K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:  Hai lần chết      Dung là con thứ bốn. Vì vậy khi nàng ra đời, không được cha mẹ hoan nghênh lắm. Thực ra, không phải cha mẹ nàng hất hủi con, vẫn coi người con như một cái phúc trời ban cho, nhưng lúc bấy giờ cha mẹ nàng đã nghèo rồi. Với ba người con trước, hai trai, một gái, cha mẹ Dung đã thấy khó nhọc, vất vả làm lụng mới lo đàn con...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

Hai lần chết

     Dung là con thứ bốn. Vì vậy khi nàng ra đời, không được cha mẹ hoan nghênh lắm. Thực ra, không phải cha mẹ nàng hất hủi con, vẫn coi người con như một cái phúc trời ban cho, nhưng lúc bấy giờ cha mẹ nàng đã nghèo rồi. Với ba người con trước, hai trai, một gái, cha mẹ Dung đã thấy khó nhọc, vất vả làm lụng mới lo đàn con đủ ăn, và hai con trai được đi học. Sau Dung lại còn con bé út nữa, nên cảnh nhà càng thêm túng bấn.

     […] Cha mẹ Dung cũng không nghĩ đến sự bắt nàng đi học như anh chị nàng, có lẽ vì nghĩ rằng lo cho hai người cũng đã đủ.

     Dung càng lớn càng gầy gò đi. Suốt ngày nàng chỉ chạy đánh khăng đánh đáo với lũ trẻ con nhà "hạ lưu"(1) cha nàng gọi thế những người nghèo khổ trú ngụ ở chung quanh xóm chợ. Nhiều khi đi đâu về trông thấy, cha nàng gọi về, đánh cho mấy roi mây và cấm từ đấy không được chơi với lũ trẻ ấy. Những trận đòn xong, Dung lại mon men chơi với lũ trẻ, và thấy hình như cha nàng cũng chỉ cấm lấy lệ chứ không thiết gì đến, nàng lại vững tâm nhập vào bọn hạ lưu đó, suốt ngày dông dài ở ngoài chợ.

     Một đôi khi, mẹ nàng kịp về đến nhà trông thấy nàng quần áo lôi thôi lếch thếch và chân tay lấm, bùn, chỉ chép miệng thở dài nói:

     - Con này rồi sau đến hỏng mất thôi.

     Rồi bà lại quay đi buôn bán như thường, sau khi đã để lại cho chồng một món tiền tiêu pha trong nhà, và sau khi anh chị Dung mỗi người đã nũng nịu đòi được một hào để ăn quà.

     Dung thấy thế cũng chẳng ganh tị, vì nàng xưa nay đối với các anh chị cũng không thân thiết lắm. Những khi nàng đang chơi thấy đói, nàng lại chạy về xin u già bát cơm nguội hay thức ăn gì khác thế nào u già cũng đã để phần rồi chạy nhảy như một con vật non không biết lo nghĩ gì.

     Những sự ấy đã làm cho Dung có một cái tính an phận và nhẫn nại lạ lùng. Ngày trong nhà có tết nhất, các anh chị và em nàng được mặc quần áo mới vui chơi, còn nàng vẫn cứ phải áo cũ làm lụng dưới bếp, Dung cũng không ca thán hay kêu ca gì. Mà nàng biết kêu ca cũng không được. Nhiều lần nàng đã nghe thấy u già nói mẹ nàng may cho cái áo, thì mẹ nàng trả lời:

     - May cho con nặc nô ấy làm gì. Để nó làm rách nát ra à?

     Còn nói với cha thì Dung biết là vô công hiệu, vì cha nàng không dám tự ý làm cái gì bao giờ cả.

     […] Thế là Dung đi lấy chồng.

     Nàng đi lấy chồng cũng bỡ ngỡ và lạ lùng như người nhà quê lên tỉnh. Dung coi đi lấy chồng như một dịp đi chơi xa, một dịp rời bỏ được cái gia đình lạnh lẽo và cái xóm chợ quen mắt quá của nàng. Đi lấy chồng đối với nàng là hưởng một sự mới.

     Vì thế, khi bước chân lên ô tô về nhà chồng, Dung không buồn bã khóc lóc gì cả. Nàng còn chú ý đến những sự lạ mắt lạ tai của nhà giai, không nghe thấy những lời chúc hơi mát mẻ và ganh tị của hai chị và em bé nàng nữa.

     Về đến nhà chồng, Dung mới biết chồng là một anh học trò lớp nhì, vừa lẫn thẩn vừa ngu đần. Nàng đã bé mà chồng nàng lại còn bé choắt hơn. Nhưng bà mẹ chồng với các em chồng nàng thì to lớn ác nghiệt lắm.

     Qua ngày nhị hỉ, Dung đã tháo bỏ đôi vòng trả mẹ chồng, ăn mặc nâu sồng như khi còn ở nhà, rồi theo các em chồng ra đồng làm ruộng. Nhà chồng nàng giàu, nhưng bà mẹ chồng rất keo kiệt, không chịu nuôi người làm mà bắt con dâu làm.

     Khốn nạn cho Dung từ bé đến nay không phải làm công việc gì nặng nhọc, bây giờ phải tát nước, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt tối suốt ngày. Đã thế lại không có người an ủi. Chồng nàng thì cả ngày thả diều, chả biết cái gì mà cũng không dám cãi lại bà cụ. Còn hai em chồng nàng thì ghê gớm lắm, thi nhau làm cho nàng bị mắng thêm.

     Những lúc Dung cực nhọc quá, ngồi khóc thì bà mẹ chồng lại đay nghiến:

     - Làm đi chứ, đừng ngồi đấy mà sụt sịt đi cô. Nhà tôi không có người ăn chơi, không có người cả ngày ôm lấy chồng đâu.

     Rồi bà kể thêm:

     - Bây giờ là người nhà tao rồi thì phải làm. Mấy trăm bạc dẫn cưới, chứ tao có lấy không đâu.

     Dung chỉ khóc, không dám nói gì. Nàng đã viết ba bốn lá thư về kể nỗi khổ sở của nàng, nhưng không thấy cha mẹ ở nhà trả lời.

     Một hôm tình cờ cả nhà đi vắng, Dung vội ăn cắp mấy đồng bạc trinh lẻn ra ga lấy vé tàu về quê. Đến nơi, mẹ nàng ngạc nhiên hỏi:

     - Kìa, con về bao giờ thế? Đi có một mình thôi à?

     Dung sợ hãi không dám nói rằng trốn về, phải tìm cớ nói dối. Nhưng đến chiều tối, nàng lo sợ quá, biết rằng thế nào ngày mai mẹ chồng nàng cũng xuống tìm. Nàng đánh bạo kể hết tình đầu cho cha mẹ nghe, những nỗi hành hạ nàng phải chịu, và xin cho phép nàng ở lại nhà.

     Cha nàng hút một điếu thuốc trong cái ống điếu khảm bạc, rồi trầm ngâm như nghĩ ngợi. Còn mẹ nàng thì đùng đùng nổi giận mắng lấy mắng để:

     - Lấy chồng mà còn đòi ở nhà. Sao cô ngu thế. Cô phải biết cô làm ăn thế đã thấm vào đâu mà phải kể. Ngày trước tôi về nhà này còn khó nhọc bằng mười chứ chả được như cô bây giờ đâu, cô ạ.

     Sớm mai, bà mẹ chồng Dung xuống. Vừa thấy thông gia, bà đã nói mát:

     - Nhà tôi không có phúc nuôi nổi dâu ấy. Thôi thì con bà lại xin trả bà chứ không dám giữ.

     Mẹ Dung cãi lại:

     - Ô hay, sao bà ăn nói lạ. Bây giờ nó đã là dâu con bà, tôi không biết đến. Mặc bà muốn xử thế nào thì xử. Chỉ biết nó không phải là con tôi nữa mà thôi.

     Bà nọ nhường bà kia, rút cục Dung được lệnh của mẹ phải sửa soạn để đi với mẹ chồng.

     Bị khổ quá, nàng không khóc được nữa. Nàng không còn hy vọng gì ở nhà cha mẹ nữa. Nghĩ đến những lời đay nghiến, những nỗi hành hạ nàng phải sẽ chịu, Dung thấy lạnh người đi như bị sốt. Nàng hoa mắt lên, đầu óc rối bời, Dung ước ao cái chết như một sự thoát nợ.

     Nàng không nhớ rõ gì. Ra đến sông lúc nào nàng cũng không biết. Như trong một giấc mơ, Dung lờ mờ thấy cái thành cầu, thấy dòng nước chảy. Trí nàng sắc lại khi ước lạnh đập vào mặt, nàng uất ức lịm đi, thấy máu đỏ trào lên, rồi một cái màng đen tối kéo đến che lấp cả.

     Bỗng nàng mơ màng nghe thấy tiếng nhiều người, tiếng gọi tên nàng, một làn nước nóng đi vào cổ. Dung ú ớ cựa mình muốn trả lời.

     - Tỉnh rồi, tỉnh rồi, không lo sợ gì nữa. Bây giờ chỉ đắp chăn cho ấm rồi sắc nước gừng đặc cho uống là khỏi.

     Dung dần dần nhớ lại. Khi nàng mở mắt nhìn, thấy mình nằm trong buồng, người u già cầm cây đèn con đứng đầu giường nhìn nàng mỉm cười một cách buồn rầu:

     - Cô đã tỉnh hẳn chưa?

     Dung gật:

     - Tỉnh rồi.

     Một lát, nàng lại hỏi:

     - Tôi làm sao thế nhỉ... Bà cả đâu u? Bà ấy về chưa?

     U già để tay lên trán Dung, không trả lời câu hỏi:

     - Cô hãy còn mệt. Ngủ đi.

     Hai hôm sau, Dung mạnh khỏe hẳn. Bà mẹ chồng vẫn chờ nàng, hỏi có vẻ gay gắt thêm:

     - Cô định tự tử để gieo cái tiếng xấu cho tôi à? Nhưng đời nào, trời có mắt chứ đã dễ mà chết được. Thế bây giờ cô định thế nào? Định ở hay định về?

     Dung buồn bã trả lời:

     - Con xin về.

     Khi theo bà ra ga, Dung thấy người hai bên đường nhìn nàng bàn tán thì thào. Nàng biết người ta tò mò chú ý đến nàng.

     Trông thấy dòng sông chảy xa xa, Dung ngậm ngùi nghĩ đến cái chết của mình. Lần này về nhà chồng, nàng mới hẳn là chết đuối, chết không còn mong có ai cứu vớt nàng ra nữa.

     Dung thấy một cảm giác chán nản và lạnh lẽo. Khi bà cả lần ruột tượng gọi nàng lại đưa tiền lấy vé, Dung phải vội quay mặt đi để giấu mấy giọt nước mắt.

(Thạch Lam)

Chú thích: Hạ lưu: Tầng lớp thấp kém trong xã hội. Cha Dung gọi thế là vì ông có xuất thân là con cháu nhà quan. Khi ông cụ cố mất đi, cơ nghiệp ăn tiêu dần, cảnh nhà ông cũng dần trở nên sa sút, chỉ còn cái danh không.

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên.

Câu 2. Đề tài của văn bản này là gì? 

Câu 3. Nhận xét về sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về đoạn trích: Trông thấy dòng sông chảy xa xa, Dung ngậm ngùi nghĩ đến cái chết của mình. Lần này về nhà chồng, nàng mới hẳn là chết đuối, chết không còn mong có ai cứu vớt nàng ra nữa.?

Câu 5. Qua văn bản, tác giả gửi gắm tư tưởng, tình cảm nào đối với số phận đáng thương của nhân vật Dung?

0
Câu đố 2: Bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết? ĐÁP ÁN Câu đố 3: Con gì ăn lửa với nước than? ĐÁP ÁN Câu đố 4: Con kiến bò lên tai con voi nói gì với con voi mà ngay tức khắc con voi nằm lăn ra chết! ĐÁP ÁN Câu đố 5: Có 1 chiếc thuyền tối đa là chỉ chở được hai người, nếu thêm người thứ 3 sẽ bị chìm ngay lập tức. Hỏi tại...
Đọc tiếp

Câu đố 2: Bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết? ĐÁP ÁN Câu đố 3: Con gì ăn lửa với nước than? ĐÁP ÁN Câu đố 4: Con kiến bò lên tai con voi nói gì với con voi mà ngay tức khắc con voi nằm lăn ra chết! ĐÁP ÁN Câu đố 5: Có 1 chiếc thuyền tối đa là chỉ chở được hai người, nếu thêm người thứ 3 sẽ bị chìm ngay lập tức. Hỏi tại sao người ta trông thấy trên chiếc thuyền đó có ba thằng mỹ đen và ba thằng mỹ trắng ngồi trên chiếc thuyền đó mà ko bị chìm? ĐÁP ÁN Câu đố 6: Con gấu trúc ao ước gì mà không bao giờ được? ĐÁP ÁN Câu đố 7: Tay cầm cục thịt nắn nắn, tay vỗ mông là đang làm gì? ĐÁP ÁN Câu đố 8: Cái gì bằng cái vung, vùng xuống ao. Đào chẳng thấy, lấy chẳng được? ĐÁP ÁN Câu đố 9: Con trai và đàn ong có điểm gì khác nhau? ĐÁP ÁN Câu đố 10: Có 1 đàn chim đậu trên cành, người thợ săn bắn cái rằm. Hỏi chết mấy con? ĐÁP ÁN

0
Giúp mình với! Đề này khá dài, mong các bạn thông cảm và chịu khó đọc giùm mình ạ. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Khác với những bài thơ tả cảnh, kể về việc thông thường, "Mùa xuân chín" đến với người đọc chúng ta không giống với một cái gì đã hoàn thiện. Nhà thơ dường như tạo điều kiện cho người đọc thơ có mặt từ lúc hình tượng mới chỉ là mô hình, một phôi...
Đọc tiếp

Giúp mình với! Đề này khá dài, mong các bạn thông cảm và chịu khó đọc giùm mình ạ.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Khác với những bài thơ tả cảnh, kể về việc thông thường, "Mùa xuân chín" đến với người đọc chúng ta không giống với một cái gì đã hoàn thiện. Nhà thơ dường như tạo điều kiện cho người đọc thơ có mặt từ lúc hình tượng mới chỉ là mô hình, một phôi thai của ý đồ sáng tạo. Nét vẽ thứ nhất, cái đặt bút đầu tiên trên cái nền "khói mơ tan" và phơn phớt màu "nắng ửng" nghĩa là rất mơ hồ ấy là "Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng". Đó là thứ gam màu đệm vẫn rất gần cái sắc màu hư ảo ở trên để trở thành một tổng thể nhạt nhòa chưa định hình rõ nét. Màu vàng ở đây là của rơm rạ, ruộng đồng, mà biết đâu không phảilà mấy vùng trăng còn sót lại do bầu trời ngẩn ngơ cố tình lưu giữ? Cái thực và cái ảo cứ xen kẽ, xâm nhập, đan cài vào nhau mông lung, mơ màng để tự nó sẽ thức dậy theo con sóng thời gian chập chờn ở phía sau xô đẩy.

Sự đặc tả khối hình có ý nghĩa chiến lược ấy là khi nhà họa sĩ tài hoa và mơ mộng quyết định chấm vào đó một nét rờn xanh. Cái đốm xanh nõn nà mềm mượt vừa hiện ra đã cựa quậy; "Sột soạt gió trêu tà áo biếc". Đó là tín hiệu mùa xuân, cái chồi búp ngọt ngào lấp ló hiện ra trên cái tàn đông giá lạnh. Ỡm ờ và thú vị biết bao là cơn gió đầu mùa như đám trẻ con tinh nghịch. Chiếc áo mùa xuân đẹp thế đang muốn ẩn lánh đi vì nó quá rực rỡ, quá nổi bật, còn cô gái xuân lại dịu dàng e thẹn xiết bao! Song, càng e lệ giấu mình thì cơn gió thóc mách kia lại càng vô tâm biết mấy. Nó lang thang ở tít tận đâu đâu nay chững lại, dồn lại, túm tụm lại trước "tà áo biếc" để trêu chọc, phơi bày. Phải chăng cái "nắng ửng" trên kia đã dự báo cái phút ngỡ ngàng này, sẽ là cái màu thẹn, cái màu làm duyên trên đôi má tròn căng sức lực của nàng xuân đến tuổi dậy thì? Như vậy là cái cửa ngõ mùa xuân vốn đã khép kín trong mấy tháng lạnh lẽo, héo hon vì chờ đợi đã mở ra "Trên giàn thiên lý - bóng xuân sang". Trên bức tranh lụa, cái bút lông của nhà họa sĩ đã có đà. Nó đã có hồn. Nó đã bắt đầu cất cánh. Người xem tranh khi đã nhập cuộc rồi, đến đây không khỏi bồn chồn: cái gì sẽ xuất hiện tiếp theo?

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

Bao cô thôn nữ hát trên đồi

Màu xanh, bằng cái nét chấm phá ở trên tưởng chừng đã đủ. Nhưng mà không. Chưa ai bạo tay như Hàn Mặc Tử. Dường nếu phải phá vỡ tất cả, nếu cần - cả sự cân đối thăng bằng, độ đậm nhạt vì sự thôi thúc nội tâm, ông vẫn sẵn sàng. Vì vậy mà một mảng xanh khác lại đột ngọt hiện ra bướng bỉnh. Và lần này không phải là một đốm, một nét mà lại là một mặt bằng mênh mông của cỏ. Ngồn ngộn một màu xanh thèm khất mà con người chỉ dám ước mơ đã tươi rói hiện ra, hào phóng, vô tư, vẫy gọi, chào mời. Xưa, Nguyễn Du đã từng viết: "Cỏ non xanh rợn chân trời". Thảm cỏ ấy của Tiên Điền nay được đẩy lên một tầng nữa, mới mẻ hơn và đặc biệt còn in đậm bàn tay chưa khô mực của người họa sĩ đang tròn trịa tuổi xuân đời. Rõ ràng là con "sóng cỏ" đã bay lượn hơn, sống động hơn. Nó đang vỗ bờ từng nhịp bồi hồi từ một nửa trái tim mênh mông đa tình, đa cảm.

Thế là tiếng hát của đất trời, thiên nhiên, cây cỏ cất lên cùng một lúc với tiếng hát con người "Bao cô thôn nữ hát trên đồi". Cái sức xuân đã như một dàn đồng ca nhiều bè quấn quyện. Nhìn vào đâu cũng thấy sắc xuân, hướng về phía nào cũng thấm đẫm hương xuân. Nó đậm đặc như có thể múc lên được từng mảng như múc ánh trăng đêm vậy. Cái thăm thẳm của bức tranh xuân và chân dung thôn nữ trên đây còn có cả độ cao và độ sâu không cùng của nó:

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi…

Diễn tả sức bay của "Tiếng sáo Thiên Thai", trước Hàn Mặc Tử, Thế Lữ đã có những câu thơ xuất thần:

Khi cao vút tận mây mờ

Khi gần vắt vẻo bên bờ cây xanh

Về bút pháp, Hàn Mặc Tử không có gì mới. Song, đóng góp của nhà thơ trẻ này là đem vào những chữ, những câu máu thịt của cuộc đời. Không khí huyền thoại trong thơ Thế Lữ đến đây đã nhường chỗ cho ánh mắt, nụ cười cô gái. Một cái gì đó trần tục hơn, do đó cũng da diết, tan nát cõi lòng hơn. Bởi mùa xuân hiện ra chỉ trong chớp mắt. Phải chớp mắt đời người. Nó rung động đến tận đáy sâu trái tim người đọc. Bởi, cả cái "hổn hển" kia, cả cái "thầm thì" kia phải chăng là hai cung bậc hết mình của những trái tim đang hát và chỉ hát có một lần? Cái "chín" của mùa xuân chính là ở chỗ này. Như một thứ quả ngọt trên cây, chín từ vỏ, chín từ từ, đến lúc này có thể bóc ra mà ăn được.

Dấu ấn của thơ Hàn Mặc Tử là một trái tim nồng nhiệt, cuồng si, khát khao yêu đương, khao khát sống, là một bút pháp tài hoa, táo bạo, bằng một vài vét vờn vẽ đơn sơ mà tái hiện cả một bầu trời. Sẽ là một thiếu sót nếu ta không nói thêm sự liên tưởng, sự mở rộng nhiều chiều của thời gian đồng hiện. Đang miêu tả bức tranh tươi như một nét cười, một nụ hôn đắm say thuần khiết, thì đột ngột cái man mác rình rập ở đâu đó hiện ra trong ý nghĩ đau đớn của nhà thơ:

Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi

Cái mầm ly biệt hiện ra như một tiền định. Có khác gì cơn ác mộng của Thúy Kiều sau lúc gặp Đạm Tiên cùng một lần hạnh phúc đắm say, dịu ngọt. Ta mới hiểu cái quy luật của lòng ham sống (chứ không phải là chủ nghĩa hưởng lạc!)

Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua

(Xuân Diệu)

Cái nỗi niềm đứt ruột này nói hộ một tình yêu, một thứ tình yêu đắm đuối không cùng với cuộc đời mà con người trước dòng chảy của thời gian đã không sao giữ lại nổi. Cái xốn xang, xao xuyến hướng về phía trước cũng một lúc với ngoái lại sau: "Chị ấy năm nay còn gánh thóc…". Rõ ràng con đường xuân đã và đang đi sẽ hướng tới cái cuối cùng, đến chỗ hư vô. Nó không khỏi để lại trong khoảng trống vắng của cõi lòng nhà thơ nhiều bùi ngùi, ngẩn ngơ, luyến tiếc. Thì ra cái đẹp của cuộc đời dù hào phóng, dư thừa đến đâu cũng hạn hẹp. Cho nên phải biết quý nó từng phút, từng giây. Bởi nếu trái tim ta không dành trọn cho nó, nó sẽ vô tình đi qua như một cơn gió nhẹ. Cái tâm huyết của nhà thơ vừa chín với tuổi xuân đã sớm về với khe nước Ngọc Tuyền (1) có phảo là ở chỗ đó hay chăng?

(Báo văn nghệ số 42, 43 ngày 28-10-1989)

(1): “Thưa tôi không dám mê say,

Một mai tôi chết bên khe Ngọc Tuyền”

(Một miệng trăng - Hàn Mặc Tử).

Câu 1. Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Xác định những luận điểm được tác giả trình bày trong văn bản trên.

Câu 3. Văn bản nghị luận này có tác dụng như thế nào đối với bản thân anh/chị?

Mình cảm ơn ạ!

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: VƯỢT BIỂN Chèo đi rán thứ sáu Thấy nước vẫn mông mốc Xé nhau đục vật vờ Chèo đi thôi, chèo đi! Một người cầm cán dầm cho vững, Nước cuộn thác chớ lo Biển nổi bão phong ba đừng run đừng rợn. Chèo đi rán thứ bảy, Nước ác kéo ầm ầm, Nơi đây có quỷ dữ chặn đường Nơi đây có ngọ lồm bủa giăng Chực ăn người đi biển, Chực nuốt tảng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

VƯỢT BIỂN

Chèo đi rán thứ sáu

Thấy nước vẫn mông mốc

Xé nhau đục vật vờ

Chèo đi thôi, chèo đi!

Một người cầm cán dầm cho vững,

Nước cuộn thác chớ lo

Biển nổi bão phong ba đừng run đừng rợn.

Chèo đi rán thứ bảy,

Nước ác kéo ầm ầm,

Nơi đây có quỷ dữ chặn đường

Nơi đây có ngọ lồm bủa giăng

Chực ăn người đi biển,

Chực nuốt tảng nuốt thuyền

Mau mau lên lấy tiền, lấy tiền ra thế,

Đem vàng bạc ra lễ chuộc thân.

Có bạc mới được qua.

Chèo đi rán thứ tám,

Nước đổ xuống ẩm ẩm,

To hơn bịch đựng lúa.

Nước xoáy dữ ào ào,

Nước thét gào kéo xuống Long Vương.

Nhanh nhanh tay chèo sang qua khỏi.

Chèo đi rán thứ chín,

Trông thấy nước dựng đứng chấm trời,


Khắp mặt biển nước sôi gầm réo.

Biển ơi, đừng giết tôi,

Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền,

Đừng cho thuyền lật ngang.

Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi!

Chèo đi rán thứ mười,

Thuyền lướt theo nước trời băng băng

Cánh dầm tung bốn góc.

Rán lại rán bay đi…

Chèo đến rán mười một,

Sóng đuổi sóng xô đi,

Nước đuổi về sau lưng.

Chèo mau lên, chèo cố

Cho thuyền đến cửa biển ta dừng,

Cho thuyền đến bãi cát vàng bình an.

Chèo đi rán mười hai,

– A! Bờ biển kia rồi,

Ta chèo mau lên thôi,

Chèo mau lên, hỡi người trai trẻ!

Trai trẻ hãy lắng tai,

Trai trẻ nghe tôi bảo,

Lại đây nghe tôi dạy:

– Mau lên ta kéo thuyền vào cạn,

Cùng lôi tảng vào bến,

Kéo thuyền vào bãi cát chói hồng,

Kéo thuyền vào bãi bướm vàng vờn bay!

– Mời nàng hương hai cô

Mời em hãy ôm hoa lên bến,

Mời nàng hãy ôm hương hầu slay


Quân quan lên “bởi bời!”

Đàn bà cầm nón ra thuyền

Đàn ông cầm ô lên bến

Tay trái xách giày hoa ra tảng,

Tay phải xách giày đẹp lên bờ,

Gánh gồng lên rầm rập theo slay

Bao của quý khiêng lên đi lễ người.

Mười hai rán nước nay đã qua rồi,

Bây giờ mới biết tôi sống sót.

Binh mã slay rầm rập

Kéo vào chợ Đường Chu

Sau lưng trơ lại tôi

Ngồi bên bờ biển đất trời mênh mông,

Tự than thân trách phận,

Cay đắng lắm đời sa dạ sa dồng.

Chèo thuyền qua lò than, qua biển

Nhìn đường vẽ, nước cuộn âm rung…

(Trích Vượt biển, Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tập IV, Sdd, trang 887-889)

Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích ? Qua đó tác giả dân gian phản ánh hiện thực nào trong đời sống xã hội Tày, Nùng khi xưa?

Câu 2. Nhân vật trung tâm trong đoạn trích là ai? Nhân vật đó được xây dựng như thế nào?

Câu 3. Văn bản trên thuộc truyện thơ dân gian hay truyện thơ Nôm? Dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết điều đó.

0
Đọc văn bản sau Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Lúc ấy, có thể bạn sẽ phải ngậm ngùi mà thốt lên: “Chao ôi, ta đã làm chi...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Lúc ấy, có thể bạn sẽ phải ngậm ngùi mà thốt lên: “Chao ôi, ta đã làm chi đời ta vậy?”

Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sao ta không ngồi xuống đây trong một ngày cuối năm và tìm kiếm câu trả lời từ đáy tim mình: Ta muốn làm gì? Ta muốn sống ra sao? Ta muốn trở thành ai trong cuộc đời này? Ta muốn làm chi đời ta?

Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa chờ đợi được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,

NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái như thế nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh”

Câu 4. Nhận xét cách lập luận của tác giả trong việc triển khai vấn đề.

Câu 5. Thông điệp mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì? Lí giải về sự lựa chọn đó.

0