cvbfdzgffgdxfxxfbdvbdzvxdfxđffvfvbb | mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn |
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn hãy tìm 1 chỗ yên tịnh hoặc 5h bạn dậy học thuộc sáng sớm học nhanh lắm mình đẵ thử rồi đấy bạn hãy tập chung và tạo cảm giác thoải mái ko ép buộc mình bạn phải hiểu học giúp mình cái j và nó quan trọng như thế nào
chúc bạn luôn luôn học giỏi cố gắng lên nhé bạn sẽ thành công thôi
Không gian và thời gian hợp lý Việc thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học. Không gian: Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là công viên, vườn cây, phòng riêng… Nơi học gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Có thể học thuộc trong khi đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục (ví dụ đang ngồi thì lại nằm), việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ. Thời gian: Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường để “nước tới chân mới nhảy”, tức là nếu sáng mai có bài kiểm tra thì tối hôm nay ngủ sớm để sáng dậy sớm học bài… Đúng là đầu óc sẽ rất minh mẫn vào sáng sớm, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất mau. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Còn học buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối (7h - 12h). Nên lưu ý chọn thời gian thoải mái (bạn không bị kẹt công việc hoặc lịch học khác), như thế mới dễ tập trung học hơn. Tinh thần thoải mái: Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng "ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu" mà thôi! Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào. Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn. Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao. Hiệu quả lắm đấy! Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé! Không nên quan trọng độ dài nội dung Nhiều bạn thường nhìn vào số lượng trang phải học, rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều như thế thì làm sao mình có thể học hết được cơ chứ”, thế rồi nản… Hoặc chỉ học được một vài trang rồi buông… Đừng nhìn vào số trang mình phải học, hãy nhìn vào số trang mình đã học được. Hãy bắt đầu học với một tâm trạng thoải mái nhất có thể, và tự nhủ: “Mình sẽ thuộc ngay thôi ấy mà”. Tâm lý có ảnh hưởng rất nhiều đấy nhé, do vậy, nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ học thuộc, thì thời gian sẽ rút ngắn hơn và bạn sẽ tập trung hơn. Ngoài ra, phải biết cách lược bỏ những nội dung không cần thiết, chỉ nắm các ý chính theo các kiểu câu đơn giản, bỏ đi những từ không ảnh hưởng đến nội dung bài học, tô đậm các ý quan trọng. Và học theo kiểu liệt kê thành từng ý chính, tránh học theo kiểu cả đoạn văn, dễ gây nản và khó nuốt. Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng. * Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay. * Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu. * Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được. * Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…) * Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần. Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau: * Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi. * Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian. * Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn. * Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách. * Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi. * Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong. Lưu ý, có thể không cần học theo thứ tự cũng được.
------------
Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỷ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” là một truyện hay trong tác phẩm đó được trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung thuỷ, hầu hạ mẹ chồng, chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng đi lính ở phương xa. Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, người chồng nghi ngờ nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh Phi (vợ vua biển) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện trong chốc lát rồi trở lại Long Cung.
Chuyện ca ngợi một người phụ nữ có phẩm chất, có tâm hồn trong sáng, sáng ngời như ngọc lại bị nỗi oan tày trời vì một chuyện ghen tuông vớ vẩn của người chồng nông nổi. Cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan tình.
Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau, qua đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Vũ Nương vốn là người con gái có tư dung tốt đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na. Khi lấy chồng, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà dù Trương Sinh vốn có tính hay ghen. Khi chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy tiễn chồng. Lời của nàng thật xúc động, nói về niềm yêu thương, mong nhớ của mình đối với người chồng sẽ đi xa, rồi bày tỏ nỗi lo lắng trước những gian lao nguy hiểm mà người chồng sẽ trải qua, niềm mong ước được đoàn tụ … làm mọi người trong tiệc đều ứa hai hàng lệ.
Chồng đi đánh giặc ngoài biên ải, nàng một lòng son sắt, thuỷ chung, “cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết”, mong đợi chồng về trong cô đơn mòn mỏi “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể, chân trời không thể nào ngăn được”. Hơn nữa, nàng là một người con dâu hiếu kính, tận tuỵ chăm sóc khi mẹ chồng còn sống, chôn cất mẹ chồng khi mẹ qua đời (lo liệu như đối với mẹ đẻ mình).
Rồi đằng đẵng thời gian trôi qua, chồng ra lính trở về, cùng là lúc nàng bị nghi oan. Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình: “Thiếp vốn con kẻ khó … mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Nàng đã nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định lòng chung thuỷ, hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Dù họ hàng, làng xóm có bênh vực và biện bạch, Trương Sinh vẫn không tin. Bất đắc dĩ Vũ Nương thống thiết: “Thiếp sỡ dĩ nương tựa vào chàng … đâu có thể lên núi vọng phu kia nữa!”. Đó là hạnh phúc gia đình, niềm khao khát của cả đời nàng giờ đây tan vỡ. Tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng giờ đây hoá đá….
Tuyệt vọng vì phải gành chịu nỗi oan khuất tày trời không phương giãi bày, cứu chữa nàng đành mượn cái chết để chứng tỏ tiết hạnh trong sáng của mình. lời khấn nguyện với thần linh vô cùng thảm thiết: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Nga Mĩ. Nhược bằng lòng chim, dạ cá, lừa dối chồng con, được xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ …” lời khấn nguyện đã làm cho người đọc xót xa – con người rơi cảnh ngộ bế tắc, không thể tiếp tục sống để tự giải oan tình mà phải tìm đến cái chết để thần linh chứng dám.
Sau một năm ở thuỷ cung, khi nghe kể chuyện nhà, nàng đã ứa nước mắt khóc, nghĩ đến câu “ngựa Hồ gầm giá Bắc, chim Việt đậu cành Nam” rồi hiện về trên dòng nước cho thoả lòng nhớ chồng, con.
Qua những hoàn cảnh khác nhau của vũ Nương, với những lời tự thoại của nàng, truyện đã khẳng định những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam – một người phụ nữ đẹp người, lại nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, rất mực hiếu kính với mẹ chồng, giữ vẹn lòng chung thuỷ sắt son với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, …. lẽ ra phải được hạnh phúc trọn vẹn thế mà phải chết một cách oan uổng, đau đớn.
Cái chết của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân sâu xa, bắt nguồn từ hiện thực nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến của xã hội cũ, với chế độ “nam quyền”, coi rẻ thân phận của người phụ nữ, rồi tính đa nghi, ghen tuông của chồng, thói hung bạo, gia trưởng của chồng đã làm khổ đau bao cuộc đời những người phụ nữ.
Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng (thiếp vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu). Xã hội phong kiến lại coi trọng "nam quyền", hơn nữa Trương Sinh lại có tính đa nghi, đối với vợ thì phòng ngừa quá mức. Những chi tiết này chuẩn bị cho những hành động độc đoán của Trương Sinh sau này.
Khi đánh giặc trở về, Trương Sinh cũng mang một tâm trạng nặng nề: mẹ qua đời, con vừa học nói, lòng buồn bã. Trong hoàn cảnh như thế, lời của Bé Đản dễ kích động tính hay ghen của Trương Sinh: "trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến..."
Điều đáng trách là thái độ và hành động độc đoán của Trương Sinh khi ấy. Không đủ bình tĩnh để tìm hiểu vấn đề, chàng bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, những lời bênh vực của họ hàng, làng xóm, không chịu nói ra duyên cớ ghen hờn. Cuối cùng, Sinh lại mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Thái độ và hành động của Trương Sinh vô hình dung dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
Hành động gieo mình xuống sông Hoàng Giang của Vũ Nương phản ánh một thực trạng về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ bị buộc chặt trong khuôn khổ khắt khe của lễ giáo, bị đối xử bất công, bị áp bức và chịu nhiều khổ đau, bất hạnh. Đó cũng chính là giá trị tố cáo hiện thực của tác phẩm. Đằng sau nỗi oan của người thiếu phụ Nam Xương, còn bao nhiêu oan tình bất hạnh mà người phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu: Nàng Kiều trong "Truyện Kiều'' của Nguyễn Du, người cung nữ trong "cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ lỡ duyên tình trong thơ Hồ Xuân Hương, ...
Phải nhận thấy rõ rằng với truyện ngắn đầu tiên viết bằng chữ Hán, Nguyễn Dữ đã có những mặt thành công trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng những đoạn đối thoại. Cách kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình tiết, thắt nút và gỡ nút thật bất ngờ, đầy kịch tính, càng làm cho nỗi oan tình của nhân vật hiện ra với tất cả nét thảm khốc.
"Thắt nút" truyện bằng yếu tố bất ngờ. Một câu nói ngây thơ nghe như thật của trẻ thơ mà gây bão tố dây chuyền trong cuộc đời. Bão tố nghi kị trong một đầu óc nam quyền độc đoán, thiếu trí tuệ; bão tố bất hoà dữ dội phá tan hạnh phúc của một gia đình êm ấm. Bão tố oan khiến phá nát cuộc đời của một người con gái trong trắng, phải kết thúc bi thảm trên một dòng sông.
"Gỡ nút" cũng bất ngờ bằng một câu nói trẻ thơ non dại (khi chỉ cái bóng của chàng Trương trên vách: "cha Đản lại đến kia kìa") thì bao nhiêu oan gây thảm kịch trong phút chốc bỗng được sáng tỏ.
Truyện có những đoạn đối thoại và những lời tâm tình của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa diễn biến tâm lí và tính cách nhân vật; lời nói của bà mẹ Trương Sinh nhân hậu, từng trải; lời lẽ của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, mềm mỏng, có lí, có tình – lời của người phụ nữ hiền thục, đoan chính; lời của Bé Đản hồn nhiên, ngây thơ, thật thà.
Chuyện đáng lẽ có thể kết thúc ở đoạn "gỡ nút" truyện, chàng Trương Sinh tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của Vũ Nương nhưng Nguyễn Dữ đã thêm phần Vũ Nương trở về dương thế, gặp chồng trong thoáng chốc. So với truyện cổ tích "Vợ chàng Trương", Nguyễn Dữ đã tái tạo truyền kì từ cổ tích để nâng truyện lên những giá trị tư tưởng và thẩm mĩ mới. Điều đó, làm tăng thêm sức hấp dẫn của truyện và hoàn chỉnh tính cách nhân vật Vũ Nương, thoả mãn ước mơ của nhân dân là "ở hiền gặp lành", người tốt sẽ được đền bù. Truyện kết thúc có hậu. Trong truyện, những yếu tố truyền kì tập trung ở phần sau của truyện như con rùa mai xanh được Phan Lang cứu, Vũ Nương được ở lại Thuỷ Cung, rồi hiện về với kiệu hoa rực rỡ trên sông... đó là những tình tiết kì ảo, không có thực nhưng đã tạo ra một thế giới nghệ thuật lung linh huyền ảo.
Số phận và cuộc đời thực sự vẫn là thực xưa nay. Yếu tố hoang đường truyền kì không thể cứu được cuộc đời Vũ Nương với số phận bi thảm của nàng. Vũ Nương muốn sống lại mà không được sống, muốn trở về với chồng con và quê hương mà không thể trở về được.
Truyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị hiện thực tố cáo và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nghĩ về Vũ Nương và biết bao thân phận người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng thấy rõ giá trị cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã hội tốt đẹp hôm nay. Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh phúc với chồng con và được đề cao nhân phẩm trong xã hội của thời đại mới.
Dẫu thời gian cứ dần trôi chảy mãi
Bóng hình thầy vẫn đọng lại trong tôi
Bao tháng ngày đâu nói đặng nên lời
Giờ điểm lại tình nào vơi tiềm thức
Trang vở cũ dường như chưa ráo mực
Tiếng của thầy nào đâu dứt lời vang
Đây trường xưa vẫn đậm nét vôi vàng
Đã hiện hữu những hành trang ngày cũ
Trường xưa đó bạch đàn nay im ngủ
Dáng thầy đây tóc đã rủ màu sương
Bao nếp nhăn của ngày tháng yêu thương
Mãi tô đậm hằn in gương mặt ấy
Và hôm nay thầy vẫn vui tay vẫy
Học trò xưa ai nấy đã toại danh
Về thăm lại với tất cả lòng thành
Kính tặng thầy ước mơ xanh dạo trước
Bao chuyến đò ngày xưa như quay ngược
Đàn trẻ thơ giờ đã bước vinh quang
Mang trên mình đầy ánh sáng huy hoàng
Thầy mãn nguyện ngập tràn niềm sung sướng.
Về mùa xuân nha bạn đây là ý tưởng của mình sắp kt nhưng có vẻ lủng củng
Khi mùa xuân đang gọi ánh nắng về
Chim ca hót líu lo như trẩy hội
Dịp Tết nào cũng mong được thăm quê
Hạnh phúc đơn giản chỉ là thế thôi.
Thành phố nhộn nhịp khúc hát tưng bừng
Đón những cành mai trải khắp phố phường
Bao lì xì đỏ rồi lại bánh chưng
Niềm vui sướng khác xa những ngày thường.
^-^
Thời gian đẹp ấy trôi qua thật mau
Để tiếp tục công việc chưa lo xong
Dành lại kỉ niệm cho xuân năm sau
Để hướng tới những ước mơ thành công.
8 câu cuối: Tâm trạng buồn lo, tủi phận cho chính cuộc đời mình của nàng Kiều
- Khép lại đoạn trích, tác giả thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật. Tám câu thơ cuối của bài là một minh chứng cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình hay nhất trong “Truyện Kiều”. Đây còn là một bức tranh tứ bình, được tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với điệp ngữ “buồn trông” tạo một âm điệu trầm buồn. Tám câu cuối này đã vẽ ra bốn cảnh và mỗi cảnh đều nhuốm một màu tâm trạng:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
Bức tranh vẽ cảnh “cửa bể chiều hôm” thật rộng lớn, mênh mông, bát ngát. Trên nền của bức tranh ấy, Kiều nhận thấy ở phía ngoài khơi xa thấp thoáng hình ảnh “thuyền ai” lẻ loi, đơn chiếc đã gợi ra trong lòng Kiều một tâm trạng buồn, xa nhà, nhớ gia đình, nhớ quê hương da diết.
- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn lại gần trong một khoảng không gian hẹp. Kiều nhìn dòng nước đang chảy và cánh hoa trôi lững lờ để rồi Kiều lại lo cho thân phận của mình:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu”
Cảnh trong hai câu thơ trên là cảnh hoa trôi mặt nước. Kiều nhìn hoa mà không thấy đẹp, thấy tươi vì những bông hoa đó đã bị bứt ra khỏi cành, khỏi cây, khỏi sự sống và giờ đây đang trôi nổi, phiêu dạt trên mặt nước. Nhìn hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nàng nỗi lo sợ cho thân phận bất hạnh của bản thân, không biết sẽ trôi dạt về đâu trên dòng đời vô định. Cũng giống như hoa, cuộc sống của Kiều giờ đây đã bị cắt đức khỏi mối liên hệ với gia đình, quê hương. Kiều không biết phải làm gì, đành phó mặc tất cả cho số phận. Kiếp người tựa kiếp hoa, tránh sao được dập vùi tan nát.
- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn gần, nhìn ra bốn phía xung quanh nơi lầu Ngưng Bích với một cái nhìn bao quát hơn:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Tác giả đã sử dụng từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” để miêu tả cảnh trong hai câu thơ này. Từ “rầu rầu” vốn là một từ gợi tả tâm trạng của con người. Nhưng ở đây tác giả lại dùng để miêu tả màu sắc. Đó là sắc cỏ tàn tạ, héo úa được trải dài trong một khoảng không gian vô tận nối liền từ “mặt đất” tới “chân mây”. Sống trong không gian héo tàn ấy khiến Kiều lo lắng, liên tưởng đến cuộc đời mình rồi cũng héo mòn, tàn tạ ở nơi đây. Kiều buốn chán, tủi thân về cuộc sống lạnh lung, vô định của mình
- Ở cảnh cuối cùng của đoạn trích, thiên nhiên nổi lên thật dữ dội, như đang bủa vây lấy Kiều:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Việc sử dụng từ láy “ầm ầm” đã diễn tả cảnh sóng gió giông bão. Không còn là gió thổi, gió lướt mà là “gió cuốn mặt duềnh” thật hung bạo, dữ dằn. Cũng không còn là sóng xô, sóng vỗ mà là sóng kêu “ầm ầm” dữ dội. Âm thanh tiếng sóng như đe dọa, thét gào, đang dồn đuổi, bủa vây lấy Kiều. Nhìn khung cảnh đó, Kiều vô cùng kinh sợ, hãi hùng. Kiều lo cho số phận của mình không biết sẽ bị xô đẩy về đâu, tương lai của mình rồi sẽ ra sao? Qua đó, người đọc cảm nhận được tài năng tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
Như vậy, ở tám câu thơ cuối của đoạn trích, có thể khẳng định đó là một bức tranh tứ bình đầy ấn tượng với cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy và cảnh trog tình này” , đồng thời thể hiện được tâm trạng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thành công nổi bật của Nguyễn Du trong tám câu thơ này là bút pháp tả cảnh ngụ tình thật rõ nét. Mỗi cảnh là một ý tăng dần theo suy nghĩ và mặc cảm của Kiều. Tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả tinh tế từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, tâm trạng từ buồn man mác đến lo âu, kinh sợ hãi hùng. Với lối miêu tả ấy, Nguyễn Du được mệnh danh là bậc thầy ngôn ngữ.
STT | Tên Latinh | Tên thường gọi | Tên chòm sao tương ứng | Nghĩa/biểu tượng | Hoàng đạo dương lịch (năm 2011) |
---|---|---|---|---|---|
1 | Aries | Bạch Dương Tên khác: Dương Cưu | Bạch Dương | Con cừu trắng | 21/3 - 19/4 |
2 | Taurus | Kim Ngưu | Kim Ngưu | Con bò vàng | 20/4 - 20/5 |
3 | Gemini | Song Tử Tên khác: Song Nam, Song Sinh | Song Tử | Hai cậu bé song sinh (đôi lúc là hai cô bé) | 21/5 - 21/6 |
4 | Cancer | Cự Giải Tên khác: Bắc Giải | Cự Giải | Con cua | 22/6 - 22/7 |
5 | Leo | Sư Tử | Sư Tử | Con sư tử | 23/7 - 22/8 |
6 | Virgo | Xử Nữ Tên khác: Thất Nữ, Trinh Nữ | Thất Nữ | Trinh nữ | 23/8 - 22/9 |
7 | Libra | Thiên Bình Tên khác: Thiên Xứng | Thiên Bình | Cái cân | 23/9 - 22/10 |
8 | Scorpio | Thiên Yết Tên khác:Hổ Cáp, Thần Nông, Bọ Cạp, Thiên Hạt | Thiên Yết | Con bọ cạp | 23/10 - 22/11 |
9 | Sagittarius | Nhân Mã Tên khác: Xạ Thủ, Cung Thủ | Nhân Mã | Nửa trên là người, nửa dưới là ngựa, cầm cung | 23/11 - 21/12 |
10 | Capricorn | Ma Kết Tên khác: Nam Dương | Ma Kết | Nửa trên là dê, nửa dưới là đuôi cá | 22/12 - 19/1 |
11 | Aquarius | Bảo Bình Tên khác: Thủy Bình | Bảo Bình | Người mang (cầm) bình nước | 20/1 - 18/2 |
12 | Pisces | Song Ngư | Song Ngư | Hai con cá bơi ngược chiều | 19/2 - 20/3 |
STT | Tên Latinh | Tên thường gọi | Tên chòm sao tương ứng | Nghĩa/biểu tượng | Hoàng đạo dương lịch (năm 2011) |
---|---|---|---|---|---|
1 | Aries | Bạch Dương Tên khác: Dương Cưu | Bạch Dương | Con cừu trắng | 21/3 - 19/4 |
2 | Taurus | Kim Ngưu | Kim Ngưu | Con bò vàng | 20/4 - 20/5 |
3 | Gemini | Song Tử Tên khác: Song Nam, Song Sinh | Song Tử | Hai cậu bé song sinh (đôi lúc là hai cô bé) | 21/5 - 21/6 |
4 | Cancer | Cự Giải Tên khác: Bắc Giải | Cự Giải | Con cua | 22/6 - 22/7 |
5 | Leo | Sư Tử | Sư Tử | Con sư tử | 23/7 - 22/8 |
6 | Virgo | Xử Nữ Tên khác: Thất Nữ, Trinh Nữ | Thất Nữ | Trinh nữ | 23/8 - 22/9 |
7 | Libra | Thiên Bình Tên khác: Thiên Xứng | Thiên Bình | Cái cân | 23/9 - 22/10 |
8 | Scorpio | Thiên Yết Tên khác:Hổ Cáp, Thần Nông, Bọ Cạp, Thiên Hạt | Thiên Yết | Con bọ cạp | 23/10 - 22/11 |
9 | Sagittarius | Nhân Mã Tên khác: Xạ Thủ, Cung Thủ | Nhân Mã | Nửa trên là người, nửa dưới là ngựa, cầm cung | 23/11 - 21/12 |
10 | Capricorn | Ma Kết Tên khác: Nam Dương | Ma Kết | Nửa trên là dê, nửa dưới là đuôi cá | 22/12 - 19/1 |
11 | Aquarius | Bảo Bình Tên khác: Thủy Bình | Bảo Bình | Người mang (cầm) bình nước | 20/1 - 18/2 |
12 | Pisces | Song Ngư | Song Ngư | Hai con cá bơi ngược chiều | 19/2 - 20/3 |
Bạn tham khảo nha:
Tinh thần nhân đạo đã trở thành linh hồn của nhiều tác phẩm văn học. Nội dung ấy được thể hiện dưới nhiều màu sắc, hình thức. Trong văn học trung đại, một trong những biểu hiện của tinh thần nhân đạo là tấm lòng nhân ái đối với số phận mong manh, nhiều bất hạnh của người phụ nữ. Qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, nội dung đó được thể hiện qua tấm lòng trân trọng của tác giả đối với những vẻ đẹp dung dị, cao cả của người phụ nữ cũng như đồng cảm với những bất hạnh mà cuộc đời họ phải hứng chịu.
Người phụ nữ Việt Nam muôn đời nay được ngợi ca bởi vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo và tâm hồn đôn hậu bao dung. Người phụ nữ hiện lên trong “Chuyện người con gái Nam Xương” cũng vậy. Đó là nàng Vũ Nương đẹp nết đẹp người và đầy tự trọng.
Nàng có một “tư dung tốt đẹp" nức tiếng xa gần. Chẳng vậy mà Trương Sinh - một người “con nhà hào phú” phải xin mẹ trăm lạng vàng rước nàng về làm vợ. Chẳng những vậy, nàng còn là người phụ nữ hiền hậu nết na, người vợ hiền, dâu thảo, người mẹ thương con.
Trong mối quan hệ vợ chồng hằng ngày, biết chồng “có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.” Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không lần nào vợ chồng phải đến nỗi bất hoà”.Hai vợ chồng chia li, Vũ Nương một lòng nghĩ đến sự an nguy của chồng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. [...] Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Như vậy là nàng không hề nghĩ đến vinh hoa phú quý, chỉ nghĩ đến chân thành với tình vợ chồng keo sơn. Xa chồng, Vũ Nương thuỷ chung, tấm lòng luôn tha thiết hướng về chồng: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được".
Trương Sinh trở về, nghi cho Vũ Nương một cái oan thảm khốc; dùng những lời lẽ tàn nhẫn mà nhiếc móc nàng. Nhưng ngay cả khi ấy, Vũ Nương vẫn nói năng đúng mực, tha thiết bày tỏ nỗi niềm và ước mong về cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Trong mối quan hệ với mẹ chồng, nàng hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Khi mẹ chồng mất, nặng thương yêu, lo lắng chu toàn: “Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”. Tấm lòng nàng dành cho mẹ chồng khiến bà cảm động để khi mất, những lời cuối cùng thiêng liêng của cuộc đời bà dành để chúc phúc cho con dâu. Xưa nay, trong dân gian vẫn lưu truyền câu nói “mẹ chồng con dâu” để chỉ mối quan hệ vốn không yên ấm giữa hai đối tượng này nhưng qua thái độ của người mẹ chồng đối với Vũ Nương người đọc thấu hiểu tấm lòng chân thành, sâu sắc đối với mẹ chồng của nàng.
Với con, Vũ Nương đã hết sức nuôi dạy, bảo ban, thương yêu và chiều chuộng con (để đến nỗi một trong những hành động vô tư của nàng đã trở thành nguyên nhân buộc nàng tự vẫn...).
Không chỉ vậy, với tư cách là một cá nhân trong xã hội, ở Vũ Nương còn nổi bật lên lòng tự trọng đầy cảm động. Bị chồng hiểu lầm, bị hàm oan tức tưởi, dẫu vẫn còn khao khát hạnh phúc trần gian nhưng Vũ Nương đã chọn cái chết để chứng minh phẩm tiết trong sạch của mình. Hành động này cho thấy lòng tự trọng, ý thức giữ gìn danh dự, tiết hạnh ở người phụ nữ đáng trân trọng này.
Ngợi ca vẻ đẹp của “người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã góp tiếng nói chung vào cảm hứng ngợi ca người phụ nữ đầy nhân văn của văn học trung đại. Bên cạnh Vũ Nương của Nguyễn Dữ ta còn có thể kể đến chị em Thúy Kiều, Thúy Vân của Nguyễn Du, người chinh phụ trong thơ của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm,...
Nhưng trong xã hội phong kiến thời kì suy sụp, thối nát, cái đẹp thường đi liền với nỗi bất hạnh và những tai họa khôn lường: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Khi ấy, văn học lại cất lên tiếng nói đồng cảm với những thân phận bị “gió dập sóng vùi” chẳng biết “tấp vào đâu”.
Nàng Vũ Nương của Nguyễn Dữ cũng phải hứng chịu nhiều bất hạnh.
Trước hết, nàng có một cuộc hôn nhân không được lựa chọn. Với vẻ đẹp vốn có, đáng ra nàng phải được kén một tấm chồng đức tài tương xứng. Nhưng đáng tiếc thay, cuộc đời lại chỉ dành cho nàng một gã Trương Sinh. Đó là một kẻ vô học nhưng giàu có “con nhà hào phú” “xin mẹ trăm lạng vàng” lấy nàng về làm vợ. Người phụ nữ vẹn toàn này không có quyền lựa chọn cho mình một người chồng tương xứng. Cuộc hôn nhân của nàng do vàng bạc mở đường, đó như một cuộc trao đổi, mua bán đầy tính thương mại.
Về đến nhà chồng, Vũ Nương phải hết sức giữ gìn trước con người rất mực đa nghi của Trương Sinh: “đối với vợ phòng ngừa quá sức”. Nhưng hạnh phúc phải do cả hai bên vợ chồng cùng đắp vun gìn giữ. Sau mấy năm dài đằng đẵng mong ngóng chồng về, cái giá Vũ Nương nhận được thật quá chua xót.
Khi chồng đi lính, đêm đêm để con đỡ tủi và lòng mình đỡ nhớ, Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách rồi bảo con đó là cha nó. Nhưng thiện ý của nàng đã bị hiểu lầm. Nghe con nói kể về người cha đêm đêm vẫn đến của nó, Trương Sinh với tính đa nghi sẵn có đã hiểu oan cho tấm lòng thủy chung của Vũ Nương. Chàng ta vội nghe lời con trẻ mà không suy xét đúng sai: “Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Rồi hồ đồ, độc đoán không đếm xỉa đến những lời thanh minh của vợ, đối xử tệ bạc, vũ phu với Vũ Nương: “chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi”.
Trước nỗi oan không gì giãi bày được (vì Trương Sinh không nói rõ nguyên cớ việc nổi giận của mình), cuộc đời Vũ Nương bế tắc: nếu sống thì phải mang cái tiếng phản chồng đầy ô nhục. Bởi vậy, dẫu vẫn còn khao khát vương vấn hạnh phúc trần gian, nàng đành chấp nhận cái chết, trầm mình xuống sông Hoàng Giang.
Thân phận nhỏ nhoi, bèo bọt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến là vậy, họ không được làm chủ cuộc sống của mình, luôn luôn là kẻ bị động, hứng chịu những oan khiên, cay đắng. Số phận bất hạnh của Vũ Nương gợi đến bao phong ba bão táp đã đi qua cuộc đời của những Đạm Tiên, Thúy Kiều, Tiểu Thanh, người cung nữ, người chinh phụ,... trong văn học trung đại.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, tác phẩm của Nguyễn Dữ không tiến xa hơn câu chuyện dân gian là mấy. Nguyễn Dữ đã vô cùng trăn trở với số phận của người con gái đa đoan trong tác phẩm của mình. Tin tưởng và yêu mến nhân vật, nhà văn đã để nàng gửi mình chốn cung mây dưới nước của Linh Phi. Chốn ấy dẫu chẳng được sum vầy cùng con trẻ, người thân song vẫn là nơi biết trọng những tâm hồn trong đẹp. Vũ Nương trở về nhân gian trong ánh sáng lung linh kì ảo của ánh nến, mặt nước diệu kì.
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã góp một tiếng nói nhân ái, nhân đạo để đòi quyền được sống, được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến suy tàn. Chính cảm hứng nhân đạo trong tác phẩm đã giúp “Chuyện người con gái Nam Xương” của ông đi suốt những năm tháng lịch sử thăng trầm của dân tộc.
Bài bạn Hoàng hay nhưng hơi dài !
( Ý kiến riêng nhé ! Đừng ném đá )
3,687654321m =.... km 5,16cm =....dm
khùng vừa thui