K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4

What???????

cs thật à

17 tháng 4

Trong tác phẩm “Ba người thầy vĩ đại” của Robin Sharma, nhân vật đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc và truyền cảm hứng mạnh mẽ chính là Jack – nhân vật chính của câu chuyện.

Jack là một người đàn ông đang rơi vào khủng hoảng giữa cuộc đời. Đó là công việc bấp bênh, đời sống cá nhân đầy bế tắc, và dường như mất phương hướng trong chính cuộc sống của mình. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở Jack không nằm ở việc anh hoàn hảo hay thành công, mà ở chính sự sẵn lòng thay đổi, dũng cảm học hỏi và vượt qua giới hạn bản thân.

Trong hành trình đi tìm lại ý nghĩa cuộc sống, Jack đã gặp ba người thầy – những người đã không chỉ truyền cho anh kiến thức mà còn thức tỉnh tư duy sống tích cực, biết yêu thương và cống hiến. Anh học được cách sống có mục đích, sống trọn vẹn từng khoảnh khắc và không ngừng lan toả giá trị tốt đẹp đến người khác.

Điều này khiến em nhận ra rằng: mỗi người đều có thể trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, nếu dám thay đổi và sống với lòng yêu thương, trách nhiệm. Câu chuyện của Jack nhắc em sống tử tế hơn với mọi người, biết ơn những gì mình đang có và không ngừng cố gắng để trở thành người có ích cho xã hội.

Người ta thường bảo: “Lớn lên rồi con sẽ hiểu.” Nhưng ít ai nói rõ rằng: Hiểu – không có nghĩa là chấp nhận. Và chấp nhận – không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng.Ta lớn lên, và học cách “biết điều”.Biết khi nào nên im lặng.Biết khi nào nên mỉm cười.Biết khi nào nên nói những điều không thật lòng, chỉ để giữ hòa khí.Biết khi nào phải mặc một chiếc mặt nạ, chỉ để tồn...
Đọc tiếp

Người ta thường bảo: “Lớn lên rồi con sẽ hiểu.” Nhưng ít ai nói rõ rằng: Hiểu – không có nghĩa là chấp nhận. Và chấp nhận – không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng.

Ta lớn lên, và học cách “biết điều”.Biết khi nào nên im lặng.Biết khi nào nên mỉm cười.Biết khi nào nên nói những điều không thật lòng, chỉ để giữ hòa khí.
Biết khi nào phải mặc một chiếc mặt nạ, chỉ để tồn tại.

Mỗi ngày, ta rời nhà với gương mặt chỉnh tề, nụ cười vừa vặn. Ai cũng khen ta mạnh mẽ. Ai cũng ngưỡng mộ sự điềm tĩnh, lý trí, trưởng thành trong ta.
Không ai biết, đằng sau gương mặt bình thản đó, là một con người luôn tự vấn: “Rốt cuộc, ta là ai trong tất cả những vai diễn này?”

Có một lần, ta đứng trước gương – một khoảnh khắc hiếm hoi không phải đóng vai “một người đang ổn” .Ta nhìn vào mắt mình và thấy một người lạ.Ánh mắt kia mệt mỏi,vầng trán kia chất chứa, bờ môi kia đã quá quen với việc mỉm cười khi trong lòng muốn hét lên.

Ta tự hỏi: Đã bao lâu rồi, ta không thật sự là mình? Ta đã đánh đổi điều gì để có được sự “chấp nhận” từ người khác?Và liệu, có đáng không?

Chiếc mặt nạ đầu tiên ta đeo lên là khi còn nhỏ –khi ta nhận ra việc khóc sẽ khiến người khác thất vọng.Nên ta nuốt nước mắt vào trong, và học cách “ngoan ngoãn”.

Chiếc mặt nạ thứ hai, là khi bước vào đời – ta nhận ra người trung thực quá dễ bị tổn thương. Nên ta học cách im lặng, thỏa hiệp, và “thông minh” theo định nghĩa của xã hội.

Rồi mặt nạ nối tiếp mặt nạ,vai diễn chồng chất lên vai diễn. Cho đến một ngày  ta không còn chắc đâu mới là mình thật.

"Sống thật không phải là hành động nổi loạn.”

Sống thật - là một hành trình can đảm nhất,Vì nó bắt ta đối diện với chính mình trước tiên.

Khi ta tháo bỏ chiếc mặt nạ đầu tiên,thứ đầu tiên xuất hiện không phải ánh sángmà là nỗi xấu hổ. Ta thấy mình yếu đuối, mâu thuẫn, rối bời. Ta thấy mình không “cao thượng” như từng tưởng, không “kiên cường” như người khác nghĩ.

Nhưng rồi, giữa đống hỗn độn đó,Ta thấy một cái gì đó chân thật – và sống động.Một phần do ta chưa bao giờ được phép tồn tại ngoài ánh sáng. Một phần do ta – dù đầy khuyết điểm – nhưng lại là chính ta.

Và thế là, ta bắt đầu gỡ từng lớp.

Không phải để “trút bỏ tất cả” mà là để chọn lọc.
Giữ lại điều gì thật sự là mình, và buông bỏ những vai diễn không còn cần thiết.

Bởi ,người ta không mang mặt nạ vì họ muốn dối trá.Người ta mang mặt nạ vì họ sợ.Sợ mình không đủ tốt.Sợ không ai thật lòng thương mình nếu mình không giả vờ mạnh mẽ.Sợ những khuyết điểm bị bóc trần.Sợ bị từ chối khi không còn gì để chứng minh, ngoài một bản thể trần trụi – dễ vỡ và đầy vết nứt.

 ---

Có một lần, tôi chứng kiến một đứa trẻ bị mắng chỉ vì nó khóc.Người lớn nói: "Khóc có ích gì? Mạnh mẽ lên. Mày là con trai."

Đứa trẻ im bặt. Đôi mắt nó vẫn đỏ hoe. Nhưng từ khoảnh khắc đó, nó hiểu:
Thể hiện cảm xúc là yếu đuối. Mà yếu đuối – thì không được yêu.

Đó là chiếc mặt nạ đầu tiên nó tự tay đeo lên – mặt nạ của im lặng và kìm nén.
Và cũng là gốc rễ cho biết bao chiếc mặt nạ lớn hơn sau này, khi nó lớn lên thành người trưởng thành trong mắt người khác.

---

Có một lần tôi từng hỏi một người bạn:
“Nếu em sống thật với cảm xúc của mình, liệu có ai chấp nhận em không?”

Bạn tôi cười buồn:
"Có thể có. Nhưng cũng có thể chẳng ai cả. Vậy nên em chọn cách không thử."

Và đó, chính là gương mặt của nỗi sợ.

Nỗi sợ ấy len lỏi trong từng hơi thở.Nó bảo ta đừng mở lòng quá, đừng tin ai quá, đừng yêu ai nhiều quá.Nó bảo ta giữ khoảng cách – vì càng gần, càng dễ tổn thương.Nó dạy ta cách dựng tường, xây rào, và khóa lại trái tim mình trong một căn phòng không có cửa sổ.

Và ta cứ sống như thế – an toàn nhưng ngột ngạt.

“Có một loại cô đơn không đến từ việc không ai bên cạnh,mà đến từ việc ta chẳng thể là chính mình dù đang giữa đám đông.”

Nỗi sợ không chỉ là cảm xúc. Nó là một người bạn cũ, sống trong ta, thì thầm mỗi khi ta muốn bước ra khỏi vùng an toàn.
Nó thủ thỉ:
"Nếu họ biết con người thật của mày, liệu họ còn yêu mày không?"

Và thế là, ta lùi lại.Ta nhún vai cười. Ta nói "ta ổn" – ngay cả khi lòng như có bão.

Nhưng có điều này…
Nỗi sợ ấy, nếu ta không đối mặt, nó sẽ ở lại mãi mãi.Và đến một lúc nào đó,nó không còn chỉ là một nỗi sợ, mà trở thành bức tường giam giữ chính ta.

Một người sống mà không dám là mình,lâu dần sẽ quên mất mình là ai.

Và như thế, cái giá của sự an toàn là sự đánh mất bản ngã.

Hồi nhỏ, ta từng ước trở thành siêu anh hùng – bay qua những tòa nhà, cứu thế giới.
Lớn lên, ta hiểu:
Anh hùng thực sự là người dám cởi bỏ mặt nạ đầu tiên.
Không phải trước thế giới – mà là trước gương. Trước chính mình.

Ta không thể chữa lành nếu còn mang mặt nạ.
Bởi vì những vết thương bị phủ lên bởi lớp hóa trang, sẽ chẳng bao giờ được chạm đến bằng bàn tay dịu dàng – dù là của ai.Và chỉ khi ta tháo ra, vết thương mới được thấy, được thấu, và được chữa.

Và thế là…
Một ngày nọ, giữa đêm khuya, khi chẳng còn ai nhìn,
ta đứng dậy, đối diện với chính mình trong gương,
và thì thầm một câu – câu đầu tiên không dành cho thế giới ngoài kia:

“Ta không ổn, nhưng ta đang cố.Và thế là đủ.”

Ta không cần phải mạnh mẽ suốt đời.Chỉ cần đủ can đảm để bắt đầu sống thật – từng chút một.

Ấy là lúc chiếc mặt nạ trượt khỏi gương mặt – không vì chủ ý,mà bởi không còn giữ được nữa.Khi những đêm dài hóa mệt mỏi.Khi đôi tay chẳng thể giơ lên thêm lần nào để chống đỡ.Khi cả cơ thể, tâm trí và linh hồn gào thét:
“Ta kiệt sức rồi.”

Mặt nạ rơi xuống. Âm thanh rất nhẹ. Nhưng chấn động ấy là thật.

Người ta hay nói: “Sống là phải biết kiểm soát bản thân.” Nhưng không ai nói với ta rằng “sống cũng là phải học cách buông.”Buông vai diễn.Buông những gắng gượng. Buông những cố làm vừa lòng tất cả, trừ chính mình.Vì không ai có thể sống mãi trong một vai không phải của mình. Cũng như không có linh hồn nào được sinh ra để mãi đeo mặt nạ.

---

Tôi chợt nhớ về một đêm mưa.
Mưa rất to.
Và tôi, vì một lý do nào đó,không về nhà – chỉ đứng giữa lề đường, để mặc mưa cuốn trôi mọi lớp che đậy.Không ai để ý. Cũng chẳng ai dừng lại hỏi han.
Tôi không khóc. Nhưng tim thì đau. Không phải vì ai đó làm tổn thương, mà vì chính ta đã tự làm tổn thương mình quá lâu.Cố gắng gồng lên làm người tử tế.Cố gắng gật đầu khi muốn lắc.Cố gắng cười khi chỉ muốn hét.Cố gắng giỏi hơn, tốt hơn, đáng yêu hơn để được giữ lại trong một nơi nào đó, một lòng ai đó.

Nhưng cuối cùng,chính ta lại lạc mất ta.

Có một câu rất đau mà ta từng đọc:

“Chúng ta thường đánh đổi sự thật để giữ lấy tình yêu.Nhưng đến cuối cùng, thứ ta có chỉ là một tình yêu dành cho phiên bản giả mạo của mình.”

Khi mặt nạ rơi xuống, không phải ai cũng kịp đón lấy ta.Nhiều người sẽ giật mình lùi lại.Sẽ nói: “Sao lại khác đến thế?” Sẽ thất vọng, quay lưng, hoặc im lặng như chưa từng biết ta.

Nhưng ngược lại, cũng có vài người – rất ít thôi – sẽ nhìn thật lâu.
Tự  hỏi:
“Đây mới là cậu à?”
Rồi mỉm cười:
“Đẹp đấy. Đẹp theo một cách thật lòng.”

Ta không cần cả thế giới chấp nhận.
Chỉ cần một người ở lại – không phải vì mặt nạ, mà vì chính ta.

Thế là đủ.

Và rồi ta hiểu:
Không phải ai cũng đáng để ta gồng mình diễn xuất.Không phải nơi nào cũng xứng đáng để ta đánh đổi bản thân.Và cũng không ai, không ai hết, đáng để ta đánh mất chính mình.

"Có một vẻ đẹp không đến từ phấn son hay kỹ xảo mà đến từ một người dám sống thật giữa một thế giới đầy giả dối."

Từ sau đêm mưa ấy, ta bắt đầu tập cười ít hơn – nhưng thật hơn.Tập nói "không" khi thấy không ổn. Tập thở – cho bản thân, không phải vì người khác.

Tập làm bạn với chính mình, dù rất cô đơn, nhưng cũng rất tự do.

 ---

Lại có người từng hỏi tôi:
“Làm sao biết được mình đang sống thật?”

Tôi đáp:
“Khi ta không còn cần nhớ hôm qua mình đã nói dối điều gì.”

---

Ta từng nghĩ tự do là một điều gì đó thật lớn lao
như được bay khắp thế giới, như có trong tay tất cả lựa chọn.
Nhưng không.
Tự do thật ra… bắt đầu từ những điều rất nhỏ.Như việc dám nói "hôm nay ta mệt". Dám khóc mà không cần lý do chính đáng.Dám từ chối một cuộc hẹn chỉ vì không muốn đi.Dám bước ra khỏi một nơi không còn là mình.Và dám sống thật,dù điều đó có nghĩa là phải một mình.

Tự do là khi không còn phải "diễn" để làm ai đó vui lòng.Là không cần gượng cười khi trong lòng đầy bão tố.Là được bước vào căn phòng, thở ra thật khẽ,và biết chắc không ai yêu cầu mình phải "giả vờ ổn".

Tự do là khi ta ngồi giữa phố đông người,không sợ ai nhìn, không sợ ai phán xét,vì ta biết – ta đã ngừng đóng vai từ rất lâu rồi.

Ta nhớ lần đầu tiên nói ra một điều thật lòng,không tính toán, không cân nhắc câu chữ cho vừa ý ai,chỉ đơn thuần là sự thật.

Ta run.Tay ướt đẫm mồ hôi.Lòng trống rỗng, như thể mình vừa từ bỏ thứ gì đó to lớn lắm.Nhưng sau đó, một cảm giác kỳ lạ len vào tim – Nhẹ bẫng.

Như vừa trút đi cả trăm lớp áo,như cuối cùng cũng được hít một hơi sâu đến tận đáy phổi.Thì ra, tự do là cảm giác đó.Không cần đúng với kỳ vọng của ai. Chỉ cần đúng với bản thân.

Kể từ lúc ấy, ta bắt đầu tập sống như thế: Là ta, và không cần xin lỗi vì điều đó.

Có người nói:
“Nhưng nếu sống thật mà bị ghét thì sao?”
Ta chỉ cười.

Vì khi bị ghét vì là chính mình – dù đau,vẫn còn dễ chịu hơn được yêu thương vì là một ai khác.

Một ngày nào đó, ta tin, ai rồi cũng sẽ mỏi mệt mà rời bỏ sân khấu.
Sẽ có lúc, chiếc mặt nạ quý giá kia rơi xuống.Không phải vì ai làm tổn thương,mà chỉ đơn giản – vì ta muốn thở.Muốn sống,muốn được là người… chứ không phải là vai.

Và khi ấy – ta sẽ nhận ra:”Sống thật không đáng sợ như ta từng nghĩ.”
Thế giới, dẫu khắc nghiệt,nhưng vẫn có chỗ cho một người không hoàn hảo mà chân thành.

"Chúng ta không cần phải rực rỡ.Chỉ cần trung thực với chính mình,là đã đủ sáng giữa một thế giới đầy giả tạo."

Vậy nên, ta chọn sống thật.Chọn bước ra ánh sáng mà không cần lớp hóa trang.
Chọn đối diện với chính mình và ôm lấy con người chưa từng được ai thật sự nhìn thấy.Bởi vì,tự do không phải là sống theo ý muốn của ai đó.Tự do là khi ta thôi phải xin phép để được là chính mình.

 (Chán với lối hành văn :< )

 

2
17 tháng 4

Hãy cứ sống như lòng mình mong nuốn

Đừng bao giờ là chiếc bóng của ai.

Trích những câu nói "vớ vẩn" của cô Thương Hoài Olm.

17 tháng 4

Là sao á cô ?

Đúng vì văn bản thông tin luôn có PTBĐ chính là thuyết minh

18 tháng 4

Thường thì PTBD của VB thông tin là Thuyết Minh á

Những người gác mộng , chap1Đôi mắt cậu mở to , tròn xoe như hai viên ngọc bích, Miu khẽ nghiêng chiếc đầu nhỏ xíu, bộ lông xù mềm mại tựa đám bông nhỏ khẽ rung rinh trên gò má ửng hồng. Giọng nói trong trẻo tựa như tiếng chim hót đầu ngày .“Nếu một ngày có ai hỏi rằng : Giấc mơ mang dáng hình gì trong mắt cậu, cậu sẽ trả lời như thế nào ?Milo chớp chớp đôi mắt tròn xoe, suy nghĩ...
Đọc tiếp

Những người gác mộng , chap1

Đôi mắt cậu mở to , tròn xoe như hai viên ngọc bích, Miu khẽ nghiêng chiếc đầu nhỏ xíu, bộ lông xù mềm mại tựa đám bông nhỏ khẽ rung rinh trên gò má ửng hồng. Giọng nói trong trẻo tựa như tiếng chim hót đầu ngày .

“Nếu một ngày có ai hỏi rằng : Giấc mơ mang dáng hình gì trong mắt cậu, cậu sẽ trả lời như thế nào ?

Milo chớp chớp đôi mắt tròn xoe, suy nghĩ một hồi rồi khẽ đáp với giọng điệu thật ngộ nghĩnh:

“Giấc mơ á? Nó chẳng có hình dáng nhất định đâu. Lúc thì mềm mại như đám mây trắng trôi lững lờ trên bầu trời xanh thẳm. Lúc lại tinh nghịch như những chú đom đóm lập lòe trong đêm hè. Có khi nó ấm áp như vòng tay của mẹ ấy, cũng có khi lại là một cuộc phiêu lưu và bất ngờ như một chuyến đi đến tận cùng vũ trụ. Nhưng nếu có ai hỏi mình “giấc mơ mang dáng hình gì trong mắt cậu?” thì mình sẽ chẳng cần suy nghĩ mà đáp lại ngay …Giống như một chú cáo nhỏ có đôi cánh trắng muốt bay lượn trên những tầng mây, một ngôi sao nhỏ síu bị lạc đường , và một chiếc đèn lồng kì diệu tỏa ra ánh sáng ấm áp chẳng bao giờ tắt!”

Miu lại khẽ nghiêng đầu, đôi mắt lấp lánh tỏ vẻ tò mò:

“Nhưng …tại sao khi con người ta lớn rồi , ta sẽ không còn thấy những con rồng, con hạc giấy treo quanh phòng họ nữa ?”

Milo khẽ thở dài, khẽ đáp.

“Đó là …vì họ xếp chúng thành hóa đơn mất rồi ”

“Miu ơi , cậu nghĩ … người lớn có bao giờ mơ không ?

“Ừm …” - một giọng nói thì thầm vang lên giữa căn gác mái phủ đầy bụi –

“Chắc là không đâu .Người lớn , họ bận lắm . Bận làm việc , bận lo toan nhiều thứ trên đời , bận … quên nữa “

Miu chớp mắt ngơ ngác:

“Quên gì thế , Milo ? “

“Quên cách bay trong trí tưởng tượng . “

“ Vậy , Milo nè , cậu có còn tin vào phép màu , vào trí tưởng tượng hay không?“

Milo ngước đôi mắt lấp lánh nhìn Miu, mỉm cười :

“Sao lại không chứ … Có ai bảo là không được đâu “

Từng tiếng nói vang lên , nhẹ hẫng tựa một chiếc lá rơi, rồi nhanh chóng hòa và làn gió vi vu qua những cánh đồng xanh mướt. Và ta bỗng tự hỏi mình rằng: Phải chăng khi ta lớn quá nhanh , ta sẽ bỏ quên rất nhiều điều . Mà điều đầu tiên chúng ta đánh rơi lại là trí tưởng tượng không nhỉ ? Thuở bé , ai mà chẳng ghé thăm vùng đất ấy một lần . Vùng đất mà những đứa trẻ vẫn thường thân mật gọi với danh xưng : sứ sở thần tiên. Ở nơi đó , đã từng có con rồng bằng bút chì bay vòng quanh chiếc đèn ngủ mỗi đêm , và những nàng tiên giấy khiêu vũ theo tiếng tích tắc của đồng hồ quả lắc . Và ở nơi đó…mọi điều ước đều có thể xảy ra…Nhưng sứ sở ấy chỉ là một thê giới kì diệu đối với trẻ em mà thôi.

Thế giới của người lớn đâu có như vậy.Nó lú nào cũng có tiếng gõ bàn phím , lịch họp , và lời nói “ Chúng ta không có thời gian cho việc đó đâu “ . Ba và mẹ lúc nào cũng thật bận rộn. Họ vội vã , luôn tay luôn chân với những con số, những bản kế hoạch, những cuộc gọi dồn dập. Hình như trong thế giới của họ, không có chỗ cho những điều vu vơ, không thực tế. Miu buồn bã cụp đôi tai xuống, giọng nhỏ hẳn đi:

“Vậy… lớn lên thật chán phải không Milo?”

Milo ngước nhìn Miu, đôi mắt long lanh ánh lên một nỗi buồn man mác. Cậu khẽ lắc đầu:

“Không hẳn là chán đâu Miu. Chỉ là… khác thôi. Khi lớn lên, người ta có những giấc mơ khác. Không phải là những chú rồng bay lượn hay những ngôi sao lạc lối nữa. Mà là những giấc mơ về một ngôi nhà ấm áp, một công việc ổn định, hay một người để họ yêu thương.”

“Nhưng… những giấc mơ đó có còn là giấc mơ về chú cáo có đôi cánh trắng không?” - Miu vẫn không nguôi ngoai.

Milo im lặng một lúc, rồi khẽ mỉm cười:

“Mỗi giấc mơ đều có vẻ đẹp riêng của nó, Miu à. Giấc mơ của tuổi thơ thì diệu kỳ và bất ngờ. Giấc mơ của người lớn thì thực tế và mang theo những hy vọng về tương lai.”

“Vậy… người lớn có còn nhớ về xứ sở thần tiên không?” – Miu hỏi, đôi mắt vẫn ánh lên vẻ tò mò.

“Có lẽ là có đấy… ở một nơi nào đó sâu thẳm trong trái tim họ.” – Milo nhẹ nhàng đáp - “Chỉ là họ không còn có nhiều thời gian để ghé thăm nó nữa thôi.”

“Haizz … Ước gì có ai còn tin vào phép màu trong truyện cổ tích nhỉ “

Gió ngoài ô cửa khẽ lùa vào mái tóc rối nhẹ của cô bé. Một chiếc lá khô lướt ngang qua ngưỡng cửa, xoay xoay như đang tìm nơi trú ngụ.

“Tích… tắc… tích… tắc…”
Tiếng đồng hồ quả lắc vang lên đều đều, kéo Myo về lại với căn gác mái cũ kĩ. Thế rồi cô bé gấp cuốn sổ vẽ lại. Trang đầu tiên … có  hai con cáo nhỏ ngồi trên đám mây màu hồng khẽ rơi xuống , đùa nghịch với gió , bay lượn lờ trên không trung . Nó đáp thật nhẹ xuống mặt đất , Myo cúi xuống nhặt .Đó chẳng phải là Milo và Miu sao ? Thế rồi , cô khẽ vuốt nhẹ trên trang giấy, nơi hình ảnh Milo và Miu đang đùa nghịch hiện hữu một cách sống động.  Miu và Milo đẫ từng là hai người bạn tưởng tượng của cô bé lúc nhỏ. Mẹ vẫn thường  bảo:“Ai cũng có một người bạn tưởng tượng. Nhưng không phải ai cũng nhớ giữ họ lại.” Ngón tay Myo khẽ vuốt ve hình ảnh Miu và Milo trên trang giấy, một nỗi nhớ mơ hồ thoáng qua. Đã bao lâu rồi cô không còn nghe thấy tiếng cười khúc khích của Milo hay giọng nói trong trẻo của Miu? Kể từ ngày chiếc giường bên cạnh phòng cô trống trải, tiếng cười trong ngôi nhà dường như cũng lặng đi. Ba thường về muộn hơn, điện thoại reo liên tục, và những tờ giấy chi chít con số, những bản kế hoạch nằm ngổn ngang trên bàn ăn. Không còn những đêm ba đọc truyện cổ tích, giọng trầm ấm vang vọng khắp phòng. Không còn những buổi chiều hai mẹ con cùng nhau vẽ những con vật kỳ lạ, những lâu đài bay trên những đám mây màu hồng.

Ánh mắt Myo khẽ cụp xuống, một nỗi gợn buồn lan tỏa trong lồng ngực. Cô nhìn ra ngoài ô cửa, nơi những cành cây khẳng khiu đang đu đưa trong gió. Liệu có phải, khi bàn tay nhỏ bé dần quen với việc cầm bút chì viết những dòng chữ thẳng hàng, nó cũng dần quên đi cách vẽ những đường cong mềm mại của đôi cánh tiên? Cô khẽ lắc đầu, cố xua đi cảm giác hụt hẫng. Tiếng bước chân vội vã của ba vọng lên từ cầu thang. Thế giới của người lớn... có lẽ thật sự chỉ là những bước chân vội vã không ngừng hay chăng ? Và phải chăng lớn lên là phải học cách quên đi những người bạn vô hình, những chuyến phiêu lưu không có thật? Phải chăng thế giới của người lớn chỉ toàn những lo toan và trách nhiệm, không còn chỗ cho những phút giây thả hồn vào những giấc mơ bay bổng hay chăng? Myo không biết nữa…nhưng …có lẽ là như vậy.

Rồi, giọng nói của ba vang lên từ dưới tầng, mang theo một chút lo lắng.

“Myo con đâu rồi ?”

Myo liền vội vàng nhảy xuống từ chiếc ghế nhỏ xíu trong góc phòng, kéo một cái thang gỗ cũ kỹ xuống, làm nó vang lên một tiếng "kẽo kẹt" đặc trưng. Chẳng mấy chốc, cô bé nhảy xuống đất và chạy vội ra cửa.

"Dạ, con đây,thưa ba!" Myo đáp lớn, đôi mắt vẫn không rời khỏi chiếc cuốn sổ nhỏ nhắn trong tay.

Dưới ánh đèn vàng nhạt hắt ra từ phòng khách, những bức tranh thuở bé của Myo hiện ra trên tường: một con mèo ba chân đang cười toe toét, một ngôi nhà lơ lửng giữa những đám mây xanh, chiếc cầu vồng bảy sắc uốn mình bắc qua một dòng sông tưởng tượng. Myo khẽ dừng lại, ánh mắt lướt qua từng nét vẽ. Ba vẫn thường khen chúng "kỳ diệu thật đấy". Nhưng giờ đây, dường như chẳng ai còn dừng chân ngắm nhìn những "kỳ diệu" ấy nữa. Bụi thời gian mỏng manh phủ lên cả những màu sắc tươi sáng.

"Myo, không phải con lại lên gác mái đó chứ?" Cha cô cất tiếng từ dưới nhà. Có lẽ ông đã đoán trước được sự trả lời.

Myo khựng lại một chút ở bậc thang cuối cùng, chiếc sổ nhỏ vẫn siết chặt trong tay. Cô bé nghe thấy tiếng bước chân của cha đang tiến lại gần.

Tiếng bước chân của ba mỗi lúc một gần, dồn dập như nhịp trống thúc giục. Ông dừng hẳn ở ngưỡng cửa phòng khách, dáng người đổ bóng dài, hằn rõ vẻ mệt mỏi sau ngày dài. Ánh mắt ông dịu lại khi chạm vào Myo.

"Ba gọi con nãy giờ. Con lại lên gác mái làm gì vậy? Ở đó bụi bặm lắm." Giọng ông gấp gáp , vừa trách nhẹ, lại vừa có chút lo lắng.

Myo khẽ mỉm cười, đôi mắt to tròn của cô sáng lên, như những ngôi sao nhỏ trên bầu trời đêm

"Con chỉ muốn vẽ thêm một chút thôi mà, ba đừng lo nha."

Người cha thở dài, xoa nhẹ mái tóc con gái.

"Thôi được rồi. Xuống ăn cơm thôi con."

Cô bé khẽ gật đầu, cố gắng nở một nụ cười nhỏ.

"Vâng ạ."

Người cha quay lưng bước về phía nhà bếp, còn Myo thì vẫn đứng lặng thêm một lúc ở bậc thang cuối cùng. Cô bé cúi xuống nhìn cuốn sổ vẽ một lần nữa, tay khẽ lật qua trang tiếp theo. Trên nền giấy nhòe một chút màu nước, hai chú cáo nhỏ – Miu và Milo – đang ngồi trên một cánh đồng hoa bồ công anh, gió thổi qua làm những cánh hoa li ti bay lên không trung như những chiếc dù nhỏ , chỉ cần nhắm mắt lại là có thể cùng Miu và Milo bay đến bất cứ đâu…

Ánh đèn bếp hắt ra từ bên trong, len qua cánh cửa hé mở như một vệt nắng cuối ngày còn sót lại. Myo cất cuốn sổ vẽ vào trong ngăn bàn nhỏ bên hành lang, cạnh những cây bút màu đã sứt mực, rồi chạy nhanh về phía cha. Mùi cơm nóng và canh rau dền thơm nhẹ lan tỏa trong không khí. Bàn ăn vẫn đơn sơ như mọi ngày: hai bát cơm, một dĩa trứng chiên, và một tô canh đang bốc khói.

“Con đã rửa tay chưa đó?” – Ba nhắc, giọng có chút nghiêm nhưng không giấu được nét dịu dàng trong ánh mắt.

“Dạ rồi ạ!” – Myo lí nhí, rồi khẽ ngồi xuống đối diện với ông. Cô bé nhai thật chậm rãi, thỉnh thoảng lại lén nhìn người cha đang lặng lẽ xới thêm cơm, gương mặt ông trông mệt nhưng vẫn cố gắng giữ vẻ bình thản. Mái tóc điểm vài sợi bạc lấp lánh dưới ánh đèn vàng, và đôi mắt ấy… dù có quầng thâm, vẫn ánh lên một nỗi buồn dịu dàng. Nhưng trong khoảnh khắc ấy, khi nhìn thấy ánh sáng yếu ớt rơi trên tóc cha, Myo lại chợt nghe một âm thanh khe khẽ, như cánh của điều gì đó đang bay. Có lẽ là gió, hoặc là trí tưởng tượng của cô bé đang khẽ thở dài.

“Ba ơi…” – Myo khẽ gọi, tay chống cằm, đôi mắt tròn tròn ngước nhìn cha -“Ba có từng tin vào… phép màu không ba?”

Người cha thoáng khựng lại, chiếc đũa trên tay ông ngừng giữa chừng.

“Phép màu à?” – ông lặp lại, như đang dò tìm ý nghĩa ẩn sâu trong câu hỏi của con.

“Dạ… như những chú rồng biết bay, hay một chiếc đèn lồng phát sáng mãi mãi… như Miu và Milo ấy.” – Myo mỉm cười nhẹ.

Người cha nhìn con gái mình thật lâu. Một sự lặng im dịu dàng lan ra giữa không gian chỉ có tiếng đồng hồ quả lắc vang đều đều ở góc phòng. Một thoáng gì đó lướt qua ánh mắt ông – là sự ngỡ ngàng, hay là ký ức chợt ùa về? Ông chậm rãi đặt đũa xuống, dựa lưng vào ghế, rồi bật cười khe khẽ – một nụ cười hiếm hoi, như làn gió nhẹ lướt qua cánh cửa đóng kín của lòng mình.

“Ba từng tin… rất nhiều là đằng khác.” – ông nói, giọng như khẽ lạc đi trong làn khói ấm của bữa cơm chiều – “Ngày đó… ba cũng có một người bạn tưởng tượng. Một chú mèo biết nói, tên là Tomi. Nó thích trèo lên trần nhà và kể cho ba nghe về những hành tinh xa xôi. Nhưng rồi… ba cũng lớn. Tomi không còn xuất hiện nữa. Hoặc là… ba không còn đủ thờ gian để lắng nghe nó nữa.”

Myo tròn mắt, lặng đi một lúc. Cô chưa bao giờ nghe ba kể về tuổi thơ mình. Trong trí nhớ của cô, ba luôn là người lớn với  những cuộc họp,  điện thoại, và các con số. Giây phút ấy, ông như trở về làm một cậu bé nhỏ, đang ngồi cạnh cô bên bàn ăn.

“Vậy… ba có nhớ Tomi không?” – Myo thì thầm.

Ông khẽ gật đầu.

“Có chứ… Nhưng mà ba nghĩ, Tomi vẫn ở đó. Ở đâu đó trong ba, như Miu và Milo của con vậy. Có điều… ba quên cách gọi tên nó rồi.”

“Vậy… tại sao bây giờ ba không còn kể chuyện cổ tích cho con nữa?”

Người cha khẽ cúi đầu, rồi lại ngẩng lên, giọng ông nhẹ như thể đang thì thầm với chính tuổi thơ mình:
“Vì ba sợ rằng nếu kể nữa, ba sẽ quên mất việc mình đang là người lớn mất thôi. Haha”

Câu trả lời khiến Myo ngơ ngác. Cô bé chống cằm suy nghĩ, đôi mắt ánh lên vẻ trầm mặc không thường thấy ở lứa tuổi của mình.

“Nhưng con nghĩ… ba có thể là người lớn, nhưng vẫn mang theo một chút phép màu mà, đúng không ạ?”

Người cha bật cười nhẹ, nụ cười hiếm hoi sau cả một ngày dài.

“Ừ, có lẽ là vậy. Nếu như có một cô bé nhỏ của ba chịu nhắc ba mỗi ngày…”

Myo cười toe, hạnh phúc đến lạ. Cô bé ngồi thẳng dậy, húp thêm một thìa canh nóng, lòng nhẹ bẫng như gió. Cùng lúc ấy , Miu đặt tay lên vai Myo, ánh mắt lấp lánh như một giọt sao. “Ba vẫn đang cố gắng giữ phép màu cho con đó” cô bé thì thầm lời ba nói. Còn Milo thì chui vào chiếc khăn ăn, lặng lẽ gấp nó lại như đang giấu đi một điều bí mật

Sau bữa ăn, khi ba cô còn đang rửa chén, Myo rón rén quay lại căn gác mái. Cô bé lấy ra cuốn sổ vẽ, lần này là trang cuối cùng. Trên đó, cô vẽ một khung cửa sổ mở ra trời đêm, nơi hai chú cáo nhỏ vẫn đang ngồi đó – Miu nhìn lên bầu trời, còn Milo thì quay lại mỉm cười.

Ngay bên dưới, Myo viết thêm vài dòng, chữ viết hơi nghiêng:

"Nếu một mai cha mệt quá, không còn thấy phép màu bên mình nữa…
Thì con sẽ là người kể chuyện cổ tích cho cha nghe.”

Rồi, cô nhắm mắt lại, thì thầm:

“Chúng ta sẽ cùng nhau tìm lại phép màu, được không Miu, Milo, và cả Tomi nữa?”

Ngày bé, Myo rrất hay vẽ những bức tranh kỳ lạ. Khi thì là ngôi nhà biết đi, đội nón lá và bước tung tăng trên thảm cỏ. Khi thì là một cơn mưa biết hát, mỗi giọt là một nốt nhạc nhảy nhót quanh ô cửa sổ. Lúc lại là chú mèo có cánh, bay lượn qua khung trời lấm tấm mây.

Ba thường xoa đầu Myo và bảo, “Con vẽ những điều kỳ diệu thật đấy.”

Myo hay kể với ba về hai người bạn bí mật – Miu và Milo. Miu là cô bé có mái tóc dài như mây trắng, mắt tròn xoe lấp lánh như sao. Milo là cậu nhóc luôn đội mũ len đỏ, cười khúc khích như tiếng chuông gió trong vườn.

Chỉ có Myo mới nhìn thấy hai người ấy. Họ đến chơi mỗi khi Myo thấy buồn, hay những chiều mưa, khi thế giới ngoài kia xám xịt như một bức tranh bị nhòe mất màu.

Lúc đầu, ba cũng tin phép màu kì lạ ấy. Nhưng… khi chiếc lá rơi xuống đúng lúc có ai đó đang ước. Đã chẳng còn ánh sáng nhảy múa sau cơn mưa và những giấc mơ có thể trở thành sự thật nếu mình tin đủ lâu.

Càng lớn, ba càng bận. Công việc chất cao hệt như núi. Ánh mắt ba khi nhìn vào những bức vẽ của Myo dần trở nên xa xôi. Myo vẫn nhớ một buổi tối, ba đặt bàn tay ấm lên tóc cô và nói, “Con lớn rồi, nhỉ?”

Trong khoảnh khắc hồi tưởng ngắn ngủi ấy, Myo bỗng cảm thấy như thể một cánh cửa nhỏ nào đó vừa mở ra trước mắt mình. Không gian xung quanh dường như tĩnh lặng hơn mọi khi, nhường chỗ cho những thanh âm vọng về từ một nơi rất xa xôi, quen thuộc mà cô không thể gọi tên. Ký ức về những buổi chiều vẽ vời cùng mẹ, về giọng kể chuyện trầm ấm của ba dần hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết. Cảm giác như có một sợi dây vô hình đang kéo cô trở lại những ngày tháng hồn nhiên, nơi mọi thứ đều có thể xảy ra. Một niềm mong mỏi kỳ lạ trỗi dậy trong lòng Myo, một khát khao được chạm vào những điều mà cô tưởng chừng đã đánh mất.

Trong khoảnh khắc hồi tưởng ngắn ngủi ấy, Myo bỗng cảm thấy như thể một cánh cửa nhỏ nào đó vừa mở ra trước mắt mình. Không gian xung quanh dường như tĩnh lặng hơn mọi khi, nhường chỗ cho những thanh âm vọng về từ một nơi rất xa xôi, quen thuộc mà cô không thể gọi tên. Ký ức về những buổi chiều vẽ vời cùng mẹ, về giọng kể chuyện trầm ấm của ba dần hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết. Cảm giác như có một sợi dây vô hình đang kéo cô trở lại những ngày tháng hồn nhiên, nơi mọi thứ đều có thể xảy ra. Một niềm mong mỏi kỳ lạ trỗi dậy trong lòng Myo, một khát khao được chạm vào những điều mà cô tưởng chừng đã đánh mất.

Bàn tay Myo vô thức siết chặt hơn cuốn sổ vẽ. Cô nhìn vào những hình ảnh quen thuộc trên trang giấy: chú mèo có cánh bay lượn, cơn mưa biết hát, ngôi nhà đội nón lá. Bỗng nhiên, những nét vẽ dường như trở nên sống động hơn, màu sắc rực rỡ hơn bao giờ hết. Cảm giác như có một nguồn năng lượng kỳ lạ đang lan tỏa từ những trang giấy, một thứ sức mạnh tiềm ẩn mà cô chưa từng nhận ra. Trong khoảnh khắc đó, Myo cảm nhận được sự kết nối sâu sắc giữa thế giới bên trong trí tưởng tượng của mình và thế giới thực tại, một ranh giới mong manh bắt đầu tan biến.

Bỗng nhiên, cuốn sổ  của Myo bắt đầu phát sáng. Ánh sáng từ những trang giấy bùng lên, sáng như những ngôi sao, rồi lan ra xung quanh, dường như muốn kéo cô bé vào một thế giới khác. Myo ngẩng đầu lên, đôi mắt ngỡ ngàng nhìn quanh. Một cánh cửa mơ hồ hiện ra ngay trước mặt cô, như thể được sinh ra từ chính những giấc mơ cô đã vẽ lên.

“Myo ơi, đó là gì thế?” Một giọng nói nhẹ nhàng, như một làn gió thoảng, vang lên bên tai cô bé.

Myo quay lại, nhưng chẳng thấy ai cả. Cô ngạc nhiên, nhưng cũng không quá đỗi bất ngờ. Cô bé đã quen với những điều kỳ lạ này từ khi còn rất nhỏ. Đó  có lẽ là Milo, một người bạn tưởng tượng cũ của cô, một chú cáo nhỏ với đôi cánh lấp lánh và ánh mắt tinh nghịch.

Và đúng khoảnh khắc đó, một giọng nói bé xíu, như tiếng chuông gió, vang lên:

“Tớ đã nói là tớ sẽ quay lại khi cậu cần mà…”

"M-Milo…? Milo, là cậu thật sao?" Myo cười khúc khích. "Mình tưởng cậu đã quên mình rồi chứ!"

Milo, với chiếc đuôi xù xì, từ từ hiện ra trong làn sương mù. Cậu ta nhìn cô bé bằng đôi mắt to tròn, vẻ mặt như thể vừa mới thức dậy từ một giấc ngủ dài.

“Chào lại nha, Myo. Cậu lớn nhanh quá, làm tớ nhận không ra!. Cậu không thể quên được chúng tớ  đâu á. Chúng ta vẫn mãi là bạn mà, phải không?"

Milo nói, giọng nói của cậu ấm áp và dễ chịu như một làn sóng vỗ về.

Myo cứng người trong vài giây. Rồi cô bật cười, thứ tiếng cười hiếm hoi mà chính cô cũng không ngờ mình còn giữ được. Tiếng cười của một cô bé từng tin rằng nếu mình vẽ đủ nhiều, thì cả thế giới sẽ trở thành một bức tranh khổng lồ.

“Tớ… tớ không biết cậu còn nhớ tớ…”

“Tớ nói rồi làm sao quên được? Người ta chỉ quên bạn tưởng tượng khi họ lớn lên. Nhưng Myo  à, trái tim cậu vẫn giữ tớ ở lại. Tớ cảm ơn vì điều đó nha.”

“Milo nè , Miu đâu rồi ? Và cánh cửa này… mình phải đi qua sao?" Myo hỏi, đôi mắt cô tràn đầy sự tò mò.

"Chắc chắn rồi. Đây là cánh cửa để chúng ta tìm lại những giấc mơ mà cậu đã quên đi. Chúng ta phải đến đó."

"Chúng ta bắt đầu hành trình thôi, Myo à!" Milo kêu lên, đôi cánh bạc của cậu đập nhẹ nhàng, tạo ra những tia sáng huyền bí.

 

1
18 tháng 4

Cảm ơn mọi người vì đã đọc.

18 tháng 4
  • Dẫn chứng từ thực tế:
    • Bạn có thể kể một ví dụ thực tế từ lớp học của mình, ví dụ: "Trong giờ học toán hôm qua, một số bạn trong lớp đã nói chuyện riêng. Điều này làm tôi không thể tập trung nghe giảng và cảm thấy như mình bỏ lỡ một phần quan trọng của bài học."
  • Dẫn chứng từ nghiên cứu:
    • Bạn có thể tìm dẫn chứng từ các nghiên cứu khoa học. Ví dụ, một nghiên cứu có thể chỉ ra rằng việc nói chuyện riêng trong lớp làm giảm khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Bạn có thể tham khảo các nghiên cứu về "tập trung trong học tập" để làm rõ thêm lập luận.
  • Dẫn chứng từ ý kiến giáo viên:
    • Nhiều giáo viên có thể chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này. Một giáo viên có thể nói rằng "Việc học sinh nói chuyện riêng trong lớp không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn gây mất
      • trật tự chung cho cả lớp."
    • Dẫn chứng từ các câu chuyện phổ biến:
      • Bạn có thể nêu một câu chuyện phổ biến mà nhiều học sinh gặp phải, ví dụ: "Khi học sinh nói chuyện riêng trong lớp, những học sinh xung quanh sẽ cảm thấy khó chịu và không thể tập trung vào bài giảng."
    • Dẫn chứng từ quan điểm của các chuyên gia giáo dục:
      • Các chuyên gia giáo dục có thể chỉ ra rằng việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ gây ra sự gián đoạn và giảm hiệu quả học tập. Họ có thể khẳng định rằng việc tạo không gian yên tĩnh, không có sự xao nhãng, giúp học sinh tập trung hơn vào bài học.
21 tháng 4

NÓI CHUYỆN LÀ PHÉP THIẾT YẾU CỦA CON NGƯỜI NÓI CHUYỆN VỀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG LÀ ĐÚNG NHƯNG KO ĐC NÓI QUÁ TO ĐỂ ẢNH HƯỞNG CẢ ĐẾN BẢN THÂN VÀ THẦY CÔ CÁC BẠN NÊN TÌM CÁCH VỪA TRAO ĐỔI SUY NGHĨ BÉ VỪA NGHE GIẢNG CÒN NÓI TRUYỆN QUÁ TO QUÁ MẤT DẠY QUÁ BỐ LÁO THÌ NGU KO BIẾT SUY NGHĨ CHỈ VÌ MUỐN NÓI CHUYỆN VỚ VẨN MÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỌI NGƯỜI


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […]

Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì:

- Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!

Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói:

- Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm.

(Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51)

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra số từ trong câu “Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được” và đặt một câu khác với số từ đó.

Câu 3. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xétLộc là người như thế nào?

Câu 4. Xác định và nêu chức năng của thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm.

Câu 5. Thông tin Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp giúp em hiểu gì về Lộc?

Câu 6. Nhân vật tôi và Lộc đã có một tình bạn đẹp. Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? Viết câu trả lời trong một đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 6 câu).

Mình cần gấp 9h tối nay phai cs r


0
21 tháng 4

BIẾT TỰ LẬP BIẾT TỰ LÀM TỰ ĂN BIẾT TÌM CÁC QUAN HỆ TỐT BIẾT ĐÂU LÀ SAI ĐỂ SỬA KO TÁI DIỄN KO DÙNG NẮM ĐẤM ĐỂ GIẢI QUYẾT MỌI VẤN ĐỀ NHƯ MỘT THẰNG TRẺ TRÂU NGU NGỐC .CHỈ DÙNG NẮM ĐẤM ĐỂ LÀM VIỆC TỐT ,TỰ VỆ

19 tháng 4

I. Mở đầu

Văn hóa đọc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Đọc sách không chỉ giúp mở mang kiến thức, trau dồi kỹ năng mà còn bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách tốt đẹp. Tuy nhiên, trên thực tế, văn hóa đọc ở Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đối với trẻ em khuyết tật chữ in còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, em xây dựng kế hoạch hành động này với mong muốn góp phần phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt chú trọng đến những đối tượng yếu thế trong xã hội.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

* Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc trong cộng đồng.
* Góp phần xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, đặc biệt là trẻ em, được tiếp cận với sách và tri thức.
* Phát triển văn hóa đọc bền vững, tạo thói quen đọc sách thường xuyên cho bản thân và cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể:

* Đối với bản thân:
* Đọc ít nhất 2 cuốn sách mỗi tháng thuộc các lĩnh vực khác nhau (văn học, khoa học, lịch sử, kỹ năng sống...).
* Tham gia ít nhất 1 câu lạc bộ sách hoặc diễn đàn đọc sách trực tuyến.
* Viết bài giới thiệu sách hoặc chia sẻ cảm nhận về sách trên mạng xã hội hoặc blog cá nhân.
* Đối với cộng đồng:
* Tổ chức ít nhất 2 buổi nói chuyện về sách hoặc các hoạt động đọc sách cộng đồng mỗi quý.
* Quyên góp sách cho các thư viện trường học hoặc tủ sách cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa.
* Tổ chức các lớp học đọc, kể chuyện cho trẻ em khuyết tật chữ in hoặc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

III. Đối tượng hưởng lợi

* Bản thân.
* Trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số.
* Trẻ em khuyết tật chữ in.
* Cộng đồng nơi sinh sống và học tập.

IV. Nội dung công việc thực hiện

1. Đối với bản thân:

* Xây dựng tủ sách cá nhân:
* Lựa chọn và mua sách theo sở thích và nhu cầu cá nhân.
* Sắp xếp và bảo quản sách cẩn thận.
* Thường xuyên đọc và ghi chép lại những kiến thức, ý tưởng hay từ sách.
* Tham gia các hoạt động đọc sách:
* Tìm kiếm và tham gia các câu lạc bộ sách, diễn đàn đọc sách trực tuyến.
* Đọc sách cùng bạn bè, người thân.
* Tham gia các buổi giao lưu, nói chuyện về sách với các tác giả, dịch giả.
* Chia sẻ về sách:
* Viết bài giới thiệu sách hoặc chia sẻ cảm nhận về sách trên mạng xã hội, blog cá nhân.
* Tham gia các cuộc thi viết về sách.
* Tổ chức các buổi giới thiệu sách cho bạn bè, người thân.
2. Đối với cộng đồng:

* Tổ chức các hoạt động đọc sách cộng đồng:
* Lựa chọn địa điểm và thời gian phù hợp.
* Chuẩn bị các tài liệu, thiết bị cần thiết (sách, báo, truyện tranh, máy chiếu...).
* Mời các diễn giả, người nổi tiếng tham gia chia sẻ về sách.
* Tổ chức các trò chơi, hoạt động tương tác liên quan đến sách.
* Quyên góp sách cho các thư viện trường học, tủ sách cộng đồng:
* Liên hệ với các trường học, tổ chức từ thiện để tìm hiểu nhu cầu về sách.
* Tổ chức các đợt quyên góp sách từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp.
* Vận chuyển sách đến các địa điểm cần thiết.
* Tổ chức các lớp học đọc, kể chuyện cho trẻ em khuyết tật chữ in, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn:
* Tìm kiếm địa điểm và đối tượng phù hợp.
* Thiết kế chương trình học phù hợp với từng đối tượng (sử dụng chữ nổi Braille, sách nói, tranh ảnh...).
* Tìm kiếm tình nguyện viên hỗ trợ.
* Tổ chức các buổi học đọc, kể chuyện định kỳ.

V. Dự kiến kết quả đạt được

1. Đối với bản thân:

* Nâng cao kiến thức, kỹ năng và mở rộng tầm nhìn.
* Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề.
* Bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách tốt đẹp.
* Xây dựng thói quen đọc sách thường xuyên và bền vững.
2. Đối với cộng đồng:

* Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc.
* Góp phần cải thiện trình độ dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
* Tạo điều kiện cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em yếu thế, được tiếp cận với sách và tri thức.
* Góp phần xây dựng xã hội học tập, khuyến khích mọi người học tập suốt đời.

VI. Nguồn lực thực hiện

* Về tài chính:
* Tiết kiệm chi tiêu cá nhân.
* Vận động quyên góp từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp.
* Tìm kiếm tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp.
* Về nhân lực:
* Sử dụng thời gian rảnh rỗi của bản thân.
* Vận động bạn bè, người thân, đồng nghiệp tham gia hỗ trợ.
* Liên hệ với các tổ chức tình nguyện để tìm kiếm tình nguyện viên.
* Về cơ sở vật chất:
* Sử dụng sách, báo, truyện tranh, máy tính, máy chiếu... sẵn có.
* Mượn địa điểm tổ chức hoạt động từ các trường học, thư viện, nhà văn hóa...
* Xin hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức liên quan.

VII. Đánh giá và điều chỉnh

* Thường xuyên theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch.
* Thu thập phản hồi từ những người tham gia các hoạt động đọc sách.
* Đánh giá hiệu quả của các hoạt động đã thực hiện.
* Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.

VIII. Kết luận

Kế hoạch hành động này là một bước khởi đầu quan trọng trong hành trình phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng. Em tin rằng, với sự nỗ lực, kiên trì và sự chung tay của mọi người, chúng ta sẽ xây dựng được một cộng đồng đọc sách vững mạnh, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, việc quan tâm và tạo điều kiện cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in được tiếp cận với sách và tri thức là trách nhiệm của toàn xã hội, để không ai bị bỏ lại phía sau trên con đường học tập và phát triển.