K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2018

hơn 1 h

làn sau đừng đăng câu hỏi linh tinh nữa nhé

6 tháng 11 2018

khoảng 7h nha

bài toán cho mấy thánh lầy(như tôi)1 hôm đang đi học bỗng Minh Dương nhìn thấy Thùy Anh cx đang đi học với bạn liền tới đó nói chuyện 1 lúc rồi nói:"...em..e..m..có..ó....muốn làm bạn gái anh ko?".nghe Minh Dương nói vậy Thùy Anh liền chạy đi và ko nói gì .Tùng Dương đi qua liền thấy Thùy Dương nhưng kệ rồi tiếp tục đi học.lúc Tùng Dương về nhà và đi chơi bỗng thấy Thùy Anh ,lúc đó...
Đọc tiếp

bài toán cho mấy thánh lầy(như tôi)

1 hôm đang đi học bỗng Minh Dương nhìn thấy Thùy Anh cx đang đi học với bạn liền tới đó nói chuyện 1 lúc rồi nói:"...em..e..m..có..ó....muốn làm bạn gái anh ko?".nghe Minh Dương nói vậy Thùy Anh liền chạy đi và ko nói gì .Tùng Dương đi qua liền thấy Thùy Dương nhưng kệ rồi tiếp tục đi học.lúc Tùng Dương về nhà và đi chơi bỗng thấy Thùy Anh ,lúc đó đường đang vắng vẻ.và Tùng Dương liền nói với Thùy Anh y như lời Minh Dương nói lúc sáng.Nhưng Thùy Anh đã ngập ngừng:..em....e..mmm....đòng ý"

Hỏi tại sao MInh Dương bị từ chối còn Tùng Dương thì ko?

thánh lầy nào đúng thì sẽ có 3 tick(tôi trên 15 đm rồi đó)gợi ý:trong 1 câu hỏi nào đó của 1 người nào đó tôi đã giải bài toán này rồi đó(cái này dành cho những người ko lầy)

0
2 tháng 6 2022

Hayyyyy cho vé báo cáo

6 tháng 11 2018

 Hơn một trăm năm nay, có biết bao nhiêu người ưa thích tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên" vì trong đó có những nhân vật sống và hành động theo một phương châm cao quý được tác giả bộc lộ qua câu thơ sau:

 Nhớ người kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
   Trước hết, ta thử tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ ấy. Nội dung câu này có thể hiểu là: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải anh hùng.

   Tư tưởng này thể hiện một lẽ sống cao thượng. Cao thượng bởi vì nó yêu cầu làm việc nghãi một cách vô điều kiện: làm việc nghĩa trong bất cứ hoàn cảnh nào, trước bất kì khó khăn không sợ thiệt thòi đến bản thân, không sự nguy hiểm, không mong được ca tung, không đợi được đền bù. Cao thượng bơi vì nó có ích cho đời. Nó cứu giúp người yếu đuối khi bị bức hại; nó giúp người nghèo khổ khi gặp khó khăn, nó dám chống lại quyền uy kẻ giàu sang, bạo lực kẻ côn đồ để bảo vệ công lý. Đó là qua nđiểm đề cao tinh thần xả thân vì nghĩa.

   Rõ ràng những người sống có lý tưởng trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là cao quý. Luc Vân tiên chỉ cần nghe tiếng kêu cứu của người bị nạn là xông vào giữa bọn cướp để cứu cho người khỏi nạn. Lục Vân Tiên chỉ kịp bẻ một cành cây bên đường làm vũ khỉ để "tả đột hữu xung" trước bọn cướp vừa đông đúc tàn bạo. Hoàn thành nhiệm vụ, chàng không những từ chối hành động trả ơn, còn từ chối cả thái độ biết ơn. Với chàng, sống trên đời, gặp việc như thế ai cũng phải hành động tùy sức mình. Những bạn chàng như Hớn Minh, Vương Tử Trực và cả Kiểu Nguyệt Nga nữa, trong những hoàn cảnh khác nhau, cũng đều hành động với tinh thần cao cả ấy.

   Trong lịch sử nước nhà, dã có không ít những tấm gương thấy việc nghĩa thì làm như thế. Chỉ riêng trong thời đại Nguyễn Đình Chiểu, trước cuộc xâm lăng của bọn thực dân Pháp, có biết bao sĩ phu đã đứng lên, cùng nhân dân đánh giặc theo tinh thần ấy. Nhiều khi họ biết thất bại là điều khó tránh nhưng vẫn làm. Tại sao? Vì cứu cho đất nước khỏi bị xâm lăng, que hương khỏi bị giày xéo là bổn phận của mọi công dân. Tinh thần vì nghĩa ấy mạnh mẽ đến nõi như người anh hùng Nguyễn trung Trực đã nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".

   Lối sống "vì việc nghĩa", "sẵn sàng làm việc nghĩa" ấy vẫn là một lối sống đáng ca ngợi trong thời đại chúng ta. Nếu có điều cần làm rõ và nhấn mạnh trong lối sống ấy thì đó là: cần xác định thế nào là việc nghĩa. Việc nghĩa phù hợp chính nghĩa của thời đại, việc có ích cho nước, có lợi cho dân. Bởi thế, Lê Văn Tám tự đốt mình làm ngọn đuốc để đốt cháy kho xăng giặc, Bế Văn Đàn lấy thân là mgias súng để bắn giặc, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, ...

   Hôm nay trong cuộc sống bình thường, có những thanh niên bình thường, một anh xích lô, một anh dân phòng, dám một mình đánh cướp để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Có những người, không sợ thù oán, dá, dũng cảm tố cáo tôi ác bọn lưu manh hay những kể lộng quyền. họ chính là những Lục Vân Tiên thời này ....

   Sống cao thượng, sống anh hùng bao giờ cũng là lối sống hấp dẫn thế hệ trẻ chúng ta. Nhưng không phải chờ đến việc anh hùng mới có thể sống theo lối sống anh hùng. Không phải đợi đến việ lớn mới làm việc nghĩa. Có những việc nghãi rất bình thường. Phải biết làm và tập làm việc nghĩa từ những việc nhỏ nhặt như thế. Dắt một em bé, một người già, một người tàn tật qua đường, tham gia dạy một lớp học tình thương, chia sẻ với các em bé mồ côi món tiền ăn sáng của mình, tham gia một đợt công tác cứu trợ xã hội, ... tất cả đều là việc nghĩa.

   Dân tộc Việt nam là một dân tộc giàu nhân nghĩa. Tuy không phải ai cũng trở thành anh hùng nhưng lối sống anh hùng sẵn sàng làm việc nghĩa là lối sống chung của đại đa số nhân dân ta. Lối sống đẹp đó dã trở thành phẩm chất đạo đức mang tính truyền thống của con người Việt Nam.

k nhé

6 tháng 11 2018

Ko quá 10 dòng nhé mn!

6 tháng 11 2018

Ko đăng câu hỏi linh tinh !

6 tháng 11 2018

bạn không được đắng câu hỏi linh tinh

5 tháng 11 2018

FA là mãi mãi cô đơn

Crush là ng yêu

Kiss là hôn

Thánh lầy là người hay chơi bẩn , chơi đểu _ lì lợm

Thả thính là làm cho họ thích mình

:)) Hok tốt

FA: ế( k có người yêu )

Crush : người yêu

Kiss: nụ hôn

Thánh lầy: nham hiểm

Thả thính: gần giống tỏ tình một cách gián tiếp

5 tháng 11 2018

kb với em nha

5 tháng 11 2018

kb vs mk nè

5 tháng 11 2018

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đã lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

-   Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt của các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua được thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

       Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,       

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.



 

5 tháng 11 2018
Nhân một chuyến đi thăm nghĩa trang liệt sĩ,tôi gặp người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã mất.Tôi và người sĩ quan đó trò chuyện rất vui vẻ và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong "Bài Thơ Về Tiểu Ðội Xe Không Kính" của Phạm Tiến Duật năm xưa. 

Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt,những con đường huyết mạch nối giữa miền Nam và miền Bắc lại là nơi ác liệt nhất.Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm dội xuống những con đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam.Trong những ngày tháng đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực,vũ khí,đạn dược...trên con đường TS này.Bom đạn của giặc Mỹ đã biến cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa.Nghe anh kể,tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ ác liệt mà những người lính lái xe phải chịu đựng ngày đêm.Nhưng không phải vì thế mà họ lùi bước,họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường.Họ nhìn thấy đất,nhìn thấy trời,thấy cả ánh sao đêm,cả nhưng cánh chim sa,họ nhìn thẳng về phía trước,phía ấy là tương lai của đất nước được giải phóng,của nhân dân được hạnh phúc,tự do.Người sĩ quancòn kể với tôi rằng không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn lái những chiếc xe đó,bụi ùa vào làm những mái tóc đen xanh trở nên trắng xóa như người già,bọn họ cũng chưa cần rửa rồi nhìn nhau cất tiếng cười ha ha.Ôi! tiếng cười của họ sao thật nhẹ nhõm.Gian khổ ác liệt,bom đạn của kẻ thù đâu có làm họ nãn chí,sờn lòng.Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận,gặp mưa thì phải ướt áo thôi.Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cứ ráng lái thêm vài trăm cây số nữa,vượt qua những chặng đường ác liệt,đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng,gió sẽ lùa vào rối áo sẽ khô mau thôi.Khi được học "Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính" tôi cứ luôn suy nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có nhân vật trong bài thơ mới vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp,được trò chuyện với người chiến sĩ lái xe năm xưa,tôi mới hiếu rõ hơn về họ.Họ vẫn vui tươi,tinh nghịch.Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm nổ sát bên tai phá hủy con đường,cái chết luôn rình rập bên họ nhưng họ vẫn là những con người lạc quan,yêu đời.Anh sĩ quan lại kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó anh luôn được gặp những người bạn,những người đồng đội của anh.Có những người còn,có những người đã hy sinh...Trong những giây phút gặp gỡ hiểm hoi đó,cái vắt tay qua ô cửa kính vỡ đã làm cho tình đồng đội của họ thấm thiết hơn rồi những bữa cơm bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe TS.Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua.Sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.Đúng là con đường của họ đang đi,nhiệm vụ của họ đang làm vô vùng nguy hiểm.Bom đạn Mỹ hạ xuống bất cứ lúc nào,cả ngày lẫn đêm.Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết những chiếc xe ấy không chỉ mất kính mà còn mất cả đèn,rồi không có mui xe,thùng xe rách xước,những thiếu thốn này không ngăn cản được những chiếc xe vẫn chạy băng băng về phía trước,phía trước ấy là miền Nam ruột thịt.Nghĩ đến hình ảnh những chiếc xe băng băng về phía trước tôi lại nghĩ đến những người lính lái xe.Họ thật dũng cảm,hiên ngang,đầy lạc quan,có chút ngang tàng nhưng họ sống và chiến đấu vì Tổ Quốc,vì nhân dân.Những chuyến hàng của họ đã góp phần tạo nên chiến thắng của dân tộc ta:chiến thắng mùa xuân năm 1975,giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước. 

Tôi và anh sĩ quan chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện rất vui.Tôi khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước,ý chí kiên cường của họ và tôi hiểu rằng thế hệ chúng tôi luôn phải ghi nhớ công ơn của họ,cần phải phấn đấu trở thành công dân gương mẫu,nắm vững khoa học,kĩ thuật để xây dựng một đất nước văn minh,hiện đại.
Học tốt nhé
 
5 tháng 11 2018

Tham khảo: 

Câu hỏi của Duy Bùi Ngọc Hà - Sinh học lớp 9 | Học trực tuyến

Kb được k? :(

5 tháng 11 2018

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

5 tháng 11 2018

viết đc đấy nhưng ns dài kinh luôn ý