VĂN BẢN “CỔNG TRƯỜNG MỞ RA”
ĐỀ SỐ 1:
Phần I. Đọc - hiểu
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
(Trích Cổng trường mở ra, Lí Lan)
Câu 1. Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên.
Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3. Theo em "thế giới kì diệu" đó là gì?
Câu 4. Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
Phần II. Làm văn :
Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“… Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào …”
(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).
a. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên.
b. Tìm các từ láy trong đoạn văn. Phân tích tác dụng của các từ láy trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn.
c. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu trong câu văn: Cái ấn tượng khắc sâu
mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ
muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.
d. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản.
e. Viết đoạn văn, nêu suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người.
VĂN BẢN “CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ”
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều, tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ...
a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
c. Từ “tôi” trong đoạn trích trên chỉ ai?
d. Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên?
e. Tìm từ đồng nghĩa với từ “giận dữ”?
g. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4B. Cô giáo
Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp. Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi em bật lên khóc thút thít.
a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
c. Từ “chúng tôi” trong đoạn trích trên chỉ những ai?
d. Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên?
e. Từ “sân trường” là từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
g. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Đố vui: Khi bạn đi trên đường chẳng may bạn va chạm vào một bạn đi xe đạp. Hỏi bạn muốn chọn đáp án nào? ( Tuỳ đáp án của bạn nhá, chỉ chọn 1)
a) Hét một câu thật lớn: " Đi không chịu nhìn đường à".
b) Cõng bạn đến trường và bảo người khác mang xe đạp.
c) Gọi cấp cứu đến để trở bạn đến bệnh viện.
d) Bỏ mặc bạn ấy đi.
e) Khóc oà lên.
f) Bảo bạn ấy là nhà ở đâu và khi về đến nhà bạn ấy thì bảo mẹ bạn ấy xin nghỉ học.
c) Gọi cấp cứu đẻ trở bạn ấy đén bệnh viện