K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở Trường Đại học York và Toronto (Canađa) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.      Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu cảm, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ....
Đọc tiếp

Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở Trường Đại học York và Toronto (Canađa) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

     Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu cảm, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

     Sau khi đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ đọc được nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.

      Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

      Theo các nhà tâm lý học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.

câu 1 : Ngữ liệu trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả                   B. Biểu cảm

C. Tự sự                     D. Nghị luận

Câu 2: Ngữ liệu trên bàn về vấn đề gì?

A. Đọc sách văn học    B. Tinh thần tự học 

C. Đừng sợ vấp ngã     D. Tôn sư trọng đạo

Câu 3: Theo tác giả, việc đọc sách không có tác dụng gì?

A.Giúp con người trở nên thông minh và tốt tính

B. Có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ

C.Có khả năng ứng sử ôn hòa ,thân thiện hơn

D. Trở thành những đứa trẻ không được yêu mếm nhất

Câu 4: Hãy nêu chính xác tên của cuốn sách văn học?

A. Các triều đại Việt Nam       B. Hạt giống tâm hồn

C.Câu chuyện đại số              D.Nguồn gốc các loài

Câu5: "Thấu cảm" là từ Hán Việt đúng hay sai?

A. Đúng              B. Sai

Câu 6: Câu " Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc." Có mấy cụm danh từ

A. 1 cụm             B. 2 cụm

C. 3 cụm             D. không có cụm nào

Câu 7: Em hãy nêu thông điệp tác giả gửi gắm trong đoạn trích?

Câu 8:Theo em, đọc sách mang lại những lợi ích gì cho con người?

Câu 9: Em hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân để đọc sách hiệu quả nhất?

0
1 tháng 5 2024

TK:

“Thương người như thể thương thân” - Đó là câu tục ngữ gửi gắm bài học về tấm lòng nhân ái trong cuộc sống. Từ đó, mỗi người cần tích cực làm những việc tốt.

Mảnh đất miền Trung vừa phải trải qua một trận bão lớn. Mặc dù người dân đã có những biện pháp phòng chống như gia cố nhà cửa, cất trữ lương thực lên cao hay di tản khỏi vùng tâm bão… Nhưng những hậu quả của cơn bão để lại vẫn hết sức nặng nề, khiến cho cuộc sống của họ trở nên khó khăn. Chính vì vậy, người dân đã cùng hướng về miền Trung thân yêu. Mỗi chương trình thiện nguyện được tổ chức đều đem lại ý nghĩa vô cùng to lớn.

Hưởng ứng điều đó, trường em cũng đã phát động phong trào: “Vì miền Trung ruột thịt”. Cô tổng phụ trách đã có một buổi họp với cán bộ lớp. Sau đó, bạn lớp trưởng đã trở về phổ biến với các bạn trong lớp. Chúng em có thể ủng hộ quần áo, đồ dùng học tập còn mới hoặc đóng góp một số tiền nhỏ.

Khi nghe bạn lớp trưởng phổ biến, các thành viên trong lớp đều rất hưởng ứng. Bản thân em cũng như vậy. Em đã về kể cho bố mẹ nghe. Cả hai cảm thấy đây là một việc làm ý nghĩa. Vì vậy, mẹ đã đưa em ra hiệu sách để mua một số đồ dùng học tập. Trở về nhà, em lấy ra những cuốn sách giáo khoa của năm học trước và gói lại cẩn thận. Bố cũng đã ủng hộ hai trăm nghìn đồng cho em. Ngày mai, em sẽ mang toàn bộ đến để nộp cho bạn lớp trưởng. Em cảm thấy rất biết ơn bố mẹ.

Sáng hôm sau, em mang những món đồ mà mình đến nộp. Các thành viên khác trong lớp cũng vậy. Rất nhiều đồ dùng học tập, quần áo còn mới được đem đến. thống kê các món đồ thu được. Sau một tuần nhận ủng hộ, chuyến xe nghĩa tình của trường đã xuất phát để đem vào những món quà cho người dân miền Trung, đặc biệt là các bạn học sinh.

Hoạt động thiện nguyện này thật ý nghĩa. Em mong rằng sẽ có thêm thật nhiều hoạt động như vậy hơn nữa để chia sẻ và giúp đỡ nhiều người hơn nữa.

1 tháng 5 2024

TK:

Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật Nguyễn Ánh trong tiểu thuyết "Dế Mèn Phiêu Lưu Ký" của tác giả Tô Hoài đã truyền cảm hứng hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước. Nguyễn Ánh được mô tả là một nhân vật thông minh, kiên trì, và quyết tâm vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu của mình. Ông đã chiến thắng quân Thanh, thống nhất đất nước và trở thành vua Gia Long - người sáng lập triều đại Nguyễn đầu tiên ở Việt Nam. Điều này đã khơi dậy trong em khát vọng cống hiến và phát triển đất nước, hướng em theo đuổi lối sống tích cực và có trách nhiệm với xã hội.

2 tháng 6 2024

Bài của bạn Phạm Ngọc Linh là sao vậy? Nguyễn Ánh làm gì có trong "Dế Mèn Phiêu Lưu Kí" đâu!

1 tháng 5 2024

TK:

Mỗi người trong đời chắc chắn đều từng làm được một việc tốt. Em cũng vậy. Khi làm được việc đó em cảm thấy vô cùng vui vẻ và hạnh phúc. Và nhờ vậy mà em nhận ra rằng mình cần phải làm thêm nhiều việc tốt hơn nữa.

Năm nay, sau dịp nghỉ Tết, trường em đã phát động phong trào ủng hộ học sinh vùng cao. Cô tổng phụ trách phổ biến rằng mỗi bạn học sinh trong trường có thể đóng góp bằng hai cách. Đầu tiên, chúng em có thể đóng góp bằng những đồ vật cụ thể như quần áo cũ, cặp sách cũ, đồ dùng học tập… Thứ hai, chúng em có thể đóng góp bằng số tiền nho nhỏ được rút ra từ số tiền mừng tuổi của mỗi người.

Bản thân em thích đóng góp từ những hiện vật cụ thể. Nên em đã chuẩn bị rất nhiều “món quà” tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng tấm lòng của em. Em đã trích một số tiền nho nhỏ đề mua những món đồ dùng học tập như: bút chì, thước kẻ và tẩy... Ngoài ra, em cũng thu gom một số bộ quần áo mà mình không mặc nữa nhưng vẫn còn rất mới, giặt sạch sẽ và gấp gọn gàng.

Tất cả những món quà ấy đều được em cho vào túi cẩn thận và đem đến trường nộp lại cho cô giáo. Mẹ cũng giúp em chuẩn bị. Hai mẹ con vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ. Em kể cho mẹ nghe về công việc học tập ở lớp. Nghe thấy giọng của mẹ là em biết rằng chắc chắn mẹ đang rất vui. Em hy vọng rằng những món quà này sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chắn hẳn, nhờ những món quà nhỏ đó mà các bạn nhỏ đó có thể tiếp tục học tập như em và thực hiện được ước mơ của mình. Trong tương lai, các bạn sẽ trở thành những người có ích cho xã hội.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” - đó là những lời ca trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Em cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi đã làm được một việc tốt, tuy nhỏ bé nhưng cũng có ích cho xã hội.

1 tháng 5 2024

bài làm của mình

 Câu ca dao "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" đã luôn nhắc nhở em phải yêu thương và giúp đỡ người khác. Mới đây lớp em với sự hướng dẫn của cô giáo đã tham gia hoạt động tình nguyện giúp đỡ trẻ em nghèo khó khăn trên địa bàn xã.

Sáng chủ nhật tuần trước, vào một ngày mùa đông khá lạnh, lớp em đã bắt đầu hoạt động từ thiện. Chúng em cùng cô giáo mang theo rất nhiều thùng cát tông, những bọc quần áo được gói cẩn thận. Để đảm bảo an toàn giao thông, em cùng các bạn được bố mẹ chở bằng xe máy đến điểm từ thiện. Chiếc xe tải có thùng đằng sau chở các thùng sách và quần áo.

Tới ủy ban xã, lớp được chia thành từng nhóm nhỏ. Cùng với phụ huynh, chúng em đến nhà của các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Phải đi và gặp những hoàn cảnh khó khăn, em mới cảm thấy cuộc sống của mình còn may mắn và hạnh phúc, đầy đủ hơn rất nhiều. Có bạn vì nhà nghèo nên không có tiền mua sách giáo khoa, em đã tặng bạn những bộ sách giáo khoa để bạn học tập tốt hơn. Có bạn thì giữa mùa đông vẫn chỉ mặc chiếc áo gió mỏng manh, đôi chân không có tất đi đã lạnh cóng tím tái. Em cảm thấy rất ái ngại, liền tặng cho bạn những chiếc áo bông, áo phao ấm, những đôi tất dày và cả chiếc khăn ấm quàng cổ.

Được tặng những món quà thiết thực cho các bạn, em cảm thấy vui nhưng cũng buồn và nặng lòng không ít. Các bạn cùng trang lứa như em nhưng hoàn cảnh và số phận lại khác biệt đến thế. Em cảm thấy rất khâm phục trước nghị lực vươn lên trong cuộc sống và sự cố gắng, hiếu học của các bạn. Dù có khó khăn vẫn luôn chăm chỉ học hành, không sao nhãng.

Đối với em hoạt động từ thiện lần này thực sự rất ý nghĩa. Những việc em làm tuy nhỏ bé nhưng đó là cả tấm lòng và tình cảm của em, hi vọng điều đó sẽ tiếp thêm động lực và niềm tin cho các bạn.

1 tháng 5 2024

TK:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được

Chưa đánh roi nào đã khóc

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích…

Mở đầu bài thơ, bức tranh thiên nhiên mang bóng hình quê hương hiện ra thật nhẹ nhàng mà đầy sâu sắc. Quê hương là những điều gần gũi, thân quen nhất. Tác giả yêu quê hương “qua từng trang sách nhỏ”, đó là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và vun đắp cho những ước mơ. Trong mắt tác giả, quê hương luôn là điều hạnh phúc nhất. “Ai bảo chăn trâu là khổ” có lẽ là câu hỏi đặt ra cho người và cũng là cho chính mình. Chăn trâu, cắt cỏ chính là những điều gần gũi, thân thuộc nhất với quê hương. 

Thế rồi, những hình ảnh trữ tình cứ thế xuất hiện. Cậu bé chăn trâu ấy “mơ màng nghe chim hót trên cao”, quê hương lúc ấy sao lại bình yên đến vậy. Không chỉ là không gian gần gũi, thân thuộc, quê hương trong lòng Giang Nam còn là những ngày trốn học “đuổi bướm cầu ao”. Dường như đây là kỷ niệm mà bất cứ đứa trẻ con vùng quê nào cũng từng trải qua. Bằng một câu thơ, Giang Nam đã làm ký ức ùa về trong bao người. Ấy rồi những trận đòn của mẹ trong ký ức của tác giả lại trở nên thân thương đến lạ.

Hình ảnh cô bé nhà bên “nhìn tôi cười khúc khích” càng làm cho sự gần gũi của quê hương trở nên thân thuộc. Tuổi thơ ai chẳng có một cô bé nhà bên chuyên để chọc ghẹo, cùng làm những điều nghịch ngợm của tuổi thơ. Cô bé nhà bên ấy có lẽ là nhân vật trữ tình gắn bó thân thuộc với tác giả từ trong ký ức tuổi thơ đến khi trưởng thành.  

30 tháng 4 2024

cít

30 tháng 4 2024

Văn bản "Mắt biếc" sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả.

30 tháng 4 2024

ủa Mắt Giếc đỏ hoe mà???

Đề 3- Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 01/6/2021 … “Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch, với số ca mắc ghi nhận nhiều nhất nước và vẫn đang tăng hằng ngày, vẫn chưa tới đỉnh dịch. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tính đến 17h30 ngày 30-5 tỉnh đã ghi nhận 2.216 ca mắc COVID-19. Ngoài ra, có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải...
Đọc tiếp

Đề 3- Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

01/6/2021

… “Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch, với số ca mắc ghi nhận nhiều nhất nước và vẫn đang tăng hằng ngày, vẫn chưa tới đỉnh dịch.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tính đến 17h30 ngày 30-5 tỉnh đã ghi nhận 2.216 ca mắc COVID-19. Ngoài ra, có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải cách ly tập trung. Dự báo F0 sẽ tiếp tục tăng, đời sống người dân đang bị đảo lộn khi 8/10 huyện thị của Bắc Giang phải giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, mà mùa vải đang sắp vào chính vụ...

Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch. Thiếu nhân lực, vật lực, tỉnh phải huy động cả sinh viên trường y vào cuộc. Và trong những ngày khó khăn, y bác sĩ từ Yên Bái, Hải Dương, Quảng Ninh, TP.HCM, Nha Trang... đã đến chi viện cho Bắc Giang.

…Nhưng đằng sau những tin tức tích cực ấy là sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu - những "chiến sĩ" áo trắng tình nguyện xa nhà chống dịch, xa cha mẹ già, con thơ, chống chọi với cái nóng hầm người, rát da, nóng đến mất nước trong bộ đồ bảo hộ kín mít... Nhiều người kiệt sức ngất xỉu, có người mệt nhoài ngã bên vệ đường mà ngủ. Có người để lại con nhỏ ở nhà, đứa trẻ thấy mẹ trên tivi đã bật khóc: "Mẹ ơi sao mẹ chưa về"...

Tất cả họ đều đang phải tạm biệt gia đình, "cấm trại" tại bệnh viện và các điểm ăn ở tập trung chống dịch, nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày”

                                                                             (Theo tuoitre.vn)

Câu 1: Đoạn trích thuộc thể loại gì?

Câu 2.  Đoạn trích cung cấp cho người đọc thông tin nào?

Câu 3. Tìm 3 từ ngữ có trong đoạn trích chuyên dùng trong lĩnh vực y tế?

Câu 4. Trong những ngày dịch bùng phát, các “chiến sĩ” áo trắng phải trải qua những khó khăn nào?

Câu 5. Tìm và nêu công dụng của thành phần trạng ngữ có trong câu văn sau: “Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch.” 

Câu 6. Mặc bộ đồ bảo hộ, các y bác y phải chịu đựng những gì?

Câu 7. Từ “Cấm trại” có nghĩa là gì?

Câu 8. Nêu ý nghĩa của đoạn trích?

Câu 9. Hãy bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em trước việc làm của các chiến sĩ áo trắng?

Câu 10. Đoạn trích gửi gắm những thông điệp gì? 

0
30 tháng 4 2024

Tham khảo: 

Bài thơ "Tiếng hát mùa gặt" của Nguyễn Duy là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc với nội dung sâu sắc và tinh tế. Dưới đây là phân tích và đánh giá nội dung nghệ thuật của bài thơ này.
Bài thơ "Tiếng hát mùa gặt" được chia thành 4 phần, mỗi phần tả lại một khung cảnh khác nhau nhưng đều xoay quanh chủ đề mùa gặt và cuộc sống nông thôn. Từng phần được xây dựng một cách tỉ mỉ và tạo nên một hình ảnh sống động trong tâm trí người đọc.
Phần đầu tiên của bài thơ tả cảnh một ngôi làng nông thôn vào mùa gặt. Nguyễn Duy sử dụng những hình ảnh mô tả chi tiết như "cánh đồng mênh mông", "bông lúa vàng rực", "ngôi làng nhỏ bé" để tạo nên một bức tranh sinh động về cuộc sống nông thôn. Bên cạnh đó, ông cũng sử dụng những từ ngữ như "sắc màu", "hương thơm" để tạo nên một không gian thơ mộng và tươi vui.
Phần thứ hai của bài thơ tả lại hình ảnh của những người nông dân đang làm việc trong cánh đồng. Nguyễn Duy sử dụng những từ ngữ như "đồng ruộng", "cánh đồng", "người nông dân" để tạo nên một bức tranh về sự lao động và khổ hạnh của người dân nông thôn. Ông cũng sử dụng những hình ảnh mô tả chi tiết như "bàn tay gầy guộc", "mồ hôi nhễ nhại" để tạo nên một cảm giác sống động và chân thực.
Phần thứ ba của bài thơ tả lại tiếng hát của người nông dân trong lúc làm việc. Nguyễn Duy sử dụng những từ ngữ như "tiếng hát", "tiếng cười", "tiếng hò reo" để tạo nên một không gian vui tươi và hân hoan. Ông cũng sử dụng những hình ảnh mô tả chi tiết như "tiếng hát vang lên từng ngõ ngách", "tiếng hò reo vang lên từng cánh đồng" để tạo nên một cảm giác sống động và phấn khích.
Phần cuối cùng của bài thơ tả lại hình ảnh của một cô gái đang hát trong cánh đồng. Nguyễn Duy sử dụng những từ ngữ như "cô gái", "tiếng hát", "màu áo trắng" để tạo nên một bức tranh tươi sáng và đẹp đẽ. Ông cũng sử dụng những hình ảnh mô tả chi tiết như "tiếng hát bay lên như chim trời", "màu áo trắng như cánh diều" để tạo nên một cảm giác mộng mơ và lãng mạn.
Tổng thể, bài thơ "Tiếng hát mùa gặt" của Nguyễn Duy là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc với nội dung sâu sắc và tinh tế. Từng phần của bài thơ được xây dựng một cách tỉ mỉ và tạo nên những hình ảnh sống động trong tâm trí người đọc. Nguyễn Duy sử dụng những từ ngữ và hình ảnh mô tả chi tiết để tạo nên một không gian thơ mộng và tươi vui. Bài thơ mang đến cho người đọc một trải nghiệm tuyệt vời về cuộc sống nông thôn và giá trị của lao động nông dân.