K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2024

hoa

22 tháng 4 2024

 

Điền từ đồng âm: Các cây trúc còn non mà giờ ra hoa rồi trổ quả sa

Điền từ đồng âm: Các cây trúc còn non mà giờ ra hoa rồi trổ quả sai chi chít.

         
22 tháng 4 2024

báo cáo cho các bạn ấy chừa tội còn đăng lung tung trên diễn đàn

4
456
CTVHS
22 tháng 4 2024

Bọn nó nhờn lắm bà ơi..

22 tháng 4 2024

Qua việc đọc đoạn cuối tản văn “Bản tin về hoa anh đào”, em cảm nhận được những mong muốn mà tác giả gửi gắm. Tác giả hi vọng giữa cuộc sống hối hả, tất bật và lộn xộn thì con người vẫn có thể tìm ra điều gì đó tốt đẹp để nuôi dưỡng tâm hồn mình. Ông mong những thông tin tiêu cực sẽ giảm thiểu đáng kể, sự rối ren của xã hội cũng xuất hiện thưa dần, thay vào đó là thông tin về các loài hoa, những mùa hoa nơi thành phố yêu thương. Được như vậy, tâm hồn của mọi người sẽ được thanh lọc, thư thái hơn rất nhiều.

 

Cơ sở là sự giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác các tác phẩm 

Kết luận là vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được

22 tháng 4 2024

Xin chào các bạn nhỏ và các bậc phụ huynh! Hãy cùng chào đón cuốn truyện tranh giáo dục đặc sắc "Thỏ Con Ơi - Chuyến Phiêu Lưu Trên Dòng Suối". Trong cuốn truyện này, chúng ta sẽ được theo chân Thỏ Con, một chú thỏ nhỏ tò mò và đầy năng động, trong hành trình khám phá thế giới kỳ thú của dòng suối quen thuộc.

Không chỉ là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm, mỗi trang truyện còn ẩn chứa những bài học quý giá về thiên nhiên, môi trường sống và tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước. Thỏ Con sẽ dạy các bạn nhỏ cách quan sát, tìm hiểu về đời sống của các loài vật sống dưới nước, và cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.

Cuốn truyện được thiết kế sinh động với những hình ảnh màu sắc rực rỡ, thu hút người đọc ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ngôn từ trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học, giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức trong quá trình đọc và khám phá.

Hãy cùng Thỏ Con bước vào chuyến phiêu lưu thú vị, khám phá những bí mật của dòng suối và học hỏi thêm nhiều điều bổ ích qua từng trang truyện nhé! Cuốn truyện "Thỏ Con Ơi - Chuyến Phiêu Lưu Trên Dòng Suối" chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng trong hành trình khám phá và yêu thương thiên nhiên của các bạn nhỏ.

22 tháng 4 2024

Tham khảo ( Chọn lọc ạ ):

Tình bạn là tình cảm luôn được trân trọng và tôn vinh trong tình cảm con người. Thế nhưng thực tế có rất nhiều người đi ngược lại với tình cảm ấy. Nhiều học sinh khi còn ngồi trong ghế nhà trường đã xảy ra những xích mích, những sự xung đột với bạn bè của mình, làm mất đi tình bạn. Nhiều trường hợp những xung đột ấy không được chính những học sinh kiểm soát tốt và gây ra một vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội: bạo lực học đường.

Đã có cuộc điều tra khảo sát về mức độ bạo lực học đường trong các trường học trên phạm vi cả nước. Kết quả là, hiện tượng nam nữ sinh đánh nhau chiếm tới 96,7% trong đó có 44,7% xảy ra thường xuyên. Đặc biệt là số lượng nữ sinh có hành vi bạo lực học đường hơn nhiều số lượng nam sinh. Điều đó làm dấy lên quan ngại về tình trạng rối loạn môi trường giáo dục khi mà bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến và lan rộng.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rượu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen… được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Bạo lực học đường gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Những nam nữ sinh có hành vi bạo lực học đường sẽ có nguy cơ cao dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật. Nếu không phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để những hành vi bạo lực học đường thì hậu quả sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài phạm vi trường học mà ra toàn xã hội, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Những hậu quả ấy có thể là những căn bệnh nguy hiểm về tâm lí, sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người gây ra bạo lực, nạn nhân và những người có liên quan. Sự nghiệp học tập, cuộc sống của họ cũng bị đảo lộn, đi theo chiều hướng tiêu cực. Có thể nói bạo lực học đường phá hủy cuộc đời của bao thanh thiếu niên khi mà đáng nhẽ tương lai tươi sáng đang chờ đón ở phía trước. Đối với xã hội, bạo lực học đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng, gây hỗn loạn xã hội và mất đoàn kết trong tập thể.

Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh nhằm tác động đến ý thức của học sinh về lối sống lành mạnh, truyền thống dân tộc, nhân cách và đạo đức tốt đẹp, ý thức chấp hành luật pháp. Sau đó, ta cần phải áp dụng các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em đặc biệt là những người có liên quan trực tiếp đến vấn nạn bạo lực học đường.

Ví dụ như xử lý học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi bạo lực học đường nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh nhận ra và sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật cần được xử lý công khai nhưng ở mức độ vừa phải để phát huy vai trò trách nhiệm của gia đình và nhà trường.

Ngoài ra ta còn có thể đưa các học sinh ấy đi trải nghiệm những khóa tu ở chùa để học được cách sống tốt, hoặc các khóa học tâm lý và kĩ năng. Mỗi bạn học sinh cần nhận thức đúng đắn về hậu quả cũng như tác hại của bạo lực học đường bởi bạo lực học đường xảy ra hay không là ở chính bản thân các em.

Nói không với bạo lực học đường là mục tiêu hàng đầu của cả nước ta. Giới trẻ là tương lai của đất nước, vì vậy tránh sự sa sút và tệ nạn trong giới trẻ là điều rất quan trọng. Tránh bạo lực học đường trong môi trường giáo dục là một biện pháp hiệu quả cần ưu tiên hàng đầu. Mỗi bạn học sinh cần ý thức được trách nhiệm và thái độ của mình trong học tập, cần rèn luyện về cả mặt thể chất lẫn đạo đức để tránh những sự cố đáng tiếc và để tương lai của các em tươi sáng hơn.

22 tháng 4 2024

các yếu tố tự sự của bài thơ đất nước nguyễn đình thi là...................TỰ HIỂU chớ mk ko biết nha bạn Hoàng Châu

22 tháng 4 2024

Bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Đình Thi là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam hiện đại, phản ánh tình yêu đất nước sâu sắc của nhà thơ qua những yếu tố tự sự đặc sắc. Dưới đây là một số yếu tố tự sự nổi bật trong bài thơ này:

1. Ngôi kể: Bài thơ sử dụng ngôi thứ nhất, tạo cảm giác gần gũi và chân thành khi nhà thơ trực tiếp bày tỏ tình cảm và suy nghĩ của mình về đất nước. Ngôi kể này giúp tăng cường tính chủ quan và cá nhân hóa trong cảm nhận về đất nước.

2. Khung cảnh và bối cảnh: Nhà thơ miêu tả đất nước qua những hình ảnh thiên nhiên, văn hóa và con người Việt Nam. Bối cảnh được khắc họa sống động qua những dòng thơ, từ cánh đồng, sông nước đến lễ hội, tạo nên một bức tranh đa dạng và phong phú về đất nước.

3. Cốt truyện và sự kiện: Mặc dù là một bài thơ, nhưng "Đất Nước" cũng xây dựng được một dòng chảy của các sự kiện và cảm xúc, từ niềm tự hào, yêu mến đến những suy tư về thân phận và sứ mệnh của bản thân trong đất nước. Sự gắn kết giữa cá nhân và đất nước được thể hiện qua từng dòng thơ.

4. Nhân vật: Nhân vật chính trong bài thơ chính là người kể - nhà thơ, người trải lòng mình ra và tâm sự về mối quan hệ giữa bản thân và đất nước. Đồng thời, đất nước không chỉ là không gian địa lý mà còn như một nhân vật sống động, luôn hiện diện và tác động đến tâm hồn người kể.

5. Phát triển và biến động: Bài thơ có sự phát triển theo trục thời gian, từ quá khứ đến hiện tại, từ những hình ảnh cụ thể về thiên nhiên, con người đến những suy ngẫm sâu sắc về quê hương, đất nước. Sự biến động trong tâm trạng của nhà thơ cũng là một đặc điểm tự sự quan trọng, thể hiện qua cách dùng từ ngữ và hình ảnh thơ.

Qua những yếu tố tự sự này, Nguyễn Đình Thi đã tạo nên một tác phẩm thơ đầy cảm xúc và sâu sắc, phản ánh tâm tư và tình yêu sâu đậm của ông đối với đất nước Việt Nam.

     Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho...
Đọc tiếp

     Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc. 

(Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích? 

Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? 

Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào? 

Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?

Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây? 

Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?

Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?

Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt?

Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà?

 
0