K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 31. Câu thơ “Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bay nhiêu!” tác giả sử dụng nghệ thuật gì?         A. Nhân hoá.                                        B. So sánh.          C. So sánh và nhân hóa                       D. Ẩn dụ.Câu 32.  Dấu hai chấm trong câu “Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” có tác dụng gì?   ...
Đọc tiếp

Câu 31. Câu thơ “Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bay nhiêu!” tác giả sử dụng nghệ thuật gì?

         A. Nhân hoá.                                        B. So sánh.

          C. So sánh và nhân hóa                       D. Ẩn dụ.

Câu 32.  Dấu hai chấm trong câu “Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” có tác dụng gì?

          A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

          B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

          C. Báo hiệu một sự liệt kê.

          D. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.

Câu 33. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

                                 Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

                     “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi…”

          A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

          B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

          C. Báo hiệu một sự liệt kê.

           D. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

Câu 34. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

               Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

           “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

                Sẽ có cây, có cửa, có nhà

             Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”

          A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

          B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

          C. Báo hiệu một sự liệt kê.

          D. Để dẫn ý nghĩ  của nhân vật.

Câu 35. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

          Cô bé nói: “Thưa bác sĩ, sau này lớn lên, con muốn làm bác sĩ”.

          A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

           B. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

          C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

          D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật.

Câu 36. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

            Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này cho thầy biết”.

          A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

           B. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

          C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

           D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật.

Câu 37. Dấu ngoặc kép trong câu “Và thế này thì “ghê gớm” thật” có tác dụng gì?

          A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

           B. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

           C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

           D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật.

Câu 38. Trong câu “ Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi” có mấy cặp từ trái nghĩa?

     A. Một cặp từ                                               B. Hai cặp từ

      C. Ba cặp từ                                                 D. Bốn cặp từ

Câu 39. Trong các cụm từ : chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển?

            A. Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển

            B. Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển

            C. Có ba từ dù, chân, tay đều mang nghĩa chuyển

            D. Có bốn từ dù, chân, tay, xua đều mang nghĩa chuyển

Câu 40. Trong đoạn văn “Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”. Có mấy câu ghép

            A. Một câu đơn, hai câu ghép.

            B. Hai câu đơn, một câu ghép.

            C. Ba câu đơn

           i D. Hai câu đơn, hai câu ghép.

5 người đầu tiên!!!


1
13 tháng 4
  • Câu 31: B. So sánh. (Số lượng hạt mưa được so sánh với tình thương của tác giả dành cho mẹ).
  • Câu 32: B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.
  • Câu 33: A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • Câu 34: A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • Câu 35: A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • Câu 36: C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
  • Câu 37: B. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
  • Câu 38: A. Một cặp từ (lên - xuống).
  • Câu 39: A. Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển (chân đê).
  • Câu 40: B. Hai câu đơn, một câu ghép. (Câu ghép là: Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất).
8 tháng 4

Dưới đây là các câu sử dụng từ đa nghĩa cho các từ "vẽ", "lửa", và "cổ", kèm theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển:

  1. Vẽ
    • Nghĩa gốc: "Cô ấy vẽ bức tranh phong cảnh rất đẹp."
      • (Ở đây, "vẽ" có nghĩa là tạo ra một bức tranh bằng cách sử dụng bút, màu.)
    • Nghĩa chuyển: "Anh ta vẽ ra một kế hoạch hoàn hảo cho dự án."
      • (Ở đây, "vẽ" có nghĩa là phác thảo, hình dung một ý tưởng hoặc kế hoạch.)
  2. Lửa
    • Nghĩa gốc: "Ngọn lửa bùng cháy trong lò sưởi tạo cảm giác ấm áp."
      • (Ở đây, "lửa" có nghĩa là ngọn lửa vật lý, nguồn nhiệt.)
    • Nghĩa chuyển: "Cô ấy có lửa trong lòng, luôn đam mê theo đuổi ước mơ."
      • (Ở đây, "lửa" có nghĩa là niềm đam mê, sức sống.)
  3. Cổ
    • Nghĩa gốc: "Chiếc vòng cổ này được làm từ vàng nguyên chất."
      • (Ở đây, "cổ" có nghĩa là phần trang sức đeo quanh cổ.)
    • Nghĩa chuyển: "Ông ấy thường có những quan điểm cổ hủ về giáo dục."
      • (Ở đây, "cổ" có nghĩa là những tư tưởng, quan điểm lạc hậu, không còn phù hợp với thời đại.)

Hy vọng các câu này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng từ đa nghĩa trong tiếng Việt!

9 tháng 4

Olm chào bạn, nếu như không xem bài dạy và sách giáo viên, sách giáo khoa thì người dự ít có khả năng đánh giá đúng về tiết dạy đó được bạn nhé.

10 tháng 4

Nếu Đà Lạt vốn được gọi là thành phố của tình yêu thì đúng như câu thơ trên, hồ Xuân Hương chính là trái tim tượng trưng cho tình yêu chung thủy ấy. Ghé thăm Đà Lạt mộng mơ, ta không thể không ghé đến thắng cảnh hồ Xuân Hương.Mỗi ngày, hồ Xuân Hương đón rất nhiều lượt du khách ghé thăm. Sự nên thơ của cảnh hồ khiến lòng người nao nức. Tuy nhiên, không phải vị khách nào cũng biết đến lịch sử hình thành của hồ. Ban đầu, nơi đây vốn là một thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua. Người dân Lạch thường tổ chức những sự kiện quan trọng hoặc các lễ hội ở đây. Về sau, trong cuộc khai thác thuộc địa đất nước ta, những viên quan người Pháp đã nảy ra ý tưởng ngăn dòng suối làm thành hồ. Đến năm 1923, họ lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành hai hồ. Không may, về sau cả hai đập bị vỡ do một cơn bão lớn. Khoảng năm 1934 - 1935, đập được xây dựng lại, gọi là “Grand Lac”, có nghĩa là “Hồ Lớn”. Sau đó, vào năm 1953, nơi đây được đổi tên thành hồ Xuân Hương và giữ nguyên tên đó đến hiện tại.

Nguồn gốc cái tên Xuân Hương đầy thơ mộng có nhiều giai thoại. Đa số người dân cho rằng vì xung quanh hồ có rất nhiều hoa cỏ. Hoa đua nhau khoe sắc, tỏa ra hương thơm ngào ngạt nên lấy tên như vậy. Bên cạnh đó, cũng có người giải thích rằng tên hồ được lấy cảm hứng từ nữ sĩ nổi tiếng Hồ Xuân Hương.

Về diện tích, hồ Xuân Hương rộng có chu vi khoảng 5 km, rộng 25ha. Hồ có hình tựa trăng lưỡi liềm, bao quanh hồ là những rừng thông đầy vẻ hoang sơ hay những bãi cỏ xanh mướt mát. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như tấm gương khổng lồ lấp loáng ánh sáng. Làm nên nét đặc trưng của hồ Xuân Hương là rừng hoa anh đào rực rỡ sắc hồng mỗi khi xuân sang. Du khách còn có thể thăm quan quán cà phê Thủy Tạ nổi trên mặt hồ với lối kiến trúc độc đáo như một chiếc du thuyền sang trọng.Vào sáng sớm, không khí quanh hồ Xuân Hương vẫn còn tĩnh lặng. Khí trời lạnh cùng không gian yên tĩnh tạo nên vẻ yên bình. Đây là khoảng thời gian thích hợp để người dân xung quanh tập thể dục bởi lúc này vẫn còn vắng du khách. Đến lúc hoàng hôn, hồ Xuân Hương khoác lên mình chiếc áo lãng mạn đến lạ thường. Ánh sáng cuối ngày bao phủ khắp không gian, đổ lên những gam màu sặc sỡ của cỏ cây hoa lá. Buổi tối, những ánh điện lung linh thắp sáng hồ. Mọi người cùng tâm tình, trò chuyện sau một ngày dài.

Hồ Xuân Hương thực sự là thắng cảnh tuyệt vời của Đà Lạt. Hiện nay có rất nhiều điểm vui chơi với được xây dựng ở thành phố ngàn hoa nhưng du khách vẫn luôn tìm về sự cổ kính, nên thơ độc nhất của hồ.

Đặng Bình Minh ơi, dàn ý mà. Văn cũng được, viết dàn ý nữa nha. Văn 10

9 tháng 4

câu chuối có quả chuối nhưng mọi người thấy chuối chấm kem giống peter nên chuối rất buồn

9 tháng 4

Tả cây bóng mát - cây phượng 

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

9 tháng 4

Trên con đường dẫn vào ngôi trường thân yêu, có một cây phượng vĩ đứng sừng sững như một người lính gác. Cây đã gắn bó với biết bao thế hệ học sinh, chứng kiến những mùa hè rực rỡ và những tháng ngày học tập đầy ắp kỷ niệm.

Cây phượng vĩ đã đứng đó bao năm, gắn bó với biết bao thế hệ học trò. Thân cây to lớn, vững chãi như một người bạn trung thành, với lớp vỏ xù xì, sần sùi, nhuốm màu thời gian. Những rễ cây ngoằn ngoèo, lan rộng dưới lòng đất, như những cánh tay vươn ra ôm lấy đất mẹ, hút từng giọt nước để nuôi thân mình lớn lên từng ngày.

Tán cây phượng xòe rộng như chiếc ô khổng lồ, che mát cả một góc sân trường. Khi trời vào hạ, những chiếc lá nhỏ bé dần rời cành nhường chỗ cho những chùm hoa rực rỡ. Hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời, như những ngọn lửa bùng cháy, tạo nên vẻ đẹp vừa rực rỡ vừa nên thơ. Những cánh hoa mỏng manh, nhưng lại mang sức mạnh của tuổi học trò, của những ước mơ và hoài bão đang dần trưởng thành.

Tiếng ve kêu râm ran hòa cùng sắc đỏ thắm của phượng báo hiệu mùa hè đã đến. Những cô cậu học trò ngồi dưới gốc cây, trao nhau ánh mắt bâng khuâng, nhặt từng cánh phượng rơi để ép vào trang vở như một kỷ niệm khó phai. Cây phượng không chỉ là một phần của cảnh sắc sân trường, mà còn là người chứng kiến những năm tháng học trò đầy ắp cảm xúc—từ niềm vui, sự háo hức cho đến những nỗi buồn man mác khi phải chia xa.

Cây phượng vĩ không chỉ tô điểm cho cảnh sắc sân trường mà còn là biểu tượng của tuổi học trò. Mỗi khi nhìn thấy những cánh hoa phượng rơi, lòng tôi lại tràn đầy cảm xúc bâng khuâng. Dù mai này có rời xa mái trường, hình ảnh cây phượng vẫn luôn in đậm trong trái tim tôi.

Bài văn miêu tả cây cối

Mỗi khi nhắc đến cây cối, tôi lại nhớ về những khoảnh khắc yên bình dưới tán lá xanh mát của những cây trong khu vườn nhà mình. Cây cối không chỉ là những sinh vật giúp làm đẹp cho cảnh quan mà còn mang lại cho con người những cảm giác thư thái, gần gũi với thiên nhiên.

Trong khu vườn nhỏ của tôi, có một cây bàng lớn, thân cây to và vững chãi như một người lính canh gác cho cả vườn. Cây bàng đã ở đó từ bao năm nay, gốc cây xù xì, vỏ cây có màu xám đậm, nổi lên những vết nứt như những vết sẹo của thời gian. Những chiếc lá bàng xanh thẫm vào mùa hè, khi gió thổi qua, chúng xào xạc như một bản nhạc du dương. Vào mùa thu, lá bàng bắt đầu chuyển màu vàng, rồi đỏ, trông thật lộng lẫy như những chiếc lá vàng rơi xuống đất, tạo nên một thảm lá đầy màu sắc dưới gốc cây.

Cạnh cây bàng là một cây ổi nhỏ, thân cây mảnh mai nhưng lại đầy sức sống. Những quả ổi bắt đầu chín vào cuối hè, mang màu xanh ngọc bích, mùi thơm ngọt ngào lan tỏa khắp vườn. Cây ổi không chỉ mang lại quả ngọt mà còn là nơi trú ngụ của những chú chim nhỏ. Vào mỗi buổi sáng sớm, tôi thường nghe tiếng chim hót líu lo trên những cành cây, như thể đang chúc mừng một ngày mới bắt đầu.

Không thể không nhắc đến cây hoa giấy, một loài cây rất đặc biệt trong vườn nhà tôi. Cây hoa giấy có những cành nhánh dài, mảnh khảnh và mọc chi chít những hoa màu hồng, đỏ rực rỡ. Cánh hoa mỏng manh như giấy, khi nở ra, những cánh hoa này tạo thành những chùm hoa đầy màu sắc, nổi bật trên nền lá xanh. Mùa xuân, hoa giấy nở rộ, cả vườn như được khoác lên mình một lớp áo mới, đầy sức sống và màu sắc.

Mỗi loại cây trong vườn đều có vẻ đẹp và sự đặc biệt riêng. Cây cối như những người bạn thân thiết, luôn đứng đó, lặng lẽ chứng kiến sự thay đổi của thời gian. Chúng không chỉ tô điểm cho cảnh sắc thiên nhiên mà còn dạy cho tôi bài học về sự kiên trì và bền bỉ, cũng như sự tươi mới của cuộc sống.

Cây cối là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi khi nhìn ngắm những cây cối trong vườn, tôi lại cảm thấy lòng mình thư thái, bình yên, như được hòa mình vào nhịp sống tự nhiên của đất trời.

7 tháng 4

Tôi hoàn toàn tán thành việc phát triển thể dục thể thao trong nhà trường vì đây là một yếu tố quan trọng giúp học sinh phát triển toàn diện. Thể dục thể thao không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần đồng đội và khả năng quản lý thời gian. Những hoạt động này còn giúp giảm căng thẳng sau giờ học, tạo điều kiện để học sinh kết bạn và học hỏi lẫn nhau. Hơn nữa, việc tham gia thể dục thể thao còn khuyến khích lối sống lành mạnh và hình thành thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy, phát triển thể dục thể thao trong nhà trường không chỉ mang lại lợi ích cho học sinh hiện tại mà còn góp phần xây dựng một thế hệ tương lai khỏe mạnh và năng động.

7 tháng 4

giúp tui dới

7 tháng 4

Chỗ trống

7 tháng 4

chỗ trống nha

Mẹ là người đã mang con đến với thế giới này, trao cho con tình yêu thương vô bờ bến. Từ những lời ru ngọt ngào, những bữa cơm ấm áp đến những đêm thức trắng chăm sóc con ốm, mẹ luôn dành trọn vẹn tâm huyết cho con. Mẹ là người thầy đầu tiên dạy con những bài học vỡ lòng, là người bạn luôn lắng nghe và thấu hiểu mọi tâm tư của con. Mẹ là nguồn động viên lớn lao, giúp con vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Dù con có đi đâu, về đâu, vòng tay mẹ vẫn luôn là bến đỗ bình yên nhất. Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm!

7 tháng 4

em yêu mẹ em

mẹ em xinh đẹp

mẹ em chăm chỉ

mẹ em dạy em học bài

5 tháng 4

Cô Minh Tú là giáo viên chủ nhiệm của tôi vào năm học lớp bốn. Năm nay, cô khoảng ba mươi tám tuổi. Dáng người của cô nhỏ nhắn, thanh mảnh. Mái tóc đen dài, luôn được buộc gọn gàng. Cô cao khoảng một mét sáu mươi lăm. Khuôn mặt trái xoan với nước da trắng hồng rạng rỡ. Đôi mắt sáng với ánh nhìn toát ra vẻ dịu dàng. Mỗi khi nhìn vào ánh mắt ấy, tôi cảm nhận được sự yêu thương mà cô dành cho học trò. Cô có giọng nói ấm áp, dịu dàng. Mỗi khi cô giảng bài, chúng tôi đều say sưa lắng nghe. Cô là một giáo viên vô cùng nhiệt huyết. Mỗi giờ học, cô đều yêu cầu chúng em chú ý lắng nghe bài giảng. Không chỉ vậy, cô còn tạo ra bầu không khí sôi nổi, vui vẻ để tiết học hiệu quả hơn. Mỗi khi có một bạn học sinh không hiểu bài là cô sẽ kiên nhẫn giảng lại. Chúng tôi rất yêu mến và kính trọng cô.

đây nhé . bạn cũng có thể thay tên đó .mình cũng là lớp 5 nè .