K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2024

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt hiện nay đang là một vấn đề cấp bách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống con người. Nước thải sinh hoạt, hóa chất nông nghiệp, rác thải công nghiệp…bị xả thải trực tiếp ra nguồn nước khiến cho nguồn nước ngọt bị ô nhiễm nặng nề. Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước ngọt là vô cùng to lớn. Nước bẩn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, da liễu, ung thư…ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nước ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái, làm cho các sinh vật sống trong nước chết dần. Để bảo vệ nguồn nước ngọt, chúng ta cần chung tay hành động. Mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng hóa chất, rác thải. Nhà nước cần có các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước. Hãy chung tay bảo vệ nguồn nước ngọt để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và thế hệ mai sau.

Phần II (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu.       “Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la....
Đọc tiếp

Phần II (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu. 

     “Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy là 9.999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không”?

(Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9 tập hai, NXB Giáo dục 2019)

Câu 1. (0,5 điểm) Tìm thành phần trạng ngữ trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

Câu 2. (1,5 điểm) Ghi lại lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp được sử dụng trong đoạn trích. Theo em, có nên chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp không? Vì sao?

Câu 3. (2,0 điểm) Từ ý nghĩa của câu chuyện trên và hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi với chủ đề “Tri thức là sức mạnh”.

0
Phần I (6,0 điểm) Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương có viết: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2019) Câu 1. (1,0 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ. Cảm xúc ấy được biểu hiện theo trình tự nào?...
Đọc tiếp

Phần I (6,0 điểm) Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương có viết:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2019)

Câu 1. (1,0 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ. Cảm xúc ấy được biểu hiện theo trình tự nào?

Câu 2. (1,0 điểm) Sự thật là Bác đã ra đi nhưng vì sao trong bài thơ, nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”?

Câu 3. (3,5 điểm) Dựa vào những câu thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và phép nối (gạch chân và chú thích rõ).

Câu 4. (0,5 điểm) Trăng là người bạn tri kỉ trong thơ của Bác. Hãy chép lại chính xác một câu thơ của Bác có hình ảnh vầng trăng và cho biết tên tác phẩm.

0
22 tháng 2 2024

Tham khảo:

a. Các đề bài trên chia làm hai loại :

       + Đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... (đề 1, 2, 3, 5, 6, 8).

 

       + Đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).

b. Yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị :

       + Phân tích : phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh... để từ đó đi đến nhận định về đối tượng, nghiêng về nghị luận.

       + Cảm nhận: nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng.

       + Suy nghĩ : nhấn mạnh nhận định, đánh giá về đối tượng.

   - Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

Câu 2:

Cách tổ chức, triển khai luận điểm

a. – Phần Thân bài của văn bản : “Nhà thơ đã viết về ... thành thực của Tế Hanh”.

   - Nhận xét của người viết trong phần Thân bài : cảm nhận về cảm xúc nồng nàn, mạnh mẽ, lắng sâu của Tế Hanh.

   - Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt theo từng luận điểm từ khái quát đến chi tiết, những hình ảnh nổi bật. Giữa Mở bài, Thân bài và Kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức. Thân bài phân tích làm rõ nhận định ở Mở bài, từ các luận điểm ở Thân bài dẫn đến kết luận ở Kết bài.

b. Văn bản có tính thuyết phục và hấp dẫn :

       + Bố cục mạch lạc, sáng rõ. Luận điểm được triển khai rõ ràng, từng luận điểm được chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.

       + Người viết trình bảy cảm nghĩ bằng cả lòng yêu mến và rung cảm chân thành.

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

   - Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh). Yêu cầu (mệnh lệnh) làm gì? (phân tích).

   - Tìm ý: Nội dung cảm xúc chung của bài thơ Sang thu là gì? Nội dung của khổ thơ đầu bài thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Khổ thơ có gì đặc sắc về hình ảnh thơ, ngôn từ?

   - Lập dàn bài theo bố cục 3 phần: Chú ý xây dựng các luận điểm chính và chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong khổ thơ.

b. Ở phần Thân bài, có thể triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

   - Cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng : bỗng, hình như.

   - Cảm nhận tinh tế về dấu hiệu mùa thu : hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình, sông nước, chim, mây, nắng, mưa, sấm.

   - Hình ảnh thơ độc đáo và từ ngữ giàu sức gợi cảm.

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.  Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và một phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích trên. (1 điểm)  Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. (1 điểm)  Câu 3. Tác giả Phạm Lữ Ân khẳng định: …thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và một phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích trên. (1 điểm) 

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. (1 điểm) 

Câu 3. Tác giả Phạm Lữ Ân khẳng định: …thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả.” Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? (1 điểm) 

Bài đọc:

         Bản thân bạn - con người độc đáo nhất trên thế gian này. Bạn biết chăng, thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100%  của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta đều là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực… Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình.                                

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)

0