Đề bài: Tả cô giáo đang giảng bài.
( Ko chép mạng nhé)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác dụng của dấu phẩy: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Kick cho mik nhé! Camon:))))
ngăn cách các bộ phận cung chức vụ trong câu
“Meo…meo…meo…” Đó là tiếng kêu quen thuộc của chú mèo nhà em. Hiện nay, chú đã hơn chín tháng tuổi. Chú mèo được em và gia đình đặt cho cái tên Mun vô cùng thân thương.
Chú được đặt cho cái tên như vậy là bởi vì Mun có một bộ lông màu tro xám. Trên lưng chú có những vệt lông vằn đen vắt ngang lưng. Đôi mắt của Mun to, tròn và mỗi khi đêm về, đôi mắt chú lại sáng lên như hai viên ngọc lấp lánh trong đêm. Mun còn có bộ ria mép vô cùng nhạy bén. Chiếc mũi của Mun không hồng hồng như những cô cậu mèo khác mà có một chút đốm đen. Dường như điều này lại làm cho Mun nổi bật và dễ phân biệt hơn khi đi cùng những chú mèo xám tro khác. Mun có hàm răng nhỏ nhưng vô cùng sắc nhọn. Những chiếc móng vuốt đầy nguy hiểm luôn được giấu kín dưới lớp lông mềm mại của hai cặp chân. Chiếc đuôi màu xám lúc nào cũng phe phẩy chậm rãi như đang hưởng thụ điều gì đó. Mun rất thích phơi mình dưới ánh nắng ấm áp. Những lúc như thế, chú lại nằm dài ra và duỗi mình liên tục, nhìn rất thú vị. Chú có thân hình mềm mại, uyển chuyển, những bước đi của chú có phần lững thững, thong thả, chậm rãi với đôi mắt lim dim quen thuộc. Nhìn Mun lúc nào cũng toát lên một vẻ thoải mái, lười biếng nhưng mỗi lúc săn mồi chú lại rất chú ý, nghiêm túc. Chú mèo còn được bà nội em phong cho một ‘tước danh’ hóm hỉnh là ‘anh hùng diệt chuột’. Ở nơi nào có Mun thì sẽ không còn bóng dáng phá phách của những con chuột nữa.
Hè năm trước, bà ngoại từ quê lên thăm chúng em. Bà mang biết bao thức quà quê quen thuộc: nào nhãn, nào bưởi, nào trứng gà, ... Nhưng trong đó thì con mèo tam thể nhỏ xinh là chị em em quý nhất, cưng nhất. Từng ngày, từng ngày chúng em chăm sóc rất kĩ càng và chú cũng đùa giỡn lại với em bằng những tiếng "Meo... Meo... Meo" rất dễ thương.
Ngày đầu tiên trở thành một người bạn trong gia đình, chú mèo còn bé xíu, tầm bằng chai nước nhỏ. Vậy mà thoáng qua đã một năm trời, chú mèo đã lớn hơn, trưởng thành hơn, không còn rụt rè như hồi đầu. Chú mèo tên là Nhím.
Với thân hình to gần bằng chai coca cỡ đại, Nhím khoác lên mình bộ trang phục màu vàng óng, mượt mà như nhung. Đôi chỗ điểm một vài sọc đen, sọc trắng trông rất hấp dẫn. Cái đầu tròn xoe như nắm tay người lớn, nổi bật với đôi mắt như hai hòn bi ve, luôn quan sát kĩ lưỡng và tỉ mỉ. Đặc biệt là vào ban đêm thì đôi mắt ấy lại như hai cái đèn pha ô tô, đi truy tìm nơi ẩn náu của lũ chuột. Phía dưới là cái mũi nhỏ nhỏ, xinh xinh, màu phớt hồng nhưng lúc nào cũng ươn ướt như người bị cảm cúm. Hai bên khóe miệng, những sợi râu mép nhỏ, dài như sợi cước. Bà em bảo rằng bộ ria mép đó như cái ra đa để mèo bắt sóng, tìm ra kẻ thù. Cái tai của Nhím mới thính làm sao! Chỉ một tiếng động nhỏ ở đâu đó là cái tai nhỏ xinh hình tam giác ấy lắng lại để nghe ngóng, chuyển động tứ phía để phát hiện ra bọn chuột đang hoành hành.
Chú mèo có bốn cái chân, tuy hơi nhỏ so với thân hình nhưng lại rất lợi hại, mỗi khi chạy thì nhanh thoăn thoắt như một vận động viên điền kinh. Có một điều khá thú vị là dù chạy nhanh cỡ nào thì Nhím cũng không phát ra âm thanh, rất nhẹ và rất êm. Khi em thắc mắc với bố mẹ thì đã được giải đáp rằng: dưới chân mèo có một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt. Nhưng đằng sau mỗi lớp thịt ấy là bộ móng sắc nhọn - vũ khí hạ gục mọi đối thủ.
Nhím được cả nhà em yêu quý một phần là bởi khả năng bắt chuột tài ba của chú. Bất kì một con mồi nào đã lọt vào tầm ngắm của Nhím thì sẽ chẳng thể thoát thân được. Trong mọi cuộc rượt đuổi phần thắng đều thuộc về chú mèo nhanh nhẹn, chạy thoăn thoắt để vồ chuột rồi vờn chuột và ăn thịt chúng. Vì vậy mà từ khi có Nhím, nhà em không một bóng chuột, chỉ cần chú cất tiếng meo meo thì bọn chuột kia đã ba chân bốn cẳng mà chạy.
Buổi sáng, khi nắng vàng rót mật xuống trần gian thì Nhím lại ra sân sưởi ấm. Nằm dài trên sân, Nhím nhắm hờ đôi mắt lim dim, duỗi dài bốn chân trông thật đáng yêu. Buổi trưa, khi cả nhà em đang ăn cơm thì chú mèo cũng chạy sà vào lòng em, như muốn nũng nịu điều gì.
Em rất quý Nhím. Đó không chỉ là món quà ý nghĩa của bà mà đã trở thành người bạn thân thiết với gia đình em. Em sẽ chăm sóc cho Nhím thật tốt để nó thật khỏe mạnh như lời dặn dò của bà trước khi về quê.
Bài 1 :
Mỗi khi nhìn thấy cành nho mảnh mai bị gió quật ngã , rũ xuống , yếu ớt mà cảm thấy nó đau đớn vô cùng !
BÀi 2 :
" Từ trước đến giờ , cành nho bé nhỏ đã quen tự giải quyết mọi khó khăn một mình "
TN CN VN
Câu văn nào dưới đây dùng sai quan hệ từ:
A.tuy trời mưa to nhưng bạn Hà vẫn đến lớp đúng giờ.
B.Thắng gầy nhưng rất khỏe.
C. Đất có chất màu vì nuôi cây lớn.
D. Đêm càng về khuya , trăng càng sáng
Trả lời:
Câu văn nào dưới đây dùng sai quan hệ từ:
A. Tuy trời mưa to nhưng bạn Hà vẫn đến lớp đúng giờ.
B. Thắng gầy nhưng rất khoẻ.
C. Đất có chất màu vì nuôi cây lớn.
D. Đêm càng về khuya, trăng càng sáng.
Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ
B. Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy con sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước để trở về với tuổi thơ.
C.mùa xuân ,hoa đào ,hoa cúc, hoa lan đua nhau khoe sắc .
D.bà ngừng nhai trầu,đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu âu yếm và mến thương.
Di sản văn hóa là tài sản quý báu của mỗi dân tộc. Qua các di sản văn hóa, con người có thể hiểu sâu sắc về cuộc sống lao động sản xuất, đời sống tinh thần và trình độ phát triển của dân tộc ấy qua nhiều thời đại. Trước sự tàn phá của thời gian và con người, các di sản văn hóa đang dần bị tổn hại nghiêm trọng. Có di sản đang đứng trước nguy cơ biến mất mãi mãi. Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ cấp bách, cần quyết liệt thực hiện trong thời đại ngày nay.
Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị về khoa học, lịch sử, đời sống văn hóa dân tộc.
Di sản văn hóa là kết tinh sức lao động, tình cảm và trí tuệ của con người đã gửi gắm vào thời gian. Trải qua năm tháng, những di sản ấy càng thêm có giá trị và cần phải bảo vệ, gìn giữ. Mỗi di sản văn hóa đều chứa đựng trong nó tính thời gian. Nó còn là nhân chứng sống động của lịch sử. Di sản văn hóa thể hiện sâu sắc lịch sử đời sống tinh thần và lao động sản xuất của con người. Bằng tất cả niềm tin, con người muốn phản ánh đời sống đương thời qua một công trình xây dựng.
Mỗi di sản văn hóa là bằng chứng xác thực, có giá trị khoa học cao. Qua các di sản văn hóa, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu đời sống dân tộc trong thời đại nó ra đời cho đến nay. Không gì lưu giữ dấu tích cuộc sống tốt hơn là các di sản văn hóa. Không giống như các công trình khác, di sản văn hóa mất đi sẽ mãi mãi không thể nào có lại được. Nó chỉ có ý nghĩa khi còn giữ đúng nguyên trạng mà lịch sử đã tạo tác và khẳng định.
Di sản văn hóa bởi thế trở thành tài sản quý báu của dân tộc. Mỗi di sản văn hóa có giá trị kết nối quá khứ với hiện tại. Đồng thời, mở hướng cho con người tiến đến tương lai. Mỗi di sản văn hóa là một niềm tự hào lớn lao về quá khứ lịch sử hào hùng, bất khuất mà bình dị, thắm đượm nghĩa tình của dân tộc.
Bởi các di sản văn hóa có tuổi thọ cao và đang bị tàn phá bởi thời gian và con người. Bảo vệ, gìn giữ và trùng tu các di sản văn hóa là nhiệm vụ cấp bách của đất nước. Kiến trúc cổ không chỉ là một công trình. Nó tồn tại lâu hơn các thế hệ, định hình văn hóa, cảnh quan xã hội, dõi theo chúng ta, kiên trì và liên tục, trong khi chúng ta bị cuốn vào những chi tiết vụn vặt trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Học sinh hôm nay là thế hệ làm chủ đất nước ở tương lai. Không ai khác, mỗi học sinh cần phải có ý thức về trách nhiệm của mình đối với các di sản dân tộc. Bảo vệ di sản là bảo vệ các giá trị tinh thần vô giá, mất đi rồi mãi mãi chúng ta không bao giờ có lại được nữa.
Để gìn giữ các di sản văn hóa dân tộc, nhà nước đã có chính sách cụ thể. Đồng thời cũng quy định về quyền hạn và trách nhiệm của mỗi công dân đối với các di sản văn hóa dân tộc.
Trước hết, mỗi học sinh phải biết tôn trọng và tự hào đối với những di sản văn hóa của dân tộc. Bởi đó không chỉ là những công trình xây dựng, không chỉ là cái đẹp của tinh thần mà đó là văn hóa. Lớp lớp cha ông đã không tiếc tiền của, vật chất, sức lực bồi đắp cho các di sản ấy. Bổn phận của chúng ta là phải biết giữ gìn và phát huy các giá trị ấy. Hãy làm cho nó thêm giá trị trong đời sống ngày nay.
Học sinh cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc. Không được xâm hại hay xúc phạm đến các di sản văn hóa. Không đập phá các di sản văn hóa. Không lấy cắp cổ vật về nhà. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh. Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
Quyết liệt chống lại các hành động phá hoại, xúc phạm di sản văn hóa dân tộc. Không ai có quyền làm tổn hại nó. Bởi nó là tài sản quý báu và không thể thay thế được của toàn dân tộc. Nó là kết tinh của tình cảm và trí tuệ của cha ông để lại. Cần phải tôn trọng và gìn giữ quá khứ dân tộc như gìn giữ sinh mệnh của chính mình. Đánh mất đi quá khứ sẽ là một tổn thất lớn nhất đối với con người.
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều học sinh không có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc. Họ cho rằng nó không là của ai. Nó lạc hậu và cũ kỹ, không giá trị gì. Đó là nhận thức hết sức sai lầm và vô cảm. Bởi vậy, họ thường có thái độ xúc phạm đến các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Thậm chí, họ còn có hành động cố tình phá hoại các di sản vật chất. Những học sinh như thế thật đáng chê trách.
Di sản văn hóa là báu vật thiêng liêng của dân tộc. Đó là tài sản chung của mọi người. Hãy bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc ngay từ bây giờ. Đồng thời không ngừng phát huy giá trị của nó ngày càng tốt đẹp hơn
Mỗi học sinh cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc và hành động ngay từ bây giờ. Đừng nghĩ về giá trị vật chất của các di sản văn hóa. Hãy nghĩ về giá trị tinh thần, lịch sử, khoa học mà nó chứa đựng ở trong mình. Hãy nghĩ về sức lao động của cha ông qua lớp lớp thời gian đã kết tinh trong mỗi di sản để cảm thấy tự hào hơn, kính trọng hơn đối với các di sản văn hóa của dân tộc.
Mỗi chúng ta không chỉ gắn kết bản thân trong quan hệ với gia đình mà còn trong quan hệ với thầy cô, bạn bè. Hình ảnh mà tôi nhớ nhất về người cô kính yêu của mình - cô Huyền đó là khi cô giảng bài trên lớp.
Ai đã từng nói rằng dưới ánh hào quang, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học. Dường như, các thầy cô giáo nhận ra sứ mệnh thiêng liêng và cao quý đó của đời mình nên mỗi lần lên lớp, thầy cô lại truyền cảm hứng cho chúng tôi.
Cô tôi, khi lên lớp thường mặc bộ áo dài thật đẹp. Cô mặc bộ áo dài màu hồng, điểm những chấm bi. Khi cô vào lớp, chúng tôi đứng lên chào cô, cô nở một nụ cười nhẹ nhàng rồi nói “ Cô chào cả lớp. Các em ngồi xuống đi!”.
Sau đó, cô yêu cầu chúng tôi mở sách, mở vở ra và bắt đầu học bài mới. Cô ghi tên bài lên bảng. Từng dòng chữ thẳng, đều dần dần hiện ra. Rồi cô đi một vòng quanh lớp xem chúng tôi ghi chép như thế nào. Sau đó, cô bắt đầu giảng bài. Giọng cô hay lắm. Có cái gì đó ấm áp. Có cái gì đó chứa cả yêu thương dành cho lũ học trò chúng tôi. Có cái gì đó chứa đựng cả tình yêu, lòng nhiệt huyết cô dành cho nghề. Tất cả như thổi vào trái tim chúng tôi một tình yêu bát ngát với môn Tiếng Việt. Cô vừa nói, vừa dùng đôi tay để mô tả cho chúng tôi dễ hiểu bài hơn. Thỉnh thoảng, cô lại gọi chúng tôi phát biểu để giờ học thêm sôi nổi và lý thú.
Có lúc cô đang giảng bài, cô dừng lại và hỏi chúng tôi rằng “ Cô giảng cả lớp có hiểu bài không? “. Khi không hiểu bài, chúng tôi đều mạnh dạn hỏi lại cô, khi đó cô lại giảng kĩ hơn để tôi có thể tiếp thu bài học một cách dễ dàng. Có lẽ chính vì nhờ như thế mà lớp tôi ai cũng dần tiến bộ hơn lên trong môn học của cô. Trong những giờ dạy, cô còn nói cho lớp tôi nghe bao bài học về cách ứng xử giữa người với người trong cuộc sống, về đạo làm người..., vì thế mà chúng tôi thấy mình cần hướng tới lối sống đẹp hơn.
Tôi sẽ mãi khắc ghi thật sâu hình ảnh của cô tôi khi cô đang giảng bài. Điều đó gợi cho tôi suy nghĩ nhiều hơn về lòng yêu nghề, sự nhiệt huyết của cô...