Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2. Dòng nào sau đây đều là từ ghép tổng hợp?
A. Tốt tươi, đi đứng, mặt mày, rạo rực.
B. Đàn bầu, lạnh lùng, nhỏ nhặt, nấu nướng.
C. Hư hỏng, bó buộc, mơ mộng, tóc tai.
D. Xanh xao, bọt bèo, yêu thương, đáo để.
có tác dụng nhận dạng câu trả lời của một ai đó như câu trên
ví dụ ; - vâng, cháu cảm ơn
Dấu gạch ngang trong câu trên có tác dụng gì ?
- Ôi , cháu gái thật đẹp với chiếu nơ màu đỏ vừa mua ấy !
* Trả lời :
Tác dụng : Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
Đất nước chúng ta đang ở thời kì hội nhập và phát triển. Đây là một cơ hội, cũng là một thách thức. Cơ hội để chúng ta được tiếp xúc và học tập những điều hay ho, đẹp đẽ, văn minh và hiện đại của thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta rất có nguy cơ đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, trách nhiệm của người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng là phải thận trọng và nổ lực trong việc giữ gìn bản sắc tốt đẹp và văn hóa lâu đời của dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.
Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét đặc sắc về văn hóa có tính chất ổn định trong lịch sử lâu dài của một dân tộc. Bản sắc ấy bao gồm cả những mặt mạnh, mặt yếu. Theo phó thủ tướng Vũ Khoan trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”, người Việt Nam có những mặt mạnh như là: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, yêu thương, đoàn kết,… Bên cạnh đó, người Việt Nam cũng có những mặt yếu như: thiếu đức tính tỉ mỉ, thoải mái tùy tiện, kì thị kinh doanh, trong cư xử có lúc tỏ ra khôn vặt, không coi trọng chữ tín,…
Vì vậy, trách nhiệm đầu tiên của mọi người trong thời kì hội nhập và phát triển là cần có nhận thức đúng về bản sắc văn hóa dân tộc trong mọi mặt của đời sống (lịch sử, văn học, phong tục tập quán, trang phục, ăn uống, ứng xử,…) với những cái mạnh và cái yếu ở từng lĩnh vực. Từ đó, có thái độ đúng: phát huy cái mạnh; hạn chế, khắc phục cái yếu của văn hóa dân tộc. Đồng thời tiếp thu có chọn lọc cái mạnh, cái hay, cái đẹp của thế giới. Tránh thái độ sùng ngoại hoặc bài ngoại một cách quá lố, thiếu khách quan. Có rất nhiều nét đẹp của văn hóa phương Tây mà chúng ta cần phải học hỏi, nhưng chúng ta không nên học những điều trái ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chúng ta phải đoàn kết cùng nhau chống lại những kiểu văn hóa lai căng, vi phạm thuần phong mỹ tục. Chúng ta phải động viên nhau cùng bảo vệ giữ gìn nét đẹp của văn hóa phương Đông như hiếu thảo với cha mẹ, tôn sư trọng đạo, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, thương người như thể thương thân, thờ cúng tổ tiên, trân trọng khí phách anh hùng, yêu quý nét đẹp của tinh thần và chiều sâu của tâm hồn. Trách nhiệm của chúng ta là phải sống gương mẫu, không vi phạm pháp luật, nhân ái, vị tha, luôn cố gắng học hỏi và rèn luyện để thành một công dân tốt. Bên cạnh một lối sống đạo đức gương mẫu, chúng ta cần phải lên án và tuyên chiến với cái xấu, cái ác, với những hành động đi ngược với văn hóa Việt Nam. Chúng ta phải phân biệt được đâu là thuần phong mỹ tục, đâu là mê tín dị đoan và những hủ tục. Cần phải lên án những người nhân danh giữ gìn di sản văn hóa để duy trì những cái quá lỗi thời.
Tham khảo ạ !!!
Như " Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi có viết " Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nên văn hiến đã lâu". Từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc luôn là giá trị cốt lõi của nền văn hóa, là tâm hồn là sức mạnh của dân tộc. Nên việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là điều mà thế hệ trẻ cần làm. Đặc biệt, là trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đất nước mở cửa nên chúng ta tiếp thu được nhiều nền văn hóa khác nhau. Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của thế hệ trẻ theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới... Nhưng chúng ta không thể làm mai một đi những bản sắc văn hóa dân tộc. Mà là một người trẻ cần học tập, nâng cao tri thức, tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nhưng lấy nwhnxg sự học hỏi đó để làm giàu thêm, đẹp thêm vản hóa dân tộc. Mỗi người trong chúng ta cần phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân thật tốt, nỗ lực rèn luyện bản thân vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân.
Đề 1 : Thuyền của chúng tôi đang xuôi về miền đất Cà Mau. Nơi đây thật đẹp, tất cả bao phủ một màu xanh giản dị nhưng hoang dã: những tán lá xanh, bầu trời xanh, dòng nước xanh.. tất cả những sắc xanh ở đây như hòa quyện vào với nhau, bao trùm cả miền đất này.
Thuyền tiếp tục trôi về kênh Bọ Mắt. Các bạn biết không, những địa danh ở đây được đặt tên theo đặc điểm riêng: ví dụ như kênh Ba Khía vì ở đây có rất nhiều con Ba Khía; rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ mọc toàn mái giầm, thứ cây cọng tròn, sống nhẹ, với chỉ một tán lá xòe ra hình chiếc bơi chèo nhỏ…
Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của xóm chợ vùng rừng cận biển với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa, những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn…
Năm Căn là một thị trấn rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ quốc. Nơi đây có những cảnh vật vốn rất quen thuộc: những đống gỗ chất cao, những cột đáy của các nhà thuyền dập dềnh trên sóng... Những ngôi nhà bè được gọi là những khu phố nổi, vào ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua có thể cập thuyền lại, bước sang hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá mà không cần phải bước khỏi thuyền. Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Hình ảnh những người con gái Hoa kiều xởi lởi, hoặc những người Chà Châu Giang bán vải, hoặc những bà cụ già người Miên bán rượu… đã để lại ấn tượng cho khách đến thăm quan.
Sông nước Cà Mau quả là một thiên nhiên đẹp đẽ với những con người thân thiện.
Mình chỉ làm được đề 1 thôi nhé ^^ Bạn thông cảm ! Hok tốt~
Bạn tham khảo:
Tả về đất Cà Mau:
Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII, truyện Đất rừng phương Nam nổi tiếng của Đoàn Giỏi - một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người Nam Bộ. Những trang viết của ông mang đậm màu sắc hoang sơ của một vùng đất mới - mũi Cà Mau - mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc Việt Nam giàu. đẹp. Có thể nói đây là xứ sở đặc biệt được tạo nên từ trăm ngàn sông rạch nối với nhau cùng với những rừng tràm, rừng đước bạt ngàn, tạo thành cái tên quen thuộc: U Minh.
Bài Vượt thác trích trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng - người con của dải đất miền Trung Trung Bộ. Bằng ngòi bút tài hoa, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sinh động về dòng sông Thu Bồn thân yêu của quê hương mình. Tuy cả hai bài văn đều tả về con người và dòng sông quê hương nhưng ở mỗi bài văn, cảnh vật đều có những nét đặc sắc khác nhau.
Khung cảnh thiên nhiên trong Sông nước Cà Mau hiện lên thật sống động trước một người đọc, giúp chúng ta hình dung, ra rõ ràng vùng đất cực Nam với hệ thống kênh rạch chằng chịt như mạng nhện, len lỏi chảy qua những rừng tràm, rừng đước bạt ngàn để cuối cùng đổ vào sông Năm Căn rồi tuôn ra biển lớn.
Mũi Cà Mau được bao bọc trong một màu xanh bát ngát: Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá...
Những tên đất, tên sông mộc mạc, dân dã, dễ gọi và dễ nhớ cũng nói lên được đặc điểm của vùng đất này. Rạch Mái Giầm hai bên bờ mọc toàn là thứ cây có lá giống như chiếc mái giầm. Kênh Bọ Mắt tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng... Kênh Ba Khía hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ tức khơ mâu tiếng Miên nghĩa là "nước đen".
Thật hoang sơ và hùng vĩ là cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
Bên cạnh bức tranh thiên nhiên là bức tranh sinh hoạt rất đặc trưng của vùng đất mũi: Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập... những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng... Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.
Bao tình cảm mến yêu của nhà văn Đoàn Giỏi dành cho xứ sở này đã tuôn chảy theo ngòi bút, thể hiện trong từng câu, từng chữ, từng hình ảnh, âm thanh tiêu biểu và đặc sắc. Có thể nói đoạn văn Sông nước Cà Mau là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Để làm nổi bật ấn tượng trên đây, tác giả đã tập trung miêu tả khung cảnh thiên nhiên qua sự cảm nhận của thị giác và thính giác, đặc biệt là cảm giác về màu xanh bao trùm và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió. Màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... Những màu ấy được dùng để tả sắc độ xanh khác nhau của các thế hệ cây đước từ non đến già. Nghệ thuật miêu tả tài tình của nhà văn vừa cho ta thấy được khung cảnh chung, với khắc họa được những hình ảnh cụ thể, làm nổi rõ màu sắc độc đáo cùng với sự tấp nập, trù phú của vùng sông nước Cà Mau.
Đoạn văn Vượt thác của Võ Quảng viết về cảnh sông nước miền Trung. Miền Trung Trung Bộ là dải đất hẹp, địa hình phức tạp. Sông ở đây ngắn và chảy xiết, rất nhiều thác và bãi đá. Hành trình ngược dòng sông Thu Bồn trên chiếc thuyền nhỏ của mấy con người quả là vất vả và nguy hiểm. Tuy vậy, thiên nhiên hai bên sông vẫn có sức hấp dẫn lạ lùng đối với họ.
Trước tiên là hình ảnh những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít gợi cảm giác bình yên của làng quê. Sau đó, càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt... Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.
Thiên nhiên như muốn thử thách ý chí và nghị lực của con người. Thuyền ngược dòng phải chống bằng sào, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở... NƯỚC từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Khung cảnh thiên nhiên trải dài theo hành trình ngược dòng sông của con thuyền nên rất phong phú. Song song với việc tả cảnh, tác giả tập trung miêu tả hình ảnh con người, nổi bật là nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.
Các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng có hiệu quả trong miêu tả ở đoạn này là phép so sánh và nhân hoá. So sánh thân hình của dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc thể hiện nét gân guốc, khỏe mạnh và vững chãi của nhân vật. Còn nhận xét trông dượng giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Bên cạnh nghệ thuật so sánh và nhân hoá còn có nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc, có khả năng gợi cảm cao khiến cho bài văn thêm sinh động.
Hai đoạn văn tả cảnh sông nước trên đây đều là những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cảnh sông nước bao la của miền Tây Nam Bộ; cảnh non nước hữu tình của miền Trung Trung Bộ cùng hình ảnh về những con người lao động cần cù và dũng cảm đã góp phần tạo nên vẻ đẹp phong phú của đất nước Việt Nam yêu dấu.
Cre: mạ.ng
Nếu trung thực là bông hoa đẹp nhất của khu vườn nhân cách thì giản dị là mật thơm của bông hoa ấy. Giản dị là sống không cầu kì vật chất, không khoe mẽ, khoa trương, không vướng bận vào tiền bạc. Sống giản dị là sống hòa hợp với thiên nhiên và tôn trọng tự nhiên. Thiên tài và đức hạnh giống như viên kim cương: đẹp nhất là lòng trong chiếc khung giản dị. Tính giản dị giúp người ta được thanh thản, nhẹ nhàng, xóa bỏ được những ưu tư, phiền muộn. Người có đức tính giản dị thường có đời sống thanh bạch, cao quý. Nhìn bề ngoài tưởng chừng như họ đang ở trong khó khăn về vật chất không có gì là vui vẻ, hạnh phúc nhưng thực chất tâm hồn họ vô cùng an nhàn, tự do, tự tại. Họ lấy việc làm vườn làm thú vui, lấy việc đọc sách để di dưỡng tinh thần, thực hành lối sống hòa đồng cởi mở để kết nối với cộng đồng một cách bền chặt nhất. Người yêu mến lối sống giản dị là tự giải thoát mình khỏi những ràng buộc khắc nghiệt của vật chất, có thể làm chủ chính mình, sống theo cách mình mong muốn. Để rèn luyện được tính giản dị và xây dựng lối sống giản dị, trước hết bạn phải yêu lao động và siêng năng làm việc. Tiền bạc, vật chất giúp bạn thực hiện được những mong muốn, đáp ứng được những nhu cầu sống nhưng đừng quá đề cao nó. Hãy sống đạm bạc với những gì mình có, thực hành tiết kiệm, không khoe mẽ hình thức bề ngoài. Hãy học cách cảm thông và chia sẻ, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn mà không cần báo đáp. Hãy lịch sự và tinh tế trong lời nói, cử chỉ, hành vi, tử tế với mọi người. Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Không có sự vĩ đại nào lại không có sự giản dị, lòng tốt và sự thật.
Hok tốt~
Trả lời:
Từ ngữ chỉ hoạt động,trạng thái: đứng,nép,đi,nhìn,thèm,ao ước,biết,biết.
HT~
Gạch dưới các từ ngữ chỉ hoạt động ,trạng thái có trong đoạn văn sau :
Cũng như tôi,mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân,chỉ dám đi từng bước nhẹ.Họ như con chim non nhìn quãng trời rộng muốn bay , nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ , biết lớp , biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Hok tốt
cầm búa bằng 2 tay