị đuổi ra khỏi bờ cõi nước ta, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại nước Đại Việt. Triều đại Lê Sơ được thành lập.

* Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

undefined

Nhận xét

◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương

◦ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

Câu 2:

* Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu:

- Về giáo dục, thi cử:

+ Ở các đạo, phủ đều có trường công.

+ Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

* Khác với thời Lý - Trần:

- Thời Lê sơ, Phật giáo không còn phát triển và chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý - Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

- Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới.

Luật pháp:

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

- Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.

- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…

Câu 4:

*Nông nghiệp:

Đàng ngoài:

+ Thời Mạc Đăng Doanh no đủ, được mùa

+ Khi chiến tranh diễn ra: nông nghiệp bị mất mùa, đói kém, sa sút nghiêm trọng, nhân dân đói khổ, phiêu tán

*Nguyên nhân:

+ chính quyền ko quan tâm đến sản xuất nông nghiệp

+ do chiến tranh kéo dài --> nông nghiệp bị phá hoại

- Đàng trong:

+ Nông nghiệp phát triển rõ rệt, hình thành tầng lớp địa chủ mới.

+ Đầu thế kỉ XVIII, cuộc sống nhân dân bắt đầu bần cùng nhưng ko nghiêm trọng như Đàng ngoài.

*Nguyên nhân:

+ Các chúa Nguyễn có nhiều chính sách khai hoang lập làng

+ Năm 1698, lập phủ Gia Định (Nguyễn Hữu Cảnh), lập ra nhiều làng, xóm mới.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

Thủ công nghiệp:

- Thế kỉ XVII, xuất hiện nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng: dệt La Khê, gốm Thổ Hà, Bát Tràng, rèn sắt Nho Lâm

Thương nghiệp:

- Buôn bán phát triển

- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá đô thị : ngoài Thăng Long còn có phố Hiến, Thanh Hà , Hội An, Gia Định.

- Về sau hạn chế về ngoại thương

Các cuộc chiên tranh phong kiến: Chiến tranh Nam Triều - Bắc Triều, chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

Hậu quả: Đất nước bị chia cắt, nhân dân bị đói khổ, li tán.

#NhovkLinggbbj

An Dương Vương

An Dương Vương còn có tên thật là Thục phán, là người lập lên và cai trị đất nước Âu Lạc (nhà nước thứ 2 sau nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam).

Có một truyền thuyết gắn liền với vị vua này như sau: tương truyền rằng, An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa (kinh đô nước Âu Lạc) nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy, và còn được thần trao cho móng để chế làm nỏ thần giúp chống giặc ngoại xâm. Lúc bấy giờ, Triệu Đà rắp tâm chiếm nước Âu Lạc mà nhiều lần tiến quân không thành nên dùng kế hoãn binh, cử con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn công chúa Mỵ Châu (con gái An Dương Vương). An Dương Vương sơ xuất mắc mưu Triệu Đà, để Trọng Thủy đánh tráo nỏ thần dẫn đến mất nước.

Đây là một bài học vô cùng đắt giá về tinh thần cảnh giác đối với âm mưu xâm lược của ngoại bang trong công cuộc giữ nước.
Mặc dù kết thúc bi tráng, nhưng những công lao dựng nước và cai trị đất nước của An Dương Vương là không thể phủ nhận. Vì vậy, An Dương Vương được coi là một trong những vị vua tài giỏi trong lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam.

An Dương Vương

2 21 

Lý Nam Đế

Lý Nam Đế (503-548), có tên thật là Lý Bôn hoặc Lý Bí, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý (tức nước Vạn Xuân). Lý Bí từ nhỏ đã là một cậu bé thông minh, hiểu biết sớm, nhưng tuổi thơ ông lại phải trải qua nhiều biến cố như: cha mất lúc 5 tuổi, 7 tuổi thì mẹ qua đời sau đó ở với chú. Sau này ông được một vị Pháp tổ tiền sư nhận về chùa nuôi dạy. Vì học rộng tài cao, văn võ toàn tài, ông được nhân dân tôn lên làm thủ lĩnh địa phương, được mời làm chức Giám quân ở Đức Châu (hiện nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).

Đến năm 541, Lý Bí chính thức khởi quân chống lại nhà Lương (nguyên nhân chính do thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư hà khắc, tàn bạo làm mất lòng người) chiếm được toàn bộ vùng đất Giao Châu. Sau đó năm 542, Nhà Lương mang quân sang đàn áp nhưng cũng bị Lý Bí đánh bại.

Trong lịch sử nước ta mặc dù không ghi cụ thể chiến công đánh đuổi Lâm Ấp (ngoại bang ở phía nam) của Lý Bí nhưng đây cũng là một trong những trận chiến khẳng định được tài cầm quân của ông.
Sau đó, tới tháng giêng năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lên làm hoàng đế lấy niên hiệu là Thiên Đức lập là nước Vạn Xuân.

Lý Nam Đế

3 31 

Ngô Quyền

Khi nhắc đến cái tên Ngô Quyền, không ai không biết tới trận chiến Bạch Đằng lịch sử, một thắng lợi vẻ vang cho thấy kết quả của con đường (1.000 năm) đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta.

Ngô Quyền sinh năm 898 ở Đường Lâm, Ba Vì (Hà Nội ngày nay) và mất năm 944. Ông còn được biết dưới tên gọi khác là Tiền Ngô Vương, vị vua sáng lập ra nhà Ngô. Lịch sử đã ghi lại chiến công dựng nước của Ngô Quyền từ đó các thế hệ sau học hỏi và noi gương. Sự nghiệp dựng nước của ông được đánh dấu từ năm 938, năm ông tập hợp lực lượng tiến quân ra bắc, tiêu diệt Kiều Công Tiễn, hạ thành Đại La. Năm 937, trận chiến nổi tiếng Bạch Đằng do ông chỉ huy đã đánh bại quân Nam Hán (Hoằng Thao chỉ huy) làm tiền đề để đến năm 939, ông xưng vương đóng đô ở Cổ Loa (thành phố Hà Nội ngày nay).

Mặc dù, Ngô Quyền chỉ xưng vương mà chưa lên ngôi, đổi niên hiệu nhưng lịch sử đã ghi nhận ông là một vị vua chính thống với tài mưu giỏi mà đánh cũng giỏi.
Nhờ chiến thắng Bạch Đằng, nước ta giành lại được độc lập, mở ra một thời kỳ xây dựng đất nước, kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh của các nhà Lý, Trần, Lê.

Ngô Quyền

4 18 

Đinh Tiên Hoàng

Đinh Tiên Hoàng có tên thật là Đinh Bộ Lĩnh sinh vào rằm tháng 2 năm Giáp Thân (22/3/924) tại thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Ông là con trai của Đinh Công Trứ, Thứ sử Châu Hoan (Nghệ An) thời Dương Đình Nghệ (931 - 937) và Ngô Vương (938 - 944).

Dấu son trong sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh là dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nước lập ra nước Đại Cồ Việt. Trong quá trình xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc chiến ông đã thu nhận nhiều vị tướng tài giỏi như Phạm Cự Lượng, Phạm Hạp và đặc biệt là Lê Hoàn, sau là Tổng tư lệnh quân đội triều đình nhà Đinh, hiệu là Thập đạo tướng quân.

Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn loạn lạc kéo dài hơn 20 năm (944-968) trong lịch sử nước ta, là cục diện của đất nước sau khi Ngô Quyền mất. Đinh Bộ Lĩnh là người xuất thân từ gia đình làm quan nên từ nhỏ đã am hiểu binh pháp và còn rất thông minh khi dùng binh. Khi dẹp loạn, thống nhất đất nước ông vận dụng rất khéo léo những kế sách chính trị và kết hợp với quân sự, ở mỗi một sứ, tùy vào địa hình, hoàn cảnh, thực trạng của sứ đó mà Đinh Bộ Lĩnh tìm ra cách đánh thích hợp như quân sự, liên kết hay dùng mưu dù hàng để đối phó.

Kết quả là tới năm 968 chiến tranh kết thúc, Vạn Thắng Vương (tên được xưng tụng) lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Thắng lợi này khẳng định một lần nữa xu hướng được thống nhất đất nước, tinh thần dân tộc và ý chí độc lập của toàn nhân dân.

Đinh Tiên Hoàng

5 19 

Lê Đại Hành

Lê Đại Hành (941-1005) tên húy là Lê Hoàn, là vị vua đầu tiên và có công lớn của nhà Tiên Lê. Sự nghiệp của ông gắn liền với cuộc chiến chống quân Tống (phương Bắc), quân Chiêm (phương Nam), củng cố vững chắc nền độc lập của dân tộc, xây dựng nước Đại Cồ Việt ngày càng phát triển.

Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa trong một gia đình nông dân nghèo. Bố ông mất sớm, một mình mẹ ông nuôi ông bằng việc đi làm thuê cấy mướn, mò cua bắt ốc. Tới năm ông 6 tuổi thì mẹ qua đời nên ông phải đi ở làm con nuôi của một viên quan họ Lê.

Lê Hoàn được nhân dân biết tới là người có sức khỏe phi thường, có ý chí tự học tự rèn luyện trở thành người văn võ toàn tài. Trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh, ông là cánh tay phải đắc lực, là một vì sao sáng nổi bật trong tướng lĩnh của vua Đinh Tiên Hoàng thời bấy giờ. Ngoài tài thao lược, và lòng dũng cảm vô song, ông còn có lòng nhân ái, yêu thương các binh sĩ nên rất được lòng quân.

Năm 979, Đinh Tiên Hoàng băng hà, Đinh Toàn là con trai lên ngôi khi mới 6 tuổi, nội bộ triều đình đã có sự chia rẽ, giặc Tống sang xâm lược, Lê Hoàn quyết định lên ngôi dưới sự ủng hộ của binh sĩ và Thái Hậu Dương Vân Nga vào năm 980 lúc 40 tuổi. Dưới sự dùng binh và mưu lược xuất sắc, Lê Đại Hành đã đánh tan 2 đạo quân thủy và bộ của giặc Tống trên sông Bạch Đằng và Ải Chi Lăng dẹp giặc ngoại xâm và ổn định triều chính. Sau đó, nhờ có ông mà kinh đô Hoa Lư được xây dựng mở mang to lớn lộng lẫy gấp bội, trở thành trái tim của nước Đại Cồ Việt.

Vua Lê Đại Hành được sử sách ghi nhận là một nhà quân sự lỗi lạc, một chính trị gia khôn khéo với những sách lược phát triển đất nước một cách thông minh (khuyến khích nghề nông, cày ruộng tịch điền, đào kênh nhà Lê...)

Lê Đại Hành

6 24 

Lý Thánh Tông

Lý Thánh Tông sinh năm 1023 mất năm 1072, tên thật là Lý Nhật Tôn, sinh ra tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Lịch sử ghi lại dấu ấn của ông là một vị vua văn hay võ giỏi, là một minh quân, thương dân như con và đối xử tốt với tù binh.

Lý Thánh Tông là con trưởng của Lý Thái Tông, có nhiều công lao trong sự nghiệp cai trị đất nước của mình như: đổi quốc hiệu là Đại Việt, xây dựng Văn Miếu, bình Chiêm, phá Tống và lấy được ba châu Chiêm Thành.
Những gì ông đã làm cho đất nước được đánh giá rất cao trong việc kế thừa thành quả của cha, ông để lại và còn góp phần phát triển cơ nghiệp của nhà Lý, là vị vua mở đầu cho quốc hiệu Đại Việt hiển hách.

Lý Thánh Tông

7 23 

Lê Thái Tổ

Lê Thái Tổ tên thật là Lê Lợi, sinh năm 1385 và mất năm 1433. Ông là người lãnh đạo khởi nghĩa Lam sơn, giành độc lập cho nước Đại Việt và sáng lập nên nhà Hậu Lê.

Lê Lợi lớn lên trong bối cảnh triều Trân sụp đổ, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và những cố gắng cải cách của nhà Hồ. Những biến động đó đã tác động 1 phần tới tư tưởng, nhận thức của ông tuy nhiên khi nhà Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt, lòng yêu nước của ông mới ngày càng mạnh mẽ khiến ông không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh cứu nước của toàn thể nhân dân nữa. Lê Lợi được coi là một nhà vua tài giỏi trong lịch sử vì sự thông minh trong từng trận đánh, cách mà ông giành lại độc lập cho đất nước. Từ khi khởi binh, ông đã nhận thấy sự thối nát và bất lực của triều Trần và biết rằng không thể lấy danh nghĩa là khôi phục Hậu Trần đặt cho phong trào cứu nước lúc bấy giờ.

Vì tài năng, uy tín và sự ảnh hưởng của mình, quân Minh đã từng nhiều lần và dùng nhiều thủ đoạn để dụ dỗ nhưng không thành. Sau đó, năm 1416, ông đã cùng Nguyễn Trãi và 17 người anh em khác kết nghĩa, nguyện thề sống chết ở Lũng Nhai. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi trị vì đất nước trong 5 năm (1428-1433) đã khắc phục được những hậu quả thời Minh thuộc, xây dựng lại đất nước, đặt cơ sở vững chắc cho nền độc lập, thống nhất đất nước.

Lê Thái Tổ

8 22 

Lê Thánh Tông

Lê Thánh Tông là vị vua thứ 5 trị vì đất nước Đại Việt của nhà Lê. Thời đại Hồng Đức của Lê Thánh Tông được coi là thời đại hoàng kim trong lịch sử nước Việt Nam ta với những chính sách phát triển đất nước thông minh về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục...

Lê Thánh Tông có tên thật là Lê Tư Thành (1442-1497) là người con thứ tư của vua Lê Thái Tông, nổi tiếng là người thông minh, tài giỏi. Năm 1460, Lê Tư Thành lên ngôi vua trong bối cảnh triều chính lục đục, mâu thuẫn sâu sắc, do đó ngay từ những năm đầu tiên trị vì đất nước ông đã đề cao việc nội trị, an dân, cải cách đất nước một cách toàn diện và mạnh mẽ. Thời đại Hồng Đức nhờ có Lê Thánh Tông trị vì đã đạt đến đỉnh cao vàng son của nền quân chủ chuyên chế Việt Nam với những phương pháp cải tổ cơ chế nhà nước từ chính trị, bộ máy nhà nước, quân sự...

Bên cạnh đó, ông đề cao ý thức độc lập, chủ quyền, bảo vệ vững chắc biên cương. Về mặt kinh tế, ông đã sửa đổi luật thuế khóa, mở đồn điền, khuyến khích nông nghiệp, vận động nhân dân phiêu tán về lại quê hương, chia đều ruộng đất cho nhân dân, đặt ra luật quân điền...Những giao dịch, buôn bán với các nước lân bang cũng được phát triển mạnh trong thời kỳ này.

Nền giáo dục, đào tạo nhân tài được Lê Thánh Tông chú ý và đẩy mạnh phát triển, vai trò của trí thức được đề cao hơn hết. Ông khởi xướng lập bia tiến sỹ, tiến hành cho dựng bia để ghi danh, tôn vinh những người tài giỏi, đức độ của đất nước ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám để các thế hệ sau noi gương và phát triển.
Với những công lao to lớn của mình, Lê Thánh Tông được sử sách ghi nhận là một vị vua anh minh, quyết đoán, hùng tài, đại lược nhưng luôn cần mẫn học hỏi từ quân thần, dân gian là tấm gương lớn cho các thế hệ sau học hỏi.

Lê Thánh Tông

9 21 

Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông (sinh năm 1258-mất năm 1308) và cũng là vị hoàng đế thứ 3 của vương triều Trần. Trong lịch sử, sự nghiệp của ông nổi bật ở cả ba mặt: giữ nước, dựng nước, mở nước, cụ thể:

  • Thứ nhất, sự nghiệp giữ nước: kẻ thù mạnh nhất của nước ta lúc bấy giờ là quân Mông-Nguyên với một đế chế hùng mạnh nhưng 2 lần trong 3 lần xâm lược Đại Việt của quân Mông-Nguyên đều Trần Nhân Tông bị đánh bại. Tài thao lược của Trần Nhân Tông thể hiện ở chính sách dùng người của ông: ông giao cho Hưng Đạo Vương chỉ huy toàn quân hoặc trọng dụng những tướng lĩnh tài giỏi cho dù trước đó họ đã có lỗi lầm. Đặc biệt, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến năm 1285, Trần Nhân Tông thực hiện ngay việc điều tra dân số để nắm được tiềm lực quốc gia. Tuy nhiên, phải nói là chiến công đánh thắng quân Mông-Nguyên là của cả dân tộc với những vị tướng như Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão...nhưng sự lãnh đạo tài tình của Trần Nhân Tông là không thể phủ nhận.
  • Thứ hai, sự nghiệp dựng nước: Trần Nhân Tông đã có những chính sách xây dựng đất nước rất sáng suốt và thông minh như: ông tái dựng có hệ thống một quá khứ huy hoàng của dân tộc bằng cách phong thần cho những người có công với đất nước, chủ trương phát triển chữ Nôm-quốc ngữ trong cả công việc triều chính lẫn đời sống xã hội và văn học, sáng lập ra Thiền Trúc Lâm Yên Tử (môn phái có tinh thần nhập thế mãnh liệt)...
  • Thứ ba, sự nghiệp mở nước: dấu ấn để lại của Trần Nhân Tông là cuộc ngoại giao giữa ông với hoàng đế Champa (Chế Mân), kết quả là Chế Mân đã đem hai châu Ô và Lý dâng cho Đại Việt để làm lễ cưới với công chúa Huyền Trân (con gái duy nhất của Trần Nhân Tông).

Tóm lại, Trần Nhân Tông được công nhận là một trong những vị vua tài giỏi trong lịch sử Việt Nam bởi tài năng mưu lược, công lao giữ, dựng và mở nước rất sáng suốt và anh minh.

Trần Nhân Tông

10 27 

Quang Trung

Quang Trung hoàng đế còn có tên là Nguyễn Văn Huệ sinh năm 1753 mất năm 1792 con trai của Nguyễn Phi Phúc (một người chuyên làm nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt). Ông nổi tiếng về tài thao lược binh quyền và được đánh giá là vị vua toàn tài trong lịch sử dựng nước của dân tộc ta.

Nguyễn Huệ có 2 anh ruột là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ, cả 3 anh em được học văn võ của thầy Trương Văn Hiến sau được nhân dân gọi bằng cái tên là ba anh em Tây Sơn bởi công cuộc khai sáng một số võ phái Bình Định. Sự nghiệp của Nguyễn Huệ đạt được thắng lợi cũng có một phần giúp sức của 2 người anh.

Từ xưa, Quang Trung đã được đánh giá là một vị vua toàn tài với những chính sách chính trị tài giỏi và là nhà quân sự xuất sắc. Sau thành công của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh và đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La (phía Nam), Đại Thanh (phía Bắc) ông được nhân dân ca tụng là anh hùng áo vải, vị tướng bách chiến bách thắng của dân tộc. Bên cạnh đó, trong thời gian cai trị đất nước của mình ông có những cải cách tiến bộ để xây dựng Đại Việt.
Ngày nay, nhân dân nhiều nơi đã cho xây dựng lăng, lập đền thờ, dựng nhiều bảo tàng, tượng đài để tưởng nhớ những công lao to lớn của vua Quang Trung cho toàn dân tộc.

Quang Trung

27 tháng 9 2021

TL:

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thía bấy nhiêu. Chắc ai cũng sẽ nghĩ rằng nếu được sống trong vòng tay của bố mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bố mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời” và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt và rộng lớn, bao la của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hoà làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được, đếm được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng trở nên sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng hiện rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thía một bài học lớn.

~HT~

27 tháng 9 2021

Biết ơn cha mẹ, tự hào về đất nước VN hơn
-tt-

Từ ngữ trong bài Bài học đường đời đầu tiên được dùng rất sáng tạo. Một số từ ngữ được dùng theo nghĩa khác với nghĩa thông thường. Chẳng hạn nghèo trong nghèo sứcmưa dầm sùi sụt trong điệu hát mưa dầm sùi sụt. Giải thích nghĩa thông thường của nghèomưa dầm sùi sụt và nghĩa trong văn bản của những từ này:

Nghĩa của từ nghèo: có rất ít tiền của, không đủ để đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất. Trong văn bản, nghèo sức được hiểu là sức khỏe yếu kém, yếu đuối, nhút nhát. 

Nghĩa của từ mưa dầm sùi sụt: tiếng mưa nhỏ những kéo dài, rả rích. Trong văn bản này, điệu hát mưa dầm sùi sụt được hiểu là điệu hát kéo dài xen lẫn chút buồn bã. 

27 tháng 9 2021

Từ ngữ trong bài Bài học đường đời đầu tiên được dùng rất sáng tạo. Một số từ ngữ được dùng theo nghĩa khác với nghĩa thông thường. Chẳng hạn nghèo trong nghèo sứcmưa dầm sùi sụt trong điệu hát mưa dầm sùi sụt. Giải thích nghĩa thông thường của nghèomưa dầm sùi sụt và nghĩa trong văn bản của những từ này:

Nghĩa của từ nghèo: có rất ít tiền của, không đủ để đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất. Trong văn bản, nghèo sức được hiểu là sức khỏe yếu kém, yếu đuối, nhút nhát. 

Nghĩa của từ mưa dầm sùi sụt: tiếng mưa nhỏ những kéo dài, rả rích. Trong văn bản này, điệu hát mưa dầm sùi sụt được hiểu là điệu hát kéo dài xen lẫn chút buồn bã.