K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1) Những ngày này, trên các trạng mạng xã hội, không khó để thấy những người trẻ thể hiện tình yêu đất nước theo nhiều cách: có thể là làm những đoạn phim ngắn giới thiệu một di tích lịch sử; đăng tải những bài hát Cách Mạng đi cùng năm tháng; chia sẻ những đoạn phim về thời khắc lịch sử của dân tộc; tạo các trend về lòng yêu nước trong các sự kiện lịch sử, chính trị của...
Đọc tiếp

(1) Những ngày này, trên các trạng mạng xã hội, không khó để thấy những người trẻ thể hiện tình yêu đất nước theo nhiều cách: có thể là làm những đoạn phim ngắn giới thiệu một di tích lịch sử; đăng tải những bài hát Cách Mạng đi cùng năm tháng; chia sẻ những đoạn phim về thời khắc lịch sử của dân tộc; tạo các trend về lòng yêu nước trong các sự kiện lịch sử, chính trị của đất nước … Xuất phát chung từ mong muốn lan tỏa tình yêu nước và bày tỏ lòng biết ơn về sự hy sinh của cha ông để bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc những người trẻ đã tự sáng tạo ra nhiều video truyền cảm hứng trên tất cả các nền tảng mạng xã hội hướng tới ngày đại lễ của dân tộc và những sự kiện lớn của đất nước. Sáng tạo và lan tỏa tình yêu quê hương qua các trang mạng xã hội, những video này không chỉ khẳng định cá tính riêng của người trẻ ngày nay mà nó còn lan tỏa rất nhiều tình yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam.

          (2) Bên cạnh việc lan tỏa những thông tin tích cực, những người trẻ Việt Nam đã mạnh mẽ lên án những hành động, phát ngôn “lệch lạc”, phản tuyên truyền trên internet. Như gần đây, sự kiện một cô hoa hậu chia sẻ bức ảnh của Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp tại Hội nghị Bandung 2015, trong đó có sự xuất hiện của lá cờ vàng ba sọc để biện minh cho các nghệ sĩ nước ngoài chụp ảnh với lá cờ này; nhưng hành động này không những không được đồng tình mà ngay lập tức bị “cộng đồng mạng” lên án vì sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng về lịch sử và ý thức chính trị của cô “hoa hậu” này. […]

          (3) Bước vào thời kỳ hiện đại hóa, rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đã yêu tổ quốc bằng khả năng, sự sáng tạo của mình: Bạn trẻ Viên Hồng Quang với đam mê phục chế màu cho những thước phim lịch sử đã phục chế bộ phim tài liệu “Vĩ tuyến 17 - Chiến tranh Nhân dân” – bộ phim do đạo diễn người Hà Lan thực hiện tại Việt Nam năm 1967 từ nguyên gốc là phim đen trắng thành phim màu và tặng lại cho người dân Quảng Trị và phục chế miễn phí màu các tư liệu phim và ảnh lịch sử; trong đó có đoạn băng Bác Hồ trả lời phóng viên văn phòng phát thanh truyền hình Pháp năm 1964… […]

          (4) Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay chính là sự tiếp nối của dòng chảy lịch sử, là ngọn lửa thiêng liêng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lời nói và hành động của thế hệ trẻ Việt Nam đã khẳng định: Cho dù đất nước Việt Nam đang có những chuyển biến vô cùng tích cực về tầm vóc và vị thế trên thế giới, thì lòng yêu nước vẫn luôn luôn chảy trong trái tim, dòng máu của những con người Việt Nam. Và thế hệ trẻ Việt Nam sẽ luôn giữ vững truyền thống yêu nước, khắc ghi những trang sử hào hùng cha ông ta đã để lại; quyết chung sức, đồng lòng đưa đất nước Việt Nam vươn cao và tiến xa trên con đường hội nhập và phát triển.

Câu 5. Nhận xét về mối liên hệ giữa các đoạn văn

0
I. Đọc hiểu Chú gà trống kiêu ngạo Ngày xưa rất xưa Gà trống không chỉ biết bay mà còn bay rất cao. Thế nhưng kể từ khi giành được giải quán quân bay lượn, Gà trống chỉ biết ăn, uống ngủ nghỉ mà không chịu tập luyện. Vì thế nên cơ thể của gà trống ngày càng to béo nặng nề. Một hôm, chim khách nói với gà trống:'' Chim ưng bay cao hơn anh rồi đấy!''. Gà...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu

Chú gà trống kiêu ngạo

Ngày xưa rất xưa Gà trống không chỉ biết bay mà còn bay rất cao. Thế nhưng kể từ khi giành được giải quán quân bay lượn, Gà trống chỉ biết ăn, uống ngủ nghỉ mà không chịu tập luyện. Vì thế nên cơ thể của gà trống ngày càng to béo nặng nề.

Một hôm, chim khách nói với gà trống:'' Chim ưng bay cao hơn anh rồi đấy!''. Gà trống liền vươn cổ, hát một bài: Ò ó o o ... Không ai có thể bay cao bằng ta!''.

vài ngày sau, chim khách lại bay đến nói: ''Thiên nga và Chim sơn ca bay cao hơn anh rồi đấy!''. Nhưng gà trống vẫn không tin. Lại một buổi trưa nọ, Gà trống đang ngủ thì chim khách cất tiếng nói: ''bây giờ thì cả quạ đên cũng bay cao hơn anh rồi!''. Gà trống ngạo mạn nói: ''Hừ, thôi được rồi. Ngày mai tôi sẽ bay cho mọi người xem!''

Ngày hôm sau, các loài chim đều vội vã tìm về xem Gà trống bay. Gà trống đập cánh phành phạch và bay lên. Nhưng nó chỉ bay cao chưa đầy một mét liền rơi phịch xuống đất. Gà trống hốt hoảng, không ngờ cơ thể mình lại nặng nề như vậy. Nó lồm cồm bò dậy, thử bay lại lần nữa. Thế nhưng nó chỉ bay lên khoảng hai mét là Gà trống lại rơi xuống đất. Các loài chim cười ầm ĩ chế nhạo gà trống. Kể từ đó, Gà trống chỉ có thể chạy trên mặt đất chứ không thể bay lên cao được nữa.

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên?Nêu dấu hiệu nhận biết .

Câu 2. Dấu chấm lửng trong câu văn sau có tác dụng gì?

-Gà trống liền vươn cổ, hát một bài: Ò ó o o ... Không ai có thể bay cao bằng ta!''.

Câu 3. Nêu bối cảnh ấy có tác dụng bộc lộ tính cách nào của nhân vật chính?

Câu 4. Đọc truyện trên có ý kiến cho rằng : Mặc dù trước đây Gà trống không chỉ biết bay mà còn bay rất cao nhưng sau đó Gà trống chỉ có thể chạy trên mặt đất chứ không thể bay lên cao được nữa. Đó là kết cục xứng đáng mà Gà trống phải đón nhận. Ý kiến của em ?

Câu 5. Qua câu truyện ''Chú gà trống kiêu ngạo'', tác giả đã kín đáo gửi gắm tới người đọc bài học gì?. Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng 4-6 câu. Trong đoạn có sử dụng phép tu từ nói quá hoặc nói giảm, nói tránh. Gạch chân, chú thích cụ thể.

II. Viết

Viết bài văn phân tích nhân vật chú gà trống trong truyện ''Chú gà trống kiêu ngạo''

0
Cảm ơn mẹ vì luôn bên conLúc đau buồn và khi sóng gióGiữa giông tố cuộc đờiVòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yênMẹ dành hết tuổi xuân vì conMẹ dành những chăm lo tháng ngàyMẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời conLà vầng trăng khi con lạc lốiDẫu đi trọn cả một kiếp ngườiCũng chẳng hết mấy lời mẹ...
Đọc tiếp

Cảm ơn mẹ vì luôn bên con

Lúc đau buồn và khi sóng gió

Giữa giông tố cuộc đời

Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.

 

Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

 

Mẹ là ánh sáng của đời con

Là vầng trăng khi con lạc lối

Dẫu đi trọn cả một kiếp người

Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…

                                        (Trích lời bài hát  Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

Câu 2( 0.5 điểm). Tìm 2 từ láy trong đoạn thơ trên

Câu 3 (1 điểm). Khái quát nội dung của đoạn  thơ?

Câu 4 (1 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu thơ sau:

Mẹ là ánh sáng của đời con

Là vầng trăng khi con lạc lối

Câu 5 (1 điểm). Thông điệp mà lời thơ muốn gửi tới chúng ta là gì?

PHẦN II. VIẾT (6.0 điểm)

Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật trong truyện ngụ ngôn mà em  đã được  học hoặc được đọc để lại cho em bài học ấn tượng và sâu sắc nhất.

 

 

 

0