ke ten cac may co don gian va neu loi ich cua tung loai
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết về những gương thiếu nhi Việt Nam anh hùng, bài thơ Lượm của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc nhất của nền thi ca kháng chiến.
Sau khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm, nhà thơ đã viết nên những vần thơ tuyệt đẹp ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh và phầm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc.
Hình ảnh Lượm bỗng "cao lớn" phi thường:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?.
Giữa mặt trận đạn bay vèo vèo, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, vụt qua. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì nó là mệnh lệnh chiến đấu. Câu thơ sợ chi hiểm nghèo? vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Người chiến sĩ nhỏ khác nào "một tiên đồng" đang dạo chơi trên đồng lúa trỗ đòng đòng. Từ láy "nhấp nhô" gợi tả một tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú liên lạc trên đường băng qua mặt trận đầy khói lửa:
Đường quê vắng vẻ
Lúa trỗ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng....
Nhà thơ như đang "nín thở" dõi theo. Và Lượm đã ngã xuống. Câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau. Hai câu cảm thán liên tiếp như tiếng nấc đau đớn cất lên:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!.
Lượm đã chiến đấu vì quê hương. Lượm đã hy sinh vì quê hương. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn nắm chặt bông lúa. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!.
Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi, mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi, chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang, là là nhịp cánh....”
1) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
a) Lao xao b) Vượt thác c) Cô Tô d) Sông nước Cà Mau
2) Tác giả đoạn văn trên là ai?
a) Nguyễn Tuân b) Duy Khán c) Tố Hữu d) Võ Quảng
3) Cảnh trên là một bức tranh như thế nào?
a) Bao la, bát ngát b) Hùng vĩ, tráng lệ
c) Duyên dáng, trữ tình d) Sâu thẳm, huyền bí
4) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn?
a) So sánh b) Nhân hóa c) Ẩn dụ d) Hoán dụ
5) Câu nào dưới đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là?
a) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh
c) Bồ Các là bác chim ri d) Tre là người bạn thân thiết của nhà nông
6) Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp?
a) Một b) Ba c) Năm d) Bốn
7) “Biển lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng”. Câu văn trên có bao nhiêu chủ ngữ, vị ngữ?
a) Một vị ngữ, nhiều chủ ngữ b) Một chủ ngữ, một vị ngữ
c) Một chủ ngữ, nhiều vị ngữ d) Hai chủ ngữ, hai vị ngữ
8) Bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” Minh Huệ đã kết hợp khéo léo các phương thức biểu đạt nào?
a) Kể- Biểu cảm b) Miêu tả- Kể c) Miêu tả- Nghị luận d) Miêu tả- Kể- Biểu cảm
9) Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào?
a) Tự tin, dũng cảm b) Hung hăng, xốc nổi
c) Tự phụ, kiêu căng d) Khệnh khạng, xem thường mọi người.
10) Ở vùng Cà Mau, người ta gọi tên đất, tên sông theo cách nào?
a) Theo những danh từ mỹ lệ b) Theo đặc điểm riêng biệt của đất, của sông
c) Theo thói quen trong đời sống; d) Theo cách của cha ông để lại
11) Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?
a) lâm thâm b) nằng nặc c) ngủ ngon d) đinh ninh
12) Dòng nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hoá?
a) Con sông thức tỉnh b) Miệng cười như thể hoa ngâu
c) Cả hội trường vỗ tay rào rào d) Chị ấy có một giọng nói rất ấm
II) Tự luận: 7 điểm
Câu 1 (2 điểm)
a) Chép lại hai khổ thơ đầu của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (1 điểm)
b) Bài thơ kể lại câu chuyện gì?
Câu 2 (5 điểm) Tả cơn mưa rào ở làng quê.
Bốn mùa trong đất trời, mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng không thể trộn lẫn. Mùa hạ đem đến cái nắng vàng chói chang, rực rỡ làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt. Mùa thu gợi nỗi buồn vẩn vơ trong lòng mỗi người khi từng chiếc lá hôm nào còn xanh nay đã lần lượt lìa cạnh. Mùa đông đến cùng cái rét cắt da cắt thịt nhưng cũng thú vị làm sao khi được ủ mình trong chăn ấm, ngồi bên bếp lửa hồng. Nhưng, có lẽ, trong vòng tuần hoàn bốn mùa ấy, chẳng ai là không yêu mùa xuân, không háo hức, mong đợi mỗi khi mùa xuân tới.
Mùa xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của thiên nhiên, là bước đánh dấu một chu kì sinh sôi nảy nở mới của vạn vật. Nàng xuân trong bộ cánh xinh đẹp mà cũng thật kiều diễm, thổi làn gió trong lành, tươi mát đánh thức đất trời sau giấc ngủ dài. Trên cành cây đã thấy những chiếc lá xanh mới nhú, thoát khỏi lớp vỏ xù xì để đưa tay hứng lấy những tia nắng ấm áp đầu tiên. Trong vườn, ngàn loài hoa đua nhau khoe sắc thắm, dẫu có xinh tươi đến mấy cũng phải e thẹn, ngại ngùng trước vẻ đẹp của nàng xuân. Những loài hoa ấy làm cho bức tranh xuân càng thêm phong phú và rực rỡ muôn màu. Bầu trời đã không còn xám xịt nữa mà cao xanh vời vợi. Vài cánh én chao nghiêng trong tiết xuân ôn hòa, ấm áp. Những chú chim cũng hót vang bài ca chào mùa xuân đến, góp vui vào không khí xuân đang rộn ràng, náo nức. Một dấu hiệu đặc trưng khác của mùa xuân là những cơn mưa bụi nhè nhè bay. Mưa giăng mắc trên từng lá cây, ngọn cỏ, trên bờ vai, mái tóc. Mưa làm cho vạn vật thêm tinh khôi, tươi mới, không gian thêm mờ ảo. Những cành đào, cành mai được tắm mưa xuân càng trở nên rực rỡ. Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội, người xưa vẫn thường nói: “Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Những tiếng trống giòn giã vang khắp không gian làm cho lòng người không khỏi bồi hồi, háo hức.
Con người đón chờ mùa xuân bằng tâm hồn rộng mở để hòa nhập với đất trời. Mùa xuân đem đến một khởi đầu mới, những niềm vui, hạnh phúc và may mắn mới. Đứng trước mùa xuân của đất trời, ta không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Ta cũng thấy tâm hồn mình như trẻ lại, bừng lên niềm tin tưởng, hi vọng vào một năm mới ngập tràn bình an, hạnh phúc. Mùa xuân cũng gắn với ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Trải qua một năm nhiều lo toan, vất vả, đây là dịp để mọi người sum họp, cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình ấm cúng.
Mùa xuân đến đã thổi bùng lên sức sống mới cho thiên nhiên và con người. Tạo hóa đã ban cho chúng ta một mùa xuân tươi đẹp, chúng ta lại càng phải trân trọng và nâng niu từng giọt mùa xuân đang rơi trên đôi tay.
Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân, hạ, thu, đông. Trong các mùa, em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn.
Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu. Trên trời xanh thoáng đãng, cánh én chao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc.
Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. Không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao.
Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả như tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian.
Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cúng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người.
Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đủ sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấp áp của mùa. Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.
Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp- dấu hiêu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng háng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ- nơi nằm giữa trung tâm thị trấn. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá! Quả thật nếu ai có dịp đến với phiên chợ thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây. Khu chợ có không khí vui tươi. Chợ họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng, những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khỏang 6 giờ sáng, chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương.
Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người khắp nơi đổ về đông vui như trẩy hội. Đối với trẻ thơ đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng chò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chon cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây dể phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: bút, thước, màu… Nhữg quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng … rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia súc, gia cầm. Những chú lợn con hồng hào đang kêu eng éc như đang nhớ mẹ. Những “bé” gà, “bé” vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Mấy chú chim đua nhau hót như muốn nói với mọi người: “Tôi hót thật hay đúng không?”. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào.Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan. Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê- nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại những ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.
Đầu làng tôi có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi.
Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cj già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.
Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.
Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.
Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương.
- Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời. Từ lúc bắt đầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diến biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:
- Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Đó là: Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.
-
-
-
-
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!!
Đầu tiên chỉ vì tính tinh nghịch của mình là thích trêu chọc và cà khịa với người khác, tiếp đó là muốn ra oai với Dế Choắt, tỏ rõ mình là người mạnh mẽ, không sợ bất cứ một ai, khoác loác, huênh hoang. Nhưng sau khi mụ cốc lên tiếng thì lại chui tọt vào hang. trước cái chết của bạn thì ân hận, nhận lỗi về mình và thấm thía bài học đường đời đầu tiên. Bài học này được thể hiện qua lời khuyên của Dế Choắt: " ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân"
Câu 1. Nhiệt độ của nước đang sôi:
A. 0oC B. 100oC C. 32oC D. 212oC
Câu 2. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào sau đây là đúng:
A. Rắn, lỏng, khí B. Lỏng, khí, rắn C. Khí, lỏng, rắn D. Rắn, khí, lỏng
Câu 3. Khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray vì:
A. Không thể hàn hai thanh ray được. B. Để lắp các thanh ray dễ dàng hơn
C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể dài ra. D. Vì chiều dài thanh ray không đổi.
Câu 4. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì:
A. Thể tích tăng. B. Thể tích giảm.
C. Thể tích không thay đổi. D. Khối lượng riêng giảm.
Câu 5. Khi nói về sự giãn nở vì nhiệt của các chất,câu kết luận không đúng:
A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Câu 6. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng:
A. đổi phương của lực kéo. B. thay đổi trọng lượng của vật.
C. tăng độ lớn của lực kéo. D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo
Câu 7. (2đ) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
a. Ròng rọc..................là ròng rọc chỉ ..............một trục cố định. Dùng ròng rọc ...............để đưa một vật lên cao chỉ có tác dụng thay đổi ............của lực.
b. Ròng rọc ...........là ròng rọc mà khi ta kéo dây thì không những ròng rọc quay mà còn...................cùng với vật. Dùng ròng rọc ...............để đưa một vật lên cao, ta được lợi .............về lực.
II. TỰ LUẬN: (5điểm)
Câu 1. (1,5đ) Giải thích vì sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng?
Câu 2. (2,5đ)
a. Em hãy nêu cấu tạo của nhiệt kế dùng chất lỏng?
b. Nêu ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế?
Câu 3. (1,0đ) Khi đun nóng một học sinh đã theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian và thu được kết quả sau:
- Từ phút 0 đến phút thứ 2 nhiệt độ của nước tăng từ 20oC đến 25oC
- Đến phút thứ 5 nhiệt độ của nước là 31oC
- Đến phút thứ 10 nhiệt độ của nước là 40oC
- Đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước là 45oC
Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước theo thời gian?
Họ và tên :................................. KIỂM TRA HỌC KỲ II
Lớp: 6.... MÔN: VẬT LÝ 6 (Thời gian 45 phút)
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
A. Ròng rọc cố định B. Ròng rọc động C. Mặt phẳng nghiêng D. Đòn bẩy
Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí B. Rắn, khí, lỏng C. Khí, lỏng rắn D. Khí, rắn, lỏng
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng D. Cả khối lượng trọng lượng và thể tích đều tăng
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào nước B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu D. Đúc một cái chuông đồng
Câu 5: Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý, người ta phải thực hiện các hoạt động nào sau đây:
a) Rút ra kết luận
b) Đưa ra dự đoán và tính chất của hiện tượng
c) Quan sát hiện tượng
d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán .
Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?
A. b, c, d, a B. d, c, b, a C. c, b, d, a . D. c, a, d, b
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (1,5 đ) Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng, khí?
Câu 2: (2đ) Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Tại sao phải làm như vậy?
Câu 3: (1,5 đ). Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Nhiệt độ nóng chảy là gì?
Câu 4: (2 đ) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:
Thời gian(phút) | 0 | 3 | 6 | 8 | 10 | 12 | 14 | 16 |
Nhiệt độ (oC) | -6 | -3 | 0 | 0 | 0 | 3 | 6 | 9 |
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
A | C | C | C | A | B |
TỰ LUẬN:
Câu 1: (1,5 đ)
- Giống nhau: Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi (0,5đ)
- Khác nhau: Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau (0,25đ)
Các chất khí nhác nhau nở vì nhiệt giống nhau (0,25đ)
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn (0,5đ)
Câu 2:
- Dùng nhiệt kế (0,5đ)
- Dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng (0,5đ)
- Ở bầu nhiệt kế (chỗ ống quản) có một chỗ bị thắt lại. Ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể (1 đ)
Câu 3:
- Sự chuyển một chất từ thể Rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy (0,5đ)
- Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc (0,5đ)
- Mỗi chất đều nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ ấy gọi là Nhiệt độ nóng chảy (0,5đ)
Câu 4: a) (1 đ)
b) (1 đ) Từ phút 0 đến phút thứ 3: Nhiệt độ của nước tăng từ -6oC đến -3oC. Nước đang ở thể rắn
- Từ phút 6 đến phút thứ 10: Nhiệt độ của nước ở 0oC. Nước đang ở thể rắn và lỏng.
- Từ phút 12 đến phút thứ 16: Nhiệt độ của nước tăng từ 3oC đến 9oC. Nước đang ở thể lỏng.
Sau một ngày lao động và làm việc hăng say và mệt mỏi thì bữa cơm tối là thời gian sum họp hiếm hoi của mỗi gia đình, đặc biệt là ở thành phố. Gia đình là nơi ta tìm về sau những áp lực và khó khăn trong cuộc sống, chỉ có gia đình mới có thể thấu hiểu và sẻ chia cùng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Bữa cơm chính là thời gian sum họp lý tưởng nhất của mỗi gia đình, bởi sau khi đi làm về bố thì tắm rửa sau đó giúp mẹ cất đặt quần áo, mẹ thì đi chợ về nấu cơm, còn em và anh trai sau khi tan học thì giúp bố mẹ lau dọn nhà cửa, đúng 7 giờ tối thì nhà em bắt đầu dùng cơm tối.
Đây là thời gian vàng để mỗi người trong gia đình cùng bày tỏ và chia sẻ những khó khăn của nhau trong cuộc sống, bố thì thường kể hôm nay công ty nhiều việc, áp lực doanh số khiến bố nhiều lúc cảm thấy chán nản và bất lực nhưng khi được nói ra cho gia đình cùng hiểu thì bố lại cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn rất nhiều. Mẹ là giáo viên vì thế lúc nào cũng mang trong mình nỗi trăn trở về việc học hành của học sinh và hoàn cảnh của từng em. còn anh trai thì mới ra trường công việc chưa thật sự ổn định nên nhiều lúc em thấy anh buồn và mang nhiều tâm sự, em thì thì thường kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện ở trên lớp kể cả vui hay buồn. Mọi người đều thông cảm và động viên nhau cùng cố gắng, bữa cơm cứ thế trôi qua trong tiếng cười vui vẻ của các thành viên trong gia đình.
Gia đình em thường sum họp gia đình như thế đấy, kể cho nhau nghe biết bao những thăng trầm và biến cố trong cuộc sống, không cho phép ai được gục ngã, luôn hy vọng và tin tưởng vào ngày mai tươi sáng
Sau một ngày lao động và làm việc hăng say và mệt mỏi thì bữa cơm tối là thời gian sum họp hiếm hoi của mỗi gia đình, đặc biệt là ở thành phố. Gia đình là nơi ta tìm về sau những áp lực và khó khăn trong cuộc sống, chỉ có gia đình mới có thể thấu hiểu và sẻ chia cùng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Bữa cơm chính là thời gian sum họp lý tưởng nhất của mỗi gia đình, bởi sau khi đi làm về bố thì tắm rửa sau đó giúp mẹ cất đặt quần áo, mẹ thì đi chợ về nấu cơm, còn em và anh trai sau khi tan học thì giúp bố mẹ lau dọn nhà cửa, đúng 7 giờ tối thì nhà em bắt đầu dùng cơm tối.
Đây là thời gian vàng để mỗi người trong gia đình cùng bày tỏ và chia sẻ những khó khăn của nhau trong cuộc sống, bố thì thường kể hôm nay công ty nhiều việc, áp lực doanh số khiến bố nhiều lúc cảm thấy chán nản và bất lực nhưng khi được nói ra cho gia đình cùng hiểu thì bố lại cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn rất nhiều. Mẹ là giáo viên vì thế lúc nào cũng mang trong mình nỗi trăn trở về việc học hành của học sinh và hoàn cảnh của từng em. còn anh trai thì mới ra trường công việc chưa thật sự ổn định nên nhiều lúc em thấy anh buồn và mang nhiều tâm sự, em thì thì thường kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện ở trên lớp kể cả vui hay buồn. Mọi người đều thông cảm và động viên nhau cùng cố gắng, bữa cơm cứ thế trôi qua trong tiếng cười vui vẻ của các thành viên trong gia đình.
Gia đình em thường sum họp gia đình như thế đấy, kể cho nhau nghe biết bao những thăng trầm và biến cố trong cuộc sống, không cho phép ai được gục ngã, luôn hy vọng và tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.
Ba loại máy cơ đơn giản đã học là: đòn bẩy; ròng rọc; mặt phẳng nghiêng.
Công dụng:
- Đòn bẩy: -Tác dụng của đòn bấy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật
đòn bấy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa 1 vật lên cao ta tác dụng vào vật 1 lực hướng từ trên xuống
Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Cụ thể, khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật .
- Ròng rọc: -Tác dụng của ròng rọc:
+ ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp
+ ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- Mặt phẳng nghiêng: -tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực .
Trả lời:
- Có 3 loại máy cơ đơn giản là: đòn bẩy, ròng rọc, mặt phẳng nghiêng.