K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

trả lời 

( Is,are ) having the respondsibility for talking care of pets good for young children ?

Hc tôt

trả lời 

1. ( Do, does) all of the children have their books?
2. ( Do, does) all of this homework have to finished by tomorrow?

hc tốt 

15 tháng 7 2019

Nhớ giải thích

trả lời 

The English (is,are ) proud,indipendent people 

vì nó chỉ 1 người chứ ko phải chỉ 2 người chở lên nên ta chọn is 

hc tốt

15 tháng 7 2019

There is a blue pen and a yellow notebook on Sue's desk.

trả lời 

There ( is,are ) a blue pen and a yellow notebook on Sue's desk.

 hc tốt 

14 tháng 7 2019

1are looking

2is driving

3is having

4can you speak

5stoped

6don't you phone

7 will stay

8can you shut

9won;t be

10 didn't work

14 tháng 7 2019

af cau 9 won't be nha

14 tháng 7 2019

informative

1. He said that where did I went  ?

2.She told me that if I d played chess

3.She told me to go out with her 

15 tháng 7 2019

1. He said that where did I go.

2. She asked me if I d playing chess.

3. He told me to go out with him.

KIỂU CÂU SAI VỀ NGỮ NGHĨA 

a. Câu sai về lôgic: loại câu sai do ý nghĩa trái với nhận thức, logic thông thường. 

Ví dụNguyễn Văn A là tên trộm trẻ nhất trong bọn. Từ 1975 đến nay, A chỉ thực sự ở ngoài đời có 6 tháng. 

b. Câu sai về qui chiếu: đối tượng được nói đến không phù hợp với đối tượng được thuyết minh. 

Ví dụ: - Từ ngày về dạy học ở trường này, các em học sinh làm cho tôi rất hài lòng. 

- Nước giếng này trong mà lại gần nhà. 

- Tôi bị thương 2 lần, một ở Quảng Trị, một ở ngực. 

c. Câu sai vì không tương hợp nghĩa

Khi thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu sẽ dẫn đến sai về nghĩa.



Ví dụ- Nhà này tuy bé và xinh. (Nhà này tuy bé mà xinh). 

- Anh ta thông minh và lười. (Anh ta thông minh nhưng lười). 

- Tuy chi Út Tịch thương yêu chồng con, đồng bào, đồng chí rất sâu sắc nhưng chị rất căm thù bọn giặc. (Vì chị Út Tịch thương yêu chồng con, đồng bào, đồng chí rất sâu sắc nên chị rất căm thù bọn giặc). 

d. Câu sai vì thiếu thông tin 

Ví dụNó đá bóng bằng đôi chân (Nó đá bóng bằng đôi chân đang bị chấn thương). 

KIỂU CÂU SAI VỀ CẤU TẠO NGỮ PHÁP 

a. Lỗi dùng thiếu

 Thiếu chủ ngữ



Ví dụQua kinh nghiệm cho ta thấy điều đó đúng.

(Kinh nghiệm cho ta thấy điều đó đúng. Hoặc: Qua kinh nghiệm, ta thấy điều đó đúng).

 Thiếu vị ngữ 

Ví dụThầy Nam, thầy hiệu trưởng gương mẫu, tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu.

(Thầy Nam là thầy hiệu trưởng gương mẫu, tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu. Hoặc: Thầy Nam, thầy hiệu trưởng gương mẫu, tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu, đang trò chuyện với học sinh cuối cấp).

 Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ 

Ví dụĐể phát huy tinh thần sáng tạo và năng động của học sinh. (Để phát huy tinh thần sáng tạo và năng động của học sinh, trường đã tổ chức sân chơi học tập vào cuối tuần).

 Thiếu bổ ngữ bắt buộc



Ví dụ

Kẻ thù giết chết # song giết sao được tinh thần cách mạng trong con người họ.

(Kẻ thù giết chết những con người yêu nước ấy, song giết sao được tinh thần cách mạng trong con người họ).

 Thiếu một vế của câu ghép 

Ví dụ

Đất ở vùng này không chỉ tốt cho cây lúa 

(Đất ở vùng này không chỉ tốt cho cây lúa mà còn tốt cho cây ăn trái…). 

KIỂU CÂU SAI VỀ QUAN HỆ NGỮ PHÁP 

a. Câu sai do sắp xếp sai trật tự từ 

Ví dụ

- Trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhân chuyến thăm Đông Nam Á. 

- Trả lời phỏng vấn nhân chuyến thăm Đông Nam Á của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

(Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn (của…) nhân chuyến thăm Đông Nam Á).



- Họ đã lấy đi từ lâu cây đàn nguyệt quế ấy (Họ đã lấy cây đàn nguyệt quế ấy đi từ lâu). 

b. Thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu 

Ví dụ

Thầy hiệu trưởng kêu gọi chúng em hăng hái tham gia đợt trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại” thành công tốt đẹp.

(Thầy hiệu trưởng kêu gọi chúng em hăng hái tham gia đợt trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”/ Thầy hiệu trưởng kêu gọi chúng em hăng hái tham gia đợt trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại” để phong trào này được thành công tốt đẹp).



c. Nhầm kết cấu: do người viết lấy một phần hoặc toàn bộ cấu trúc này gắn với một phần hoặc toàn bộ cấu trúc khác. 

Ví dụ

- Không nên hút thuốc lá ở những nơi gần xăng được đâu (bỏ “được đâu” hoặc bỏ “nên”).

Tôi rất lấy làm vinh dự biết bao (bỏ “biết bao” hoặc “rất”).



CÂU SAI VỀ CÁCH SỬ DỤNG DẤU CÂU

- Đặt dấu câu không đúng với loại câu



Ví dụ

- Tôi hỏi anh điều này? Nếu không phải thì anh bỏ quá cho tôi? (Tôi hỏi anh điều này, nếu không phải thì anh bỏ quá cho tôi!) 

- Họ đem theo thịt muối, cá hộp… để ăn trưa (phải dùng “v.v.”). 

- Tôi hỏi anh điều này. Nó đi đâu? (Tôi hỏi anh điều này: “Nó đi đâu?”).

- Không biết ngắt câu hợp lí



Ví dụTrong thời gian qua trên địa bàn tỉnh nhà đã xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng gây chết người. (Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh nhà, đã xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, gây chết người). 

CÂU SAI VỀ PHONG CÁCH 

Ví dụQuí khách đến tham quan Nhà lưu niệm hãy nhớ những điều sau đây… (Khi đến tham quan Nhà lưu niệm, quí khách cần lưu ý những điều sau đây… ). 

2.2.2.2. Cách sửa câu sai 

NGUYÊN TẮC SỬA CÂU SAI: Câu sai có nhiều kiểu khác nhau, vì thế chữa câu sai cũng phải tùy thuộc vào kiểu sai cụ thể để định ra cách sửa phù hợp. Việc sửa câu sai nhìn chung phải tuân theo một số nguyên tắc sau đây:

- Cần nắm vững tiêu chí của một câu đúng. Đúng ở đây không phải chỉ là đúng ngữ pháp, mà còn phải đảm bảo đúng ngữ nghĩa-logic, đúng phong cách và đúng trong mối quan hệ liên kết các câu trong toàn văn bản.

- Cần đảm bảo được nội dung theo ý người viết. Có thể thêm, bớt từ nếu thấy cần thiết trong trường hợp không làm thay đổi nội dung chính mà người viết muốn truyền đạt.

- Cần phải xác lập mối quan hệ giữa các thành phần câu để xem câu sai ở phần nào, ý nào. Khi xác định được nguyên nhân làm cho câu sai ta rút gọn câu để chỉnh sửa ở phần đó, ý đó.



- Sau khi chữa, cần kiểm tra lại không chỉ cấu trúc nội tại của câu chữa mà còn phải xem câu chữa đó có phù hợp với câu khác của toàn văn bản hay không. Nếu chưa đạt yêu cầu thì tìm cách chữa khác cho phù hợp. 

CÁCH SỬA CÂU SAI 

- Thay thế, thêm, bớt các đơn vị từ, ngữ, vế câu, dấu câu (có thể thêm vào câu thành phần chủ ngữ phù hợp với vị ngữ và ngược lại; lược bớt các từ nối, từ kèm ở bộ phận mở rộng để làm cho câu có chủ ngữ và vị ngữ). 

Ví dụ

Trong hoàn cảnh khó khăn đã giúp anh rèn luyện chịu đựng gian khổ. (Bỏ “trong” để câu có chủ ngữ và vị ngữ hoặc sửa thành: Trong hoàn cảnh khó khăn, anh đã rèn luyện được đức tính chịu đựng gian khổ). 

Thanh tre dài 1m so với thanh tre dài 70 cm thì hơn bao nhiêu cm? (lược bớt từ thừa: Thanh tre dài 1m dài hơn thanh tre 70 cm bao nhiêu cm?; Thanh tre dài 1m hơn thanh tre dài 70 cm bao nhiêu cm?). 

Trong lòng thổ lộ niềm vui sướng (thay từ ngữ hợp logic: Trong lòng rạo rực niềm vui sướng). 

- Thay đổi vị trí của các thành phần câu hoặc trật tự các từ ngữ hạn định

Ví dụ

Được các bạn học sinh trồng những cây xanh bên lề đường để che bóng mát cho trường. (Những cây xanh được các bạn học sinh trồng bên lề đường, tỏa bóng rợp làm cho trường mát mẻ hẳn lên). 

- Thay đổi cấu trúc câu, thay đổi lối nói (biến câu chủ động thành câu bị động hoặc ngược lại, tách, đảo, nhập các bộ phận, thành phần trong câu…).

Ví dụ

Bằng hai câu thơ của Nguyễn Du đã vẽ lên cảnh đẹp của mùa xuân

Có thể sửa

- Bằng hai câu thơ, Nguyễn Du đã vẽ lên cảnh đẹp của mùa xuân. 

- Hai câu thơ của Nguyễn Du đã vẽ lên cảnh đẹp của mùa xuân. 

- Nguyễn Du, bằng hai câu thơ, đã vẽ lên cảnh đẹp của mùa xuân. 

- Cảnh đẹp của mùa xuân đã được Nguyễn Du vẽ lên bằng hai câu thơ. 

Bài tập làm tại lớp 

Bài tập 1 

Hãy phát hiện và chữa các lỗi trong các câu sau: 

1, Có lần Mon chạy về nhà gọi cả nhà ra khiêng con nai to quá. 

2, Mới vào bộ đội, chúng ta thường được nghe cán bộ phổ biến: chiến sĩ trai phải cắt tóc ngắn, chiến sĩ gái thì cuộn, tết tóc lên cao, râu phải cạo nhẵn. 

3, Sau khi bị bọn thực dân đế quốc xâm lược nên nhân dân ta phải chịu nhiều mất mát. 

4, Sau khi cân nhắc những điều kiện của hợp đồng khiến ban giám đốc chọn phương án thứ nhất. 

5, Được tham quan danh lam thắng cảnh làm ta thêm yêu đất nước. 

6, Tìm thêm các ví dụ trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều… để chứng minh rằng: từ thế kỉ XV trở đi, tiếng Việt văn học đã đạt đến tinh tế, uyển chuyển. 

7, Nhà văn ưu tú của giai cấp vô sản khi sáng tạo ra các tác phẩm để phục vụ cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, để giác ngộ quyền lợi giai cấp cho những người bị áp bức, bóc lột và làm rung động sâu xa tình cảm giai cấp của họ. 

8, Chàng dũng sĩ lao về phía con quái vật, mồm ngoác to bằng cái miệng thúng. 

9, Ở đây hai chị em gặp nhau mừng mừng tủi tủi. 

10, Nhằm ghi lại di tích lịch sử oai hùng của quân dân Trà Vinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cũng như để lại truyền thống oai hùng giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau. 

11, Qua kinh nghiệm cho nên ta thấy rằng. 

12, Thắng lợi rực rỡ của đội tuyển bóng đá Việt Nam trước đội tuyển Myanmar với tỷ số hết sức thuyết phục 4-1, tôi xin gửi đến đội bóng thân yêu vạn lời chúc mừng nồng nhiệt. 

13, Cho một dân tộc nào tiến về chóp đỉnh Văn hoá-Văn minh cũng đều trải qua bao thế hệ xây đúc các Tâm Hồn Thanh Niên và Người Lớn bằng Trường Học và Ngòi Bút cả. 

14, Không còn cái giá rét âm u của mùa đông mà nhường chỗ cho nó là những tia nắng ấm áp của mùa xuân. 

15, Từ các ví dụ vừa dẫn cho thấy các nhà văn, nhà thơ hiểu rất rõ về ngôn ngữ. 

16, Và trong tháng Tám, với mùa thu đầu tiên của cuộc đời sinh viên đã gây cho tôi một niềm tin ở tương lai. 

17, Nó đá bóng bằng chân. 

18, Dẫn bóng xuống tận lằn vôi cuối sân, Công Vinh vuốt bóng bằng má ngoài chân trái, chui tọt vào lưới. 

19, Sáng nay, bị tai nạn giao thông đã đưa vào bệnh viện hai người già. 

20, Trong lúc hàng nội địa đang bị “tràn ngập” bởi hàng ngoại. 

Bài tập 2 

Đặt các dấu câu vào các vị trí thích hợp cho những đoạn văn dưới đây và viết hoa những chỗ cần thiết. 

1, Núi Yên Tử có tên Bạch Vân sơn núi Mây Trắng đến đời nhà Tần Trung Quốc có Yên Ký Sinh sang tu thành tiên ở đây nên đổi tên thành Yên Tử sơn ở lưng chừng núi có chùa Hoá Yên là nơi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng để đến núi trụ trì và khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm nên chùa còn có tên là chùa Cả hay chùa Yên Tử. 

2, Có hai cách nhìn về phương pháp giáo dục là phương pháp dựa vào người dạy và phương pháp xoay quanh người học ở phương pháp thứ nhất người thầy là nguồn cung cấp kiến thức ở phương pháp thứ hai sinh viên là người đi tìm kiến thức tuy việc lựa chọn phương pháp giáo dục tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của người học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường nhưng xu hướng chung hiện nay là theo phương pháp thứ hai vì phương pháp này làm tăng tính chủ động của sinh viên. 

3, Thôn Sóc cách trung tâm Hà Nội gần hai chục cây số theo đường 5 là quê hương của nguyên phi Ỷ Lan người phụ nữ nổi tiếng từ thời Lý về tài giúp vua trị nước người Dương Xá, Gia Lâm ngày nay rất tự hào vì nơi đây đã sản sinh ra cô gái đẹp người đẹp nết có tài kinh bang tế thế hai lần thay vua trị nước được tôn thờ là Quan Âm nữ bà có khá nhiều tên nhưng người đời vẫn quen gọi là Ỷ Lan. 
Chương 3 

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ 

3.1. GIẢN YẾU VỀ TỪ 

3.1.1. Khái niệm

Từ là đơn vị cơ bản của hệ thống ngôn ngữ. Từ là chỉnh thể hai mặt, âm thanh và ý nghĩa. Khi viết, mặt âm thanh được thể hiện bằng chữ viết. Muốn thực hiện sự giao tiếp (nói hoặc viết), ta phải dùng từ để cấu tạo các đơn vị lớn hơn như cụm từ, câu. Từ chính là đơn vị nhỏ nhất có thể dùng độc lập để cấu tạo câu.



Ví dụTôi yêu Tổ quốc.  3 từ, 4 âm tiết. 

3.1.2. Các bình diện của từ 

a. Bình diện hình thức ngữ âm và cấu tạo

Về hình thức: Từ được tạo nên bởi các âm thanh. Các âm thanh này kết hợp với nhau theo các quy tắc ngữ âm của mỗi ngôn ngữ.

Về cấu tạo:

+ Trong tiếng Việt, mỗi từ đơn thường được cấu tạo bằng một âm tiết (một tiếng). Âm tiết có số lượng âm vị tối đa bao gồm phụ âm đầu, vần (tối đa có ba âm: âm chính, âm đệm, âm cuối) và thanh điệu.

Ví dụToàn  phụ âm đầu t, vần oan (trong đó có âm đệm o, âm chính a, âm cuối n) và thanh huyền.

Còn tối thiểu, âm tiết có âm chính và thanh điệu.



Ví dụ(cô) ả, (cái) ô, ý (lớn) …

+ Từ phức thường được cấu tạo gồm nhiều tiếng. Các tiếng đó phối hợp với nhau theo hai phương thức chủ yếu là: phương thức láy tạo ra từ láy (chuồn chuồn, lốm đốm, vui vẻ…), phương thức ghép tạo ra từ ghép (xe đạp, đất nước, hợp tác xã…).



b. Bình diện nghĩa

- Nghĩa của từ là những nội dung nhận thức, tư tưởng, tình cảm mà con người muốn biểu hiện. Từ có các loại nghĩa sau:

Nghĩa biểu vật: nghĩa của từ ứng với các đối tượng hiện thực mà con người nhận thức và dùng từ để gọi tên. 

Ví dụcây, nhà, ăn, cao, hoa hồng…

Nghĩa biểu niệm: nghĩa của từ ứng với các khái niệm trong nhận thức, tư duy của con người.

Ví dụ:  Từ đầu thể hiện bộ phận cơ thể người hay động vật, ở vị trí trên cùng hay trước hết, có chứa bộ não, là cơ quan quan trọng nhất điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.  Nghĩa biểu vật.

 Từ đầu còn có nghĩa chỉ vị trí trên cùng hay trước hết của vật thể, của khoảng không gian hoặc khoảng thời gian…  Nghĩa biểu niệm.

Nghĩa biểu cảm (hay biểu thái): nghĩa của từ là những tình cảm, cảm xúc, thái độ của con người. 

Ví dụ: Từ biếu vừa biểu hiện hoạt động cho vừa thể hiện tình cảm kính yêu, quý trọng của con người.

Nghĩa ngữ pháp: chủ yếu là nghĩa thể hiện quan hệ của các từ trong cụm từ, trong câu.



Ví dụ: Từ của biểu hiện quan hệ sở thuộc, sở hữu.

Từ  biểu hiện quan hệ nguyên nhân.

- Các loại ý nghĩa trên có thể là các thành phần ý nghĩa đồng thời tồn tại trong cùng một từ. Một từ có thể có nhiều nghĩa và ngược lại, nhiều từ có thể đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau. Nghĩa của từ còn có sự biến đổi, chuyển hóa trong quá trình sử dụng vào hoạt động giao tiếp. 

c. Bình diện ngữ pháp

- Đó là bình diện của những thuộc tính, những đặc điểm trong việc tổ chức hệ thống ngôn ngữ và cấu tạo các đơn vị lớn hơn từ.

- Bình diện ngữ pháp của từ có vai trò quyết định trong sự kết hợp của các từ thành cụm từ, thành câu. Nếu sự kết hợp không tương ứng với các đặc điểm ngữ pháp của từ sẽ mắc lỗi về dùng từ và cả lỗi về đặt câu. 

Ví dụChị Dậu là người phụ nữ nông dân điển hình đã bị nghiệt ngã xuống dòng đời đen tối.

 Phân tích:

Từ nghiệt ngã dùng không đúng cả về nghĩa và đặc điểm ngữ pháp.

 Về nghĩa, nghiệt ngã là khắt khe, cay nghiệt đến mức khó chịu đựng nổi.

 Về ngữ pháp, nghiệt ngã có đặc điểm của tính từ, không thể kết hợp với từ bị ở trước và xuống dòng đời đen tối (chỉ hướng) ở sau.

 Sửa: Chị Dậu là người phụ nữ nông dân điển hình đã bị cuộc đời nghiệt ngã đẩy xuống dòng đời đen tối.



d. Bình diện phong cách

- Đặc điểm phong cách của từ có thể được ghi nhận trong từ điển để xác nhận nét riêng biệt của từ và hướng dẫn cách dùng từ.

Ví dụ:  Học lỏm (đg, kng): Học một cách gián tiếp những điều nghe hoặc thấy rồi làm theo, chứ không có ai trực tiếp bảo cho mình.

 Ở từ này, ngoài việc ghi lại hình thức âm thanh và ý nghĩa, còn có ghi chú về đặc điểm ngữ pháp: đg (động từ) và về đặc điểm phong cách: kng (phong cách khẩu ngữ, hay phong cách sinh hoạt hàng ngày).

 Quỳnh tương d (cũ, vch): rượu ngon. 

 Ở từ này, ngoài việc ghi lại hình thức âm thanh và ý nghĩa, từ điển ghi nhận đặc điểm ngữ pháp là danh từ (d) và đặc điểm phong cách là một từ cũ, mang sắc thái văn chương (dùng trong phong cách văn chương: vch).

- Cần phân biệt các từ đa phong cách và các từ chuyên phong cách:

Các từ đa phong cách: là những từ không mang những đặc trưng phong cách chuyên biệt, mà trung hòa về những đặc điểm phong cách. Những từ này có thể thích hợp với mọi phong cách ngôn ngữ (sinh hoạt, khoa học, hành chính, nghị luận, báo chí hay văn chương nghệ thuật). 

Ví dụngười, đi, ăn, nước, cây, đẹptốt...

Các từ chuyên phong cách: là những từ mang đậm các đặc điểm phong cách, vì thế, chúng chỉ được dùng trong một hoặc một vài lĩnh vực, phạm vi giao tiếp hay một phong cách ngôn ngữ nhất định.

Ví dụ:  Bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định, nghị quyết, thi hành, đình chỉ...

 Các từ mang đậm phong cách ngôn ngữ hành chính, chỉ thích hợp khi dùng trong văn bản hành chính.

 Mô, tê, răng, rứa, ni...

 Các từ địa phương, chỉ thích hợp khi dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoặc phong cách văn chương nghệ thuật. Các phong cách hành chính, chính luận, khoa học không dùng những từ này.



3.2. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA VIỆC DÙNG TỪ 

3.2.1. Dùng từ đúng ngữ âm và hình thức cấu tạo 

a. Dùng từ đúng với hình thức ngữ âm

- Khi nói, ta cần phải biết cách phát âm chuẩn, nhất là trong những tình huống giao tiếp quan trọng, tránh những hiểu lầm không hay do cách phát âm địa phương. Khi viết, ta cần nắm vững quy luật chính tả và hiểu rõ nghĩa của từ để hạn chế phần nào lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm, vì bao giờ mỗi hình thức ngữ âm – mỗi từ đều chuyển tải một nội dung ý nghĩa nhất định.



Ví dụ 1Chuyện: sự việc được kể lại, hoặc việc, công việc nói chung, hay việc lôi thôi rắc rối.

 có thể nói: kể chuyện, nói chuyện, buôn chuyện, vẽ chuyện…

 không thể nói: kể truyện, nói truyện, vẽ truyện… 

Ví dụ 2Truyện: tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn.

 có thể nói: viết truyện, truyện trinh thám, truyện ngắn, truyện kí...

 không thể nói: viết chuyện, chuyện trinh thám...

- Trong thực tế, có một số từ tồn tại hai cách phát âm mà ta chưa có căn cứ để xác định hình thức ngữ âm chuẩn, vì thế ta chấp nhận cả hai cách phát âm ấy.



Ví dụphản ảnh – phản ánh; sứ mệnh – sứ mạng; xung quanh - chung quanh, thí dụ - ví dụ… 

b. Dùng từ đúng với hình thức cấu tạo của từ

Trong tiếng Việt, không ít từ ngữ gồm hai thành tố như nhau nhưng trật tự khác nhau (cấu tạo khác nhau) sẽ mang ngữ nghĩa khác biệt nhau. Do đó, dùng từ phải đúng với hình thức cấu tạo của từ.



Ví dụnước nhà – nhà nước; cơm nước – nước cơm; ưu điểm – điểm ưu… 

3.2.2. Dùng từ đúng nghĩa 

a. Đúng và chính xác về nội dung, ý nghĩa của từ 

Ví dụ 1Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm kín.

 Thầm kín là trạng thái yên lặng và kín đáo, không để lộ điều bí mật. Với nghĩa này, nó không phù hợp với nội dung định thể hiện trong câu trên, bởi vì hoạt động y tế cơ sở có phần lặng lẽ, không ồn ào, sôi động nhưng không có gì phải giữ kín.

 Sửa: thay từ thầm kín bằng thầm lặng.

 Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm lặng.



Ví dụ 2Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ

 Chiến tranh là từ để chỉ xung đột vũ trang giữa các dân tộc, các giai cấp hoặc các nước nhằm thực hiện mục đích kinh tế, chính trị, tôn giáo… nhất định. Vì thế, từ chiến tranh không phù hợp với nội dung định thể hiện trong câu.

 Sửa: thay từ chiến tranh bằng kháng chiến.

 Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ.

- Để dùng từ đúng nghĩa, người học cần thường xuyên tra Từ điển, nhất là khi sử dụng các từ Hán Việt. Ngoài ra, cần chú ý phân biệt nét khu biệt trong ngữ nghĩa của từ đồng nghĩa tương đối. Ví dụdu côn – du đãngthường xuyên – thường trựcthâm nhập (hòa mình) – xâm nhập (vào một cách trái phép), yếu điểm (điểm quan trọng) – điểm yếu (nhược điểm, điểm hạn chế)… 

b. Đúng về nghĩa cơ bản và nghĩa biểu thái, biểu cảm 

Ví dụ: Xét các từ biếutặngdânghiếncho... ta thấy:

- Nghĩa sự vật của các từ trên đều là “chuyển các vật thuộc sở hữu của mình để người khác dùng mà không cần trả lại hoặc đổi bằng vật khác”.

- Sắc thái biểu cảm của các từ khác nhau:

biếu (cho người trên với thái độ kính trọng).

thí (cho kẻ dưới với thái độ khinh bỉ).

hiến (cho một sự nghiệp thiêng liêng, cao cả như hiến thân mình tổ quốc).

 Vì vậy, khi dùng từ ta phải đảm bảo cả hai yêu cầu trên, vừa đúng về nghĩa sự vật vừa đúng về nghĩa biểu thái, biểu cảm. 

c. Đúng về nghĩa gốc và nghĩa chuyển đổi của từ

- Mỗi từ ngoài nghĩa gốc còn có thể có nhiều nghĩa chuyển đổi, nghĩa phái sinh, tạo nên hiện tượng nhiều nghĩa. Các nghĩa này phát triển từ nghĩa gốc và có mối quan hệ với nhau trên cơ sở duy trì một nét nghĩa giống nhau nào đó. Chúng tạo thành một hệ thống nghĩa của từ.



Ví dụ: Từ đầu:

 Bộ phận thân thể con người hoặc động vật, ở vị trí trên cùng hay trước hết, có chứa bộ não để điều khiển hoạt động của thân thể.

 Bộ phận chiếm vị trí (được coi là) trước tiên của một vật hoặc một khoảng không gian: đầu làngđầu bànđầu nhàđầu núi...

 Thời điểm trước tiên của một khoảng thời gian: đầu nămđầu thángđầu tuầnđầu thế kỉ...

- Vì thế, khi muốn dùng một từ theo cách chuyển đổi ý nghĩa, ta cần phải dựa vào nghĩa gốc của từ, giữ được mối liên hệ với nghĩa gốc. Đây cũng là tiêu chí, là căn cứ để đánh giá một từ là dùng là đúng hay sai. Có những từ lần đầu tiên được dùng với một nghĩa chuyển đổi nào đó, nhưng theo đúng quy luật chuyển đổi (có mối liên hệ với nghĩa gốc trên cơ sở một nét nghĩa chung, giống nhau) nên vẫn được coi là dùng đúng và sinh động. 

Ví dụHọc sinh được thực hành trên máy sống.

(Lời quảng cáo cho một lớp học đào tạo thợ sửa xe máy)

 Sống ở đây không phải được dùng với nghĩa gốc (sinh vật ở trạng thái có trao đổi chất với môi trường bên ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết) mà dùng với nghĩa chuyển (ở trạng thái vận động được, làm việc được). Nghĩa chuyển đổi này có liên hệ với nghĩa gốc ở chỗ sinh vật sống thì tồn tại ở trạng thái “động”.

 Máy sống tức là máy còn vận hành được, còn hoạt động được, đối lập với những máy móc phế thải, chỉ còn là đống sắt vụn.

 Cách dùng từ vừa đúng vừa sinh động.

- Hiện tượng chuyển nghĩa đúng quy luật của từ trong sử dụng còn là cơ sở để lĩnh hội từ khi từ lần đầu tiên được dùng theo một nghĩa mới. Trong giao tiếp, nhiều từ được dùng một cách sáng tạo, mới mẻ, theo nghĩa chuyển đổi mới. Dựa vào mối quan hệ với nghĩa gốc, chúng ta sẽ có cơ sở để lĩnh hội mà không cần tra từ điển. Chính mối liên hệ này đảm bảo cho việc dùng từ theo nghĩa mới được chuyển đổi, cho việc lĩnh hội cách dùng mới của từ và cho việc nhận xét, bình giá sự sáng tạo, mới mẻ trong cách dùng từ.



Ví dụKhoảng hói trước khung thành.

(Lời tường thuật một trận đấu bóng đá)

IV. Read the following passage and choose the item (a, b, c, or d) that best answers each of the questions about it. Đọc kỷ đoạn văn và chọn đáp án đúng(2,5ms)You may use the telephone every day but how much do you know about it? The telephone was invented by Alexander Bell in 1876. Bell was born in Scotland in 1847. But later he went to live in the USA. Bell was always interested in sound. He wanted to be able to send sound through a wire. He had a workshop in his house...
Đọc tiếp

IV. Read the following passage and choose the item (a, b, c, or d) that best answers each of the questions about it. Đọc kỷ đoạn văn và chọn đáp án đúng(2,5ms)
You may use the telephone every day but how much do you know about it? The telephone was invented by Alexander Bell in 1876. Bell was born in Scotland in 1847. But later he went to live in the USA. 
Bell was always interested in sound. He wanted to be able to send sound through a wire. He had a workshop in his house in America and did many experiences there.

One day, he was doing an experiment in his workshop. He was careless and spilt some burning liquid onto his clothes. Talking into his telephone, Bell said, ‘Mr. Watson, I want you to come over here immediately please.’ His assistant was in another room far away from the workshop. However, he heard Bell clearly on his own telephone. Quickly, he ran to Bell’s workshop. ‘Mr. Bell, I heard every word you said!’ Watson shouted excitedly.

Bell succeeded. He invented the first telephone. Later, other inventors made better ones.

liquid (n): chất lỏng

1. We can replace the phrase ‘went to live in’ in line 3 with_______ .

a. ‘came up with’        b. ‘emigrated to’         c. ‘led to’          d. ‘traveled all over’

2. What does the word ‘assistant’ in line 10 mean?

a. a person who helps         b. a person who teaches

c. a person who learns        d. a person who works

3. Mr. Watson ________ .

a. was Bell’s brother         b. heard Bell clearly on his own telephone

c. was careless             d. was born in Scotland

4. What does the word ‘ones’ in line 15 refer to?

a. rooms              b. workshops           c. telephones        d. inventions

5. Which of the following is not true?

a. Alexander G. Bell invented the telephone in 1876.

b. Bell had a workshop in his house in America.

c. Bell didn’t conduct many experiments.

d. Bell was always interested in sound.

1
13 tháng 7 2019

1. We can replace the phrase ‘went to live in’ in line 3 with_______ .

a. ‘came up with’        b. ‘emigrated to’         c. ‘led to’          d. ‘traveled all over’

2. What does the word ‘assistant’ in line 10 mean?

a. a person who helps         b. a person who teaches

c. a person who learns        d. a person who works

3. Mr. Watson ________ .

a. was Bell’s brother         b. heard Bell clearly on his own telephone

c. was careless             d. was born in Scotland

4. What does the word ‘ones’ in line 15 refer to?

a. rooms              b. workshops           c. telephones        d.inventions

5. Which of the following is not true?

a. Alexander G. Bell invented the telephone in 1876.

b. Bell had a workshop in his house in America.

cBell didn't conduct many experiments

d. Bell was always interested in sound.

12 tháng 7 2019

Trả lời :

1. Two fifths of the members are present.

2. The ships with its load of timer will leaving the port today.

      - Study well -

12 tháng 7 2019

Aikatsu stars

  đúng k đó,câu đầu tiên h.như k phải are 

  còn câu thứ 2,be tức là tobe s lại chia will 

=.=