K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2021

1) Mở bài

  • Vùng biển em định tả ở đâu? (miền Bắc, Trung hay miền Nam).
  • Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch – hay có thể chọn tả vùng biển quê em).

(2) Thân bài

– Tả bao quát:

+ Bờ biển trải dài ngút tầm mắt.

+ Một không gian mênh mông, ngút ngàn là nước, nước xanh trong…

Tả chi tiết:

+ Buổi sáng: Nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.

+ Buổi trưa: Nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.

+ Buổi chiều: Nước biển có màu xanh dương đậm.

+ Chiều tà: Nước biển đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan xa mãi.

+ Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít.

+ Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa.

+ Rặng phi lao trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát.

– Ích lợi của biển:

+ Thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến du lịch, tham quan, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.

+ Là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng.

(3) Kết luận

  • Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển.
  • Em làm gì để giúp vùng biển thêm giàu đẹp? (Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi).
26 tháng 9 2021

Bạn tham khảo:

Quê hương là nơi nuôi dưỡng ta khôn lớn, từ thuở nằm nôi ta đã được nghe mẹ hát những bài ca dạy ta yêu quê. Nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, em không chỉ yêu mà còn tự hào vì nơi đó có con sông Hương đẹp say lòng người.

Dòng sông Hương khởi nguồn từ dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, mang cái thơ mộng, thanh trong về với Thừa Thiên- Huế. Hai bên bờ sông là những hàng cây lâu năm như phượng, bằng lăng, bàng... Khi xuân tới, tất cả cùng trổ ra những búp non xanh mơn mởn, nhựa sống như tràn ra mọi ngóc ngách quanh sông. Hè về, những cây phượng nở hoa đỏ cả một góc, bằng lăng cũng tím cả một trời. Hai màu tím, đỏ kết hợp với nhau, làm nền cho nhau khiến bờ sông rực rỡ, thu hút bao nhà nhiếp ảnh. Vào chiều thu, lá vàng khẽ rơi, trên các bãi cỏ ven sông, thấp thoáng một vài người câu cá và các cụ già đang cùng nhau chơi một ván cờ tướng, sông lúc ấy trông bình dị, hiền hòa lắm. Đông về, cây cối xác xơ, làn gió hanh lướt qua khẽ rung các cành khẳng khiu, nhưng trên lối đi, các cặp đôi vẫn nắm tay nhau, ngắm mặt sông phẳng lặng như gương khiến con sông đẹp, có sức sống hơn. Bờ sông đã đẹp, mặt sông càng đẹp hơn. Nước trong sông mùa nào cũng đầy ăm ắp, trong xanh và phẳng như mặt gương soi bóng bầu trời và khung cảnh ven sông. Lòng sông rộng, thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những gợn sóng lăn tăn xô đẩy nhau như chơi trò đuổi bắt tới tận bờ bên kia sông. Mùa đông, sông mang trên mình chiếc áo xám như bầu trời. Tới mùa xuân, chiếc áo ấy được thay bằng màu hồng thướt tha như tà áo của người thiếu nữ mới lớn, trông dịu dàng đằm thắm lắm. Khi hè về, bộ cánh của sông rực rỡ, trẻ trung như người con gái hồn nhiên, lơ đãng ngắm nhìn phố Huế thơ mộng. Thu về, chiếc áo xanh trong mà bầu trời mang tới cho sông khiến nó đẹp lạ. Dù là mùa nào đi chăng nữa, sông vẫn mềm mại như một dải lụa vắt ngang qua quê em. Sông Hương đẹp, đằm thắm như con người nơi xứ Huế mộng mơ này. Vì vậy mà mọi hoạt động của người dân ở đây đều mang nét hài hòa đặc trưng. Nhất là khi đi thuyền Rồng trên sông, nghe câu Nam Ai, Nam Bình, nghe nhịp phách tiền, đàn tranh,... Hay ngắm bầu trời vào đêm trăng sáng khi đang ngồi ven sông, và ngắm hoàng hôn trên chiếc cầu bắc qua sông... Những khi ấy tâm hồn em như hòa vào làm một với con sông. Em như nghe văng vẳng tiếng chuông chùa Thiên Mụ, tiếng lòng sông ngân nga những câu dặm, câu ca ngọt ngào,... Ngắm con sông quê trong một ngày chủ nhật, em chợt nhớ tới tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường, và các tác phẩm văn chương khác nữa viết về con sông Hương. Con sông quê đã đi vào những áng văn muôn đời bất hủ, cũng như là minh chứng cho vẻ đẹp vĩnh cửu của nó vậy.

Em rất yêu dòng sông Hương, đó là một cảnh đẹp làm nên nét đặc trưng của xứ Huế thân thương. Em sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để sau này thành công, đi muôn nơi, mang vẻ đẹp của dòng sông này tới mọi người.

26 tháng 9 2021

BPTT SO SÁNH NHA !!!

biện pháp so sánh câu (nền trời......)

26 tháng 9 2021

Trả lời :

Trong 2 cuộc kháng chiến, Tố Hữu đã sáng tác rất nhiều bài thơ để cổ vũ tinh thần cho chiến sỹ và nhân dân, gắn liền với suốt chiều dài lịch sử kháng chiến. Nổi tiếng nhất là những bài thơ như Việt BắcLượmHoan hô chiến sĩ Điện BiênViệt Nam máu và hoaTừ Cu-ba,...

Thơ Tố Hữu thanh đạm, dịu ngọt, thấm sâu vào tâm hồn mọi thế hệ, từ người "đã ngã xuống cánh rừng trai trẻ" hay "người đến với thơ ông suốt thời thơ ấu" (nhận xét của Nguyễn Khoa Điềm), được lưu giữ và phát huy như một sức mạnh tinh thần, một giá trị văn hóa tiềm ẩn trong con người thời đại Hồ Chí Minh.

~ HT ~

Trả lời:

*Hoàn cảnh cho mượn gươm:

Hoàn cảnh lịch sử : Nghĩa quân Lam sơn sang đánh chiếm nước ta.

- Ý nghĩa:

Cách Long Quân cho mượn gươm có ý nghĩa:

+ Gươm thần: Sức mạnh sông nước và rừng núi quy tụ, sức mạnh nhân dân.

+ “Thuận thiên”: Thuận theo ý trời, Lê Lợi là người lãnh đạo được trời chọn.

*Cách cho mượn gươm:

-Cách cho mượn gươm : Long quân không cho Lê Lợi  trực tiếp nhận thanh gươm. Lê Thận thả lưới được thanh gươm, gươm sáng rực hai chữ “Thuận thiên” khi Lê Lợi tới. Tra lưỡi gươm với chuôi gươm nạm ngọc vừa như in.

- Ý nghĩa:

Chuôi ở trên bờ, lưỡi ở dưới nước. Nó chứng tỏ tất cả đều đoàn kết chống giặc.

- Lưỡi gươm khắc chữ “thuận thiên” , tức cuộc kháng chiến của nhân dân là cuộc kháng chiến chống nghĩa, trên hợp ý trời dưới hợp lòng dân.

~HT~

26 tháng 9 2021

PHIẾU BÀI TẬP : LONG QUÂN CHO MƯỢN GƯƠM THẦN

- Hoàn cảnh cho mượn gươm:

+ Chi tiết: Giặc Minh đô hộ nước ta. Nghĩa quân Lam Sơn đã bùng dậy nhưng còn non yếu nên thua

+ Ý nghĩa: Mỗi bộ phận của gươm ở một nơi, khi ghép lại vừa như in, chứng tỏ sự nhất chí chống giặc của dân tộc ta.

- Cách cho mượn gươm:

+ Chi tiết: Lê Lợi không trực tiếp nhận được gươm thần mà người đánh cá Lê Thận kéo được lưỡi gươm. Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm rực sáng chữ " Thuận Thiên ".Lê Lợi tra chuôi gươm bắt được trên cành cây tra vào lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa in.

+ Ý nghĩa:

 Gươm thần: Sức mạnh của sông nước và rừng núi và sự đoàn kết của dân tộc

Thuận Thiên: Thuận theo ý trời , Lê Lợi là người lãnh đạo được trời chọn trước

26 tháng 9 2021
Long Quân cho mượn gươm thầnChi tiếtÝ  nghĩa
Hoàn cảnh cho mượn gươm 

 giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam

Giúp đỡ nhân dân ta giữ nước
Cách cho mượn gươm

Hồi ấy ở Thanh-hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ. Thận thả lưới ở một bến vắng như thường. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay bắt cá. Thận mới biết đó là một thanh sắt. Chàng vứt luôn xuống nước rồi lại thả câu ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba vẫn là thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận ghé mồi lửa lại nhìn xem. Bỗng chàng reo lên một mình:

- Ha ha! Một lưỡi gươm!

- Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng -> Sức mình cứu nước có ở khắp nơi
- Các bộ phận thanh gươm khép lại vừa như in -> nguyện vọng của dân tộc là nhất trí trên dưới một lòng, quyết tâm đánh giặc.
- Lê Thận dâng lưỡi gươm cho Lê Lợi là đề cao vai trò chủ tướng của Lê Lợi, trọng trách gánh vác giang sơn.
=> Gươm thần làm cho nhuệ khí của nghiã quân tăng lên gấp bội, đánh thắng giặc.
“Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt...
Đọc tiếp

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                                                (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là

Câu 2: Chỉ ra ngôi kể và tác dụng của được sử dụng ở đoạn văn ?

 Câu 3: Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

0
“Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai...
Đọc tiếp

“Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay. Cô gió kìa Cô gió kìa Cô gió ơi. Các bạn tầm xuân đua nhau gọi Cô đi đâu mà vội thế. Cô gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời Tôi còn vội đi giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi.”Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Trong đoạn văn trên em thấy có những nhân vật nào Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là Câu 2 Đoạn văn trên kể theo ngôi kể thứ mấy Nêu hiểu biết của em về ngôi kể đó.Câu 3 Chỉ ra từ láy trong đoạn văn trên Câu 4 Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc đoạn văn trên là gì Câu 5 Em đã từng làm việc gì đem lại niềm vui cho ai chưa Hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại ngắn gọn trải nghiệm ấy.

0
“Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai...
Đọc tiếp

Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay.

- Cô gió kìa!

Cô gió kìa!

Cô gió ơi. Các bạn tầm xuân đua nhau gọi

- Cô đi đâu mà vội thế. Cô gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời

- Tôi còn vội đi giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Trong đoạn văn trên em thấy có những nhân vật nào?

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là

Câu 2: Đoạn văn trên kể theo ngôi kể thứ mấy? Nêu hiểu biết của em về ngôi kể đó.

Câu 3: Chỉ ra từ láy trong đoạn văn trên?

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc đoạn văn trên là gì?

Câu 5: Em đã từng làm việc gì đem lại niềm vui cho ai chưa? Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại ngắn gọn trải nghiệm ấy.

0
“Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai...
Đọc tiếp

Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay.

- Cô gió kìa!

Cô gió kìa!

Cô gió ơi. Các bạn tầm xuân đua nhau gọi

- Cô đi đâu mà vội thế. Cô gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời

- Tôi còn vội đi giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Trong đoạn văn trên em thấy có những nhân vật nào?

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là

Câu 2: Đoạn văn trên kể theo ngôi kể thứ mấy? Nêu hiểu biết của em về ngôi kể đó.

Câu 3: Chỉ ra từ láy trong đoạn văn trên?

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc đoạn văn trên là gì?

Câu 5: Em đã từng làm việc gì đem lại niềm vui cho ai chưa? Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại ngắn gọn trải nghiệm ấy.

0