-các bạn xem bộ phim dáng hình thanh âm và nêu cảm nhận về bộ phim này như thế nào?
-bạn yêu hay ghét nhân vật nào ?
-câu chuyện trong bộ phim có liên hệ j với cuộc sống của các bạn ko ?
-hãy đặt mk vào vị trí của từng nhân vật và suy nghĩ mk sẽ làm j nếu rơi vào tình huống như bộ phim :))))
GIÚP MK NHA ><
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Truyện “Tấm Cám” kể về nhân vật chính là Tấm, một cô gái hiền lành, xinh đẹp. Cha mẹ mất sớm, Tấm phải ở với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám.
Một hôm, dì ghẻ cho mỗi chị em một chiếc giỏ, sai đi bắt tép và hứa ai bắt nhiều hơn sẽ được thưởng một chiếc yếm đào. Tấm chăm chỉ, chẳng mấy chốc mà gió đã đầy tôm tép. Cám cả buổi chỉ mải rong chơi nên chẳng bắt được con nào. Đến chiều, Cám lừa Tấm lội xuống ao tắm gội, rồi trút hết tôm tép sang giỏ của mình và đem về nhận chiếc yếm đào.
Khi Tấm lên bờ thì chỉ còn chiếc giỏ không. Tấm khóc, Bụt hiện lên bảo Tấm nhìn vào trong gió xem có thấy gì không. Tấm nhìn vào thì thấy có con cá bống. Tấm đem cá bống về nuôi, ngày cho ăn. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để bắt cá lên giết thịt. Tấm trở về không thấy cá bống đâu, liền khóc lóc. Bụt hiện lên bảo Tấm lấy xương cá bống bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn vào bốn chân giường.
Ít lâu sau, vua mở hội, mẹ con Cám sắm sắm sửa quần áo đẹp để đi chơi hội. Mụ dì ghẻ tìm cách không cho Tấm dự hội. Mụ ta lấy thóc và gạo trộn lẫn với nhau, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi hội. Tấm không biết làm thế nào chỉ ngồi khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp và bảo Tấm đào bốn chiếc lọ ở chân giường lên. Bốn chiếc lọ biến thành quần áo đẹp giúp Tấm đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài xuống nước. Khi ngựa của vua đi ngang qua cứ đứng lại không chịu đi tiếp. Vua sai người xuống nước thì thấy chiếc hài. Vua truyền lệnh aai đi vừa hài sẽ được làm vợ vua. Mọi người đều đến thử nhưng không ai vừa. Tới lượt Tấm thì chiếc hài vừa như in. Tấm được vua đưa vào cung làm hoàng hậu.
Đến ngày giỗ cha, nàng xin về nhà. Dì ghẻ lập mưu giết tâm và đưa Cám vào thay. Lại nói Tấm sau khi chết hóa thành chim vàng anh bay đến cung vua. Vua ngày ngày say mê vàng anh khiến cám ghen tức. Nhân cơ hội, Cám giết chết vàng anh và vứt lông ra sau vườn. Từ chỗ lông ấy mọc lên một cây xoan đào.Vua đi qua thấy cây xoan đào toả bóng mát liền sai lính mắc võng ở đây. Cám thấy vậy liền chặt cây xoan đào làm khung cửi để dệt áo cho vua. Lúc Cám dệt vải, nghe thấy tiếng kêu của khung cửu giống tiếng Tấm, hoảng sợ liền đốt khung cửi đem tro đổ ra ngoài cung. Từ chỗ đó mọc lên một cây thị, lớn lên, cả cây chỉ có một quả duy nhất. Có bà lão đi qua thấy quả thị liền bào: “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Từ ngày có quả thị trong nhà, bà lão thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất lạ thường. Bà quyết tâm tìm ra nguyên nhân và phát hiện ra Tấm. Bà xé nát vỏ thì và bảo Tấm ở hẳn với bà.
Một hôm, nhà vua đi ngang qua, thấy hàng nước liền ghé vào nghỉ ngơi. Vua nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng liền ngạc nhiên hỏi bà lão: “Trầu này ai têm?”. Bà lão nói rằng trầu do con gái mình têm và gọi Tấm ra. Vua nhận ra vợ mình thì vô cùng hạnh phúc liền rước Tấm vào cung. Cám thấy chị trở về xinh đẹp hơn xưa liền tò mò hỏi chị. Tấm chỉ cho Cám cách tắm nước sôi để tránh hơn. Cám làm theo và chết bỏng. Dì ghẻ nghe tin cũng uất ức mà chết theo.
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm vốn hiền lành, xinh đẹp lại chăm chỉ. Cha mẹ mất sớm, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và Cám. Mọi công việc trong nhà đều đến tay nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi, tìm cách hãm hại.
Một hôm nọ, dì ghẻ đưa cho hai chị em một cái giỏ và bảo rằng: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”. Tấm làm việc chăm chỉ để lấy được chiếc yếm. Còn Cám chỉ mải chơi nên đến cuối buổi chẳng bắt được gì. Cám bèn lừa nói với Tấm rằng: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tấm nghe lời Cám, đến khi lên bờ, nhìn vào rổ thì không còn thấy tôm tép đâu. Tấm chỉ biết ngồi khóc. Bỗng nhiên, Bụt hiện lên bảo Tấm rằng hãy nhìn vào trong gió xem có thấy gì không. Thì ra, trong giỏ vẫn còn một con cá bống. Tấm đem cá bống về nuôi, ngày ngày cho ăn. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để bắt lên giết thịt. Tấm trở về không thấy cá bống đâu, liền bật khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm lấy xương cá bống bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn vào bốn chân giường. Ít lâu sau, vua mở hội, mẹ con Cám sắm sắm sửa quần áo đẹp để đi chơi hội. Dì ghẻ không cho Tấm đi, mụ nghĩ ra cách lấy thóc và gạo trộn lẫn với nhau, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi. Tấm không biết làm thế nào lại ngồi khóc. Bụt lại hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp. Chim sẻ nhặt một thoáng đã xong. Sau đó, Bụt liền bảo Tấm đào bốn chiếc lọ ở bốn chân giường lên. Bốn chiếc lọ biến thành quần áo đẹp giúp Tấm đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài xuống nước. Khi ngựa của vua đi ngang qua cứ đứng lại không chịu đi tiếp. Vua sai người xuống nước thì thấy chiếc hài. Vua truyền lệnh cho toàn dân ai đi vừa hài sẽ được làm vợ vua. Tấm đi vừa đôi hài và trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì bị mẹ con Cám bày kế giết chết. Tấm chết đi lần lượt hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, cuối cùng trở lại làm người sống cùng bà hàng nước. Một hôm, vua tình cờ đi quá liền ghé vào hàng nước. Nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng liền dò hỏi bà. Cuối cùng, vua và Tấm đã được đoàn tụ.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Bạn tham khảo nhé :
Bài ca dao giới thiệu của chú tôi để cầu hôn cho chú tôi. Bức chân dung có mấy nét giễu cợt mỉa mai biếm họa: ngiện rượu, nghiện chè, lười biếng. Thông thường để giới thiệu được nhân duyên, người ta phải nói tốt, nói thuận ở đây thì ngược lại. Bài ca dao dùng hình thức nói ngược để châm biến, giễu cợt chú tôi. Nói đến cô yếm đào chính là cách thể hiện sự đối lập với chú tôi, cô yếm đào tượng trưng cho cô gái trẻ, đẹp, chàng trai để xứng đáng với cô yếm đào phải là người có nhiều nết tốt, giỏi giang không phải là người như chú tôi có nhiều tật xấu. Với nghệ thuật ẩn dụ phóng đại, thể thơ lục bát bài ca dao chế giễu những người nghiện ngập và lười biếng. Hạng người này thời nào, nơi nào cũng có và cần phải phê phán.
Bài làm 1
Bài ca dao giới thiệu của chú tôi để cầu hôn cho chú tôi. Bức chân dung có mấy nét giễu cợt mỉa mai biếm họa: ngiện rượu, nghiện chè, lười biếng. Thông thường để giới thiệu được nhân duyên, người ta phải nói tốt, nói thuận ở đây thì ngược lại. Bài ca dao dùng hình thức nói ngược để châm biến, giễu cợt chú tôi. Nói đến cô yếm đào chính là cách thể hiện sự đối lập với chú tôi, cô yếm đào tượng trưng cho cô gái trẻ, đẹp, chàng trai để xứng đáng với cô yếm đào phải là người có nhiều nết tốt, giỏi giang không phải là người như chú tôi có nhiều tật xấu. Với nghệ thuật ẩn dụ phóng đại, thể thơ lục bát bài ca dao chế giễu những người nghiện ngập và lười biếng. Hạng người này thời nào, nơi nào cũng có và cần phải phê phán.
Bài làm 2
Những chi tiết trong bài ca dao đều nêu lên rất rõ tính cách của nhân vật chú tôi. Con cò đã giới thiệu chân dung chú của nó để cầu hôn với cô yếm đào. Đáng lẽ việc nhân duyên phải nói cái gì tốt đẹp về người đó, nhưng hình ảnh chú tôi lại rất lười biếng, hay tửu hay tăm nghĩa là nát rượu, hay nước chè đặc. Ngày chỉ mong trời mưa để khỏi đi làm cho mệt, tối về thì ước đêm thật dài để ngủ đã đời. Hay nghĩa là "giỏi" nhưng giỏi rượu chè, giỏi ngủ thì chả ai khen. Cô yếm đào ám chỉ một cô gái rất xinh đẹp, chăm chỉ thì chàng trai cũng phải có tính cách cần cù, tài giỏi, siêng chứ ko như "chú tôi", thế thì nhân vật chú tôi có xứng đáng như vậy không? Vì thế, tác giả đã dùng lối nói giễu cợt, mỉa mai, châm biếm những hạng người nghiện ngập, siêng ăn thì nhác làm. Hạng người này có nhiều và ở đâu cũng có. Qua bài ca dao này, tác giả muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng muốn thành công thì phải cần cù lao động, chăm chỉ. Đó là chìa khóa giúp ta tìm được sự sung túc, no ấm và hạnh phúc.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
a. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về mùa xuân và phong cảnh mùa xuân.
- Gợi ý: Mỗi năm có bốn mùa xuân - hạ - thu - đông luân phiên nhau đóng giữ nhân gian. Thiên nhiên, đất trời cũng theo đó mà thay đổi. Mỗi mùa lại đem đến một cảnh sắc với vẻ đẹp riêng. Nhưng với em, đất trời này đẹp nhất chính là khi bước vào mùa xuân.
b. Thân bài
- Giới thiệu chung về mùa xuân:
- Mùa xuân kéo dài trong bao lâu? Thường bắt đầu từ lúc nào?
- Khi chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì đất trời có những dấu hiệu, biến chuyển gì đặc biệt?
- Thiên nhiên mùa xuân:
- Bầu trời trở nên trong xanh, cao hơn
- Không khí trở nên có phần ấm áp hơn, nắng ấm cũng nhiều hơn
- Những loài chim bay đi tránh rét lũ lượt kéo về từng đàn
- Các loài động vật ngủ đông cũng lục tục thức dậy, đón mùa xuân về
- Các loài cây thi nhau đâm chồi, nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc thắm
- Bắt đầu xuất hiện những cơn mưa xuân lất phất trong tiết trời se lạnh của mùa xuân
- Con người trong mùa xuân:
- Mọi người vui vẻ, nô nức chào mùa xuân đến
- Đường phố, nhà cửa, hàng quán… được trang hoàng rực rỡ để chào năm mới
- Các hoạt động chào xuân được tổ chức nhiều, đông vui tấp nập
- Ý nghĩa của mùa xuân:
- Là khởi đầu mới của một năm, đem đến cho con người ta hi vọng về năm mới may mắn
- Đem đến sự sống cho thiên nhiên, cây cỏ
- Đem đến những sum vầy, đoàn tụ và hạnh phúc cho con người vào dịp Tết
c. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân đối với thiên nhiên và con người
- Nhấn mạnh lần nữa ý nghĩa, vai trò không thể thiếu của mùa xuân
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)