K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2024

- Nhận xét:

+ Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên các lĩnh vực: hành chính, kinh tế, văn hóa - giáo dục, trong đó, trọng tâm là cải cách về bộ máy hành chính. Kết quả của cuộc cải cách đã tăng cường tính thống nhất của quốc gia, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả.

+ Cuộc cải cách của Minh Mạng đã thể hiện tài năng, tâm huyết của nhà vua và nỗ lực của triều Nguyễn trong quá trình quản lí đất nước, có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị - xã hội, đồng thời, đặt nền móng cho thể chế chính trị của triều Nguyễn trong nhiều thập kỉ sau đó.

+ Cuộc cải cách của vua Minh Mạng cũng để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận - hiện đại, đặc biệt là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương: tỉnh - huyện - xã. Bên cạnh đó, một số giá trị trong việc xây dựng mô hình bộ máy nhà nước đơn giản, tinh gọn; xây dựng đội ngũ quan lại thanh liêm của vua Minh Mạng cũng là bài học kinh nghiệm hữu ích cho cải cách hành chính của Việt Nam hiện nay.

19 tháng 4 2024

Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế và nguồn tài nguyên thiên nhiên biển, mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

- Vị trí chiến lược:

+ Biển Đông nằm trên tuyến đường hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Châu Âu với Châu Á, Trung Đông với Đông Á. Đây là tuyến đường vận tải biển quan trọng thứ hai thế giới, với lưu lượng hàng hóa vận chuyển qua đây chiếm hơn 1/3 tổng lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trên toàn cầu.
+ Biển Đông là nơi tập trung nhiều eo biển quan trọng như eo biển Malacca, eo biển Đài Loan, eo biển Basi, eo biển Sunda,... đóng vai trò then chốt trong việc kết nối các vùng biển và đại dương.
- Giao thông hàng hải quốc tế:

+ Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới được thực hiện bằng đường biển, và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông.
+ Biển Đông là tuyến đường vận chuyển quan trọng đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia,...
+ Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, vận chuyển hàng hóa trị giá hàng nghìn tỷ USD.
+ Biển Đông góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển: Biển Đông được đánh giá là một trong những khu vực có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên biển, bao gồm:
+ Dầu khí: Biển Đông được dự đoán có trữ lượng dầu khí lớn, có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng cho khu vực Châu Á trong nhiều thập kỷ tới.
+ Khoáng sản: Biển Đông có trữ lượng lớn các khoáng sản quý hiếm như cát monazit, thiếc, đồng, mangan,...
+ Thủy sản: Biển Đông là một trong những vựa cá lớn nhất thế giới, cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho các quốc gia trong khu vực.
+ Du lịch biển: Biển Đông có nhiều hòn đảo đẹp, bãi biển hoang sơ, thích hợp cho phát triển du lịch biển.
- Lợi ích cho các quốc gia:
+ Phát triển kinh tế: Biển Đông đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là thông qua các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên biển, vận tải biển và du lịch biển.
+ An ninh quốc phòng: Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng của các quốc gia ven biển, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
+ Hợp tác quốc tế: Biển Đông là cơ hội để các quốc gia trong khu vực tăng cường hợp tác quốc tế về các lĩnh vực như khai thác tài nguyên thiên nhiên biển, bảo vệ môi trường biển, đảm bảo an ninh hàng hải,...

15 tháng 4 2024

cuộc cải cách của Vua Lê Thánh Tông có những đặc điểm tiến bộ như sự toàn diện, sâu sắc và mang lại hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như hành chính, tổ chức nhà nước, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa - nghệ thuật. Điều này có thể vận dụng được trong bối cảnh hiện nay bằng cách áp dụng các chính sách cải cách toàn diện và sâu sắc, tăng cường quản lý hành chính hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định chính trị và xã hội, cũng như thúc đẩy văn hóa - nghệ thuật. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến việc giải quyết mâu thuẫn giai cấp một cách hòa bình và công bằng để đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững trong bối cảnh hiện nay.

15 tháng 4 2024

Cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông tương đối toàn diện, mang lại sự hưng thịnh cho đất nước lúc bấy giờ, tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế đất nước phát triển, dân trí được nâng cao, năng lực quốc phòng được tăng cường, chế độ quân chủ Trung ương tập quyền được củng cố….

5 tháng 4 2024

Rất nhiều người con ưu tú của Nghệ An đã trở thành những ngôi sao sáng trong công cuộc cứu nước vĩ đại đó như Phan Bội Châu, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai…

5 tháng 4 2024

Một số người nổi tiếng ở Nghệ An là:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Vua Mai Hắc Đế - Mai Thúc Loan

- Danh nhân Phan Bội Châu

- Tổng bí thư Lê Hồng Phong

- Nguyễn Thị Minh Khai ...

Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp trên biển đông bằng biện pháp hòa bình

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
5 tháng 4 2024

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, xu thế liên kết và hội nhập quốc tế sâu rộng đang diễn ra, trên cơ sở truyền thống yêu chuộn hoà bình của nhân dân Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện chủ trương nhất quán trong việc hợp tác giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. 

2 tháng 4 2024

Câu hỏi của bạn là gì vậy ạ?

2 tháng 4 2024

Cảm ơn bạn nhé!

25 tháng 3 2024

- Tích cực:

+ Củng cố quyền lực tập trung: Hồ Quý Ly tập trung quyền lực vào tay vua bằng cách bãi bỏ chức thái úy và thiết lập Thượng thư sảnh. Điều này giúp tăng cường quản lý và kiểm soát của vua đối với triều đình.

+ Cải cách hành chính: Việc chia lại đơn vị hành chính và sắp xếp lại hệ thống quan lại giúp tăng cường hiệu quả quản lý và giảm sự thụ động và tham nhũng trong hệ thống hành chính.

+ Đề cao luật pháp: Ban hành bộ luật mới và xử lý nghiêm minh những kẻ vi phạm luật pháp giúp tăng cường trật tự và công bằng trong xã hội.

- Hạn chế:

+ Tập quyền quá mức: Quyền lực tập trung vào tay vua có thể dẫn đến sự phản đối từ các thế lực khác, gây ra sự bất mãn và nguy cơ chống đối.

+ Cải cách nặng nề: Thi cử quá khó khăn và thuế khóa nặng nề có thể gây ra sự bất mãn và khó khăn cho người dân, đặc biệt là tầng lớp nông dân và dân lao động.

+ Chống đối của tầng lớp quý tộc: Các biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly có thể gây ra sự không hài lòng và chống đối từ các tầng lớp quý tộc, dẫn đến sự bất ổn và thậm chí là nội chiến.

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
25 tháng 3 2024

* Tích cực:
- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
- Các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly rất toàn diện, táo bạo trên khắp các lĩnh vực chính trị, hành chính, quốc phòng, tài chính, tư tưởng, văn hóa xã hội, giáo dục, trong đó, cải cách về tư tưởng, văn hóa, giáo dục được coi là tiến bộ nhất.
- Những biện pháp cải cách về văn hóa của Hồ Quý Ly đã tạo nền tảng tư tưởng cho cải cách giáo dục, để lại nhiều bài học cho các triều đại phong kiến sau đó.
- Hồ Quý Ly là vị vua đầu tiên ở nước ta phổ biến rộng rãi việc dùng chữ Nôm, đưa chữ Nôm lên vị trí quan trọng. Điều đó được xem là biểu hiện của ý chí nêu cao tinh thần dân tộc.
* Hạn chế:
- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
 

 

1.
=> Sau cải cách, vua Minh Mạng đã tổ chức lại đơn vị hành chính địa phương. Bắc thành và Gia Định thành bị xóa bỏ, đổi trấn thành tỉnh, cả nước bao gồm 30 tỉnh. Dưới tỉnh là phủ, huyện, tổng, xã.
=> Đến thời Minh Mệnh, để nhất thể hoá các đơn vị hành chính trong cả nước, năm 1831 - 1832 nhà vua thực hiện một công cuộc cải cách hành chính lớn đổi các dinh, trấn thành tỉnh.
=> Năm 1834, vua Minh Mệnh cho xoá bỏ các Trực lệ và Tổng trấn đổi chia 3 miền thành các Kỳ là Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ.
=> Các triều đại Thiệu Trị, Tự Đức cũng áp dụng cách tổ chức hành chính địa phương của Minh Mạng.
2.
=> Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã. Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.
=> Thời Lê Thánh Tông, có sự sắp xếp lại bộ máy nhằm tập trung quyền lực vào tay hoàng đế và kiểm soát chặt chẽ cấp địa phương.
=> Bộ máy tổ chức thời Lê Thánh Tông là bộ máy quân chủ chuyên chế quan liêu được tổ chức khá chặt chẽ và hoàn chỉnh.