K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

Đề thi đánh giá năng lực

23 tháng 5

Bài làm :

One big achievement in my life was winning the school’s singing contest. It happened last year when I was in grade 8. I joined the contest with my friend Mai. Before the contest, I had practiced singing many times. My teacher had helped me a lot. On the day of the contest, I was very nervous, but I sang with all my heart. After I finished, many people clapped. Later, my name was called for first prize. I felt so happy and surprised. My parents were proud of me. I think I will join more contests in the future. I learned that practice and support from others are very important to succeed.

xin tick nha! 🥺

THẦY GIÁO DẠY VẼ CỦA TÔI(NHANH DC TICK)         Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ…[…] Thầy ăn mặc theo kiểu xưa: bộ com-lê đen đã cũ lắm, nhưng chiếc ca-vát vẫn luôn thắt chỉnh tề trên cổ. Thầy thường đội mũ nồi, bộ râu mép rậm lấm tấm bạc,...
Đọc tiếp

THẦY GIÁO DẠY VẼ CỦA TÔI(NHANH DC TICK)

         Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ…

[…] Thầy ăn mặc theo kiểu xưa: bộ com-lê đen đã cũ lắm, nhưng chiếc ca-vát vẫn luôn thắt chỉnh tề trên cổ. Thầy thường đội mũ nồi, bộ râu mép rậm lấm tấm bạc, đôi giày cũ và chiếc cặp da nâu cũng đã sờn rách.

Thầy luôn đăm chiêu nhưng hiền hậu. Chẳng bao giờ thầy cáu giận, gắt gỏng với chúng tôi. Cũng chẳng bao giờ thầy bỏ một tiết lên lớp nào, kể cả những hôm thầy yếu mệt, sốt cao, giọng run run.

Các cô giáo, thầy giáo trong trường kể rằng thầy là một trong số những hoạ sĩ học khoá đầu tiên của Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương. Bạn học của thầy, hầu hết đều đã trở thành những hoạ sĩ tên tuổi, có người nổi tiếng cả ở nước ngoài, riêng thầy Bản chỉ là một giáo viên dạy vẽ bình thường ở một trường cấp hai.

Thầy dạy chúng tôi kẻ chữ, vẽ cái sọt giấy, lọ mực, viên gạch, thỉnh thoảng mới có một bài “vẽ tự do”: cảnh chùa hoặc cảnh lao động ở vườn trường. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ. Nhưng thú vị hơn cả là những câu chuyện của thầy. Thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội hoạ, về màu sắc và đường nét, về cái thế giới thứ hai, thế giới rực rỡ, kì lạ của những bức tranh, những cánh cửa mở tới những khu vườn tốt lành và đẹp đẽ. Có những lần, thầy đưa chúng tôi về nhà thầy chơi, về gian gác xếp đầy sách vở và tranh ảnh. Thầy đưa chúng tôi xem những quyển sách của các bậc danh hoạ. Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm… Thầy vẽ chậm, vẽ kĩ, không hiểu có đẹp không, nhưng tranh của thầy ít được mọi người chú ý. Chúng tôi có đi hỏi nhưng chẳng mấy ai biết tên hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản.

         (Xuân Quỳnh, Thầy giáo dạy vẽ của tôi, Trần Hoài Dương tuyển chọn, Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 5, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2016, tr.178)

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định nhân vật chính và nội dung của đoạn ngữ liệu trên?

Câu 2: (0.5 điểm) Tìm một số chi tiết miêu tả hình ảnh của thầy giáo dạy vẽ? Qua những chi tiết đó, em nhận xét gì về tính cách của nhân vật?

Câu 3: (1.0 điểm) Cho biết chủ đề của văn bản và nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.

Câu 4: (1.0 điểm) Tìm 1 câu phủ định, nêu đặc điểm, chức năng của câu phủ định đó trong đoạn văn sau đây: “Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm… Thầy vẽ chậm, vẽ kĩ, không hiểu có đẹp không, nhưng tranh của thầy ít được mọi người chú ý. Chúng tôi có đi hỏi nhưng chẳng mấy ai biết tên hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản.”

Câu 5: (1.0 điểm) Bài học sâu sắc nhất em rút ra từ đoạn ngữ liệu trên là gì?

1
21 tháng 5

Dưới đây là gợi ý trả lời các câu hỏi về đoạn trích “Thầy giáo dạy vẽ của tôi”:


Câu 1: Xác định nhân vật chính và nội dung của đoạn ngữ liệu trên?

  • Nhân vật chính: Thầy giáo dạy vẽ của tôi (thầy Bản).
  • Nội dung: Đoạn trích kể về hình ảnh thầy giáo dạy vẽ với phong cách giản dị, tâm huyết và tận tụy trong công việc giảng dạy, dù thầy không nổi tiếng nhưng luôn hết lòng với nghề và học trò.

Câu 2: Tìm một số chi tiết miêu tả hình ảnh của thầy giáo dạy vẽ? Qua những chi tiết đó, em nhận xét gì về tính cách của nhân vật?

  • Chi tiết miêu tả hình ảnh thầy:
    • Thầy mặc bộ com-lê đen cũ, thắt ca-vát chỉnh tề.
    • Thầy đội mũ nồi, râu mép rậm lấm tấm bạc, giày cũ, cặp da sờn rách.
    • Thầy luôn đăm chiêu nhưng hiền hậu, không bao giờ cáu giận với học trò.
    • Thầy không bỏ tiết dù ốm yếu.
  • Nhận xét về tính cách:
    Thầy là người giản dị, tận tâm, kiên trì, yêu nghề và thương học trò. Thầy nghiêm túc trong công việc nhưng rất hiền hậu, luôn kiên nhẫn chỉ bảo từng li từng tí cho học sinh.

Câu 3: Cho biết chủ đề của văn bản và nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.

  • Chủ đề: Tình thầy trò sâu sắc và sự tận tụy, tâm huyết của người thầy trong công việc dạy học.
  • Căn cứ:
    • Hình ảnh thầy giáo tận tụy, không quản khó khăn, luôn chăm sóc học trò.
    • Những câu chuyện, bài học thầy truyền đạt cho học trò về hội họa và cuộc sống.
    • Tình cảm chân thành, sự ngưỡng mộ của người kể chuyện dành cho thầy.

Câu 4: Tìm 1 câu phủ định, nêu đặc điểm, chức năng của câu phủ định đó trong đoạn văn sau:

“Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm… Thầy vẽ chậm, vẽ kĩ, không hiểu có đẹp không, nhưng tranh của thầy ít được mọi người chú ý. Chúng tôi có đi hỏi nhưng chẳng mấy ai biết tên hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản.”

  • Câu phủ định: “không hiểu có đẹp không” hoặc “chẳng mấy ai biết”.
  • Đặc điểm:
    • Câu phủ định dùng từ “không” hoặc “chẳng” để phủ nhận hoặc biểu đạt sự nghi ngờ, phủ nhận một điều gì đó.
  • Chức năng:
    • Thể hiện sự khiêm tốn, tự vấn của thầy về giá trị tranh vẽ của mình.
    • Nhấn mạnh thực tế tranh thầy ít được biết đến, không nổi tiếng dù có tâm huyết.

Câu 5: Bài học sâu sắc nhất em rút ra từ đoạn ngữ liệu trên là gì?

  • Bài học về sự tận tâm, kiên trì và yêu nghề trong công việc. Dù không nổi tiếng hay được người đời biết đến, người thầy vẫn hết lòng dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và tình yêu thương cho học trò.
  • Tình thầy trò là mối quan hệ thiêng liêng, đáng trân trọng, thể hiện qua sự chăm sóc, dìu dắt và truyền cảm hứng của người thầy.
  • Giá trị của sự cống hiến không phải lúc nào cũng được nhìn nhận ngay lập tức, nhưng đó là nền tảng cho sự phát triển và thành công của thế hệ sau.

Nếu bạn cần mình giúp soạn bài chi tiết hơn hoặc giải thích thêm, cứ hỏi nhé!

15 tháng 5

Nghe nói em thích Free Fire,

Anh đây rank Kim Cương, chẳng hề nói khoe.

"Booyah!" em hay hét to,

Tim anh "headshot" mất rồi, ngẩn ngơ.

Scar-L anh bắn như mưa,

"Thính" em thả xuống,

anh xin nguyện chờ.

Chạy bo mình cùng có nhau,

"Top 1" chắc chắn, tình mình càng sâu.

Em thích skin súng nào đây?

Anh "nạp" tặng hết, chẳng hề lung lay.

"AWM" anh ngắm thật lâu,

Bắn trúng tim em, tình mình bền lâu.

Đừng lo "team địch" vây quanh,

Anh đây "cover" hết,

chẳng hề nao núng.

"Hồi máu" cho em từng giây,

Tình mình "full giáp", chẳng hề lung lay.

Free Fire chỉ là game thôi,

Tình anh "real" lắm, chẳng hề "fake" đâu.

"Kết bạn" ingame rồi ngoài,

"Booyah" tình yêu, mình mãi bên nhau!

TICK CHO TUI ĐIIII

15 tháng 5

chúc tán thành công nhass

18 tháng 5

Trong văn học Việt Nam, hai bài thơ "Việt Nam Đất Nước Ta Ơi" của Nguyễn Đình Thi và "Việt Nam" của Lê Anh Xuân là những tác phẩm nổi tiếng, đều thể hiện tình yêu và lòng tự hào đối với đất nước Việt Nam. Mỗi bài thơ mang đến cái nhìn riêng, nhưng đều chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử và tâm hồn dân tộc sâu sắc.

Bài thơ "Việt Nam Đất Nước Ta Ơi" của Nguyễn Đình Thi thể hiện sự gắn bó mật thiết với đất nước, với những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ tinh tế, lãng mạn để diễn đạt tình cảm của mình đối với tổ quốc. Bài thơ này thường được coi là biểu tượng của tình yêu quê hương chân thành và sâu đậm.

Trong khi đó, bài thơ "Việt Nam" của Lê Anh Xuân thể hiện một góc nhìn sâu sắc về quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ, sâu sắc để phản ánh những biến cố lịch sử, những nỗi đau và hy vọng của dân tộc Việt Nam. Bài thơ này thường được coi là một tác phẩm châm biếm, góp phần kích thích nhận thức và tinh thần yêu nước của đọc giả.

Dù có những khác biệt về cách tiếp cận và diễn đạt, cả hai bài thơ đều thể hiện sự yêu thương và tự hào đối với đất nước, khẳng định vai trò quan trọng của tình yêu quê hương trong cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam. Những tác phẩm văn học như vậy không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho thế hệ mai sau, khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm yêu nước trong tâm hồn mỗi người.

Cô Thương Hoài chào thân ái toàn thể các thành viên của olm. Vậy là đã gần hai tháng từ ngày phát động cuộc thi: "Thầy Cô Thương Mến", Với  ý thức tham gia tích cực của thí sinh, sự nhiệt tình ủng hộ của các thầy cô ban giám hiệu các trường, Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc cùng với tình thương và trách nhiệm của ban tổ chức. Cuộc thi đã khép lại vớ những kết quả...
Đọc tiếp

Cô Thương Hoài chào thân ái toàn thể các thành viên của olm. Vậy là đã gần hai tháng từ ngày phát động cuộc thi: "Thầy Cô Thương Mến", Với  ý thức tham gia tích cực của thí sinh, sự nhiệt tình ủng hộ của các thầy cô ban giám hiệu các trường, Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc cùng với tình thương và trách nhiệm của ban tổ chức. Cuộc thi đã khép lại vớ những kết quả tuyệt vời hòa cùng những kỉ niệm sâu sắc mà các em viết về thầy cô. Thay mặt ban tổ chức xin cảm ơn mọi người. Hãy check in và để lại bình luận về cảm xúc của các em ngay nhé!

 

Sau đây là kết quả và giải thưởng của cuộc thi: "Thầy Cô Thương Mến"

                           DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN  

   ĐƯỢC GIÁM ĐỐC CTCP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC KHEN THƯỞNG

 

 I, Tập thể: 01 tập thể

stt

 Tên

Giải

1

Tập thể lớp 4B trường TH&THCS Đông Hoàng, Đông Hưng Thái Bình

Khuyến Khích

  2; Cá nhân: 16 cá nhân

stt

Họ và tên

Địa chỉ

Thưởng

1

Nguyễn Ngọc Cẩm Hà

Lớp 6/1 THCS Nguyễn Huệ, Hải Châu, Đà Nẵng

Nhất

2

Phạm Đỗ Minh Tâm

Lớp 5A TH&THCS Đông Hoàng, Đông Hưng Thái Bình

Nhì

3

Đoàn Trần Quỳnh Hương

Cộng tác viên hoc24.vn nhiệm kì 22 năm 2023 -2024

Nhì

4

Nhâm Ngọc Hân

Lớp 4B TH&THCS Đông Hoàng, Đông Hưng, Thái Bình

Nhì

5

Nguyễn Đăng Nhân

Lớp 8A THCS &THPT Cồn Tiên, Gio Linh, Quảng Trị

Ba

6

Nguyễn Xuân Thành

Lớp 8A6 THCS Phương Đông, Uông Bí, Quảng Ninh

Ba

7

Nguyễn Hữu Khánh

Lớp 7A THCS Phan Chu Trinh, Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk

Ba

8

Tô Văn Hải

Lớp 5A TH&THCS Đông Hoàng, Đông Hưng, Thái Bình

Ba

9

Trần Minh Tú

Lớp 4B TH&THCS Đông Hoàng, Đông Hưng, Thái Bình

Ba

10

Phạm Thị Thu Phương

Lớp 5A TH&THCS Đông Hoàng, Đông Hưng, Thái Bình

Khuyến khích

11

Bùi Lê Hải Băng

Lớp 5A TH&THCS Đông Hoàng, Đông Hưng, Thái Bình

Khuyến khích

12

Phí Đức Hiếu

Lớp 4B TH&THCS Đông Hoàng, Đông Hưng, Thái Bình

Khuyến khích

13

Lê Phương Trinh

Lớp 4B TH&THCS Đông Hoàng, Đông Hưng, Thái Bình

Khuyến khích

14

Phạm Ngọc Bảo An

Lớp 4B TH&THCS Đông Hoàng, Đông Hưng, Thái Bình

Khuyến khích

15

Phạm Thanh Thủy

Lớp 9B TH&THCS Đông Hoàng, Đông Hưng, Thái Bình

Khuyến khích

16

Lã Đức Thành

Lớp 7A THCS Phan Chu Trinh, Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk

Khuyến khích

 Tiền thưởng và giấy khen cô sẽ chuyển tới các em nhé!


33
22 tháng 12 2023

em camon cô ah

22 tháng 12 2023

Không có tên em rồi, buồn quá vì em không tham gia.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
5 tháng 5

Hình ảnh chiếc áo cũ trong "Áo cũ" của Lưu Quang Vũ là biểu tượng sâu sắc cho tình mẫu tử và dòng chảy thời gian. Chiếc áo "mỗi ngày thêm ngắn", "đứt sờn" gợi sự lớn lên của con và dấu vết tần tảo của mẹ. "Thương áo cũ như thương ký ức" cho thấy áo lưu giữ kỷ niệm, tình yêu thương. Hành động vá áo của mẹ thể hiện sự quan tâm, đồng thời gợi nỗi xót xa về thời gian. "Đường khâu tay mẹ vá" là minh chứng tình yêu, khiến con càng yêu áo. Chiếc áo cũ kết nối tình cảm mẹ con, là vật chứng sự hy sinh của mẹ. Trân trọng áo cũ là trân trọng những gì đã qua, nhắc nhở về sự vô thường và tình thân. "Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn" thể hiện sự nhạy cảm, lòng biết ơn. Lời nhắn nhủ "thương lấy những manh áo cũ" là lời khuyên trân quý những giá trị bền vững, ân tình sâu nặng. Chiếc áo cũ trở thành biểu tượng cho tình mẹ con thiêng liêng và sự trân trọng những điều giản dị mà ý nghĩa trong cuộc sống. Nó là sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, nhắc nhở về cội nguồn và lòng biết ơn.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
5 tháng 5

Hình Ảnh Khói Bếp: Nét Vẽ Quen Thuộc và Giàu Sức Gợi Trong Thơ Vũ Quần Phương

Hình ảnh khói bếp, một biểu tượng bình dị và thân thuộc của làng quê Việt Nam, đã được nhà thơ Vũ Quần Phương khắc họa một cách tinh tế và giàu sức gợi trong bài thơ trên. Không đơn thuần là làn khói vật chất, nó còn mang trong mình những tầng ý nghĩa sâu sắc, gợi lên khung cảnh thanh bình, ấm áp và cả những cảm xúc nhẹ nhàng, xao xuyến.

Ngay từ khổ thơ đầu, khói bếp hiện ra như một lớp màn mơ ảo bao phủ không gian: "Sáng dậy khói bay choàng mái rạ/ Lẫn vào sương toả lẫn vào cây". Động từ "choàng" gợi tả sự bao trùm, ôm ấp của làn khói lên những mái nhà tranh đơn sơ. Sự hòa quyện của khói với "sương tỏa" và "cây" tạo nên một bức tranh朦朧, hư ảo, thấm đẫm chất thơ. Khói không chỉ là một hiện tượng tự nhiên mà còn trở thành một yếu tố thẩm mỹ, làm mờ đi ranh giới giữa thực và ảo, khiến cả những vật vô tri như "cây xoan cây muỗm", "mái đình rêu" cũng như "đắm say" trong vẻ đẹp huyền diệu ấy.

Khổ thơ thứ hai lại mang đến một không gian sinh hoạt ấm cúng và đầy ắp tình thân: "Trong khói mẹ cời rơm thổi lửa/ Chim gù trên tổ bếp cơm reo". Hình ảnh người mẹ tảo tần bên bếp lửa, làn khói mỏng manh quyện lẫn tiếng chim gù và tiếng cơm sôi, tạo nên một khúc nhạc êm dịu của buổi sáng làng quê. Khói bếp lúc này không chỉ là sản phẩm của sự sống mà còn là chứng nhân cho những hoạt động thường nhật, cho sự chăm sóc, yêu thương của người mẹ. Hình ảnh "em nhỏ học bài trên ngưỡng cửa" với "khói bay ra mờ mịt ao bèo" gợi lên một khung cảnh thanh bình, yên ả, nơi cuộc sống diễn ra chậm rãi và dung dị.

Sự thay đổi của khói bếp theo thời gian và không gian được thể hiện rõ nét ở khổ thơ thứ ba: "Sau trận mưa đêm trời bỗng mát/ Sân cát còn in ngấn giọt tranh/ Khói đặc bay trong mùi lá ướt/ Có vị cay hăng như nhựa cành". Sau cơn mưa, khói bếp trở nên "đặc" hơn, mang theo cả "mùi lá ướt" và "vị cay hăng như nhựa cành". Sự cảm nhận bằng khứu giác và xúc giác này làm cho hình ảnh khói bếp trở nên sống động và chân thực hơn bao giờ hết. Nó không còn là làn khói mơ ảo mà trở thành một phần của không khí ẩm ướt, trong lành sau mưa.

Đến khổ thơ cuối, hình ảnh khói bếp được mở rộng ra, mang tính cộng đồng: "Khói lục khói xanh đầy mọi ngõ/ Khói tự trăm nhà quyện vào nhau". Sự đa dạng trong màu sắc của khói ("khói lục khói xanh") cho thấy sự khác biệt trong nhiên liệu đốt của mỗi gia đình, nhưng tất cả lại "quyện vào nhau", tạo nên một không gian ấm áp, đoàn kết của cả xóm làng. "Trong khói ấm vui từng ánh lửa/ Từng con đường nhỏ, vết chân trâu" gợi lên một cuộc sống bình dị, chân chất, nơi khói bếp là sợi dây kết nối những con người, những nếp nhà, những con đường quen thuộc.

11 tháng 5

Trong văn bản trên, lời mẹ dặn con: "Hãy yêu lấy con người, dù trăm cay ngàn đắng, đến với ai gặp nạn, xong rồi, chơi với cây!" thể hiện một triết lý sống sâu sắc và nhân văn. Câu nói đầu tiên "Hãy yêu lấy con người" nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu thương và sự quan tâm đến con người xung quanh. Dù cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách, nhưng tình yêu và lòng nhân ái với con người vẫn là điều quan trọng nhất. "Dù trăm cay ngàn đắng" là lời khuyên về sự kiên nhẫn và lòng bao dung trong mối quan hệ với người khác, dù đôi khi có gặp phải sự đau khổ, thử thách. Câu "Đến với ai gặp nạn" khuyến khích con cái sống nhân ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Cuối cùng, "Xong rồi, chơi với cây" như một lời nhắc nhở về việc tìm đến thiên nhiên, tìm sự bình yên trong tâm hồn sau những mối quan hệ phức tạp, đồng thời cũng là cách để con người tái tạo năng lượng và cảm nhận cuộc sống một cách nhẹ nhàng hơn. Lời dặn này phản ánh sự kết hợp giữa tình yêu con người và sự gần gũi với thiên nhiên, giúp tạo ra một cuộc sống hài hòa.

Cuộc sống luôn ẩn chứa những điều khó lường khiến con người không khỏi khát khao thay đổi, thoát khỏi thực tại đầy bế tắc. Có người chọn rời xa tất cả, đến một vùng đất mới với hy vọng làm lại từ đầu. Thế nhưng, như Neil Gaiman từng viết: “Dù ở đâu chăng nữa, bạn vẫn sẽ mang theo chính mình.” Bởi vậy, nếu muốn thay đổi cuộc đời, điều quan trọng nhất không phải là đi đâu, mà là thay đổi chính bản thân mình.

Một vùng đất mới có thể mang lại cơ hội, môi trường và những con người khác biệt, nhưng điều đó sẽ không có ý nghĩa nếu chúng ta vẫn giữ nguyên tư duy cũ, thói quen cũ và cả những lỗi lầm cũ. Một người sống tiêu cực, lười biếng hay thiếu nghị lực thì dù có đặt chân đến nơi nào đi nữa, họ vẫn sẽ vấp phải thất bại như cũ. Ngược lại, khi ta thay đổi chính mình – từ cách nghĩ đến cách hành động – thì dù ở đâu, chúng ta vẫn có thể xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thay đổi bản thân nghĩa là dũng cảm đối diện với chính mình, nhìn nhận những điểm yếu để hoàn thiện và phát triển. Đó có thể là việc rèn luyện sự kiên trì, học hỏi kỹ năng mới, thay đổi cách giao tiếp hay suy nghĩ tích cực hơn. Sự thay đổi ấy tạo ra sức mạnh nội tại, từ đó giúp ta thích nghi với mọi hoàn cảnh và chinh phục thử thách ở bất cứ đâu.

Tất nhiên, thay đổi môi trường sống cũng có thể là một phần của quá trình làm mới bản thân. Nhưng sự thay đổi bền vững nhất, sâu sắc nhất luôn bắt đầu từ bên trong. Bởi thế, khi muốn đổi thay số phận, hãy bắt đầu bằng việc thay đổi chính mình.

8 tháng 5

Chưa đủ ý lắm