- Hãy tả lại phiên chợ quê em
- Hãy tả lại cảnh hoàng hôn quê em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Vần chân: các tiếng ở cuối các câu vần với nhau.
+ Vần liền: là vần được gieo liên tiếp ở cuối các dòng thơ.
Ơn thầy nghĩa nặng
Em sẽ khắc ghi
Ở sâu trong lòng
Mãi cốt ghi tâm.
Nhờ công dưỡng dục
Em mới thành tài
Giờ đây phát đạt
Một công của thầy.
Mong sao thầy sống
Thật lâu thật lâu
Nuôi từng trò nhỏ
Tiến bước tới trường.
Ngoài trời gió thu lạnh
Ngày tựu trường đến rồi
Bỗng học trò xưa cũ
Lại được gặp lại cô
Cô bây giờ rất khác
Cả mái tóc, làn da
Tóc cô giờ đã bạc
Da cũng có nếp nhăn
Nhưng vẫn đôi mắt ấy
Đôi mắt sáng, dịu dàng
Nhìn em thật trìu mến
Như năm tháng ngày xưa
Ngày mà em còn bé
Bỡ ngỡ và không quen
Với mái trường lạ lẫm
Chính cô đã giúp em
Giúp em học tập tốt
Giúp em làm điều hay
Dạy em điều lẽ phải
Dạy em cách làm người
Bây giờ em khôn lớn
Trở thành một học sinh
Ngoan ngoãn và chăm chỉ
Được nhiều thầy cô khen
Tất cả nhờ cô đấy
Cô giáo cũ của em
Người mà em kính trọng
Nhất trên cuộc đời này
A. Về kĩ năng
– Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như phân tích, giải thích, chứng minh… để viết bài nghị luận xã hội.
– Bố cục bài viết chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, hợp lí, có sức thuyết phục.
– Diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ có sức gợi.
– Dần chửng phong phú, tiêu biểu (cả trong văn chương và cả trong
đời sống thực tiễn).
B. Về kiến thức
– Từ hình ảnh người anh trai của cô bé Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập hai) rút ra được bản chất của thói ghen tị, biểu hiện và hậu quả của thói ghen tị. Phân biệt được thói ghen tị với sự thi đua: “Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh.” (La Bruy-e)
– Ghen tị là ghen ghét, đố kị, là uất ức, hcậm hực trước sự thành công, trước sự ưu việt hoặc trước uy tín của người khác. “Thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lí trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái…” (Tạ Duy Anh)
– Vì vậy thói ghen tị có thể làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí ích kỉ và độc ác. Đối với cá nhân, nó làm thui chột nhiều tình cảm tốt đẹp, nhiều mới quan hệ thiêng liêng. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển, thậm chí là kéo lùi sự phát triển của lịch sử (dẫn chứng).
– Do đó, trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi).
k nha
Cũng đã gần mười năm, người hâm mộ Việt Nam mới có dịp được sống trong cảm giác hạnh phúc đến tột cùng như thế này. Lần này không phải trước Thái Lan mà ở một vị thế khác: Một trong bốn đội tuyển U23 xuất sắc nhất châu Á. Có lẽ cũng như tôi, chẳng ai tin rằng U23 Việt Nam sẽ làm được điều tưởng như không tưởng thế này… Kỳ tích, lịch sử hay cú đột phá ngoạn mục. Tất cả đều đúng. Và dù một ngày trôi qua nhưng trong tôi vẫn lâng lâng niềm vui khó tả. Tôi cảm thấy thật may mắn khi có thể theo dõi gần trọn vẹn 150 phút thi đấu của đội tuyển Việt Nam tối thứ 7. Ba giờ đồng hồ đã đưa tôi khám phá hành trình đỉnh cao của bóng đá với bao cảm xúc lẫn lộn: có vui mừng, có hụt hẫng và tiếc nuối, có hi vọng và hồi hộp để rồi vỡ òa trong niềm vui chiến thắng.
…Chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam thực sự đã làm nức lòng hơn 90 triệu người dân ở quê nhà. Nếu có ai hỏi tôi rằng, chiến thắng của U23 Việt Nam là nhờ đâu thì tôi có thể khẳng định rằng trong chính tinh thần thi đấu quả cảm. Chiến thắng này cũng đã có ý nghĩa to lớn trong việc khơi gợi giáo dục về tinh thần thi đấu trong cuộc sống. Cuộc sống chúng ta cũng như một cuộc đấu luôn tiến về phía trước, nếu ai không tiến lên thì sẽ tụt lại và ngày càng lạc hậu…
Chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam cũng khơi gợi, giáo dục tình yêu Tổ quốc. Tình yêu Tổ quốc sẽ làm nên sức mạnh to lớn để làm nên lịch sử...
Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện ước muốn của Lý Bí :cho nước ta thoát khỏi ách thống trị của nước khác, không muốn có nhiều người đổ sương máu trên mảnh đất này, mong muốn nước ta yên bình, dân hạnh phúc như nước ta có hàng vạn mùa xuân, mùa xuân của cái hạnh phúc , vui vẻ.
mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmẹ
ok
=))))))))))))))))))))))))))))))))))))
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành thắng lợi được vì :
- Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh
-Tinh thần yêu nước , dũng cảm , sự đoàn kết , ủng hộ nhiệt tình của nhân dân .
~Học tốt~
k mk nha bn
1.Hãy tả lại phiên chợ quê em:
Quê em là một làng nhỏ ven sông, khung cảnh yên ả, thanh bình. Náo nhiệt nhất có lẽ là vào những ngày phiên chợ, làng em ồn ào, sôi động hẳn lên.
Chợ làng em là chợ chung cho cả xã, một tháng có sáu phiên vào các ngày mùng bốn, mùng chín, mười bốn, mười chín, hăm bốn, hăm chín Âm lịch.
Tờ mờ sáng, chợ đã khá đỏng. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, từ trên đê xuống, từ bên kia sông đi đò sang, từ làng dưới lên, tíu tít đổ về chợ, tiếng trò chuyện râm ran. Con đường làng em tấp nập người qua lại, đông vui như hội.
Chợ họp trên bãi đất rộng cuối làng. Tuy không quy định nhưng những người bán cũng tự động ngồi thành từng dãy tuỳ theo mặt hàng. Chính giữa chợ là hàng chục sạp tạp hoá. Nào kim chỉ, gương lược, giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, ấm chén, phích nước... thứ gì cũng có. Quần áo may sẵn bày la liệt cho người mua dễ nhìn, dễ chọn.
Phía cuối chợ là khu bán lúa gạo, ngô, đậu, lạc, sắn, khoai... Mấy bà buôn chuyến mua gom rồi chở ra thị xã. Góc chợ là nơi bán gia súc. Những chú lợncon bị nhốt trong rọ, nghếch mõm ngó người mua. Đàn gà nhép liếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói chân thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi kêu cạc cạc ầm ĩ.
Xế sang góc bên này là hàng rau quả. Thôi thì đủ loại cây nhà lá vườn. Những củ su hào xanh non còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối từng rổ lớn xếp cạnh những bó hành dọc xanh củ trắng nõn nà. Cam, quýt, hồng xiêm, ổi... tươi rói, thơm lừng.
Bây giờ chưa phải là tháng Chạp nhưng chợ quê em đã có nhiều hàng bán tranh Tết. Làng Đông Hồ nổi tiếng cách làng em không xa. Người ta mua tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng về treo trong dịp Tết cho nhà cửa thêm đẹp đẽ và cầu mong một năm mới thịnh vượng, ấm no. Có lẽ đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc quê em từ xa xưa truyền lại.
Suốt buổi sáng, cảnh mua bán tấp nập diễn ra. Tiếng mời mọc, tiếng mặc cả, khen chê ồn ã, náo nhiệt, thật là vui! Mặt trời đứng bóng, chợ đã vãn, dòng người gồng gánh nối theo nhau toả về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh như khung cảnh thường ngày của nó.
2.Hãy tả lại cảnh hoàng hôn quê em: Quê hương thân thương, mộc mạc nơi có những con đường, những cánh đồng và những tấm lòng che chở là nơi bồi đắp cho ta lòng yêu đất nước sau sắc. Đặc biệt, quê hương trong mắt ai hẳn cũng đều đẹp và thơ mộng biết bao, nhưng với tôi cảnh hoàng hôn trên quê hương là cảnh ấn tượng nhất, thật sống động, tráng lệ.
Hoàng hôn là khi chiều tối dần buông xuống trên biển. Bầu trời không còn trong xanh như ban ngày mà đã ngả sang màu tím đằm thắm, thơ mộng. Một vẻ buồn mang máng hiện lên, bao trùm lên cảnh vật, chếnh choáng trong men say của lòng người. Đưa toàn bộ không gian, cảnh vật vê với thế giới yên ả, bình yên. Những đàn chim mỏi bay về tổ tìm chốn nghỉ. Vạn vật cũng đang im lặng, nhỏ bé nương theo dáng chiều buồn. Màu hoàng hôn thường hay gợi sự buồn. Bởi đó là không gian chiều tà, thường gây cho con người nỗi buồn man mác. Quê hương lúc hoàng hôn vẫn là vẻ hùng vĩ, tráng lệ nhưng dường như có chút gì đó huyền ảo, lung linh hơn. Cảnh hoàng hôn trên quê hương là chất men bay bay, làm say đắm trái tim của biết bao tâm hồn yêu cái đẹp, si mê với thiên nhiên. Có cảm giác ngập đầy trong mắt trong là sắc buồn tim tím, là vẻ thanh tĩnh đã mỏi mệt của vạn vật, đất trời sau một ngày dài thực hiện chu trình sống quen thuộc.
Nếu như bình minh, vạn vật con người bừng tỉnh trong sự chiếu rọi của tia nắng ban mai ấm áp, tinh nghịch thì hoàng hôn lại mang vẻ hoang sơ, yên tĩnh, trầm lắng như vẻ đẹp của người cô phụ. Hoạt động sự sống của con người dần đi vào chốn nghỉ, có lẽ chỉ duy có đoàn thuyền đánh cá là bắt đầu hành trình lao động khỏe khoắn của mình lúc hoàng hôn dần buông xuống như vậy. Những bước chân thong thả, nhẹ nhàng như nhịp sống chậm rãi của con người khi hoàng hôn dần buông xuống. Không gian mang một vẻ huyền ảo, lung linh khó tả.
Cảnh hoàng hôn trên quê hương giống như một bức tranh thủy mặc đẹp mà buồn, một nét buồn thơ mộng, hùng vĩ, có cái gì đó rất quê mùa mà dịu ngọt chăng tơ đâu đây. Chính vẻ đẹp của cảnh hoàng hôn trên quê hương đã làm say đắm tâm hồn, trái tim bao dấu chân người. Sắc vàng ngà, hơi hồng ngài của mây trời, của tia nắng gọi dậy những gì riêng tư, buồn bã nhất trong trái tim ta, kéo ta trở về miền kí ức trong quá khứ, hoài niệm. Có lần tôi cũng hay vu vơ ngồi trên triền đê với thảm cỏ xanh mượt ngắm quê hương thân thương lúc hoàng hôn. Ông mặt trời như khối lửa đỏ rực khổng lồ, đang từ từ lặn sâu xuống đáy biển. Cảm giác con người như đang trong trò chơi kiếm tìm, đuổi bắt những điều kì bì ẩn sau bức tranh hòang hôn thơ mộng, tráng lệ. Đôi mắt ai cũng say sưa nhìn sự chuyển động của mặt trời đang dần về đêm. Mong ước đón đợi một món quà bất ngờ nào đó của vũ trụ, thay vào vầng mặt trời kia sẽ là vầng trăng lung linh, dát bạc làm tươi mát, thanh tân không gian nơi đây.
Những ấn tượng về cảnh hoàng hôn trên quê hương đã khiến tôi thêm yêu tha thiết thiên nhiên, đặc biệt là miền quê nghèo dung dị những tình buồn man mác nơi đây. Cũng chính nó làm hoàn thiện thêm những mảng màu về quê hương thân thương, nơi chôn rau cắt rốn mỗi người. -Câu 1 là mình tự làm còn câu 2 thì mình chép mạng vì mình chưa thấy hoàng hôn ở quê mình bao giờ. Mong các bạn và thầy cô ủng hộ
Rảnh đâu mà làm 2 bài dài thế này.lên mạng mà chép