K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GH
22 tháng 7 2023

Trong hai câu thơ trên, nhà thơ đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. "Tiếng rơi" của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác "rất mỏng" hơn nữa là bằng thị giác "rơi nghiêng". Bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ nhàng bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.

20 tháng 7 2023

Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn đề rất đáng lo ngại và ngày càng phổ biến. "Bạo lực học đường" là hành vi bắt nạt, sử dụng những hành vi, từ ngữ khiếm nhã để xúc phạm và làm tổn thương đến người khác về thể chất lẫn tinh thần.

Bạo lực có thể thể hiện qua nhiều phương thức khác nhau như đánh hội đồng, nói xấu sau lưng người khác, lăng mạ, xúc phạm chê bai người khác về ngoại hình, tính cách, nhân phẩm. Những hành động trên thật độc ác và không thể tha thứ vậy làm thế nào để có thể ngăn chặn bạo lực học đường? Đối với học sinh, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thực trạng này, mỗi học sinh cần cố gắng học tập, sống chan hòa, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, không nên khẳng định cái "tôi" cá nhân một cách thái quá, và tránh những sung đột, va chạm không đáng có.

Ngoài ra, gia đình và nhà trường cũng cần quan tâm và có những phương pháp hiệu quả, những hình phạt thích đáng, xây dựng môi trường học đường công bằng, lành mạnh để các bạn học sinh có những nhận thức đúng đắn. Đối với xã hội, cần tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm giáo dục cộng đồng rộng rãi để có thể nâng cao nhận thức, tư duy đúng đắn cho mỗi học sinh. Tóm lại, mỗi chúng ta cần chung tay đẩy lùi thực trạng nạn bạo lực học đường để giúp xã hội ngày một văn minh và phát triển hơn.

20 tháng 7 2023

Ta nên tìm ra nguyên nhân dẫn đến thói quen xấu đó , tìm ra những hậu quả  của thói quen ấy và nhờ bạn bè hỗ trợ để việc bỏ thói quen xấu ấy diễn ra dễ dàng hơn 

20 tháng 7 2023

Tham khảo nhé

  1. Xác Định Yếu Tố Kích Động/Kích Hoạt. ...
  2. Tập Trung Vào Lý Do Mà Bạn Muốn Thay Đổi. ...
  3. Nhờ Bạn Bè Hỗ Trợ ...
  4. Thực Hành Chánh Niệm. ...
  5. Thay Thế Thói Quen Bằng Một Thói Quen Khác. ...
  6. Để Lại Lời Nhắc Cho Chính Bản Thân. ...
  7. Chuẩn Bị Cho Việc Thất Bại. ...
  8. Bỏ Qua Lối Suy Nghĩ Được Ăn Cả Ngã Về Không.
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:       Có thói quen xấu và thói quen tốt. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,... là thói quen tốt.       Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:

      Có thói quen xấu và thói quen tốt. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,... là thói quen tốt.

      Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.

      Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường... Thói quen này thành tệ nạn... Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác... Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.

      Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm. Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:

b) Nhận xét về cách tác giả sử dụng các lí lẽ, bằng chứng:

c) Theo em, để loại bỏ thói quen xấu, chúng ta cần làm gì?

0
Câu 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:       Có thói quen xấu và thói quen tốt. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,... là thói quen tốt.       Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:

      Có thói quen xấu và thói quen tốt. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,... là thói quen tốt.

      Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.

      Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường... Thói quen này thành tệ nạn... Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác... Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.

      Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm. Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:

b) Nhận xét về cách tác giả sử dụng các lí lẽ, bằng chứng:

c) Theo em, để loại bỏ thói quen xấu, chúng ta cần làm gì?

Câu 2: Cho đề bài:

Trình bày ý kiến của em về vấn đề bạo lực học đường:

a) Tìm ít nhất 2 bằng chứng (dẫn chứng) phục vụ cho đề bài trên:

b) Viết đoạn văn (6 đến 8 câu) nêu các giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường:

0
14 tháng 7 2023

         Non sông gấm vóc quê mình,

Từ xuôi lên ngược yên bình biết bao.

        Dù người ở chốn non cao,

Vùng sông, biển vẫn tự hào Việt Nam.

    Con người vượt những gian nan,

Dựng xây non nước giang san đẹp giầu.

    Tác giả Thương Hoài 

 

13 tháng 7 2023

Trên miền quê xanh tươi thắm đẹp

Người dân thanh bình ,  hạnh phúc, nhiệt huyết

Trên đồng ruộng mênh mông, lúa chín vàng

Gió hát nhè nhẹ, lúa chín trĩu cành

Quê hương yên bình như bài thơ

Gửi trao tình yêu, lòng trắn trở

13 tháng 7 2023

                Non Nước Việt Nam 

           Ta đi muôn nẻo dặm trường, 

Không đâu sánh được quê hương nước nhà.

            Non xanh nước biếc quê ta,

 Nhìn xem phong cảnh hài hòa biết bao.

          Con người tính khí thanh cao,

Giàu lòng nhân ái biết bao nghĩa tình.

          Từ đầu Móng Cái, Quảng Ninh,

Đến Cà Mau cũng tươi xinh ,cũng hiền.

       Quê hương tươi đẹp trăm miền,

Cần thêm giới trẻ sách đèn sớm hôm.

       Từ vùng núi tới phố, thôn

Văn nhân tài tử đền ơn sinh thành.

     Năm châu cường quốc vinh danh

Việt Nam hai chữ rành rành phải không. 

          Đẹp cùng  núi rạng cùng sông

   Việt Nam hai tiếng sử hồng còn lưu.

             Tác giả Thương Hoài

 

 

 

       

13 tháng 7 2023

Ví dụ như Cảnh quê hương nha.

Mở đoạn:

Giới thiệu quê hương em.

Ví dụ: Địa điểm quê mình ở đâu?, có những văn hóa phong tục nổi bật gì?,...

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Chọn một cảnh mà mình muốn tả:

Ví dụ là: cảnh sáng sớm, các cô các bác ra đồng làm ruộng.

- Tả bầu trời buổi sáng lúc đó:

+ Hoạt động và hình thái của của ông mặt trời: từ từ thức dậy và chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất còn sương sớm.

+ Bầu trời lúc đó: trong vắt, tưởng như gần với người ta hơn bằng những đám mây bồng bềnh trắng trẻo ai nhìn vào cũng thấy bình yên.

+ Không khí: trong lành, mát mẻ mang đến cho mọi người cảm giác tràn đầy sức sống cho một ngày làm việc mới.

+ Cảnh vật: đẹp như một bức tranh yên bình còn cây cối thì tươi xanh.

- Tả những ngôi nhà: có nhà còn chưa thức cũng có nhà sáng sớm đã tấp nập người mua bán.

- Tả con vật: con chó, con mèo còn đang ngủ,...

- Tả hoạt động của mọi người lúc đó:

+ Các cô chú nông dân đang cấy lúa, mạ,...

+ Em cũng vào phụ một tay theo sự hướng dẫn nhiệt tình của mọi người.

- Nêu lên suy nghĩ của mình với khung cảnh này:

+ Rất yêu thích và mong muốn bức tranh đồng quê luôn đẹp đẽ như vậy!

Kết đoạn:

Khẳng định lại vẻ đẹp của quê hương mình và tình yêu mình dành cho quê hương.

+ Lý do vì sao mình đặc biệt thích cảnh vật này.

-> Gắn bó lâu dài với tuổi thơ mình.

-> Là cảnh vật quen thuộc thân thương.

- Hứa hẹn cần học hành chăm chỉ để làm giàu thêm nền kinh tế cho quê hương mình!

17 tháng 7 2023

2.

Trên vùng quê thân thương mến yêu

Đồng xanh mơ màng, lá vàng rơi reo

Đồng cỏ, đồng ruộng, mỗi khúc đường quê 

Đẹp như tranh vẽ, hòa quyện cùng người

3. 

Buổi sáng, cảnh sinh hoạt bình dị hiện lên trong mắt tôi trên con phố nhỏ. Người dân bước đi trong vội vã nhưng vẫn không mất đi nụ cười và sự thân thiên. Tiếng cười, nói sum họp và tràn đầy từ các quấn cà phê, ăn sáng khiến không khí trở nên ấm áp. Một nhóm học sinh chia sẻ những câu chuyện và tiếng cười khi tới trường mang đến cảm giác thật vui vẻ và năng động. Người bán hàng rong đi khắp phố reo hàng thu hút sự chú ý của người qua đường. Đây là cảnh tượng bình yên nhưng tràn đầy sức sống, thể hiện tình thương và sự kết nối cộng đồng rất lớn