Khổ thơ sau nói đến thầy giáo nào?
"Xưa kia thầy dâng lên vua,
Tờ "Thất trảm sớ" mong vừa lòng dân.
Tinh thần cao đẹp nghĩa nhân,
Mai sau vẫn sáng muôn lần sáng hơn."
A.Nguyễn Du B.Chu Văn An C.Nguyễn Trãi D.Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chết đứng còn hơn sống...... quỳ.
Chết vinh còn hơn sống...... nhục.
Chết...... trong còn hơn sống đục.
Chết một đống còn hơn sống...... một mình.
tui said: " ko có j để điền vào được!!! "
what????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Đời sống đó được thể hiện ở nhiều mặt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vì sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân đã in đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Dù đã mãi mãi đi xa, nhưng hình ảnh giản dị, tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của Người luôn sống mãi trong trái tim các thế hệ người Việt Nam và bè bạn quốc tế. Chính vì vậy, nhiều năm qua, đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, họa sỹ, nghệ sỹ trong và ngoài nước bắt nguồn cảm hứng sáng tạo từ hình tượng của Người và hầu hết các tác phẩm viết về Bác đều có sức sống lâu bền cùng năm tháng.Qủa thật , Bác chính là người chiến sĩ mang hòa bình đến với VN vì vậy chúng ta phải ghi nhớ công lao của bác
Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong toàn Đảng và trong toàn xã hội đang được triển khai. Tấm gương đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nêu là: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa có tình; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng.
Suy nghĩ về các cấp độ đạo đức, thì Bác Hồ chúng ta là tấm gương sáng tuyệt đẹp về cả bốn cấp độ:
Một là đạo đức làm người về cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư.
Hai là đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân về ý thức tổ chức và kỷ luật, ý thức tập thể, đặt cái "tôi" trong "chúng ta".
Ba là đạo đức người chiến sĩ cộng sản, sống phấn đấu cho lý tưởng Chủ nghĩa Cộng sản, triệt để giải phóng con người, có ý thức trách nhiệm trong vai trò tiên phong, gương mẫu lôi cuốn quần chúng theo Đảng, bền chí tự học, đóng góp cho Đảng "cái đầu lạnh" với "trái tim nóng".
Bốn là đạo đức của vị lãnh tụ của một Đảng Cộng sản cầm quyền, có uy tín lớn được cả dân tộc tin yêu nhưng luôn giữ đức khiêm tốn, sống giản dị, chống mọi đặc quyền đặc lợi, không thích được tâng bốc, sùng bái cá nhân, đề xướng nguyên tắc tổ chức Đảng là dân chủ tập trung, coi người lãnh tụ là nhân vật trung tâm đứng cùng hàng để lôi cuốn toàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lôi cuốn toàn Đảng, toàn dân làm cách mạng theo hình vòng xoáy.
Không muốn lãnh tụ tự coi mình là người đứng ở đỉnh chóp của Đảng, của dân tộc, công lớn nhất giành về mình với lòng ham muốn được tung hô là vĩ đại. Và chính Bác Hồ chúng ta với cái đức như vậy mới thật là vị lãnh tụ vĩ đại.
Trong bốn cấp độ về đạo đức nêu trên, Bác Hồ luôn xem đạo đức làm người là gốc, là nền tảng. Bác Hồ cho rằng trời có bốn mùa, đất có bốn phương, người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một đức không thành người. Ở trang đầu cuốn sổ vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc, là trường Đảng ở Trung ương, nơi bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trung, cao cấp, Bác Hồ viết: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt được mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư".
Việc nghiên cứu lý luận Mác-Lênin để hiểu sâu thêm về đạo đức trong đó có đạo đức làm người, nhưng hiểu về lý lẽ để trả bài thì dễ còn hiểu mà làm theo được là vấn đề khó.
Tôi nhớ, ngày 15-4-2003, Báo Công an Thành phố đưa tin, có anh Đồng, tài xế tắc xi, đã tìm cách trả lại cho khách là vợ chồng người Mỹ Billy Leepol một túi xách, trong đó có 18.800 USD và 49 triệu 400 đồng Việt Nam.
Đối với người lái xe tắc xi, đó là số tiền khá lớn, nếu lấy cũng không sợ bị phát hiện, nhưng anh Đồng không tham, đã trả lại cho khách. Hỏi ra, thì đã được trả lời đơn giản rằng, không tham vì đã nhập tâm lời mẹ dặn, là phải ráng làm lấy mà ăn, đừng tham của người khác, hễ tham thì thâm thôi.
Như vậy dạy để hiểu lý lẽ về đạo làm người không khó, nhưng hiểu mà làm theo là phải nhập tâm tức là phải thấm sâu vào lòng mình, thành lương tâm của mình như anh Đồng, đối với nhiều người không phải dễ.
Phải có lương tâm làm người mới có hành vi đạo đức làm người. Chúng ta cũng biết có cán bộ gọi là cao cấp, được học khá nhiều về lý luận, về chính trị, tư tưởng, nhưng chỉ tham ăn hối lộ mấy ngàn đô la mà đang tâm làm điều phạm tội, chính là vì học nhiều nhưng chưa nhập tâm.
Để có hành vi đạo đức làm người, cần phải nhập tâm rằng, trong con người có "con" và có "người". Hành vi theo "con" là theo bản năng sống như loài động vật, hành vi theo "người" là hành vi có ý thức về làm người, tức là sống có suy nghĩ về cái vinh cái nhục, cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, để giữ cho cuộc sống con người có niềm vui và hạnh phúc vì đã làm được điều vinh, điều đúng, điều tốt.
Muốn phát huy được nhân tính, ngoài việc đấu tranh kiềm chế thú tính, còn phải chống chủ nghĩa cá nhân vì nó dẫn đến những hành vi sai trái với đạo đức làm người.
Tu dưỡng đạo đức làm người phải là việc tự giác của mỗi người và sự phán xét của xã hội về đạo làm người đối với mỗi con người là hoàn toàn tự do, không một quyền lực nào có thể ngăn cấm.
Tuy nhiên kiểm tra phán xét thật chính xác về đạo đức của bản thân mình chỉ có lương tâm mình. Người ta có thể tạm thời che dấu lỗi lầm của mình về đạo đức để được khen lầm, kính phục lầm đối với mình.
Nhưng, nếu có ai làm như vậy thì ngoài sai lầm về đạo đức còn mang thêm tội lừa dối. Khi lương tâm được thức tỉnh, sự ân hận sẽ tăng lên gấp bội. Ân hận là biểu hiện sự trừng phạt của lương tâm.
Nhưng nếu phạm sai lầm mà có sự ân hận sâu sắc thì có thể tránh được tái phạm. Táng tận lương tâm, làm điều giả dối, điều xấu, điều ác mà không ân hận là không còn tính người.
Giữ được trọn vẹn đạo làm người rất khó, phải tự rèn luyện thường xuyên, liên tục, đừng để khôn 50 năm mà buông lỏng tu dưỡng để dại chỉ một giờ mà hỏng cả cuộc đời.
Các biểu hiện về suy thoái đạo đức trong một bộ phận cán bộ đảng viên hiện nay đều thuộc cấp độ đạo đức làm người, tức là suy thoái từ gốc.
Người là một vị lãnh tụ, là một anh hùng, là một danh nhân nên chúng ta phải học và làm theo gương của người.
đây nhé cậu biết là tớ ko copy đ ko:
em rất yêu quê hương em .dù mai này có đi đến bất cứ nơi nào thì quê hương em vẫn sẽ là đẹp nhất . và những buổi tối ngắm trăng sẽ mãi in dấu trong trái tim em.
ngắn nhỉ
bạn tham khảo nha : https://olm.vn/hoi-dap/detail/105599571837.html
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó là tình yêu thương, đồng cảm giữa con người với nhau. Điều đó đã được khẳng định qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Ý nghĩa của câu tục ngữ xuất phát từ một thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường sử dụng những chiếc lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn... Nhưng chiếc lá lại mềm mỏng, dễ rách. Vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Ông cha ta đã mượn hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn sẽ giúp đỡ những người khó khăn.
Câu tục ngữ xuất phát từ tấm lòng yêu thương đồng loại:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hay:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đó cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho câu tục ngữ trên. Quá khứ vẻ vang đã khắc tên dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau để đánh bại hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một ví dụ cụ thể nhất là trong năm 1945, khi cả nước phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng. Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh với động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no”. Các hũ gạo cứu đói đó đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Trở về với hiện tại, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” lại càng được nâng cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương” - mỗi câu chuyện về một cặp lá chưa lành sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những cặp lá lành trên khắp cả nước. Ngay trong năm 2020 - một năm đầy biến động khi đất nước phải chịu ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo, thất nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng trăm tấn nông sản của bà con nông dân được người dân cứu trợ thành công. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình… Mỗi người dân đều đã đóng góp một phần nhỏ để giúp đỡ “những chiếc lá chưa lành” với tinh thần “không ai bỏ lại phía sau”.
Bên cạnh đó, vẫn có không ít những cá nhân sống vô cảm, thờ ơ với nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của bản thân. Các doanh nghiệp làm hàng giả, hàng kém chất lượng mà không nghĩ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều người lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán khẩu trang, các mặt hàng nhu yếu phẩm… Đó là những hành vi đáng lên án, cần tránh xa. Vậy nên, bản thân mỗi học sinh hãy biết sống yêu thương mọi người xung quanh. Những hành động nhỏ bé như ủng hộ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn… cũng đã thể hiện được tấm lòng nhân ái.
Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến những ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ của mỗi người. Hãy coi đó là một lời khuyên để bản thân cố gắng rèn luyện và trở nên ngày một tốt đẹp hơn.
Tình bạn là một tình cảm vô cùng quý giá và rất đáng trân trọng. Chắc hẳn, khi sinh ra và lớn lên, khi được đến trường, đến lớp thì chúng ta sẽ làm quên được với rất nhiều bạn bè. Em cũng có một tình bạn rất đẹp với Thu Anh, cô bạn cùng bạn suốt những tiểu học.
Thu Anh được bạn bè nhận xét là một bạn nhỏ rất xinh đẹp. Bạn ấy không quá cao nhưng có dáng người cân đối. Khuôn mặt hình trái xoan thành tú, đôi mắt đen huyền, long lanh, núi cười rạng rỡ để lộ hàm răng trắng sáng, đặc biệt bạn ấy có chiếc răng khểnh trông rất duyên dáng và đáng yêu. Hàng lông mày đen dài quá đuôi mắt cùng cặp lông mi cong vút đầy thu hút. Thu Anh có mái tóc cắt ngắn tạo nên vẻ cá tính, mái tóc ấy cũng rất phù hợp với tính cách bạn ấy, đầy năng động và tinh nghịch.
Thu Anh ăn mặc rất gọn gàng và sạch sẽ, những chiếc áo sơ mi phối với quần tây rất đẹp, tôn lên được vóc dáng của bạn rất nhiều.
Thu Anh học rất giỏi, bạn ấy luôn đạt thành tích cao trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp trường, cấp thành phố. Trong các tiết học, Anh rất năng nổ phát biểu xây dựng bài, những câu hỏi khó của cô, bạn đều trả lời rất chính xác. Khi gặp những kiến thức khó hiểu, bạn luôn thắc mắc nhờ cô giảng lại bài. Trong giờ giải lao, mỗi khi có bạn hỏi bài, Anh đều hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể. Thu Anh tính tình rất hoà đồng, luôn biết quan tâm và giúp đỡ mọi người. Bạn luôn là tấm gương về học sinh mẫu mực để chúng em học hỏi, thầy cô cũng rất quý bạn ấy.
Thu Anh có giọng nói nhẹ nhàng và ngọt ngào, mỗi giờ văn lớp luôn cử bạn ấy đọc thơ. Những bài thơ được bạn ấy đọc thật trôi chảy, dạt dào cảm xúc. Không chỉ vậy, Anh còn có giọng hát rất hay, mỗi dịp lễ của trường, bạn ấy luôn làm đại diện cho lớp tham gia. Chất giọng trong trẻo cùng lối diễn đầy tự tin đã giúp Anh chính phục được tất cả thầy cô và sự trầm trồ từ bạn bè.
Khi có dịp sang nhà Thu Anh chơi, em càng hiểu bạn nhiều hơn. Cậu ấy rất chăm chỉ, những công việc nhà cậu đều giúp mẹ dạy chu đáo, bạn còn chăm em gái, dạy cho em ấy đánh vần từng chữ cái đầy kiến nhẫn, chỉ cho em những điều hay lẽ phải khi đến trường. Thu Anh thật xứng đáng là " con ngoan trò giỏi" của gia đình và thầy cô.
Thu Anh luôn là người bạn đồng hành cùng em trong học tập và vui chơi, những khó khăn hay niềm vui trong cuộc sống em đều chia sẻ cùng cậu ấy. Thu Anh luôn dành cho em những lời khuyên thật quý giá và sâu sắc. Em rất quý bạn ấy hy vọng rằng sau này lớn lên tình bạn chúng em sẽ có thật nhiều kỷ niệm đẹp hơn nữa.
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng đều có một người bạn thân để chia sẻ, giãi bày tâm sự. Và em cũng có một người bạn như thế. Khánh Tú bằng tuổi em, nhà hai đứa lại ở gần nên chúng em chơi thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo.
Ở Tú toát lên vẻ hóm hỉnh, hài hước rất dễ mến. Mái tóc màu cà phê, được cắt gọn gàng. Bạn bảo màu tóc đặc biệt đó là được thừa hưởng từ mẹ. Dù là con trai, hay phơi nắng phơi mưa cùng tụi bạn trong xóm nhưng nước da Tú vẫn trắng hồng, cộng với gương mặt bầu bĩnh, trông thật là dễ thương. Cặp mắt to tròn, đen láy như hai hòn bi ve, lúc nào cũng mở lớn, ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi. Đôi lông mày rậm cùng chiếc mũi thẳng nên ngoài những lúc cười thì trông Tú rất nghiêm nghị. Khuôn miệng luôn cười tạo thành hình trái tim, phô ra hai hàm răng trắng bóng. Đặc biệt Khánh Tú còn có hai má lúm đồng tiền. Mẹ em thường trêu rằng: “Tú hội tủ đủ mọi nét đẹp của con gái”. Tuy vậy, nhìn Tú vẫn ra dáng một cậu con trai nghịch ngợm mà đa tài.
Tú rất hiếu động, không lúc nào yên chân, yên tay. Giờ ra chơi, chỗ nào huyên náo nhất là chỗ đó có Tú. Cậu bạn thân của em có trí nhớ rất tốt, lại ham đọc sách nên thường kể lại cho chúng em nghe những gì cậu ấy đọc được. Nhờ khiếu kể chuyện cùng với lối pha trò tinh nghịch khiến mấy đứa chúng em, đứa nào cũng bò lăn ra mà cười. Tú luôn nghĩ ra những trò chơi thú vị. Trong các buổi diễn văn nghệ, Tú thường bắt chước tiếng kêu và hành động của các con vật, làm người xem lúc nào cũng thích thú.
Nghịch ngợm là thế nhưng khi chơi thể thao, cậu bạn ấy lại tỏ ra chín chắn, nghiêm nghị như người lớn. Khánh Tú chơi rất giỏi môn đánh cầu lông và thường xuyên được nhà trường chọn đi thi đấu các giải quan trọng của tỉnh, của thành phố. Ở trên lớp, Tú còn là một học sinh giỏi. Bạn khá các môn tự nhiên nên thường kèm các bạn khác học bài. Vì thế, qua các kì thi, điểm của mọi người khá dần lên và cuối học kỳ I vừa rồi, lớp em đã đạt được danh hiệu “Lớp xuất sắc”.
Hai đứa chúng em chơi với thân từ lúc còn học mẫu giáo nên từ sở thích, sở trường, sở đoản chúng em đều hiểu rõ của nhau. Em và Tú gắn bó với nhau như hình với bóng, mặc dù tính cách trái ngược nhau nhưng điều đó lại khiến chúng em khắc phục nhược điểm của bản thân và dễ dàng chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm. Tú hay sang nhà em chơi, giúp em học bài và cùng tập tành sáng tác thơ văn, sáng tác nhạc. Em có một cây đàn ghi-ta cho anh trai tặng nhân dịp sinh nhật. Mỗi buổi chiều, chúng em lại ra hiên ngồi, nghêu ngao hát. Những giây phút ấy, tuy hai đứa không nói câu nào nhưng vẫn để lại trong em nhiều cảm xúc khó quên.
Khánh Tú, cậu bạn đáng mến của em. Em rất yêu quý và ngưỡng mộ Tú vì bạn không chỉ là một người con ngoan mà còn là trò giỏi, là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Dạ em ko bít ạ 3em mới hok lớp 6 thôi ạ
Với tuần trước trường em cũng có tổ chức văn nghệ trong đó có tác phẩm chiếc lược ngà và đã gành giải nhất ạ
B nha bạn
Đáp án:
B. Chu Văn An