Ngữ Văn 7
Soạn bài "Từ ghép" (tr-13,14)
Giúp mình với!!
Trước 9:30 nhé!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Thủy lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào:
Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…
Bất ngờ bố của Thành và Thủy về nhà nói lời xin llỗi với mẹ con Thành . thế là không li dị nữa
Sau khi chứng kiến cảnh chia ly đầy đớn đau của 2 đứa con của mình, mẹ của Thành và Thuỷ thực sự rất day dứt. Chỉ vì mâu thuẫn của 2 vợ chồng mà giờ đây, gia đình tan nát, con cái không thể nhận được sự yêu thương trọn vẹn của cả bố lẫn mẹ. Cuối cùng, bà gọi cho chồng và bày tỏ nỗi niềm. Bố của 2 anh em cũng rất xúc động khi bà kể về cuộc chia tay đẫm nước mắt của Thành và Thuỷ. Rồi họ quyết định tái hôn. Nhận được tin này, Thành Thuỷ rất vui mừng vì giờ đây, họ sẽ trở lại một gia đình trọn vẹn và hạnh phúc như trước!
Khi chia đồ chơi trong tâm trạng Thủy xảy ra sự mâu thuẫn: một mặt, Thủy tru tréo giận giữ khi anh để con búp bê ra hai phía, mặt khác lại lo lắng nếu để hai con búp bê theo mình, thì lấy ai gác đêm cho anh ngủ ngon. Rồi cuối cùng em quyết định để hai con búp bê lại cho anh, để chúng không bao giờ phải xa nhau.
* Hoàn cảnh của hai anh em Thành và Thủy: Cha mẹ của hai em li hôn.
- Thủy
- Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô qua lời kể của bố:
=> Đó là một người mẹ vĩ đại với tình yêu thương con vô bờ bến.
Câu 1.Hình ảnh người mẹ được gợi lên qua các chi tiết:
- “Nón mê” “ tay bí tay bầu”, “ váy nhuộm bùn” “ áo nhuộm nâu”
=> Từ đó cho ta thấy Hình ảnh của người mẹ hiện lên với sự chất phác, mộc mạc, một người mẹ vĩ đại quanh năm nhuộm bùn đất với tình yêu thương con cái và gia đình vô bờ.
@Ngien
văn bản mẹ tôi kể ở ngôi thứ nhất là en- ri -cô
kiểu vb :vb nhật dụng
Bạn tham khảo:
Tuổi thơ em gắn liền với những cánh diều bay cao trong gió, đem những ước mơ bé nhỏ ,đơn sơ nhưng tình cảm theo, gắn liền với những câu truyện cổ tích mà hằng đêm được nghe bà kể, gắn liền với những lúc đợi mẹ đi chợ về, với những đêm trung thu vui đùa cùng lũ bạn, với những hôm trời mưa, rủi nhau tắm mưa, những gốc đa đầu làng - nơi vui chơi của lũ giặc chúng em - nào là bắn bi, ném dép, nhảy dây, ... là những giờ học lý thú, những câu hát ru ngọt ngào của mẹ, giọng nói dịu dàng của thầy cô, những người bạn sách vở,...
Tuổi thơ ai cũng vậy, dù thời gian có trôi qua nhanh thì những kỷ niệm đẹp đẽ đó vẫn không bao giờ phai nhòa.
Ai ai cũng phải có một ký ức tuổi thơ. Dù nó đẹp đẽ hay không đẹp đẽ, tươi sáng nhưng cũng để lại một ấn tượng nhất định, khó phai mờ trong mỗi người. Vậy kí ức tuổi thơ là gì? Ký ức tuổi thơ là những điều đã có trong thời tuổi thơ, thời mà bạn còn được cắp sách tới trường, nằm trong vòng tay âu yếm của bố mẹ. Thực tế cuộc sống đã cho chúng ta thấy, khi con người bộn bề với bao mối lo toan thì họ luôn nghĩ về những kí ức tuổi thơ tươi đẹp của mình. Cái thời mà chẳng biết nghĩ đến tiền là gì. Cái thời mà lúc nào cũng nở nụ cười hồn nhiên trên môi. Cái thời mà lúc nào cũng được chơi những trò chơi bịt mắt bắt dê, ô an quan rồi đạp xe quanh quẩn trên khắp con phố. Cái thời mà suốt ngày được đi học vậy mà ngày nào cũng mè nhoe bố mẹ "Huhu....con không đi học đâu". Giờ nghĩ lại mới thật xót xa, mới thấy tiếc nuối. Có lẽ vì vậy mà Lynk Lee đã sáng tác bài hát "Cho tôi xin một vé về tuổi thơ". Và đây có lẽ là điều mà mọi người, những người trưởng thành, những người tất bật với công việc, cuộc sống gia đình mong ước nhất.
CÁC LOẠI TỪ GHÉP
Trả lời câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?
(1) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại [...].
(Lí Lan)
(2) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy lại thu cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ [...].
(Thạch Lam)
Trả lời:
- Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức, tiếng “ngoại” và tiếng “phức” là hai tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho hai tiếng chính: “bà” và “thơm”.
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
Trả lời câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
- Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.
- Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng [...].
Trả lời:
Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng không có phân ra tiếng chính, tiếng phụ, mà bình đẳng về mặt ngữ pháp.
Phần II
Video hướng dẫn giải
NGHĨA CỦA TỪ GHÉP
Trả lời câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa từ thơm, em thấy có gì khác nhau.
Trả lời:
Nghĩa của từ ghép bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm.
Trả lời câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa mỗi tiếng trầm, bổng em thấy có gì khác nhau?
Trả lời:
Nghĩa của từ quần áo khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng.
Phần III
LUYỆN TẬP
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Xếp các từ ghép: suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ theo bảng phân loại.
Lời giải chi tiết:
Phân loại từ ghép
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ.
bút …
ăn …
thước …
trắng …
mưa …
vui …
làm …
nhát …
Lời giải chi tiết:
Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ:
bút chì
thước kẻ
mưa rào
làm quen
ăn bám
trắng xóa
vui tai
nhát gan
Xem thêm:
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập.
núi
…
mặt
…
…
…
ham
…
học
…
…
…
xinh
…
tươi
…
…
…
Lời giải chi tiết:
Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập:
- Núi đồi, núi non
– ham muốn, ham thích
– xinh đẹp, xinh tươi
– mặt mày, mặt mũi
– học hành, học hỏi.
- Tươi tốt, tươi mát.
Câu 4, 5
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
Trả lời:
Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở, vì sách và vở là danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được nhưng không thể nói một cuốn sách vở, vì sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại.
Trả lời câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
Trả lời:
Không phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng.
b. Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?
Trả lời:
Em Nam nói: “cái áo dài của chị em ngắn quái”. Nói như thế không có gì sai. Vì áo dài là từ ghép chính phụ chỉ một loại áo, trong đó từ “dài” không nhằm mục đích chỉ tính chất sự vật.
c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao?
Trả lời:
Không phải mọi loại cà chua đều chua cho nên có thể nói “quả cà chua này ngọt quá”. Vì cà chua là từ ghép chính phụ chỉ một loại cà, trong đó, từ “chua” không nhằm mục đích chỉ tính chất sự vật.
d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?
Không phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng là một loại cá cảnh được người ta nuôi trong chậu nhằm mục đích giải trí.
Câu 6
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 6 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
So sánh nghĩa của các từ ghép mát tay, nóng lòng, gang thép (anh ấy là một chiến sĩ gang thép), tay chân (một tay chân thân tín) với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
Lời giải chi tiết:
So sánh nghĩa của các từ ghép với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
- Mát tay: dễ đạt được kết quả tốt.
Mát: có nhiệt độ vừa phải gây cảm giác dễ chịu.
Tay: một bộ phận của cơ thể nối liền với vai.
- Nóng lòng: có tâm trạng mong muốn cao độ muốn làm việc gì.
Nóng: có nhiệt độ cao hơn mức được coi là trung bình.
Lòng: bụng của con người, được coi là biểu tượng của mặt tâm lí.
- Gang thép: cứng cỏi, vững vàng đến mức không gì lay chuyển được
Gang: hợp kim của sắt với carbon và một số nguyên tố, thường dùng để đúc đồ vật.
Thép: hợp kim bền, cứng, dẻo của sắt với một lượng nhỏ carbon.
- Tay chân: người thân tín, người tin cẩn giúp việc cho mình.
Tay: một bộ phận của cơ thể nối liền với vai.
Chân: một bộ phận của cơ thể dùng để di chuyển.
Câu 7
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 7 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem theo mẫu sau:
Mẫu:
Lời giải chi tiết:
Lm trc 9h30 rồi nha bn