K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2018

Trí tưởng tượng phong phú và kì diệu của nhân dân ta đã sáng tạo nên những truyện cổ tích óng ánh, muôn sắc màu, vừa lấp lánh vẻ đẹp kì ảo, vừa giàu tính nhân văn Việt Nam, vừa có khả năng bồi đắp nên những tư tưởng tình cảm và ước mơ cao đẹp cho con người. Thạch Sanh là một trong những sáng tác ấy.

Thạch Sanh là truyện cổ tích tiêu biểu về nhiều phương diện.

Thứ nhất, về bố cục và kết cấu. Truyện có một bố cục tương đối hoàn chỉnh: có sự ra đời, lớn lên và hình thành tài năng của nhân vật đại diện cho công lí và chính nghĩa; có những chặng đường phiêu lưu để thử thách và rèn luyện tài năng và phẩm chất của nhân vật, có kết thúc có hậu. Truyện Thạch Sanh mang hình thức kết cấu phô biến của truyện cổ tích kết cấu song tuyến. Hơn nữa, đây là kết cấu đặc trưng của nhóm truyện cổ tích thần kì.

Hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện trong truyện bao gồm có cả con người và lực lượng siêu nhiên, thần kì.

Ở tuyến nhân vật chính diện có: Thạch Sanh, vua, công chúa, thái tử con vua Thuỷ Tề, ngọc Hoàng và vị thiên sứ, chiếc đàn thần và niêu cơm thần.

Ở tuyến nhân vật phản diện có: Mẹ con Lí Thông, trăn tinh, đại bàng.

Những thử thách đặt ra cho nhân vật chính diện cũng được, sắp xếp theo hình thức thăng tiến: thử thách sau ngày một khó khăn, phức tạp hơn thử thách trước. Do vậy mà chiến công, tài trí và phẩm chất của chàng dũng sĩ Thạch Sanh ngày càng được tô đậm.

Cũng về kết cấu phải kể đến một số mô típ quen thuộc của cổ tích như tiếng đàn thần kì và niêu cơm thần kì. Đây vừa là vũ khí của Thạch Sanh vừa là tấm lòng và tình cảm của chàng.

Thứ hai, về xây dựng nhân vật. Nhân vật Thạch Sanh mang trong mình đầy đủ những đặc điểm và phẩm chất cần thiết của nhân vật cổ tích. Ở chàng hội tụ đầy đủ những đặc điểm của con người bình thường và những nét khác thường chỉ có ở nhân vật cổ tích. Thạch Sanh không phải ai xa lạ, chàng là con của một gia đình nông dân lao động nghèo và tốt bụng. Chính gia đình là cái nôi đã nuôi dưỡng phẩm chất thật thà, chất phác và nhân hậu nơi chàng. Cuộc đời chàng từ lúc sinh ra, đến khi trưởng thành, là cuộc sống kiếm củi nghèo khổ và lương thiện. Thạch Sanh chính là hình ảnh, bóng dáng của nhân dân lao động.

Tuy nhiên, để tô đậm vẻ đẹp của nhân vật lí tưởng và làm tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện, tác giả dân gian đã khoác cho Thạch Sanh chiếc áo kì ảo của cô tích. Tức là điểm tô cho nhân vật những cái khác thường. Sự kì lạ về nguồn gốc xuất thân (Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con hai vợ chồng ông lão tiều phu); kì lạ về sự ra đời (bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh), kì lạ về tài trí (được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và phép thần thông). Khoác cho nhân vật chiếc áo mờ ảo về nguồn gốc, sự ra đời và tài trí, nhân dân mong muốn Thạch Sanh sẽ lập được nhiều chiến công thần kì, vung lưỡi rìu của mình lên để quét sạch cái xấu, cái ác trong xã hội, lập lại công lí và công bằng cho người lương thiện.

Cũng như mọi nhân vật lí tưởng trong cổ tích, Thạch Sanh cũng phải trải qua những chặng đường phiêu lưu, những thử thách đầy khó khăn, trắc trở.

Lần một: Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng, diệt trăn tinh

Lần hai: Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang.

Lần ba: Bị hồn trăn tinh và đại bàng báo thù, bị bắt hạ ngục.

Lần bốn: Sau khi kết hôn với công chúa, phải đối phó với quân của mười tám nước chư hầu hội binh kéo sang đánh.

Đặt nhân vật vào nhửng tình huống như vậy, tác giả dân gian một mặt muốn thử thách chàng, một mặt muốn khẳng định tài năng và phẩm chất của chàng.

Và quả thực, qua những thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ được những phẩm chất hết sức quý báu. Chàng vẫn giữ nguyên được sự thật thà, chất phát, nhân hậu vốn có, bộc lộ được tài năng và tôi luyện thêm sự dũng cảm, lòng yêu chuộng hoà bình.

Không chỉ đặt nhân vật Thạch Sanh trong những tình huống thử thách, tác giả dân gian còn đặt Thạch Sanh trong thể đối lập với nhân vật phản diện Lí Thông về tính cách, hành động. Thạch Sanh càng thật thà bao nhiêu thì Lí Thông càng xảo trá bấy nhiêu, Thạch Sanh càng vị tha bao nhiêu thì Lí Thông càng ích kỉ bấy nhiêu, Thạch Sanh càng nhân hậu bao nhiêu thì Lá Thông càng độc ác bấy nhiêu. Sự đối lập giữa Thạch Sanh với Lí Thông là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa.

Nhân vật Thạch Sanh được đặt trong thế đối lập với Lí Thông và trong thế tương quan với các nhân vật chính diện khác, đặc biệt là với những lực lượng thần kì như thiên thần, vua Thuỷ Tề. Nhờ có sự giúp đỡ của họ mà Thạch Sanh đã chiến thắng cái thế lực hung ác, vạch mặt được kẻ vong ân bội nghĩa.

Thứ ba, về mặt ý nghĩa của truyện. Thạch Sanh là một truyện cổ tích chứa đựng nhiều ý nghĩa. Từ câu chuyện chàng dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chống quân xâm lược, truyện đã thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân ta về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, lòng yêu chuộng hoà bình, ước mơ và chân lí về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

Với những đặc điểm như trên, có thể khẳng định rằng; Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu nhất và hấp dẫn nhất của kho tàng cổ tích Việt Nam, làm xúc động và say mê nhiều thế hệ bạn đọc.


 

Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên... đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
 
Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
 
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lần theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện rõ nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.
 
Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đến mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.

- Đất đai đang dần bị thu hẹp, các sinh vật dần bị tuyệt chủng.

- Các đường ray tàu hỏa bắc ngang qua rừng, giết hại nhiều loài động vật.

- Nạn phá rừng đang diễn ra.

5 tháng 4 2018

Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo xanh mướt của đồng bằng Bắc Bộ. Nó đã gắn bó với tuổi thơ ấu của em, làm ấm lòng biết bao trái tim bé nhỏ. Ôi ! Con sông thân thương!

Xa xa, dáng nằm của con sông Hồng vẫn muôn đời đỏ nặng phù sa, thế đứng hiên ngang như rồng cuộn hổ ngồi ngàn năm hiện lên ấm màu hoài niệm. Có lẽ mặt sông thường đỏ thắm như màu thẹn thùng của màu môi thiếu nữ. Ánh bình minh vàng chan hoà trên mặt sông ấm áp. Những đám cỏ non còn ướt đẫm suơng đêm, ngơ ngác trong giấc mộng ngọt ngào . Từng đoàn thuyền giong buồm ra khơi, thả lưới đánh cá. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên xáo động cả mặt sông. Trông kìa, các em bé té nước cho nhau cười như nắc nẻ. Chúng bơi lội, chúng lặn ngụp như những chú cá heo. Sông dịu dàng ôm chúng vào lòng như một người mẹ. Sông chảy giữa những bụi râu, bãi mía xanh ngắt. Tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ, như hát, như reo vui hco chúng em. Hai bên bờ, các cô các bà đem chăn màn ra giặt ra phơi, mồ hôi ướt đẫm tấm lưng gầy...

Sông Hồng

Ôi dòng sông ! Sông đẹp dịu dàng trong những ngày nắng đẹp, sông trắng xoá trong những cơn mưa bụi mùa hè. Sông đỏ ngầu, ầm ầm, tức giận chảy xiết mỗi khi nước lũ tràn về. Sông muốn cho chúng em cuộc sống yên bình.
Sông ơi ! Sông hãy đưa nc về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân hiền lành chất phác. Ôi dòng sông đã ôm ấp bao kỉ niệm, bao khát khao của những tâm hồn bé bỏng!

5 tháng 4 2018

Mình góp ý cho "công chúa xinh tươi" nhé:bài của bạn hay, sử dụng nhiều câu cảm thán, lời và ngôn ngữ trong sáng,bố cục rõ , chọn lọc từ ngữ, giàu cảm xúc, tuy nhiên trong bài văn chưa có sử dụng phép ẩn dụ.Ở đây, bạn có thể thêm vào một câu như thế này để đạt yêu cầu:dòng sông như tấm lụa đào vắt ngang qua làng bảng. Dải lụa mềm mại ấy ẩn chứa trong mình biết bao ước mơ tuổi thơ của tôi cũng như tình yêu mà bà con làng xóm đã dành cho nó.Trong câu trên, tớ đã dùng dải lụa mềm mại ấy để chỉ dòng sông, đó là ẩn dụ hình thức.Đây chỉ là ý kiến cá nhân của mình, còn việc bổ sung hay không là quyền của cậu.Chúc các cậu học tốt nhé!

5 tháng 4 2018

Ba ngày sau, tôi về Hà Nội. Lúc chia tay bà, tôi rơm rớm nước mắt. Bà ôm tôi, bàn tay gầy gò của bà khẽ xoa lên đầu tôi khiến tôi chẳng muốn rời xa bà, xa quê hương.

Cuối mùa hè năm ngoái tôi được theo ba mẹ về quê nội giỗ ông, thăm bà và bà con làng xóm.

Năm giờ sáng, lúc ông trời còn đang ngủ, tôi dậy chuẩn bị ra bến xe. Trời tờ mờ sáng, xe lăn bánh tiến về phía Nam. Ngồi trên ô tô, cảnh vật bên đường như chạy qua mắt tôi. Nhìn cảnh đẹp mà lòng tôi cứ lâng lâng nghĩ về quê hương biết bao tươi đẹp của mình. Gần trưa, xe đến nơi. Tôi bước xuống xe, đi về phía làng Rạng bên bờ sông Lam xanh mát. Đường làng tôi! Đường làng tôi đây rồi! Con được mẹ đất quen thuộc vẫn như ngày nào, trải dài suốt hai bờ ruộng, bãi ngô về đến nhà, tôi chạy ào vào gọi bà. Bà đang cho gà ăn trước sân, vui mừng, xúc động khi nhìn thấy tôi. Bà múc nước giếng cho tôi rửa mặt. Dòng nước mát lạnh như xua hết bao mệt nhọc trên đường đi. Buổi chiều, tôi cùng ba mẹ ra thăm mộ ông trên đồi cao. Sau khi thắp hương cho ông, tôi quay ra hít thở khí trời. Đứng ở đây, tôi có thể nhìn thấy mọi cảnh vật xung quanh.

Xa xa, những ngọn núi trùng điệp thấp thoáng sau làn mây trắng mềm mại, nhẹ tênh như dải lụa. Từ chân núi phía xa trải đến chân đồi bên này là một cánh đồng lúa mênh mông. Lúa đang thì con gái, bông nặng trĩu, vàng ươm. Nắng nhạt phủ lên cánh đồng và những bãi ngô trù phú một lớp nắng nhẹ của buổi chiều. Bãi ngô non nở hoa nâu giản dị, râu ngô cũng nâu theo. Từng búp ngô non từ trong lá chui ra, tươi cười hớn hở, để lộ ra bao cái răng vàng loá. Từng đàn cò trắng thi nhau liệng xuống đồng làm duyên, rỉa lông rỉa cánh rồi lấy đà bay vút lên trời xanh. Nắng cũng kịp rác lên bờ sông Lam một chút nắng vàng hoc lấp lánh. Sông Lam mùa này nước xanh, trong vắt, từng đàn cá tung tăng bơi lội. Cá uốn lượn mấy vòng dưới nước như vận động viên bơi lội, có con nhảy lên hụp xuống như nhảy múa thật vui. Dưới chân đồi, những cậu bé cô bé đang vui vẻ nô đùa, mặc cho đàn bò gặm cỏ no đó để rồi cuối buổi chiều, bọn trẻ dắt bò về nhà. Những con bò đã no căng bụng lững thững theo chủ về nhà. Nhìn ra xa một chút, hiện lên những ngôi nhà ngói gạch đỏ tươi. Đống rơm chất cao giữa sân vàng giòn, có thể cháy ngay tức khắc nếu có một ngọn lửa châm vào. Trên bờ tường rêu phủ kín xanh mượt, hòa vào đám lá mướp xanh ngát, làm nổi bật lên những bông hoa mướp vàng tươi nở xòe; từng nụ mướp chúm chím, e thẹn, khẽ nấp sau chiếc lá. Tôi đi xuống đồi. Đồi khá dốc, cào cào, châu chấu nhảy loạn xạ. Mặt Trời ngả bóng, hoàng hôn buông xuống phủ lên cảnh vật một màu đỏ bình yên. Bầu trời dần chuyển sang màu xanh tím. Buổi tối, sau khi ăn cơm, tôi đi thăm bà con làng xóm và kể cho bà nghe chuyện ở Thủ đô.

Ba ngày sau, tôi về Hà Nội. Lúc chia tay bà, tôi rơm rớm nước mắt. Bà ôm tôi, bàn tay gầy gò của bà khẽ xoa lên đầu tôi khiến tôi chẳng muốn rời xa bà, xa quê hương. Nhưng dù đi đâu tôi cũng không thể quên được hình ảnh bà và câu hát thân thương: Nước sông Lam vừa trong vừa mát. Đường đi chợ Rụng lắm cát dễ đi.

5 tháng 4 2018

            Kết thúc năm học lớp năm, với thành tích học tập tốt, em đã được bố mẹ thưởng cho một chuyến đi đến bãi biển Sầm Sơn. Đó là một cảnh đẹp em không thể nào quên được.
            Sầm Sơn là khu nghỉ mát nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Nằm kề ngay bờ biển là khu nhà nghỉ, khách sạn rất khang trang. Nhưng điều tạo ấn tượng lớn nhất của phần đất liền này là không khí trong lành, thoáng đãng. Những đường phố rất to rộng, sạch sẽ nằm hiền hòa dưới những bóng dừa, những bóng sấu rợp mát. Buổi tối đi xích lô dạo qua những đường phố này thật là tuyệt. Gió mát và không khí trong lành khiến la thấy dễ chịu vô cùng.
            Nhưng quà tặng lớn nhất mà thiên nhiên ban tăng cho Sầm Sơn chính là bãi biển tuyêt đẹp nơi này. Từ bờ biển nhìn ra, khu bãi tắm giống như một đường cong xanh mềm mại. Lại gần thấy nước biển rất xanh và sạch. Sóng biển hiền hòa vỗ vào bờ như ru ngủ những hàng dừa. Tắm biển Sầm Sơn điều thú vị nhất là được những con sóng mạnh mẽ, trong lành đẩy lên rồi hạ xuống như đùa giỡn với ta. Nếu muốn được ngắm nhìn toàn cảnh bờ biển, ta có thể đi ca nô ra xa bờ một chút. Ca nô rẽ nước tạo thành những vệt trắng như tuyết. Trên ca nô, ta được ngắm nhìn một bên là bờ biển đông vui nhộn nhịp một bên là nước biển mênh mông xanh trong rất tuyệt vời.
            Đặc biệt, tuy gọi là biển nhưng ở Sầm Sơn ta vừa có thể thưởng thức cảm giác mênh mang của biển cả, vừa có thể cảm nhận sự hùng vĩ của núi non. Nhìn về phía đông, ta thấy một vùng phi lao xanh rờn. Sóng nước tạo những bụi nước li ti bao phủ vùng cây khiến nhìn từ xa ta có cảm giác đó là vùng tiên cảnh nào. Đi lại gần, ta mới biết đó là rừng phi lao lao xao đón gió quanh năm mà người dân nơi đây trồng để chắn gió. Đi về phía Tây, ta lại bắt gặp núi Cô Tiên khá hùng vĩ. Đứng dưới chân núi, nhìn trước mắt ta thấy biển vỗ rì rào, đằng sau lưng lại có vách núi dựng đứng hiểm trở.
               Mấy ngày ở Sầm Sơn, được thưởng thức vẻ đẹp của cảnh đẹp kì thú này càng khiến em thấy tự hào về đất nước Việt Nam giàu đẹp, trù phú của mình.

5 tháng 4 2018

Xin lỗi mình chỉ biết làm câu 3 thôi !

Mùa xuân thật là đẹp ! Mới sớm mai , ông mặt trời còn chưa lên mà chú gà trống đã cất tiếng gáy " Ò ,ó ,O " gọi mọi người dậy . Trước sân làng mọi người tập trung lại ,tổ chức một trò chơi liên quan đến sức khoẻ để mừng mùa xuân đến . Còn chúng em thì ở nhà chuẩn bị để đi đón tết . Mọi người đều rất vui và náo nhiệt ! Mặt đất như dung chuyển. Lúc này vật hay thiên nhiên , cây cỏ như đang ca múa , nói chuyện cùng chúng em .

5 tháng 4 2018

cj ơi

k cho em nhé

em rất cần k

5 tháng 4 2018

Add mk nè. 

Mk đg rảnh chat nha <3

1. Mở bài

  • Giới thiệu chung về phiên chợ quê em.

2. Thân bài

* Địa điểm họp chợ? Thời gian họp chợ?

* Quang cảnh họp chợ như thế nào: Tả cảnh phiên chợ quê theo một thứ tự nhất định.

  • Miêu tả bao quát
    • Ồn ào, đông đúc.
    • Nhiều màu sắc.
  • Miêu tả cụ thể (Chú ý đến những đặc sản của chợ quê em)
    • Các dãy hàng bán trong chợ: Các mặt hàng, màu sắc, hình dáng của các loại hàng, các mùi vị đặc biệt của chợ.
    • Cảnh mua bán trong chợ: Tả một vài hàng tiêu biểu.
    • Các hoạt động khác ngoài hoạt động mua bán: Ăn uống, trò chuyện,...

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ, tâm trạng của em mỗi lần đến chợ.
  • Tình cảm của em với chợ quê, với quê mình.

Bài văn mẫu: Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.

Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.

5 tháng 4 2018

Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm

Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà,… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…

Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyển đi vào chợ. Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc, cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi…

Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ, những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang. Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trễ mà phải chịu tay lấy mấy bó rau, con cá hàng ế cho vừa buổi chợ. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…

Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu, nắng gắt, nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh, hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi. Chợ đã tan.


 

5 tháng 4 2018

thành phần chính của câu là những thành bắt buộc phải có mặt để cầu cơ cấu tạo hoàn chỉnh,diễn đạt được 1 ý trọn vẹn

Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn .

5 tháng 4 2018

Họ là những nữ nhân ngư vô cùng xinh đẹp và quyến rũ. Nửa thân trên mang hình dáng con người, nửa dưới là một chiếc đuôi lớn của loài cá. Chiếc đuôi của nàng dát đầy vảy xanh vàng óng ánh toả hào quang trong ánh mặt trời. Các mĩ nhân ngư sở hữu những mái tóc dài. Cặp mắt của các nàng xanh thẳm và sâu hun hút như đáy biển còn đôi môi luôn đỏ mọng quyến rũ, vẻ đẹp của các nàng đủ sức làm nghiêng ngã cả một thành trì, một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
 
Theo truyền thuyết, nàng tiên cá là con gái vua Thuỷ Tề ngự trị dưới đáy biển sâu. Các nàng sống trong cung điện bằng ngọc trai và san hô lộng lẫy chỉ thỉnh thoảng vào những buổi sáng tinh sương hay chiều hoàng hôn muộn, các nàng lại rũ nhau ngoi lên mặt nước tìm các đảo nhỏ chơi đùa, hát ca. Mỗi khi tiếng hát của các nàng vang lên mặt trời cùng nghiêng mình lắng nghe, mây ngừng trôi, gió ngừng thổi, chim ngừng hót, ngất ngây trước sự réo rắt, ngân nga của tiếng hát. Tiếng đàn lia của vị thần nghệ thuật A-pô-lông cũng không thể sánh bằng. Chính bởi sự kì diệu của giọng ca mà biết bao chàng thuỷ thủ đã sẵn sàng trầm mình xuống biển để tìm đến với các nàng.
 
Tưởng tượng ra hình ảnh nàng tiên cá, con người chắp cánh cho trí tưởng tượng bay xa và qua đó muốn giải thích cho sự biến mất của các con thuyền trên biển một cách bay bổng, lãng mạn, mang đậm tư duy thần thánh cổ xưa.

5 tháng 4 2018

"Trường chúng em, khang trang mới đẹp làm sao, chim bốn mùa líu lo, hàng cây che bóng sân trường"

Mỗi khi nghe lại bài hát này tôi lại nhớ đến ngôi trường trung học cơ sở của mình. Trường tôi là một ngôi trường với bề dày lịch sử và thành tích là một trong những trường đứng đầu của huyện về nhiều mặt, Luôn luôn là niềm tự hào của ban lãnh đạo huyện và thành phố.

Trường được thành lập năm 1961 vì lúc đó đất nước còn đang trong thời kì chiến tranh, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên trường phải học chung với trường tiểu học, trung học cơ sở sáng, tiểu học chiều. Đến năm 2000 trường được tách cấp và được xây dựng ngay đầu làng. Tuy diện tích của trường không được rộng nhưng trường lại được xây dựng rất khang trang và có đầy đủ tiện nghi trong các phòng học.

Trường được xây dựng ngay trên đầu làng, quay về phía nam. Xung quanh trường là đầm nước mênh mông. Nhìn xa trông trường như một ốc đảo xinh xắn, đáng yêu nhưng lại có thêm vẻ đẹp nguy nga của một ngôi trường cổ kính. Phía trước trường là đình làng đứng sừng sững, nghiêm trang. Bên phải trường là trường tiểu học, bên trái là khu dân cư.

Dường như trường được xây dựng trên một mảnh đất tuyệt vời của đầm nước xanh của hàng cây, của đình làng, những cảnh vật ấy dường như tô điểm thêm cho ngôi trường càng ngày càng thêm lộng lẫy. Đường dẫn vào trường là một con đường đẹp màu trắng xám có hàng rào trắng bao quanh, trông thật đẹp. Con đường giống như một thảm lụa dẫn ta vào thế giới cổ tích.

Vào đến trong là sân trường rộng, bên phải là phòng của bác bảo vệ và khu để xe của học sinh. còn bên trái là khu để xe của giáo viên và hồ bán nguyệt.

Trường có ba dãy nhà cao tầng được xây dựng theo hình chữ U truyền thống. Phía bên phải là dãy nhà hai tầng là nơi học sinh các khối 7,8,9. Phía bên trái là phòng học của học sinh khối 6 và các phòng bộ môn như: Hóa học, sinh học, âm nhạc, mĩ thuật, phòng tin học, đa năng… được trang bị trang thiết bị hiện đại, tiên tiến để phục vụ cho việc học tập của học sinh.

Đặc biệt phòng tin học được trang bị các máy tính hiện đại có kết nối mạng internet giúp cho học sinh có thể tìm kiếm tài liệu học tập khi cần thiết. Chính giữa của trường là khu hiệu bộ nơi làm việc, nghỉ ngơi của hơn hai mươi thầy cô giáo trong trường. Có thêm cả phòng hội đồng, phòng kế toán, phòng đoàn đội là nơi để các thầy cô họp, hội nghị,… và hơn thế là phòng truyền thống nơi lưu giữ các thành tích suất sắc của trường. Trường được bao quanh bởi một hàng rào chắc chắn à những cây bạch đàn cao vút tô điểm thêm cho sự nghiêm trang của trường. Cuối năm 2010 trường chính thức đón nhận bằng công nhận trường chuẩn quốc gia và năm 2011 trường tôi còn nhận được huân chương lao động hạng ba.

Không những thế, trường còn có đội ngũ giáo viên dạy giỏi, học sinh xuất sắc, học sinh giỏi cấp huyện. Với sự tin tưởng của cha mẹ học sinh và các cấp lãnh đạo mà trường được vinh dự đặt cụm bồi dưỡng học sinh giỏi. Ngôi trường đã nuôi dưỡng những giấc mơ và là nơi nuôi dưỡng những nhân tài của đất nước. Mỗi lứa học sinh đến rồi lại đi, nhưng hình ảnh trường thân yêu luôn còn mãi trong lòng mỗi người học sinh. Chỉ còn một năm nữa thôi là tôi cũng phải rời xa mái trường thân yêu này vì thế tôi phải thật cố gắng học tập chăm ngoan để xứng đáng với ý nghĩa của trường cho chúng tôi.

Chúng ta hãy cố gắng giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử của trường ta, để đến khi ta quay lại đây không phải xấu hổ với bản thân mình vì mình đã đóng góp cho trường những thành tích tuy nhỏ nhặt nhưng nếu nhiều người góp phần thì chắc chắn trường ta sẽ thành công, đạt nhiều thành tích cao hơn nữa.

5 tháng 4 2018

Sẽ tiếp tục là một hành trình dài để khám phá và trải nghiệm những đổi thay của mỗi góc sân, khoảng trời, mỗi lớp học nhưng có một điều có lẽ không thay đổi, tình yêu với mỗi khoảnh khắc, mỗi ngôi trường của tuổi học trò.

Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống trường vang lên như thường vẫn thế ở bất cứ ngôi trường phổ thông nào, nhưng sao khi đứng trong sân trường này, ngôi trường Trung học cơ sở Nam Hồng, em lại thấy bồi hồi đến thế.

Nỗi bồi hồi có lẽ bởi những cảm xúc đan xen trong tâm trạng rối bời của một cô bé bắt đầu chân ướt chân ráo bước vào một thế giới khác, thế giới mình sẽ lớn hơn một chút của ngày cấp một, tự lập hơn một chút của những ngày ba mẹ còn phải đưa tới trường.

Ngôi trường to và đẹp quá! Chúng em có một khoảng sân rộng để vui đùa, có cả ghế đá của những lớp thầy cô và anh chị đi trước tặng lại nhà trường để ngồi nghi ngơi trong giờ giải lao. Xà cừ, bằng lăng, bàng hay phượng có lẽ đã đứng đó mấy chục năm rồi, đã chia sẻ buồn vui cùng bao thế hệ học trò, và chứng kiến những đổi thay của trường lớp. Những cây phượng cành lá xum xuê, khẳng khiu như thể có hàng trăm cánh tay vuơn ra ôm lấy hoa và tán lá. Hè lại đến, hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, sắc xanh của lá càng làm những chùm hoa thêm sức sống. Lũ học trò nghịch ngợm như chúng em vẫn đua nhau nhặt cánh phượng ép vào trang vở rồi làm thành những chú bướm ngộ nghĩnh dành tặng bạn bè. Người bạn thân thiết nhất của lớp em là một cây bằng lăng cũng đang mùa đua sắc, tán cây xòe mát một góc hiên, trông hệt như một chiếc ô màu tím khổng lồ. Mấy bác bàng già lặng lẽ một góc trời, yên lặng ngắm nhìn lũ quỷ học trò nào là nhảy dây, đá cầu, chơi chuyền...

Rẽ những tán cây xanh đầy sức sống chính là lớp học của chúng em đó! Hai dãy nhà hai tầng khang trang như hai cánh tay khổng lồ mà ở giữa là khu nhà Hiệu bộ, nơi làm việc của Ban Giám hiệu và phòng nghỉ giải lao của các thầy cô giáo. Lớp học với bảng đen, phấn trắng là người bạn thân thiết của chúng em, ngày ngày thầy cô vẫn bóng dáng quen thuộc đó với bảng với phấn đưa chúng em đến những chân trời tri thức.

Sẽ tiếp tục là một hành trình dài để khám phá và trải nghiệm những đổi thay của mỗi góc sân, khoảng trời, mỗi lớp học nhưng có một điều có lẽ không thay đổi, tình yêu với mỗi khoảnh khắc, mỗi ngôi trường của tuổi học trò. Trong em, có một tình yêu như thế với ngôi trường thân thương của mình.