K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:                 Chốn quê Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ, Nửa công đứa ở, nửa thuê bò. Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. Cần kiệm thế mà không khá nhỉ, Bao giờ cho biết khỏi đường lo? (Nguyễn Khuyến) Thực hiện các yêu cầu từ...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

                Chốn quê

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

(Nguyễn Khuyến)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Hình ảnh người nông dân được thể hiện trong bài thơ qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3. Trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ sau:

               Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

               Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Câu 4. Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của nó.

              Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

              Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

Câu 5. Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 6. Tình cảm yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người là thông điệp quý giá mà bài thơ “Chốn quê” mang lại cho người đọc. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày quan điểm của em về giá trị của tình người trong cuộc sống.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:      Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại.     Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào học bài sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này. Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng phải...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

     Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại.

    Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào học bài sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này. Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng phải buộc ăn món đó, tôi đâm ngán. Hơn nữa, dù dạ dày tôi bấy giờ tuyền một màu đỏ, trí nhớ tôi vẫn chẳng khá lên chút nào. Tôi học trước quên sau, học sau quên trước. Vì vậy tôi phải học gấp đôi những đứa khác.

     Tối, tôi thức khuya lơ khuya lắc. Sáng, tôi dậy từ lúc trời còn tờ mờ. Mắt tôi lúc nào cũng đỏ kè. Ba tôi bảo:

      – Nhất định đầu thằng Chương bị hở một chỗ nào đó. Chữ nghĩa đổ vô bao nhiêu rớt ra bấy nhiêu. Thế nào sang năm cũng phải hàn lại.

      Mẹ tôi khác ba tôi. Mẹ không phải là đàn ông. Mẹ không nỡ bông phèng trước thân hình còm nhom của tôi. Mẹ xích lại gần tôi, đưa tay nắn nắn khớp xương đang lồi ra trên vai tôi, bùi ngùi nói:

      – Mày học hành sao mà càng ngày mày càng giống con mắm vậy Chương ơi!

     Giọng mẹ tôi như một lời than. Tôi mỉm cười trấn an mẹ:

     – Mẹ đừng lo! Qua kì thi này, con lại mập lên cho mẹ coi!

     Không hiểu mẹ có tin lời tôi không mà tôi thấy mắt mẹ rưng rưng. Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng. Dù sao, công của tôi không phải là công cốc. Những ngày thức khuya dậy sớm đã không phản bội lại tôi. Kì thi cuối năm, tôi xếp hạng khá cao. Ba tôi hào hứng thông báo:

     – Sang năm ba sẽ mua cho con một chiếc xe đạp.

     Mẹ tôi chẳng hứa hẹn gì. Mẹ chỉ “thưởng” tôi một cái cốc trên trán:

      – Cha mày! Từ nay lo mà ăn ngủ cho lại sức nghe chưa!

     Ba tôi vui. Mẹ tôi vui. Nhưng tôi mới là người vui nhất. Tôi đàng hoàng chia tay với những tô canh bí đỏ mà không sợ mẹ tôi thở dài. Dù sao thì cũng cảm ơn mày, cơn ác mộng của tao, nhưng bây giờ xin tạm biệt nhé! Tôi cúi đầu nói thầm với trái bí cuối cùng đang nằm lăn lóc trong góc bếp trước khi vung tay cốc cho nó một phát.

(Trích Hạ đỏ, Nguyễn Nhật Ánh, Nxb Trẻ, 2019)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của truyện là gì?

Câu 2. Xác định ngôi kể trong truyện.

Câu 3. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 4. Xác định từ ngữ địa phương trong câu văn “Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết.”. Tìm một từ ngữ toàn dân tương ứng.

Câu 5. Chi tiết “Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng.” gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của nhân vật tôi dành cho mẹ?

Câu 6. Từ nội dung, thông điệp của văn bản, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày quan điểm của mình về ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.

1
19 tháng 1

ĐÂY LÀ BÀI LÀM CỦA EM Ạ

CÂU 1 : Thể loại của đoạn trích trên là truyện dài

CÂU 2 : Ngôi kể của truyện là : ngôi thứ nhất

CÂU 3 : Chủ đề của vb là tình yêu gia đình

CÂU 4 : - Những từ địa phương là :" đậu phộng" , " rau om " , " bí đỏ".

- Những từ ngữ toàn dân tương ứng : đậu phộng = lạc , rau om = ngò om , bí đỏ = bí ngô

CÂU 5 : Chi tiết trong câu hỏi trên gợi lại cho em tình cảm thương sót , yêu thương mẹ của nhân vật tôi bất lực trước mắt vì nhìn thấy mẹ buồn nhưng ko thể làm gì đc.

CÂU 6 : BÀI LÀM

Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Nó giống như ngọn đèn chiếu sáng tâm hồn con người giữa đêm dài tăm tối. Những người thân trong gia đình luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Họ yêu thương, chăm sóc và bảo vệ chúng ta giữa cuộc đời nhiều giông bão. Nhờ có tình cảm gia đình, con người được sống trong hạnh phúc, được phát triển một cách toàn diện và chắc chắn trong tương lai sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Ngược lại, những người phải sống trong một gia đình bất hạnh thường sẽ gặp lại những chấn thương về tinh thần. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải phải bảo vệ tình cảm gia đình.

18 tháng 1

.

Thể tích hình chóp tam giác đều là:

\(V=\dfrac{1}{3}\cdot15,6\cdot10=5,2\cdot10=52\left(cm^3\right)\)

17 tháng 1

Cường độ dòng điện có đơn vị là Ampe (A) nhé em

17 tháng 1

vì người đặt nền móng cho lý thuyết về điện từ học là tên Ampe, nên người ta lấy tên ổng để tôn vinh người có đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu về điện từ học, giống như ông newton (N)

17 tháng 1

123 + 123 - 11.122

= 246 - 1342

= -1096

Đông máu: - KN: Là quá trình máu chảy ra khỏi cơ thể thì đông lại. - NN: trình bày theo cơ chế đông máu : Do trong tiểu cầu khi vỡ ra giải phóng 1 loại enzim biến chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu ôm giữa các tế bào máu tạo khối máu đông bịt kín vết thương. - Ý nghĩa: + Bảo vệ cơ thể tránh bị mất máu. + Chế tạo các chất làm máu chóng đông, chậm đông trong y học và trong cuộc sống. Ngưng máu: -KN: Là quá trình máu trong mạch của người nhận máu khi tiếp nhận máu người khác bị ngưng kết hồng cầu nên tắc mạch. -NN: Khi trong máu người cho có Hồng cầu chứa Kháng nguyên A / B gặp huyết tương của người nhận có kháng thể tương ứng là anfa/ bêta gây hiện tượng kết dính hồng cầu trong máu người nhận làm máu trong mạch bị tắc không chảy được. - Hậu quả, ý nghĩa: + Gây tử vong ở người nhận máu khi xảy ra tai biến. + Tìm ra 4 nhám máu, sơ đồ truyền máu, nguyên tắc cho nhận máu.

tick cho mình nha