TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
Câu 1. Các từ in đậm trong đoạn thơ sau là :
Hàng chuối lên xanh mướt
Phi lao reo trập trùng
Vài ngôi nhà đỏ ngói
In bóng xuống dòng sông
A.từ láy B. từ chỉ hoạt động
C. từ chỉ đặc điểm D. danh từ
Câu 2 : Từ nào không phải là danh từ chỉ khái niệm?
A. Tư tưởng B.khả năng B. tinh thần D. hoa cúc
Câu 3 :Danh từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên người:
A. Thu Hà B. Dế Mèn C. Tiền Phong D.Cả A và B đều đúng.
Câu 4 : Danh từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên địa lí:
A. cầu Khỉ B. sông con C. Trần Trung Tá D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5 . Các từ in nghiêng trong đoạn văn dưới đây là :
“Cây hoa hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu ngạo. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to, sắc và nhọn. Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lấy ánh nắng và bầu không khí trong vắt, mát mẻ của mùa xuân. Những chiếc lá màu xanh thẫm được tô điểm bởi những đường gân và viền răng cưa khẽ lung lay trong gió.”
A. danh từ B. từ ghép C. từ láy D. từ phức
Câu 6 : Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu từ láy ?
“Mặt trời đã đứng bóng. Từng đám mây trắng bồng bềnh trên nền trời xanh biếc in xuống mặt hồ phẳng lặng. Hàng cây ven hồ lặng im, trầm ngâm soi bóng. Có đàn chim nào bỗng nhiên bay qua, cất tiếng gọi nhau ríu rít như muốn xé toang không gian yên tĩnh. Chừng như gió bị tiếng chim làm giật mình, trở dậy làm lao xao hàng cây. Sóng nhỏ gợn lăn tăn; lấp lánh dưới ánh mặt trời.”
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 7.Các từ: lạnh lùng, trầm ngâm, ngỡ ngàng, rõ ràng, thấm thoắt, thập thò thuộc kiểu láy :
A. láy âm B. láy vần C. láy âm và láy vần D. láy tiếng
Câu 8 : Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại :
A. trường học B. sách vở C. bút thước D. thầy cô
Câu 9 : Ghép các tiếng :yêu, thương, mến, kính ta được bao nhiêu từ ghép ?
A. 7 từ B. 8 từ C. 9 từ D. 10 từ
Câu 10 : Đoạn thơ dưới đây có bao nhiêu danh từ ? gạch chân các danh từ đó
Trái Đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!
A.7 B. 8 C. 9 D. 10
Câu 11 : Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu từ láy ?
Nói xong, lòng sư cụ tự nhiên thắm đượm một nỗi buồn mang mác. Bao nhiêu kỷ niệm xa xăm về Tết đều sống lại đầy vơi trong lòng sư cụ. Sư cụ muốn quên, cố quên thì những ý ấy lại nảy nở dồi dào và rõ ràng hơn nữa. Sư cụ buồn. Một thứ buồn lạ lùng trên gương mặt chỉ biết bình tĩnh và trầm ngâm.
A.7 B. 8 C. 9 D. 10
Bài 2 : Nối
Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Khu du lịch Tuần Châu thuộc tỉnh Ninh Bình.
Bãi biển Sầm Sơn thuộc Quảng Bình.
Bãi biển Đồ Sơn thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc thành phố Đà Nẵng.
Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Lào Cai.
Khu du lịch Bà Nà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cố đô Huế thuộc thành phố Hải Phòng.
Thị trấn Sa Pa thuộc tỉnh Thanh Hoá.
Bãi biển Nha Trang thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Bài 3 :Tìm các danh từ thích hợp điền vào các chỗ chấm để hoàn thành khổ thơ sau:
…………… rong ruổi trăm miền
Rù rì …………. nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với ……………. xa
…………… nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu …………… có ở trời cao
Thì ………… cũng mang vào mật thơm.
NGUYỄN ĐỨC MẬU
Bài 4 : Tìm các danh từ chỉ hiện tượng điền vào chỗ chấm trong các câu:
a. Thảm hoạ ............. đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.
b. Những .............. ấm áp xua tan màn ............. dày đặc.
c. Trong mưa xuất hiện những ............. long trời, lở đất.
d. Chúng tôi phản đối ............. và mong muốn hoà bình.
e. Các tỉnh miền Trung thường xảy ra ......... hàng năm.
g. Nắng nhiều làm ruộng đồng ................. và .............
danh từ là từ chỉ sự vật , hiện tưởng
em bé
mịn như da em bé
Danh từ là những từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm.
Ví dụ:
- Danh từ gọi tên các sự vật: bàn, ghế, bảng, phấn, máy tính, chuột, xe máy, xe đạp,...
- Danh từ gọi tên các hiện tượng: sấm, chớp, mưa, gió, bão, trời, mây, ...
- Danh từ gọi tên các khái niệm: con người, thuật ngữ, bệnh án, báo cáo,...