K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài viết tham khảo “Hội chợ xuân ở trường tôi” và trả lời các câu hỏi sau: Một cái Tết nữa sắp đến. Trong những ngày này, việc chuẩn bị chào đón năm mới diễn ra náo nhiệt ở khắp mọi nơi. Học sinh trường tôi cũng tổ chức hội chợ xuân truyền thống trong sân trường. Hội chợ này đã được nhà trường chuẩn bị suốt hai tuần. Các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo...
Đọc tiếp

Đọc bài viết tham khảo “Hội chợ xuân ở trường tôi” và trả lời các câu hỏi sau:

Một cái Tết nữa sắp đến. Trong những ngày này, việc chuẩn bị chào đón năm mới diễn ra náo nhiệt ở khắp mọi nơi. Học sinh trường tôi cũng tổ chức hội chợ xuân truyền thống trong sân trường. Hội chợ này đã được nhà trường chuẩn bị suốt hai tuần. Các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, cùng với hội phụ huynh và nhiều học sinh, sau mỗi buổi học, lại cùng bắt tay vào các công việc như: trang trí sân khấu chính, dựng các gian hàng, sắp xếp các vật dụng cần thiết, tập nấu các món ăn cổ truyền, sắm sửa các món hàng truyền thống của địa phương,… Đây là hoạt động thường niên của nhà trường, nhưng năm nay là năm đầu tiên tôi được tham gia nên cảm thấy rất hào hứng. Sáng ngày 20 tháng Chạp, gần như toàn bộ các thầy cô giáo và học sinh cùng nhiều phụ huynh đã có mặt trong sân trường. Mọi người ai vào việc nay hết sức khẩn trương. Đúng 8 giờ, lễ khai mạc chính thức bắt đầu. Sau màn tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu của hai bạn dẫn chương trình, thầy Hiệu trưởng lên sân khấu phát biểu khai mạc hội chợ. Liền sau đó là một số tiết mục văn nghệ chào mừng như: hát múa quạt, nhảy sạp, hát dân ca,… Ấn tượng nhất là màn sân khấu hoá các tác phẩm văn học dân gian, trong đó vở kịch Bánh chưng, bánh giầy được khen ngợi hơn cả. Vở kịch giúp tôi hình dung rõ hơn, sinh động hơn về nguồn gốc của loại bánh cổ truyền trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Đồng thời, các gian hàng cũng chính thức mở cửa chào đón người mua với nhiều mặt hàng phong phú. Có lớp bán bánh trôi, bánh chay; có lớp bán bánh chưng, bánh tét, bánh giầy; lại có lớp bán con tò he hay các sản phẩm gốm thủ công xinh xắn; cũng có lớp bán mũ nan, nón lá, tăm tre; thậm chí có lớp bày bán cả các bức thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ,… Các mặt hàng rất phong phú, đẹp mắt nhưng giá cả lại rất rẻ, vừa với túi tiền của đa số học sinh. Đó cũng là những món đồ mà trong những ngày thường, nhiều người không dễ tìm mua. Nhiều thứ tôi được thấy lần đầu tiên và phải hỏi kĩ người bán mới biết tên và cách dùng. Không chỉ có các gian hàng cố định, trong sân trường còn xuất hiện cả những gánh hàng rong y như những gánh hàng rong ở quê mà thỉnh thoảng tôi còn được nhìn thấy. Mọi người tham gia đều cố gắng đi hết các gian hàng, hoặc dừng lại ở những gánh hàng rong và mua cho mình một món đồ gì đó để ăn hoặc làm kỉ niệm. Tiếng rao hàng, tiếng trả giá, tiếng cười nói râm ran cả sân trường. Cứ như thế, hội chợ kéo dài đến 6 giờ chiều mới tan. Ai cũng có vẻ mệt nhưng đều rất vui vẻ. Hội chợ lần này đã để lại cho tôi ấn tượng rất sầu sắc. Qua hội chợ, tôi biết thêm được nhiều món đồ mà ngày xưa tổ tiên ta đã làm ra và sử dụng. Tôi cũng được sống trong một bầu không khí rộn rã, vui tươi, đầy màu sắc. Nó cho tôi cảm nhận được sự đầm ấm, yên vui của những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Nhất định, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của tôi. a) Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết điều đó? b) Phần nào đoạn nào của bài viết giới thiệu về sự kiện? Nội dung chính của đoạn đó là gì? c) Những chi tiết nào giới thiệu về bối cảnh để người đọc hiểu về sự kiện? d) Bài viết tường thuật theo trình tự nào? e) Cảm nhận của ems au khi đọc văn bản.

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: CHIỀU DÀY CỦA BỨC TƯỜNG Chỗ này ngày xưa tôi treo một bức tranh phong cảnh. Bức tranh ấy đã làm tôi như được gần thiên nhiên hơn giữa các toà nhà khối hộp góc cạnh khô khan và đơn điệu. Còn bây giờ chị treo ở đấy cái lồng bàn nhựa xanh. Chỗ kia là chỗ của chiếc lá phong tôi mang từ Nga về với bao kỉ niệm. Rồi gió to, rồi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: CHIỀU DÀY CỦA BỨC TƯỜNG Chỗ này ngày xưa tôi treo một bức tranh phong cảnh. Bức tranh ấy đã làm tôi như được gần thiên nhiên hơn giữa các toà nhà khối hộp góc cạnh khô khan và đơn điệu. Còn bây giờ chị treo ở đấy cái lồng bàn nhựa xanh. Chỗ kia là chỗ của chiếc lá phong tôi mang từ Nga về với bao kỉ niệm. Rồi gió to, rồi nắng to, rồi độ ẩm lớn, tất cả đã ập tới đập vào cái lá mỏng manh ấy cho đến khi nó chỉ còn là những cái gân nhỏ xíu yếu ớt và cuối cùng tan ra, bay đi.Nhưng với tôi bao giờ chiếc lá phong vẫn cứ ở chỗ đó, ở chỗ của nó. Còn bây giờ cái tủ đã che kín khoảng tường ấy. Chỗ kia nữa với những dáng người buồn vui trên bức tường, có được từ những lần tôi nhìn rất lâu vào những vệt vôi vô tình và tưởng tượng ra, nay phủ lớp ve xanh. Chẳng còn ở đấy dáng người giống dáng tôi hồi bé.Không thấy đâu hai mái đầu đang chụm lại thì thẩm.Cái mũi cao hếch với hàng mi rợp buồn ở góc tường kia làm tôi thẫn thờ baolần giờ nơi nao? Tất cả, tất cả đều xa lạ, xa lạ quá... Cuộc đến thăm căn phòng cũ đã không như tôi tưởng. [...] Về đến nhà mình, nhìn mọi vật trong phòng, tôi bỗng nhớ tới người chủ cũ của nó. Không biết chỗ hiện nay tôi đặt giá sách người chủ cũ đã gửi gắm tình cảm gì vào đó? Bức tường ấy đã chứng kiến những gì trong phần đời của họ? Chẳng hiểu lớp vôi quét đã phủ lên những kỉ niệm nào của người chủ trước đây? Rồi tôi chợt giật mình nhận ra: Lớp kỉ niệm của tôi trên những bức tường sẽ luôn nằm ở giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau tôi. Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy. (Phạm Sông Hồng, Chiều dày của bức tường, Trần Hoài Dương tuyển chọn, Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 3, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2016) Câu 1(0,5 điểm): Xác định chủ đề và ngôi kể của câu chuyện? Câu 2 (1,0 điểm): Xét về mục đích nói, những câu in đậm thuộc kiểu câu gì? Theo em tác giả sử dụng kiểu câu đó có ý nghĩa như thế nào với việc thể hiện chủ đề câu chuyện? Câu 3 (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về nhan đề “Chiều dày của bức tường”? Câu 4 (0,5 điểm)Câu văn “Nhưng với tôi bao giờ chiếc lá phong vẫn cứ ở chỗ đó, ởchỗ của nó.” đã cho thấy thái độ như thế nào của nhân vật tôi với những kỉ niệm, những kí ức của mình? Câu 5 (1,0 điểm) Từ câu chuyện trên, em hãy liên hệ với thực tế và viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của mình về việc cần biết trân trọng kí ức, kỉ niệm của chính mình.

0