K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ÔN TẬP SINH HỌC 11 TỪ BÀI 28 ĐẾN BÀI 36 SGK * ĐIỀN TỪ, CỤM TỪ THÍCH HỢP VÀO CHỖ TRỐNG TRONG CÁC CÂU SAU: 1. Điện thế nghỉ là … 2. Điện thế hoạt động là … 3. Phản xạ của động vật gồm các dạng … 4. Khi không bị kích thích, trong màng tế bào thần kinh tích điện ..1.. so với ngoài màng tích điện ..2.. 5. Khi kích thích tại 1 điểm bất kì trên sợi thần kinh, xung thần kinh...
Đọc tiếp

ÔN TẬP SINH HỌC 11

TỪ BÀI 28 ĐẾN BÀI 36 SGK

* ĐIỀN TỪ, CỤM TỪ THÍCH HỢP VÀO CHỖ TRỐNG TRONG CÁC CÂU SAU:

1. Điện thế nghỉ là …

2. Điện thế hoạt động là …

3. Phản xạ của động vật gồm các dạng …

4. Khi không bị kích thích, trong màng tế bào thần kinh tích điện ..1.. so với ngoài màng tích điện ..2..

5. Khi kích thích tại 1 điểm bất kì trên sợi thần kinh, xung thần kinh xuất hiện và lan truyền theo .. chiều

6. Trên sợi thần kinh có bao mielin xung thần kinh lan truyền theo kiểu ..1…; trên sợi không có bao mielin xung thần kinh lan truyền theo kiểu ..2..

7. Eo Ranvie được hình thành do bao mielin bao bọc …. Trên sợi thần kinh

8. Đối với sợi thần kinh có bao mielin sự thay đổi tính thấm của màng xảy ra tại các ..

9. Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi ..1.. nhanh hơn trên sợi ..2..

10. Xinap là diện tiếp xúc giữa ..1.. với ..2...

11. Thông tin dẫn truyền qua xinap theo chiều từ …

12. Thông tin được truyền qua xinap nhờ ..

13. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở … xinap

14. Bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào ..

15. Tập tính của động vật là..

16. Tập tính của động vật gồm các loại là ..

17. Tập tính mang tính hỗn hợp nghĩa là vừa mang nguồn gốc ..1.. vừa mang nguồn gốc ..2..

18. Cơ sở thần kinh của tập tính ..1.. là chuỗi các phản xạ ..2..; của tập tính …3.. là chuỗi phản xạ không điều kiện.

19. Tập tính .. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

20. Các hình thức học tập chủ yếu của ĐV gồm:..

21. Đàn ngỗng con mới nở chạy theo mẹ là hình thức học tập ..

22. Chó tiết nước bọt khi nghe thấy tiếng kẻng là kết quả của hình thức học tập ..

23. Chuột bất ngờ đạp phải “cần gạt” và có được thức ăn. Sau nhiều lần như vậy chuột biết cách lấy thức ăn khi đói là kết quả của hình thức học tập ..

24. Tinh tinh có khả năng xếp các thùng gỗ để lấy thức ăn treo trên cao là kết quả của hình thức học tập..

25. Các tập tính phổ biến ở ĐV gồm ..

26. Rình mồi, vồ mồi, rượt đuổi con mồi thuộc tập tính ..1.. mang tính chất ..2..

27. Chim công đực nhảy múa khoe mẽ quyến rũ con cái thuộc tập tính ..1… mang tính chất ..2..

28. Sự phân chia thứ bậc trong đàn thuộc kiểu tập tính ..

29. Cơ sở khoa học của việc huấn luyện xiếc thú là hình thành các phản xạ .. điều kiện

30. Tập tính bảo vệ lãnh thổ có ý nghĩa ..

31. Tìm thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản là ý nghĩa của tập tính …

32. Sử dụng các loài thiên địch với sâu hại để bảo vệ cây trồng là ứng dụng của tập tính ..

33. Sinh trưởng thực vật là ..

34. Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng của ..1.. do hoạt động của ..2..

35. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật gồm …………….

36. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng thực vật là …… và …..

37. Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu kì sống, biểu hiện ở 3 quá trình ..

38. Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng của ..1.. theo chiều ...2.. do hoạt động của ..3..

39. Kết quả của sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ là hình thành ..

40. Hoocmon thực vật là ……………….. có tác dụng …………………….. của cây.

41. Hoocmon thực vật gồm 2 nhóm là ..

42. Hoocmon kích thích sinh trưởng gồm..

43. Hoocmon ức chế sinh trưởng gồm..

44. Hoocmon dùng thúc quả chóng chín, tạo quả trái vụ ..

45. ứng dụng nuôi cấy mô và tế bào thực vật nhờ hoocmon ..

46. hoomon … kích thích cành giâm ra rễ

47. Dấu hiệu đặc biệt của sự phát triển ở thực vật có hoa là ..

48. Các yếu tố chi phối sự ra hoa của thực vật là ..

49. Sắc tố cảm nhận quang chu kì ở thực vật có tên là ..

50. Cây chỉ ra hoa vào mùa hè thuộc cây ngày ..

 

II. HOÀN THÀNH CÁC BẢNG PHÂN BIỆT SAU:

1, Phân biệt các loại mô phân sinh ở thực vật

Nội dung

MPS đỉnh

MPS lóng

MPS bên

Vị trí/cây

 

 

 

Loại cây

 

 

 

Vai trò

 

 

 

 

2. phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

Nội dung

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Vị trí xảy ra/cây

 

 

Nguyên nhân - cơ chế

 

 

Loại cây

 

 

Kết quả

 

 

 

3. phân biệt lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin và không có bao mielin

Nội dung

Sợi thần kinh có bao mielin

Sợi thần kinh không có bao mielin

Cấu tạo sợi thần kinh

 

 

Cơ chế lan truyền + tốc độ lan truyền

 

 

 

5. Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được

Nội dung

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Nguồn gốc

 

 

Cơ sở thần kinh

 

 

Khả năng di truyền(có, không)

 

 

 

III. GHÉP NỘI DUNG Ở CỘT A VỚI NỘI DUNG THÍCH HỢP Ở CỘT B ĐIỀN VÀO CỘT C

Cột A

Cột B

Cột C

1. Auxin

Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng

 

2. GA

Kích thích ra rễ của cành giâm, cành chiết.

 

3. AAB

Tạo quả không hạt, tăng quá trình phân giải tinh bột

 

4. etilen

Hiện tượng sinh con ở thực vật

 

5. Xitokinin

Kích thích quả xanh chóng chín

 

6. cây ngày dài

Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng lớn hơn 12h trong ngày

 

7. cây ngắn ngày

Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhỏ hơn 12h trong ngày

 

8. phitocrom

Là hoocmon ra hoa sản sinh ở lá cây

 

9. florigen

Ứng dụng trong nuôi cấy mô thực vật

 

 

0
Câu 1. Trong các biện pháp sau:(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.(2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.(3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.(4) Vun gốc và xới đất cho cây.Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển?A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.Câu 2.Trong các nguyên nhân sau:(1) Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.(2) Cân bằng...
Đọc tiếp

Câu 1. Trong các biện pháp sau:

(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.

(2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.

(3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.

(4) Vun gốc và xới đất cho cây.

Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 2.Trong các nguyên nhân sau:

(1) Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.

(2) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.

(3) Thế năng nước của đất là quá thấp.

(4) Hàm lượng oxi trong đất quá thấp.

(5) Các ion khoáng độc hại đối với cây.

(6) Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường.

(7) Lông hút bị chết.

Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân:

A. (1), (2) và (6) B. (2), (6) và (7) C. (3), (4) và (5) D. (3), (5) và (7)

Câu 3. Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. thẩm thấu. B. cần tiêu tốn năng lượng.

C. nhờ các bơm ion. D. chủ động.

Câu 4. Cho các đặc điểm sau:

(1) Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin → dễ thấm nước.

(2) Không bào trung tâm nhỏ → tạo áp suất thẩm thấu cao.

(3) Không bào trung tâm lớn → tạo áp suất thẩm thấu cao.

(4) Có nhiều ti thể → hoạt động hô hấp mạnh → tạo áp suất thẩm thấu lớn.

Những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước là:

A. (1), (3) và (4) B. (1), (2) và (3)

C. (2), (3) và (4) D. (1), (2), (3) và (4)

Câu 5. Các ion khoáng:

(1) Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

(2) Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

(3) Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

(4) Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần thiết phải tiêu tốn năng lượng.

Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động là:

A. (1), (2) và (3) B. (1), (3) và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1), (2) và (4)

Câu 6. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

B. từ mạch gỗ sang mạch rây

C. từ mạch rây sang mạch gỗ

D. qua mạch gỗ

Câu 7. Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là

A. fructôzơ. B. glucôzơ.

C. saccarôzơ. D. ion khoáng.

Câu 8. Trong các đặc điểm sau :

(1) Các tế bào nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.

(2) Gồm những tế bào chết.

(3) Thành tế bào được linhin hóa.

(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

(5) Gồm những tế bào sống.

Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã nói ở trên?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 9. Khi tế bào khí khổng mất nước thì

A. thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.

B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.

C. thành dảy căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.

D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.

Câu 10. Vai trò của kali trong cơ thể thực vật :

A. Là thành phần của protein và axit nucleic.

B. Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.

C. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

D. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.

 

Câu 11. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là

A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

Câu 12. Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ?

(1) Tạo lực hút đầu trên.

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.

Phương án trả lời đúng là :

A. (1), (3) và (4). B. (1), (2) và (3).

C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4).

Câu 13. Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật :

A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.

B. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim ; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.

D. Là thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.

Câu 14. Cho các đặc điểm sau:

(1) Được điều chỉnh (2) Vận tốc lớn.

(3) Không được điều chỉnh (4) Vận tốc nhỏ.

Con đường thoát hơi nước qua cutin có bao nhiêu đặc điểm trên?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 15. Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng?

A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.

B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.

C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.

D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

0