K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2021

Trình bày nét chính về sự chuyển biến của nền kinh tế và văn hóa nước ta trong thời Bắc thuộc ? 

* Về kinh tế:

+ Thủ công nghiệp, thương mại:

- Nghề rèn sắt vẫn phát triển: Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.

- Các công trình thủy lợi được xây dựng.
- Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.
- Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…
- Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.

+ Trong nông nghiệp:

- Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.

- Nhân dân ta đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

- Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển: nghề gốm, dệt vải và giao lưu buôn bán

* Về văn hóa:

+ Chữ Hán, đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền bá vào nước ta.

+ Bắt nhân dân học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa dân tộc ta, đây chính là chính sách thâm độc nhất

+ Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

+ Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Tại sao dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc nhân dân ta lại liên tiếp đứng lên lên đấu tranh ?

Vì các chính sách bóc lột tàn bạo -> Nhân dân đứng dậy dành độc lập

Các cuộc đấu tranh đó nói lên điều gì ?

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Sự hi sinh, chiến đấu bất khuất

8 tháng 5 2021

sự căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của các triều đại phong kiến phương bắc

5 tháng 5 2021

- Chính sách đồng hoá nhân dân ta là thâm độc nhất.

- Chúng bắt nhân dân ta làm theo phong tục người Hán và học chữ Hán.

=> Việc làm đó cho thấy chúng muốn nhân dân ta làm nô lệ cho người phương Bắc.

 Hok tốt.

5 tháng 5 2021

Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn.

Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

5 tháng 5 2021
Nhờ tinh thần quyết tâm người dân có lòng yên Nước nồng nàn Vua Quang Trung xây dựng đội quân để thành công phong trào

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:

  • Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
  • Sau khi bị thực dân Pháp xâm lược, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra và liên tiếp nhưng đều thất bại.
  • Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX; sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

=>Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ –rê-vin.

5 tháng 5 2021

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.


 

4 tháng 5 2021

Để lại cho ta câu nói : " nếu chúng ta càng nhân nhượng thì bọn giặc ngoại xâm càng lấn tới "

- Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…

- Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.

4 tháng 5 2021

- GĐ 1: Thời nguyên thủy. - GĐ 2: Thời đại dựng nước Văn Lang - Âu Lạc. - GĐ 3: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập. - GĐ 4: Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X.

19 tháng 5 2021

* Sự chuẩn bị:

- Chọn sông Bạch Đằng làm trận địa tiêu giệt giặc.

- Xây dựng trận địa cọc ngầm ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển.

- Chủ động đón đánh quân xâm lược

- Bố trí quân mai phục ở hai bên bờ sông.

* Cách đóng cọc:

- Cọc được vận chuyển bằng thuyền ra cửa sông lúc thuỷ triều lên.

- Công tác hạ cọc được tiến hành lúc thuỷ triều xuống, hạ cọc bằng phương pháp thủ công ( bằng tay không ):

+ Dùng tay xoay cho cọc tự cắm xuống bùn, gốc cây lim thường nặng hơn ngọn nên được cắm xuống bùn.

+ Kết hợp giữa trọng lượng của cọc và sức nước lúc thuỷ triều rút để cọc cắm xuống lớp bùn đáy sông với góc nghiêng khoảng 45 độ.

+ Công nhân chỉ làm công tác định vị cọc xuống lòng sông, hạ cọc bằng cách xoay cho cọc cắm vào lớp bùn dưới lòng sông, phần còn lại do thủy triều trên sông Bạch Đằng.

* Diễn biến trận đánh:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.