K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:           HƠI ẤM Ổ RƠM          (Nguyễn Duy)   Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm   Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:   – Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ   Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ     Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.   Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,   Tôi thao thức trong hương mật ong của...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:    

      HƠI ẤM Ổ RƠM

 

       (Nguyễn Duy)

 

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm

 

Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:

 

– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ

 

Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ

 

 

Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.

 

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,

 

Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng

 

Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

 

 

Của những cọng rơm xơ xác gầy gò. 

 

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no

 

Riêng cái ấm nồng nàn như lửa

 

Cái mộc mạc lên hương của lúa

 

Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.

 

(In trong tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

 

* Chú thích:

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Bài thơ thể hiện cảm xúc trước một cuộc gặp gỡ tình cờ đầy ấm áp. Cho biết ai là người bộc lộ cảm xúc và đó là cuộc gặp gỡ giữa ai với ai.

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau và nêu tác dụng của nó.

             Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

             Của những cọng rơm xơ xác gầy gò.

Câu 4. Nhận xét về hình ảnh “ổ rơm” xuất hiện trong bài thơ.

Câu 5. Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Hơi ấm ổ rơm”.

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ.

0
II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)  Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn “Bà lái đò” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.  Bà lái đò      Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái: Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên thuyền. Một người đàn bà ngoài bốn mươi, ngồi cạnh một thằng bé chừng tám chín tuổi, hướng mặt ra sông,...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)

 Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn “Bà lái đò” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

 Bà lái đò

     Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái: Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên thuyền. Một người đàn bà ngoài bốn mươi, ngồi cạnh một thằng bé chừng tám chín tuổi, hướng mặt ra sông, đang vót tre bằng con dao nhọn. Thấy tiếng động, người ấy quay nhìn chúng tôi và có ý hớt hải, thu xếp các thứ rồi một tay cầm dao, một tay dắt con, nhảy xuống thuyền. Bà ta lay nhổ vội vàng cái sào cắm chặt vào bùn, rồi đẩy mạnh chiếc thuyền nan. Con thuyền chổng mũi lên trời, vỗ sóng đành đạch, nhảy chồm ra xa. Nhưng không hiểu sao tự nhiên nó quay lại ghé vào bờ. Đồng chí Việt Nam muốn chừng hiểu ý, nói:

    – Bà cho chúng tôi sang sông với chứ. Sáu người chở không nặng lắm đâu.

     – Vâng, cháu ghé vào chỗ khô để các ông khỏi lấm giầy.

     Chúng tôi xuống thuyền, ngồi thăng bằng thì thuyền quay mũi. Chúng tôi duỗi chân cho đỡ mỏi, rồi lấy thuốc lá ra hút. Chúng tôi nói chuyện với nhau về các khúc sông bên châu Âu. Gió hiu hiu lướt trên da chúng tôi mát rượi. Sóng phản ánh vàng, mặt nước chói như gương. Quá nửa bên này, yên lặng, thuyền tới chỗ chảy xiết. Chúng tôi phải vịn vào nhau để ngồi cho vững. Bỗng tự nhiên con thuyền chòng chành, đảo lộn đi, hất thằng bé con xuống nước. Đồng thời chúng tôi nghe tiếng bùng bục: người đàn bà tay cầm con dao nhọn đang xỉa đâm nát cả phía lái. Nước ùa vào và trong khoảnh khắc, cả chúng tôi băng ra giữa dòng. Trước thế nguy, chúng tôi giữ bình tĩnh.

     – Anh em! Phải cứu lấy đàn bà và trẻ con!

     Lệnh đưa ra, chúng tôi hết sức. Chúng tôi chống nhau với sóng, với xoáy, để đuổi kịp những cái đầu lúc nhô lên, lúc thụt xuống, theo đà nước đỏ ngầu. Anh Bảo – tên Việt Nam của đồng chí Đức – đã nhanh tay ôm được thằng bé và cõng nó vào bờ. Còn chúng tôi đuổi theo người mẹ. Nhưng hễ nắm được cánh tay, thì người đàn bà quái gở ấy lại giãy giụa, hình như muốn chạy trốn. Nhưng không thể. Chúng tôi phải cứu. Và sau hết, bà ta cũng được dìu vào bờ. Chúng tôi đặt hai mẹ con nằm trên cỏ, xúm lại chữa. Cả hai người đã nôn ra được nhiều nước và đã thở được đều.

     Chừng nửa giờ sau, bà lái đò mới mở đôi mắt mệt nhọc nhìn chúng tôi, thở dài, nhắm mắt lại. Biết rằng bà ta đã tỉnh, đồng chí Việt Nam hỏi:

     – Tại làm sao bà nỡ xử với chúng tôi như thế?

     – Họ là người Pháp, chúng tôi không chở cho giặc!

     Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam mỉm cười:

     – Các đồng chí này không phải là người Pháp mà là người châu Âu, giúp Chính phủ ta đánh Pháp đấy bà!

     Bà lái đò uể oải nhìn chúng tôi một lượt, rồi không hiểu bà ta có tin hay không, lại thấy bà ta nhắm mắt như trước.

     – Thế nếu các đồng chí này là người Pháp, sao bà còn để xuống thuyền?

     – Tôi cũng tính chạy, nhưng sau sực nghĩ ra là các ông có súng, không để các ông xuống cũng chết. Đằng nào cũng chết, thà tôi chết mà giết được tất cả có hơn không?

     Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam lắc đầu hồi hỏi:

     – Nhà bà ở đâu?

     – Tôi không có nhà, chỉ có chiếc thuyền ấy.

     – Thế gia đình bà có những ai? Chúng tôi muốn vào thăm.

     – Tôi góa, chỉ có một thằng bé.

     Bà mở mắt ra nhìn con, rồi quờ tay sờ trán và ngực nó.

(Trích Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan)

* Chú thích: Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977), sinh ra trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế ở Hưng Yên. Ông là một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã để lại hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học. Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập truyện ngắn gồm Kép Tư Bền (1935), Đào kép mới (1937)…; Tiểu thuyết gồm Lá ngọc cành vàng (1935), Ông chủ (1935), Bước đường cùng (1938)… Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:      (1) Blog được ghép từ hai chữ “web log” là một loại nhật kí trực tuyến, mặc dù xuất hiện từ những năm đầu của thập kỉ 1990 nhưng chỉ thực sự phát triển trong vòng 5 – 6 năm trở lại đây. […] Sự phát triển của blog nói riêng và của cộng đồng mạng nói chung cho thấy nhu cầu được giao lưu, chia sẻ, được mọi người biết...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

     (1) Blog được ghép từ hai chữ “web log” là một loại nhật kí trực tuyến, mặc dù xuất hiện từ những năm đầu của thập kỉ 1990 nhưng chỉ thực sự phát triển trong vòng 5 – 6 năm trở lại đây. […] Sự phát triển của blog nói riêng và của cộng đồng mạng nói chung cho thấy nhu cầu được giao lưu, chia sẻ, được mọi người biết đến, và có tiếng nói là những nhu cầu hết sức cơ bản của con người. […]

     (2) Mỗi một blog là một kênh trao đổi thông tin mở. Không chỉ tác giả mà cả những khán giả có thể vào xem và viết bình luận. Tính năng liên kết cho phép nối kết một blog với nhiều blog khác, và nhờ đó tạo nên một mạng lưới blog toàn cầu. Công nghệ hiện đại cũng cho phép có thể đưa được ảnh, nhạc và video lên blog. Như vậy, có nghĩa là blog đã thực sự trở thành nguồn tin tức mở, và mỗi blogger theo một nghĩa nào đó đã trở thành một “nhà báo công dân”.

     (3) Việc một blog có thể trở thành một nguồn tin mở, và mỗi một blogger có thể trở thành một nhà báo công dân chắc chắn sẽ có tác động đến việc làm báo truyền thống. Tuy nhiên, tác động cụ thể của nó như thế nào thì có lẽ còn phải chờ thời gian mới đánh giá được một cách chính xác. Chẳng hạn như theo Friedman, tác giả của “Thế giới phẳng”, trong vụ đánh bom tàu điện ngầm ở London, chỉ trong vòng 24 giờ, BBC đã nhận được 20.000 bài viết qua thư điện tử, hơn 1.000 bức ảnh và hơn 20 đoạn video. Việc thẩm định, chọn lọc và sử dụng những nguồn tư liệu hết sức đồ sộ, phong phú và đa dạng này thực sự là một thách thức chung cho làng báo truyền thống: một mặt, họ rất muốn có một cách nhanh nhất những thông tin trực tiếp, từ nhiều góc độ khác nhau, đại diện cho nhiều tiếng nói khác nhau, mặt khác, việc chọn lọc, xử lí, biên tập những tin này quả thực không đơn giản.

(Vũ Thành Tự An, Blog và nền báo chí công dân, trích Một góc nhìn của tri thức, NXB Tri thức, tr.115)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản được diễn đạt bởi yếu tố nào là chính?

Câu 2. Chọn câu văn thể hiện luận điểm ở đoạn (2).

Câu 3. Em có nhận xét gì về cách người viết trình bày bằng chứng trong đoạn (3)?

Câu 4. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn “Như vậy, có nghĩa là blog đã thực sự trở thành nguồn tin tức mở, và mỗi blogger theo một nghĩa nào đó đã trở thành một “nhà báo công dân”. Cho biết câu văn này là câu ghép đẳng lập hay câu ghép chính phụ?

Câu 5. Hiện nay, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, báo mạng, blog là một trong những phương tiện cung cấp thông tin nhanh chóng, tiện lợi. Trong bối cảnh này, theo em báo chí truyền thống có vai trò như thế nào? (Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu thể hiện quan điểm của bản thân)

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:        Việt Nam quê hương ta       Việt Nam đất nước ta ơi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.       Cánh cò bay lả dập dờn, Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.       Quê hương biết mấy thân yêu, Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.       Mặt người vất vả in sâu, Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.       Đất...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

       Việt Nam quê hương ta

      Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
      Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
      Quê hương biết mấy thân yêu,
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
      Mặt người vất vả in sâu,
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

      Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.
      Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
      Việt Nam đất nắng chan hoà,
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh.
      Mắt đen cô gái long lanh,
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.

      Đất trăm nghề của trăm vùng,
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem.
      Tay người như có phép tiên,
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

      Nước bâng khuâng những chuyến đò,
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi.
      Đói nghèo nên phải chia ly,
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường.

      Ta đi ta nhớ núi rừng,
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ.
      Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô,
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan...

                             (Trích trường ca Bài thơ Hắc Hải, 1958, Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ. 

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ. 

Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: 

      Ta đi ta nhớ núi rừng,
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ.
      Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô,
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan...

Câu 4. Con người Việt Nam hiện lên trong bài thơ với những phẩm chất nào?

Câu 5. Phát biểu đề tài, chủ đề của bài thơ. 

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CHIẾU CẦU HIỀN TÀI(1) (Xuất tự Sử ký, năm Kỷ dậu, năm Thuận thiên thứ hai (1429))       Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

CHIẾU CẦU HIỀN TÀI(1)

(Xuất tự Sử ký, năm Kỷ dậu, năm Thuận thiên thứ hai (1429))

      Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, mà thành đời thịnh trị vui tươi. Đến như các quan đời Hán Đường, ai là không suy nhượng kẻ hiền tài, cất nhắc lẫn nhau, như Tiêu Hà(2) tiến Tào Tham, Nguy Vô Tri(3) tiến Trần Bình, Địch Nhân Kiệt(4) tiến Trương Cửu Linh, Tiêu Tung(5) tiến Hàn Hưu, tuy tài phẩm có cao thấp khác nhau, nhưng tất thảy đều được người để đảm đang nhiệm vụ.

      Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiền giúp việc mà chưa được người. Vậy hạ lệnh cho các văn võ đại thần, công hầu, đại phu, từ tam phẩm(6) trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì trẫm sẽ tuỳ tài trao chức. Vả lại tiến hiền thì được thưởng, ngày xưa vẫn thế.

      Nếu cử được người trung tài thì thăng chức hai bực, nếu cử được người tài đức đều hơn người tột bực, tất được trọng thưởng.

      Tuy nhiên, người tài ở đời vốn không ít, mà cầu tài không phải chỉ một đường, hoặc người nào có tài kinh luân mà bị khuất ở hàng quan nhỏ, không ai tiến cử, cùng người hào kiệt náu ở đồng nội, lẩn ở hàng binh lính, nếu không tự mình đề đạt thì trẫm bởi đâu mà biết được! Từ nay về sau, các bực quân tử, ai muốn đi chơi ta đều cho tự tiến. Xưa kia Mạo Toại thoát mũi dùi mà theo Bình Nguyên quân(7), Nịnh Thích gõ sừng trâu mà cảm ngộ Tề Hoàn công(8), nào có câu nệ ở tiểu tiết đâu?

      Chiếu này ban ra, phàm các quan liêu đều phải hết chức vụ, tiến cử hiền tài. Còn như những kẻ sĩ quê lậu ở xóm làng, cũng đừng lấy điều “đem ngọc bán rao”(9) làm xấu hổ, mà để trẫm phải than đời hiếm nhân tài.

(Bản dịch của Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập II, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)

CHÚ THÍCH

(1) Chiếu cầu hiền tài: Theo Toàn thư và Cương mục thì tờ chiếu này ban bố vào khoảng tháng 6 năm Kỷ dậu (1429). Trong buổi đầu xây dựng nhà nước phong kiến, Lê Lợi một mặt phát triển chế độ khoa cử làm phương thức đào tạo quan lại chủ yếu, nhưng mặt khác vẫn sử dụng rộng rãi chế độ tiến cử, “cầu hiền” để kén chọn thêm quan lại.

(2), (3) Tiêu Hà, Nguy Vô Tri: Quan nhà Hán.

(4), (5) Địch Nhân Kiệt, Tiêu Tung: Quan nhà Đường.

(6) Tam phẩm: Trong chế độ phong kiến Trung Quốc và Việt Nam, phẩm cấp quan lại chia làm 9 bậc, cao nhất là nhất phẩm, thấp nhất là cửu phẩm. Quan lại từ tam phẩm trở lên là quan lại cao cấp.

(7) Bình Nguyên quân: Mao Toại là thực khách của Bình Nguyên quân nước Triệu thời Chiến quốc.

(8) Tề Hoàn công: Ninh Thích là người nước Vệ thời Xuân Thu.

(9) "Đem ngọc bán rao" (Huyễn ngọc cầu dụ): Ý nói tự đem khoe tài mình để cầu tiến dụng.

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài.

Câu 2 (0.5 điểm): Chủ thể bài viết là ai?

Câu 3 (1.0 điểm): Mục đích chính của văn bản trên là gì?  Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.

Câu 4 (1.0 điểm): Theo văn bản, khi có được nước rồi, việc đầu tiên vua cần làm là chọn người hiền tài về giúp cho đất nước. Để minh chứng cho luận điểm đó, người viết đã đưa ra dẫn chứng nào? Nhận xét cách nêu dẫn chứng của người viết.

Câu 5 (1.0 điểm): Thông qua văn bản trên, hãy nhận xét về phẩm chất của chủ thể bài viết.

0