Tả em bé trai khoảng 4 đến 5 tuổi . Ai làm được mình tik cho 🙏
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em rất thích tìm hiểu về các loài động vật, đặc biệt là những loài động vật hoang dã. Em luôn mong muốn có dịp được tận mắt quan sát chúng. Mẹ em vốn là người rất tâm lí, thấy em muốn tìm hiểu về động vật để có nhiều kiến thức hơn nên mẹ hay cho em đi đây đi đó để có dịp quan sát. Thỉnh thoảng, mẹ cho em đi vườn thú để có thể nhìn thấy loài hổ ngoài đời thực. Ở đây, em đã được quan sát một con hổ to thật là to.
Vừa nhìn thấy con hổ, em đã reo lên thích thú. Quả thực chú hổ này nhìn vô cùng oai phong, nó rất có dáng vẻ của bậc chúa tể sơn lâm. Chú hổ này được nhốt riêng ở một cái chuồng sắt lớn. Trong đó còn có cả hòn giả sơn và suối nước chạy vòng quanh. Bên suối là hai ba cái cây tự nhiên để làm nơi cho hổ dạo chơi. Con hổ mà em được quan sát là giống hổ Đông Dương. Đó là một con hổ đã trưởng thành. Nhìn nó thật dũng mãnh và cường tráng. Thậm chí còn hơi hung dữ. Nó cao chừng gần một mét, nặng tầm gần một trăm ki-lô-gam.
Chú hổ có bộ lông màu vàng trên đó xen kẽ những vằn đen chạy song song rất đều nhau. Ngay cả lông ở đuôi chú ta cũng thế. Đuôi của nó cũng rất dài, dáng vẻ uyển chuyển. Đầu chú ta tròn và lớn hơn quả bí ngô. Hai tai như hai lá đa vểnh lên nhìn rất oai phong. Khuôn mặt chú ta nhìn rất dữ tợn, toát lên phong thái của bậc chúa tể sơn lâm. Đôi mắt tròn, sắc nhọn và sáng quắc, chính đôi mắt ấy đã tạo ra nỗi khiếp sợ và kính nể của muôn loài dành cho nó. Cái mũi to, khuôn miệng rộng khi ngáp để lộ ra đôi hàm răng nhọn hoắt và sáng loáng. Hai bên miệng còn có nhiều ria mép màu đen, chắc là rất cứng. Nhìn cả người chú ta nở nang những bắp thịt rắn chắc, bốn chân cao to, dưới bàn chân có những nệm thịt rất lớn. Em đặc biệt chú ý tới bộ móng vuốt của chú ta, nó vô cùng sắc nhọn, dài và cứng. Đó chắc hẳn là công cụ đắc lực để tìm và đoạt lấy thức ăn.
Em thấy hổ đi lại lòng vòng trong chuồng. Chốc chốc chú ta lại nhảy phốc lên hòn giả sơn như muốn tìm gì đó. Thỉnh thoảng hổ gầm lên mấy tiếng rồi lại quay về bên gốc cây quen thuộc của mình. Em nghĩ chắc là hổ đang nhớ núi rừng quê hương của nó. Một lát, em thấy cô nhân viên chăm sóc đến cho hổ ăn. Từng tảng lớn thịt lợn và thịt bò được mang vào trong. Hổ nhảy phốc đến, dùng chân vồ mồi rồi dùng hàm răng sắc nhọn xé thịt ăn ngon lành. Rồi nó ra suối uống nước và nằm thiu thiu ngủ.
Được tận mắt quan sát hình dáng và hoạt động của con hổ khiến em rất vui. Em như hiểu thêm được phần nào cuộc sống của những loài thú dữ. Em cũng hiểu được tầm quan trọng của việc phải bảo vệ những loài động vật hoang dã và quý hiếm mà hổ là một ví dụ. Em mong mình sẽ có dịp được đi nhiều nơi để quan sát và tìm hiểu nhiều loài động vật hơn nữa.
Thứ bảy tuần vừa qua em và các bạn cùng lớp được cô giáo dẫn đi tham quan sở thú, em rất vui vì được nhìn thấy rất nhiều những con vật. Trong đó, con vật mà em rất yêu thích, đó là con hổ.
Con hổ rất to lớn và có một bộ lông màu đỏ cam vằn đen trông rất đẹp. Con hổ có hai cái tai nhỏ xinh trên đầu, đôi mắt tròn, màu xanh lục như hai viên bi ve, hàm răng trắng, nhọn, khi nó nhe ra trông rất đáng sợ, nhưng nó chỉ nhe răng dữ tợn khi uy hiếp đối thủ của nó và khi nó đi săn mồi. Con hổ có bốn chân với những móng vuốt rất nhọn và sắc, khi đi săn mồi nó có thể chạy rất nhanh và dùng móng vuốt của mình để tấn công con mồi.
Ấn tượng của em về con hổ, đó là một con vật hung dữ và đáng sợ. Mỗi khi xem chương trình thế giới động vật, thấy con hổ dình mồi em rất sợ và cũng không thích con hổ, vì nó rất dữ tợn, nhưng khi đi vào sở thú thì em thấy chú hổ này rất hiền lành, ngoan ngoan, chỉ nằm lim dim một chỗ dưới bóng cây râm, con khác thì đi lại chậm chậm quanh chuồng, dáng đi rất bệ vệ, oai phong như chúa sơn lâm của muôn loài, nó đưa đôi mắt nhìn chúng em, nhưng không hề đáng sợ như em nghĩ.
Lúc đầu em rất sợ không dám lại gần chuồng hổ vì sợ nó nhảy ra khỏi chuồng, nhưng khi thấy chú hổ đi lại ngoan ngoãn trong chuồng chứ không phải bộ dạng hung dữ như trên ti vi thì em đỡ sợ hơn, đến gần chuồng hơn để nhìn rõ hơn. Những chú hổ rất thân thiện, không nhảy ra khỏi chuồng, cũng không tấn công tranh giành nhau, khi được người ở trong sở thú cho ăn thì cũng không tranh giành mà chỉ lặng lẽ ăn, mỗi con ăn ở một góc.
Em tuy vẫn rất sợ những chú hổ hung dữ nhưng qua chuyến thăm sở thú lần này em đã đỡ sợ hơn, em thấy những chú hổ này cũng rất đáng yêu và hài hòa. Em và các bạn đã rất vui vẻ, nhiều bạn cũng giống như em, thấy những chú hổ không còn quá đáng sợ như lúc ban đầu nữa.Nếu có dịp khác, em vẫn muốn cùng các bạn đi chơi sở thú, quay lại thăm những chú hổ đáng yêu.
Vì em có bố và mẹ là người VN.
Vì em có mẹ là người VN, bố là người nước ngoài
( Tiếp đổi chữ mẹ thành chữ bố)
Vì (...) bị bỏ rơi ở VN
nếu thiếu tự tìm
Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất , nêu người hay sự vật làm chủ sự việc trong câu. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi :Ai ? Cái gì ? Con gì ? Việc gì ? Sự vật gì ?
Phần nhiều danh từ và đại từ (xem phần nói rõ thêm *) giữ chức vụ chủ ngữ. Các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ ( gọi chung là thuật từ ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ.
Vị ngữ là bộ phận thứ hai nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm … của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ; có thể dùng trả lời câu hỏi : Làm gì ? Như thế nào ? Là gì ?
+ Vị ngữ có thể là một từ.
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Câu 1: Bài văn Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn?
Trả lời:
Bài văn chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 : Từ đầu đến: “nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội”: Cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “dẻo dai, vững chắc”: Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.
Câu 2: Em biết được điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình lùm cầu! So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn đọc thêm (SGK) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm vể qui mô và tính chất của cầu Long Biên?
Trả lời:
* Đoạn văn cho biết những thông tin tương đối cụ thể về cầu Long Biên:
- Tên gọi đầu tiên là “ cầu Đu me năm 1945 được đổi tên là cầu Long Biên.
- Qui mô của cầu: + Dài 2290 mét
+ Nặng 17 nghìn tấn.
- Là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Về kĩ thuật: là thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt.
- Nó được xây dựng bằng mồ hôi và xương máu của hàng nghìn người dân phu Việt Nam bị chết do bàn tay thực dân Pháp.
* So với cầu Thăng Long và cầu Chương Dương (ở phần đọc thêm) thì qui mô và tính chất hiện đại của cầu Long Biên không bằng, nhưng xét về kĩ thuật thì cầu Long Biên được coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt lúc bấy giờ
ko lảng lách đánh võng
ko đi xe hàng 3,hàng 4
ko chở hàng cồng kềnh
ko vượt đền đỏ
ko đi ngược chiều
nhiều lắm,mk viết từng này thui nha!
a) để A là phân số suy ra n-3 khác 0 suy ra n khác 3
b) để A thuộc Z thì n+1 phải chia hết cho n-3.
n+1=n-3+4 chia hết cho n-3 suy ra 4 phải chia hết cho n-3 suy ra n-3 thuộc Ư(4)={+-1,+-2,+-4}
n-3=1 suy ra n=4
n-3=-1 suy ra n=2
n-3=2 suy ra n = 5
n-3=-2 suy ra n=1
n-3 =4 suy ra n=7
n-3=-4 suy ra n=-1. vậy n={4,2,5,1,7,-1}
I . Phần trắc nghiệm
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng hoặc ghép đôi.
Những động tác thả sào rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt,quai hàm bạnh ra ,cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ…
1 : Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?
A.Biểu cảm. B. Tự sự
C.Miêu tả D.Nghị luận
2 : Ngôi kể trong đoạn văn?
A.Thứ 3 B. Thứ 2 C. Thứ nhất D.Thứ nhất số nhiều
3 : Trong đoạn văn tác giả dùng phép so sánh mấy lần?
A . Một lần B. Hai lần C. Ba lần D. Bốn lần
4 : Trong câu “ Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ…” có mấy cụm danh từ?
A . Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Bốn cụm
5. Ghép tên phép tu từ ở cột A với khái niệm tương ứng ở cột B
A | B | |
1. So sánh | a. là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người. | |
2. Nhân hóa | b. gọi tên sự vật,hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó. | |
3. Ẩn dụ | c. là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, | |
4. Hoán dụ | d. là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. | |
e. gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. |
II. Phần tự luận
1: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng?
” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
2: Hãy tả lại quang cảnh khu phố (hoặc thôn xóm) em vào một ngày mùa đông giá lạnh.
Đây là trang wed https://123doc.org/document/409022-de-kiem-tra-tieng-viet-lop-6-hkii.htm
Ko dùng tài liệu
Bạn có thể tham khảo:
Bống là em gái nhỏ dễ thương nhất mà em từng biết.
Trông bé không khác gì một thiên thần nhỏ. Bống có thân hình mập mạp, tròn trịa. Da Bống trắng hồng, mịn màng lắm, Nhìn bé, ai cũng muốn ôm lấy mà thơm, mà nựng lên đôi má phúng phính lúc nào cũng thơm thơm mùi sữa. Cặp mắt Bống to, tròn, sáng như hòn bi ve. Mái tóc hơi nâu nâu, xoăn tít, giống bố như tạc. Cái mũi bé hơi cao còn đôi môi thì lúc nào cũng đỏ mọng như được tô son. Bé thích nhất là chơi trò đóng giả làm cô Tiên. Những lúc đó, Bống dược mặc váy trắng tinh, đi giày búp bê màu hông phấn và được chị Cún tết tóc hai bên, buộc nơ màu hồng trông rất xinh. Bống rất hay xấu hổ. Mỗi khi được khen, bé thường chạy ra ôm chầm lấy mẹ, dụi đầu vào lòng mẹ, không chịu buông. Mặt bé lúc đó đỏ bừng trông rất đáng yêu. Bống rất thích vẽ và vẽ cũng rất đẹp. Mẹ mua cho bé hẳn một quyển vở và một hộp chì màu mới cứng. Bống thích lắm. Mỗi tối, Bống thường ngồi vào bàn “học bài” rất chăm chỉ. Bống vẽ được rất nhiều tranh: có bức cả nhà đang đi chơi công viên, có bức lại vẽ chị Cún đang múa hát. Lắm lúc cả chú mèo mun đang ngủ cũng trở thành nhân vật cho hoạ sĩ nhí thể hiện. Bống ước mơ sau này trở thành một hoạ sĩ tài ba, vẽ thật nhiều tranh, tranh nào cũng thật đẹp để tặng ông bà, bố mẹ và cả chị Cún nữa.
Bống thật đáng yêu.