Hãy viết một đoạn văn từ 8-10 câu miêu tả tâm trạng của Dế Mèn khi chôn cất Dế Choắt
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.b
2.vì nhà hán sợ chúng ta cất giấu lương thực để lm đồ ăn khi khơi nghĩa (vd:kfc,gà chiên,bình hp,mp)còn sắt là vì sợ chúng ta trế tạo vũ khí để khởi nghĩa
3.chịu
mjk lp 9 lên mjk phải tra mạng
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách
- Trăng đêm nay sáng vằng vặc. Ánh trăng hiện lên tỏa sáng cả một vùng trời. Gió lay nhe trên những vòm cây, làm lá cây rơi xuống phát ra những âm thanh xào xạc.Trên trời cao, những ngôi sao như bị một màn mây mờ che phủ, nhấp nháy phái cuối chân trời. Chốc chốc, trăng bị che đi, mọi thứ như mờ ảo, rồi sự vật lại bừng sáng lên trong ánh trăng tuyệt đẹp.
- Mặt hồ luôn luôn thay đổi theo thời gian trong ngày. Buổi sớm khi mặt trời vừa bừng tỉnh giấc, gió lướt nhẹ, mặt hồ lấp lánh ánh bạc; chiều tối, khi hoàng hôn buông trùm tấm áo đen lên cảnh vật, hồ như cảm thấy buồn, thẫm lại; để rồi khi thành phố lên đèn, hồ lấp lánh với muôn ngàn ánh sáng lung linh.
T.I.C.k mk nha
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu chuyện kể về lớp học vùng An-dát của nước Pháp vì thua trận phải cắt cho quân Phổ. Từ đây, quân Phổ ra lệnh không cho phép dạy tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ nữa, thay vào đó là tiếng Đức. Buổi học cuối cùng ở đây có nghĩa là buổi dạy và học cuối được học tiếng mẹ đẻ của những người thầy yêu nước và những học sinh.
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng, ngôi thứ nhất.
- Truyện có những nhân vật : phó rèn Oát-stơ và cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, dân làng, thầy Ha-men, các học sinh.
- Ấn tượng nhất là thầy Ha-men : tình yêu to lớn với nghề giáo - truyền bá tiếng nói dân tộc tới các thế hệ.
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Sáng ngày diễn ra buổi học, trên đường đến trường : nhiều người đứng trước bảng nhãn cáo thị, lời nói kỳ lạ của bác phó rèn. Quang cảnh ở trường : bình lặng. Trong lớp : thầy mặc lễ phục trang trọng, không mắng giận ai cả, có những người dân ngồi cuối lớp.
- Báo hiệu một điều đáng buồn sẽ đến : sẽ không còn được học tiếng Pháp nữa.
Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Trước khi biết đó là buổi học cuối : cậu bé Phrăng ham chơi, lười học.
- Nghe thầy thông báo : thấy tiếc nuối, ân hận vì mình đã lười học.
- Thầy gọi lên đọc : xấu hổ, ân hận, ước mình có thể đọc to rõ, không bị lỗi.
- Kết thúc buổi học : buồn bã, xúc động trước thầy giáo. Thêm tình yêu tiếng Pháp.
Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhân vật thầy Ha-men :
- Trang phục : nghiêm chỉnh, trang trọng với chiếc áo rơ - đanh – gốt xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, mũ tròn bằng lụa đen.
- Thái độ với học sinh : nhẹ nhàng, không quát mắng, kiên nhẫn.
- Lời nói về việc học tiếng Pháp : ca ngợi, coi tiếng Pháp là chìa khóa chốn lao tù để vượt ngục nô lệ.
- Lúc buổi học kết thúc : thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, dồn hết tình yêu vào dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.
Câu 6 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu văn so sánh :
- tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
- dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.
- ... chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
- Những tờ mẫu ... như những lá cờ nhỏ ...
- ... một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.
* Tác dụng : tạo hình tượng, sự sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm để thể hiện tình cảm của tác giả.
Câu 7* (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
“... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ...”. Khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc, yêu quý, học tập tiếng nói dân tộc là góp phần mở cửa tù lao thoát khỏi ách áp bức.
TK MIK NHA<##
Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
Trả lời:
Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:
- Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.
- Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Trả lời:
* Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
- Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.
- Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.
* Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Trả lời:
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”
* Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Trả lời:
Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:
- Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.
- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.
- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...
- Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”
Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.
Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy
Trả lời:
Những câu văn có hình ảnh so sánh:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.
- ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...
- “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"
Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Trả lời:
Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
Thiên nhiên tạo hóa đã ban phát cho nhân loại vô vàn điều kì thú bí ẩn và những tài nguyên quý giá. Biển là một trong những điều kì diệu mà con người có được từ bà mẹ thiên nhiên ấy. Khi ngắm biển khiến lòng ta thấy bình yên, nhất là cảnh biển lúc bình minh.
Vào dịp hè năm ngoái ,em cùng gia đình đi biển nghỉ mát, ngay buổi tối đầu tiên ở khách sạn , em đã đi ngủ từ sớm đẻ sáng mai thức dậy háo hức đón bình minh trên biển. Biển buổi sớm thật đẹp, yên bình. Không gian tờ mờ chưa sáng rõ thì cuối chân trời đã hửng lên một vầng dương. Mặt trời sắp lên ,bình minh rồi. Mặt biển bấy giờ như được tráng bạc vậy, vài cơn gió sớm mang theo hơi lạnh và hơi muối cuốn lấy làm cơ thể con người ta thật sảng khoái và thoải mái vô cùng.Những cơn gió thổi ngày một to làm rung động những tán dừa xanh tươi bên bờ cát trắng, chúng như đang vấy chào những vị khách du lịch đến đây. Mặt trời bắt đầu lắp ló phía xa, tỏa ra một vệt hồng thắm hòa cùng màu xanh của nước biển thật đẹp mắt. Như một điều kì diệu của tạo hóa, mặt trời lên to tròn rực rỡ từ từ nhô lên khỏi đáy đại dương oai hùng tỏa những ánh sáng làm mặt biển như dát vàng lấp lánh lấp lánh. Khi vùng đông thực sự hiện ra rực rỡ giữa những đám mây trắng chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật, mặt biển lóe sáng. Cảnh biển lúc bấy giờ như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Mọi người trên bờ biển nằm ngắm bình minh , có nhiều người tắm biển vui đùa buổi sớm .Những con sóng bạc đầu ào ào xô vào bờ cát tung bọt trắng xóa như trêu đùa cùng con người. Người ta mải vui đùa , mải chơi với từng đợt sóng ngọn gió mà ít ai để ý tiếng rì rào từ một nơi nào đó hòa chung tạo nên một bài ca bất tận vang mãi tận chân trời , ngợi ca vẻ đẹp của bình minh.
Khi kỉ nghỉ kết thúc cũng là lúc em trở lại nhịp sống thường ngày, nhưng những kỉ niểm về biển vẫn còn in đậm trong tâm trí em và nhất là cảnh bình minh tren biển , mang đến cho tâm hồn một cảm giác bình yên.
Biển luôn là nguồn cảm hứng bất tận đối với nhân loại, mỗi khi nhắc đến biển lại gợi cho ta sự mát mẻ trong lành. Mỗi người trong chúng ta đều mong ước được đến với biển và đắm chìm , được hòa mình cùng gió khơi. Ngắm biển lúc tĩnh lặng, lúc cuộn mình trào từng cơn sóng. Lúc bình minh hay hoàng hôn, tất cả đều làm con người thư thái và bình yên vô cùng. Trong chương trình văn học lớp 6 , các bạn chắc sẽ gặp đề tài về biển như miêu tả cảnh biển, miêu tả biển lúc hoàng hôn đặc biệt là miêu tả biển lúc bình minh. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết để các bạn tham khảo và có thêm ý tưởng cho mình nhé.
Khi có dịp đi du lịch ở các nơi có biển các bạn hãy 1 lần thực dậy sớm vào lúc khoảng 5 6h sau đó ra các bờ biển để trải nghiệm không khi lúc biển sáng sớm, đó có thể là cảnh mặt trời mới mọc, người dân đang đánh bắt cả, khách du lịch tắm và người dân địa phương tắm biển vào lúc sáng sớm... Tạo ra 1 bức tranh cực kỳ đẹp về biển lúc hoàng hôn
DÀN Ý MIÊU TẢ CẢNH BIỂN LÚC BÌNH MINH
I. MỞ BÀI:
Giới thiệu về biển
II. THÂN BÀI
- Tả bãi biển yên ả vô cùng
- Miêu tả mặt trời lên đỏ rực uy quyền
- Sóng biển vỗ ào ào không ngớt vào bờ cát
- Gió khơi thổi mạnh
- Tả cảnh mọi người cùng nhau ngắm bình minh và tắm biển buổi sớm
III. KẾT BÀI
Em rất yêu biển và thích ngắm bình minh vào mỗi dịp được đi nghỉ mát mùa hè. Nó đẹp vô cùng , một vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên tạo hóa làm đắm say lòng người
BÀI LÀM VĂN MẪU TẢ CẢNH BIỂN LÚC BÌNH MINH 1
Thiên nhiên tạo hóa đã ban phát cho nhân loại vô vàn điều kì thú bí ẩn và những tài nguyên quý giá. Biển là một trong những điều kì diệu mà con người có được từ bà mẹ thiên nhiên ấy. Khi ngắm biển khiến lòng ta thấy bình yên, nhất là cảnh biển lúc bình minh.
Vào dịp hè năm ngoái ,em cùng gia đình đi biển nghỉ mát, ngay buổi tối đầu tiên ở khách sạn , em đã đi ngủ từ sớm đẻ sáng mai thức dậy háo hức đón bình minh trên biển. Biển buổi sớm thật đẹp, yên bình. Không gian tờ mờ chưa sáng rõ thì cuối chân trời đã hửng lên một vầng dương. Mặt trời sắp lên ,bình minh rồi. Mặt biển bấy giờ như được tráng bạc vậy, vài cơn gió sớm mang theo hơi lạnh và hơi muối cuốn lấy làm cơ thể con người ta thật sảng khoái và thoải mái vô cùng.Những cơn gió thổi ngày một to làm rung động những tán dừa xanh tươi bên bờ cát trắng, chúng như đang vấy chào những vị khách du lịch đến đây. Mặt trời bắt đầu lắp ló phía xa, tỏa ra một vệt hồng thắm hòa cùng màu xanh của nước biển thật đẹp mắt. Như một điều kì diệu của tạo hóa, mặt trời lên to tròn rực rỡ từ từ nhô lên khỏi đáy đại dương oai hùng tỏa những ánh sáng làm mặt biển như dát vàng lấp lánh lấp lánh. Khi vùng đông thực sự hiện ra rực rỡ giữa những đám mây trắng chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật, mặt biển lóe sáng. Cảnh biển lúc bấy giờ như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Mọi người trên bờ biển nằm ngắm bình minh , có nhiều người tắm biển vui đùa buổi sớm .Những con sóng bạc đầu ào ào xô vào bờ cát tung bọt trắng xóa như trêu đùa cùng con người. Người ta mải vui đùa , mải chơi với từng đợt sóng ngọn gió mà ít ai để ý tiếng rì rào từ một nơi nào đó hòa chung tạo nên một bài ca bất tận vang mãi tận chân trời , ngợi ca vẻ đẹp của bình minh.
Khi kỉ nghỉ kết thúc cũng là lúc em trở lại nhịp sống thường ngày, nhưng những kỉ niểm về biển vẫn còn in đậm trong tâm trí em và nhất là cảnh bình minh tren biển , mang đến cho tâm hồn một cảm giác bình yên.
BÀI LÀM VĂN MẪU TẢ CẢNH BIỂN LÚC BÌNH MINH 2:
Khắp giải đất hình chữ S, đâu đâu cũng có những cảnh đẹp ,những danh lam thắng cảnh tuyệt mĩ. Nhưng đối với em , biển vẫn là mang một vẻ đẹp khác biệt mà hoàn hảo của thiên nhiên tạo hóa. Nhất là cảnh biển lúc bình minh, một khởi đầu tươi đẹp của ngày mới.
Buổi sáng ,em thức dậy từ sớm , rời khách sạn ra bờ biển để chiêm ngưỡng cảnh bình minh. Không khí buổi sáng trong lành mát mẻ với từng con gió thổi từ biển cả vào đất liền. Mặt biển như một tấm gương tráng bạc phản chiếu cả bầu trời chưa sáng hẳn. Những cây phi lao ven bờ vẫy những tán cây trước gió như gọi mờ khách du lịch. Những đợt sóng bắt đầu vỗ ào ào vào bờ cát mịn tao thành bọt tung lên trắng xóa còn trời vẫn tĩnh lặng. Phía xa chân trời xuất hiển một vệt hồng kéo dài tít tắm cắt ngang màu nước xanh của biển khơi tạo nên một bức tranh hài hòa tuyệt đẹp về màu sắc. Dần dần, mặt trời thức dậy từ từ nhô lên khỏi mặt biển to tròn rực rỡ sắc hồng như khoác tấm áo bào choáng ngợp, oai vệ tỏa ánh sáng khắp mọi nơi , bao phủ lên vạn vật. Những rặng cây , những cái ô đủ màu sắc cắm dọc bờ cát, những chiếc thuyền phía khơi xa cùng con người đang tắm đẫm trong sắc hồng của bình minh , mặt biển lấp lánh như được dát bụi vàng. Biển đã thức dậy hoàn toàn, càng lúc càng xanh, những con sóng vỗ thêm mạnh như đuổi theo những vị khách tắm biển đang chạy vào bờ. Người ta cũng tụ tập đông đúc để tắm biển, reo lên khi gặp những đợt sóng cao quá đầu rồi nhảy lên đầy phấn khích .Biển giờ đây trở nên sôi động, không còn trầm lặng vì thiếu bóng con người. Trời cáng lúc càng nắng, biển càng sống động màu xanh hòa cùn màu nắng và sự cuồng nhiệt của con người tạo nên một bầu không khí khỏe khoắn của mùa hè.
Chuyến nghỉ mát kết thúc trong sự luyến tiếc của em nhưng cuộc vui nào cũng có hồi kết và nó để lại trong em nhiều dư ba về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mình. Em rất yêu biển và thích ngắm bình minh vào mỗi dịp được đi nghỉ mát mùa hè. Nó đẹp vô cùng , một vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên tạo hóa làm đắm say lòng người.
Soạn bài: Phương pháp tả cảnh
I. Phương pháp viết văn tả cảnh
Câu 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đọc 3 văn bản trang 46 sgk Văn 6 tập 2.
Câu 2 (trang 46 ngữ văn 6 tập 2):
a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ
- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào
- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.
- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước
- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao
- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…
c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng
- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng
- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy
- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:
- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.
b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.
c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.
Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:
+ Sân trường vắng lặng
+ Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…
+ Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối
Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.
Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:
Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai
Thân bài:
Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)
+ Biển trong ngày mưa rào
+ Biển chiều lạnh nắng tắt sớm
+ Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…
Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp
Những câu văn có sử dụng phép so sánh:
+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
- Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,…là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự “hùng vĩ” của con người trước thiên nhiên.
- Tham khảo:
Hình ảnh dượng Hương Thư “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu.
sáng nay mình cũng vừa học xong bài này nè
Những câu văn có sử dụng phép so sánh:
+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
- Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,…là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự “hùng vĩ” của con người trước thiên nhiên.
- Tham khảo:
Hình ảnh dượng Hương Thư “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu.
Câu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kế lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?
Trả lời:
Bài thơ kế lại câu chuyện Bác Hồ và anh đội viên trong một đêm Bác không ngủ trên đường ra chiến dịch ờ lán nhỏ giữa rừng khuya. Bác đi đốt lửa, dém chăn, canh giấc ngủ cho bộ đội ngủ. Anh đội viên thức dậy, thấy thế, mời Bác đi ngủ, nhưng Bác vẫn thức. Đến lần thứ ba thức dậy, anh lại nằng nặc mời Bác đi ngủ vì trời sắp sáng rồi. Bác nói cho anh đội viên biết những trăn trở của mình. Anh hiểu được tình thương mênh mông của Bác nên đã vui sướng thức luôn cùng Bác.
Câu 2: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ dược miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thế hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?
Trả lời:
Hình tượng Bác Hồ ttrong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Cách miêu tả như vậy càng làm cho hình tượng Bác gần gũi, chân thật và cao đẹp vì đó là hình tượng Bác trong lòng nhân dân ta. Nó còn thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và tâm hồn yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.
Câu 3: Bài thơ kế lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác qua hai lần đó.
* Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng cùa Bác đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào?
Trả lời:
* Lần thứ nhất thức giấc, anh ngạc nhiên vì trời khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa.
- Anh xúc động khi chứng kiến cảnh Bác đi dém chăn cho các chiến sĩ với những bước chân nhẹ nhàng để không làm họ giật mình. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng, mơ màng. Bác lớn lao, vĩ đại vừa gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.
- Anh đội viên “ Thổn thức cả nỗi lòng " và thốt lén những câu hỏi thầm thì lo lắng cho Bác: Bác có lạnh lắm không?. Anh tha thiết mời Bác đi ngủ. Anh bồn chồn, lo cho sức khoẻ của Bác.
* Lần thứ ba thức dậy thì không còn là tâm trạng bồn chồn nữa, mà là một hốt hoảng thật sự, giật mình thật sự vì: Bác vần ngồi đinh ninh - Chòm râu phăng phắc. Anh không còn thì thầm như trước nữa mà chuyển sang năn nỉ vàng nằng nặc mời Bác đi nghỉ "Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mình Bác ngủ!"
- Khi nghe câu trả lời của Bác: Bác ngủ không an lòng... Bác thương đoàn công... đã cho anh đội viên cảm nhận một lần nữa thật sâu xa thấm thìa tấm là mênh mông của Bác đối với nhân dân. Anh chiến sĩ thấy mình như được lớn hơn về tâm hồn, tình cảm và được hưởng một niềm hạnh phúc thật sự lớn lao:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Bài thơ không kẻ vẻ lần thứ hai anh đội viên thức dậy vì không cần thiết. Nếu thì sẽ kéo dài, thiếu cô đọng, nên tác giả đã thay bằng dấu... để người đọc biết lần ấy. Vả lại chỉ kể hai lần thì mới nổi bật được sự thay đổi khác nhau trong diễn biến tâm trạng anh chiến sĩ.
Tình cảm của anh chiến sĩ đối với Bác cũng là tình cảm chung cả bộ đội và nhân dân đối với Bác Hồ. Đó là lòng kính yêu và thiêng liêng, là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương, sự chăm sóc của Bác Hồ, là niềm tự hào vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Từ đó cho thấy hình ảnh Bác Hồ thật đẹp bởi tình thương lớn lao.
Càu 4: Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Trả lời:
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đêm nay Bác không ngủ với một lời giải thích “Vì một lẽ thường tình - Bác là Hồ Chí Minh”. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, vì bác là Hồ Chí Minh - người cha thân yêu của quân đội, cuộc đời Người dành trọn cho nhân dân, Tổ quốc, Bác đã “Nâng niu tất cả chỉ quên mình
Câu 5. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? The thơ ấy có thích hợp với cách chuyện của bài thơ không?
Trả lời:
* Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ:
- Số tiếng trong một dòng thơ: 5 tiếng
- Số dòng trong một khổ thơ: 4 dòng
- Cách gieo vần: gieo vần liền trong một khổ thơ và giữa hai khổ thơ (cũi trường hợp gieo vần cách như ở khổ 3 và khổ 15: Bác - bạc; Bác - Bác).
* Thể thơ này phù hợp với cách kể chuyện của bài thơ.
Câu 6: Tìm những từ láy trong bài thư và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.
Trả lời:
* Những từ láy trong bài thơ:
Trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mênh mông.
* Một số từ láy: mơ màng, thầm thì, nằng nặc làm tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cụ thể các trạng thái tình cảm, cảm xúc của anh đội viên.
Tôi hối hận và đau xót không sao kể xiết. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi nhận ra sự tai hại ở cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thìa hơn. Hôm nay, tôi thoát nạn nhưng anh Choắt đã phải trả giá bằng mạng sống quí giá thay cho tôi. Còn tôi, nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên anh Choắt trong giờ phút hấp hối và lời trăng trối của anh. Anh Choắt ơi, cho tôi tạ tội với anh. Đứng trước mộ anh, Mèn tôi xin hứa sẽ trở thành người có ích.
Tôi hối hận và đau xót không sao kể xiết. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi nhận ra sự tai hại ở cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thìa hơn. Hôm nay, tôi thoát nạn nhưng anh Choắt đã phải trả giá bằng mạng sống quí giá thay cho tôi. Còn tôi, nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên anh Choắt trong giờ phút hấp hối và lời trăng trối của anh. Anh Choắt ơi, cho tôi tạ tội với anh. Đứng trước mộ anh, Mèn tôi xin hứa sẽ trở thành người có ích.