K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2024

What🤨

Tiếng mưa rơi lạnh lùng như những giọt nước mắt lạc lõng trên khuôn mặt của một người đang cô đơn. Trời tối đen như tâm hồn u tối của tôi, không một vì sao nào sáng lên để soi đường cho con người lạc lõng trong bóng tối. Người đàn ông ấy, cô đơn và bất lực trước số phận, đã từ bỏ tất cả để bảo vệ gia đình mình. Anh ấy đã hy sinh tất cả, ngay cả chính bản thân mình,...
Đọc tiếp

Tiếng mưa rơi lạnh lùng như những giọt nước mắt lạc lõng trên khuôn mặt của một người đang cô đơn. Trời tối đen như tâm hồn u tối của tôi, không một vì sao nào sáng lên để soi đường cho con người lạc lõng trong bóng tối.

Người đàn ông ấy, cô đơn và bất lực trước số phận, đã từ bỏ tất cả để bảo vệ gia đình mình. Anh ấy đã hy sinh tất cả, ngay cả chính bản thân mình, để giữ cho những người thân yêu được an toàn và hạnh phúc. Mỗi giọt mưa rơi, mỗi tiếng gió thổi qua là một lời hát thương nhớ về những kỷ niệm đẹp đã qua.

Nhưng nay, người đàn ông ấy đã mãi mãi ra đi, để lại bao nỗi đau và hối tiếc cho những người thân yêu. Con đường dẫn về nhà giờ đây chỉ còn là nơi hoang tàn, nơi những ký ức buồn chất chồng như những đống tro tàn sau cơn giông.

Câu hỏi ấy, tại sao? Tại sao một người có thể hy sinh tất cả vì người khác mà không cần đến một lời cảm ơn? Tại sao số phận lại tàn nhẫn đến vậy, lấy đi người mà ta yêu thương nhất?

Và bây giờ, giọt nước mắt của ai sẽ làm ướt đẫm màn đêm u tối này, khi họ nhớ về người đã ra đi, để lại những vết thương không bao giờ lành

3
18 tháng 11 2024

Beengaodet 

18 tháng 11 2024

Bài gì mà nổi cả da gà rồi 

 

27 tháng 2 2024

Các bạn cùng trả lời câu hỏi của SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT lớp 3 nhé . Hãy tăng cường học lên nào

3 tháng 3 2024

Từ hớn hở nhé 

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT  Đọc bài đọc sau và trả lời các câu hỏi. HỌC NGHỀ     Hè năm ấy, Va-li-a theo bố mẹ đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Va-li-a nghĩ: “Cô ấy thật xinh đẹp và dũng cảm!”. Và em mơ ước trở thành diễn viên phi ngựa.      Dịp may đã đến. Rạp xiếc cần tuyển diễn viên, Va-li-a xin bố mẹ...
Đọc tiếp

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 

Đọc bài đọc sau và trả lời các câu hỏi.

HỌC NGHỀ

    Hè năm ấy, Va-li-a theo bố mẹ đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Va-li-a nghĩ: “Cô ấy thật xinh đẹp và dũng cảm!”. Và em mơ ước trở thành diễn viên phi ngựa.

     Dịp may đã đến. Rạp xiếc cần tuyển diễn viên, Va-li-a xin bố mẹ ghi tên học. Em gặp ông giám đốc và nói:

    – Xin bác nhận cháu vào học tiết mục “Phi ngựa đánh đàn”!

    – Được!

    Ông giám đốc nhìn em cười:

    – Thế cháu biết phi ngựa chưa?

    – Dạ, chưa. Nhưng cháu rất thích và sẽ học được ạ.

    – Tốt! Bây giờ, cháu cầm cái chổi kia theo bác.

    Va-li-a theo ông giám đốc ra chuồng ngựa. Ông giám đốc nói:

    – Việc trước tiên của cháu là quét chuồng ngựa và làm quen với con ngựa này, bạn biểu diễn của cháu đấy.

    Va-li-a rất ngạc nhiên. Em suy nghĩ rồi cầm chổi quét phân và rác bẩn trên sân chuồng ngựa.

    Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa trong suốt thời gian học.

    Ông giám đốc gật đầu và bảo Va-li-a:

    – Công việc của diễn viên phi ngựa đánh đàn bắt đầu thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên...

    Về sau, Va-li-a trở thành một diễn viên như em hằng mong ước.

(Theo Tiếng Việt 3, 1985)

Câu 7. (1.0đ) Theo em, ở Va-li-a có điểm gì đáng học hỏi?

Câu 8. (1.0đ) Đặt một câu cảm về nhân vật Va-li-a hoặc giám đốc trong câu chuyện trên.

0
14 tháng 4 2024

Phú Thọ, ngày 14 tháng 4 năm 2024

Bảo thân nhớ!

Đã gần nửa năm kể từ ngày mình chuyển trường vào đây. Mình nhớ cậu và trường cũ lắm nên hôm nay mình viết thư thăm cậu, nhân tiện kể cho cậu nghe về tình hình lớp và trường mình hiện nay.

Cậu vẫn khỏe chứ? Vào năm học rồi và đã sắp kiểm tra học kì I rồi, chắc là cậu bận học lắm phải không? Sức khỏe của bố mẹ cậu thế nào? Mình đoán là năm ngoái cậu học tốt vậy, thế nào năm nay cậu cũng được bố thưởng cho chiếc xe đạp để đi học, phải không?

Dạo này mình mập và cao hơn. Nhà mình ở gần trường nên mình thường đi bộ. Trường học hiện tại rất gần biển. Lớp của mình có 36 bạn, đa số là học sinh khá. Lớp trưởng của mình là con gái, bạn ấy khá nghiêm khắc nên mình cũng thấy khá sợ. Sắp đến kỳ kiểm tra nên mình phải ôn bài thật kĩ, thỉnh thoảng còn phải nhờ bố giảng.

Thôi, mình dừng bút đây. Chúc cậu và gia đình luôn khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. Cậu nhớ nhanh chóng hồi âm nhé!

Bạn thân của Bảo

    Hán Quang An

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT  Đọc bài đọc sau và trả lời các câu hỏi. ​Quê ngoại      Làng Chùa là quê ngoại của Ki-a. Hiện tại Ki-a đang sống cùng gia đình tại Mỹ. Có một điều Ki-a không thể nào quên là ai ở đó cũng tươi cười và yêu quý em như người thân trong gia đình.      Mẹ của Ki-a kể khi mẹ còn nhỏ, cứ vào dịp nghỉ hè là mẹ lại...
Đọc tiếp

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 

Đọc bài đọc sau và trả lời các câu hỏi.

​Quê ngoại

     Làng Chùa là quê ngoại của Ki-a. Hiện tại Ki-a đang sống cùng gia đình tại Mỹ. Có một điều Ki-a không thể nào quên là ai ở đó cũng tươi cười và yêu quý em như người thân trong gia đình.

     Mẹ của Ki-a kể khi mẹ còn nhỏ, cứ vào dịp nghỉ hè là mẹ lại được ông ngoại đưa ra đê thả diều, lấy lá dứa dại làm những chiếc chong chóng và những chiếc kèn thổi vang trên mặt đê trong những chiều mùa hạ.

     Sau chuyến thăm quê ngoại trở về nước Mỹ, Ki-a cảm thấy mình thật giàu có vì có thêm một quê hương. Em kể cho các bạn biết mình vừa có một chuyến đi rất xa để đến một ngôi làng ở Việt Nam. Ngôi làng đó là quê ngoại của em đấy.

     Thi thoảng trong giấc ngủ, Ki-a lại mơ thấy mình đang ở quê ngoại. Tỉnh giấc, Ki-a chỉ muốn ngủ tiếp để lại nhìn thấy quê ngoại trong giấc mơ, được gặp những người làng Chùa, được ngắm cánh đồng, dòng sông và dãy núi tím xa. Thế mà có lúc thấy Ki-a tỉnh giấc trong đêm, mẹ không biết em vừa mơ về quê ngoại, lại bảo: “Cún con ngủ đi chứ!”. Những lúc như thế, Ki-a tự hỏi: “Mẹ có mơ về quê ngoại như mình không nhỉ?”.

(Theo Nguyễn Quang Thiều)

Câu 7. (1.0đ) Em học hỏi được gì từ bạn Ki-a trong bài đọc trên?

Câu 8. (1.0đ) Tìm trong bài đọc trên câu văn sử dụng biện pháp so sánh.

0
I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu.   Anh đom đóm​       (Trích) Mặt Trời gác núi Bóng tối lan dần, Anh đóm chuyên cần Lên đèn đi gác.   Theo làn gió mát Anh đi rất êm, Đi suốt một đêm Lo cho người ngủ.   Tiếng chị cò bợ: “Ru hỡi ru hời! Hỡi bé tôi ơi, Ngủ cho ngon giấc!”...   Ngoài sông thím vạc Lặng...
Đọc tiếp

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu.

  Anh đom đóm​

      (Trích)

Mặt Trời gác núi

Bóng tối lan dần,

Anh đóm chuyên cần

Lên đèn đi gác.

 

Theo làn gió mát

Anh đi rất êm,

Đi suốt một đêm

Lo cho người ngủ.

 

Tiếng chị cò bợ:

“Ru hỡi ru hời!

Hỡi bé tôi ơi,

Ngủ cho ngon giấc!”...

 

Ngoài sông thím vạc

Lặng lẽ mò tôm

Bên cạnh Sao Hôm

Long lanh đáy nước.

 

Từng bước, từng bước

Vung ngọn đèn lồng

Anh đóm quay vòng

Như sao bừng nở...

 

Gà đâu rộn rịp

Gáy sáng đằng đông,

Tắt ngọn đèn lồng

Đóm lui về nghỉ.

             VÕ QUẢNG

Câu 7. (1.0đ) Từ hình ảnh anh đom đóm, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 8. (1.0đ) Tìm từ có nghĩa giống với từ rộn rịp trong dòng thơ Gà đâu rộn rịp và đặt câu với từ vừa tìm được.

2
12 tháng 3 2024

uccheđiên

19 tháng 3 2024
hôm nay ngu  
   
   

 

22 tháng 2 2024

     "Mẹ già tóc bạc như tơ

Lưng đau con đỡ, mắt lờ con nuôi"

22 tháng 2 2024

"Mẹ già tóc bạc như tơ

Lưng đau con đỡ, mắt lờ con nuôi."