Viết bài văn nghị luận (400 – 600) từ thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói xấu sau lưng người khác theo dàn ý dưới
Mở bài:
- Giới thiệu: Thói xấu dựng chuyện, nói xấu sau lưng của con người là một hiện tượng không khó để thấy trong đời sống con người trong xã hội hiện đại. Thậm chí, nhiều người còn thấy đó là một hiện tượng rất đỗi bình thường, là tất yếu của xã hội. Tuy nhiên, đó là hành động đáng lên án và nên từ bỏ để xã hội trở nên văn minh hơn.
- Nêu vấn đề: “nói xấu sau lưng người khác” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.
2. Thân bài:
- Khái niệm nói xấu sau lung người khác
Thói xấu dựng chuyện, nói xấu sau lưng của con người là hành động chỉ ra khuyết điểm của người khác một cách lén lút với mục đích xấu; thậm chí dèm pha, bôi xấu, bóp méo hình ảnh của đối tượng được nhắc đến, nhằm hạ bệ họ, thỏa mãn nhu cầu vị kỉ cá nhân,...
- Biểu hiện nói xấu sau lưng người khác
+ Người dựng chuyện, nói xấu xuất hiện ở mọi nơi, người ta không chỉ cần sống phần mình mà rảnh rỗi thì còn phải để ý soi mói những điểm yếu, những sai lầm của người khác, sợ hãi người đó hơn mình.
+ Luôn dòm ngó, nghe ngóng, thu thập “chuyện lạ bốn phương”, và đôi khi cần phải “sáng tạo”, thêm thắt cho thêm phần kịch tính, đậm đà… chứng tỏ mình là người sâu sắc hiểu biết... khiến cho người nghe cảm giác bạn tốt đẹp hơn người, bạn đứng ngoài cái xấu, đứng trên cái xấu và anh minh trước cái xấu.
+ Trong những lúc trò chuyện cùng người thân, cùng bạn bè, bạn vô tình hoặc cố ý nhận xét về một ai đó. Rồi bạn hào hứng kể ra những lỗi lầm mà người ấy gặp phải. Sau đó bạn đưa ra nhận xét và kết luận đánh giá cảm tính, quy chụp, áp đặt về người đó
- Nguyên nhân nói xấu sau lưng người khác
“ Nói xấu sau lưng người khác” đã trở thành thói quen yêu thích hàng ngày của nhiều người. Một ngày nếu không được nói xấu ai đó thì họ sẽ không thể chịu được. Vậy tại sao họ không chọn cách nói trực diện mà lại đi nói xấu sau lưng. Có phải họ không đủ tự tin, không đủ khả năng, không dám nói điều họ muốn nói người khác trước mặt người đó hay không?
+ Hạ thấp người khác để đưa mình lên: có những lúc chúng ta còn rất tự tin khi so sánh mặt xấu của họ với những việc mình làm và chúng ta cho rằng chúng ta hơn họ.Và sự thật là chúng ta thường tìm kiếm những người giống mình và loại bỏ đi những người không giống mình. Eleanor Roosevelt từng nói “Người vĩ đại bàn luận về các ý tưởng, người bình thường bàn luận về các sự kiện, người nhỏ nhen bàn luận về con người”.
+ Buôn chuyện là sở thích: chỉ những người rảnh rỗi, không có việc làm hoặc làm việc kém hiệu quả thì mới có nhiều thời gian để buôn chuyện của người khác, để đi nói xấu người khác. Cũng giống như câu nói: “Nhàn cư vi bất thiện”. Thói "vạ miệng" cũng sinh ra từ đây.
- Tác hại của việc nói xấu sau lưng người khác
+ Khiến cho bạn trở thành người đố kị: Bạn đang tự chứng tỏ là người hèn nhát ích kỉ, chỉ muốn hạ bệ người khác và không dám đương đầu một cách công bằng. Điều này sẽ vô tình hạ thấp giá trị của bạn trong mắt của những người khác.
+ Việc bạn dựng chuyện, nói xấu người khác , xét nét, săm soi thói hư tật xấu của người khác là một hình thức để tự thỏa mãn bản thân nhưng chắc chắn sẽ làm tổn thương người khác.
+ Hủy hoại lòng tin: Nói xấu chỉ khiến bạn bị xa lánh và càng ngày uy tín của bạn sẽ bị giảm sút vì những người thực sự biết chọn bạn mà chơi chắc chắn sẽ không chơi với những người hay nói xấu.
+ Giảm năng suất, hiệu quả công việc: Khi bạn dành quá nhiều thời gian vào việc nói xấu người khác, nói xấu đối thủ thì sẽ còn ít thời gian để mà nâng cao và hoàn thiện bản thân.
+ Chứng tỏ bạn quá rảnh rỗi: Chỉ khi rảnh rỗi, không có việc làm bạn mới tham gia vào các cuộc trò chuyện, tạo dựng các chủ đề để đi nói xấu người khác, nói xấu đối thủ. Bạn nói xấu đối thủ càng nhiều thì càng chứng tỏ bạn không bận rộn bằng họ, thua kém họ.
- Giải pháp khắc phục tình trạng nói xấu sau lưng người khác
+ Bạn cần biết đề cao, tôn trọng, thừa nhận điểm mạnh của người khác. Điều đó không làm bạn thụt lùi hơn họ mà chính là thể hiện chí học hỏi, ý thức cầu tiến, biết mình biết người.
+ Nếu những người bạn nói còn nhược điểm, bạn cần khoan dung, rộng lượng, góp ý bằng tấm lòng chân thành, tinh thần xây dựng, họ sẽ có động lực để vượt lên chính mình. Mối quan hệ giữa người với người, sự phát triển của toàn xã hội cũng từ đó mà đi lên.
+ Thay vì dành thời gian đi nói xấu người khác thì bạn hãy tập trung vào nâng cao năng lực bản thân và tạo giá trị đích thực cho bản thân mình: tăng độ uy tín của bản thân; tăng sự thiện cảm trong mắt của mọi người xung quanh và hơn nữa…
Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Thói xấu nói xấu sau lưng, dựng chuyện là một hiện tượng xấu trong xã hội hiện đại nhất là ở độ tuổi “teen” cần được xóa bỏ. Đừng để tật nói xấu sau lưng trở thành vật cản trong hành trình đến với thành công của bạn.
- Rút ra bài học cho bản thân: Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng về nói xấu sau lưng, biết cố gắng học tập vươn lên khẳng định mình; sắn sàng vạch trần bộ mặt của những kẻ hay nói xấu dựng chuyện … và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo.
Bài văn biểu cảm về hai bàn tay mẹ
Hai bàn tay mẹ – đó là những đôi bàn tay diệu kỳ, chứa đựng tất cả yêu thương, sự hy sinh và bao công lao mà mẹ dành cho con. Mỗi lần nghĩ về đôi bàn tay ấy, con lại cảm thấy nghẹn ngào, tràn đầy lòng biết ơn và kính trọng. Đôi tay ấy không chỉ là công cụ lao động, mà còn là biểu tượng của tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành trọn cho con.
Khi con còn là một đứa trẻ thơ dại, đôi tay mẹ luôn là nơi con tìm thấy sự ấm áp, bảo vệ và chở che. Mỗi khi con ngã, dù chỉ là một cú vấp nhỏ, bàn tay mẹ đã nhanh chóng đỡ lấy con, xoa dịu nỗi đau và giúp con đứng lên, tiếp tục bước đi. Những ngón tay mềm mại, đôi khi có vết chai sần vì bao năm tháng lao động vất vả, vẫn luôn nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc con, ân cần dỗ dành mỗi khi con khóc. Con còn nhớ như in những đêm hè oi ả, đôi tay ấy vẫy quạt cho con, mồ hôi nhễ nhại nhưng mẹ vẫn không quản ngại, vẫn kiên trì chăm sóc con từng chút một.
Mẹ chưa bao giờ kể về những khó khăn mà mẹ phải chịu đựng. Mẹ chỉ im lặng làm việc, tay mẹ vẫn cần mẫn, ngày này qua ngày khác, để chăm lo cho cả gia đình. Đôi tay ấy đã làm tất cả: từ việc nhà, nấu nướng, giặt giũ cho đến việc đồng hành cùng con trong từng bài học, từng bước đi chập chững. Khi con gặp khó khăn trong học tập, đôi tay mẹ nhẹ nhàng nắm tay con, an ủi và động viên con không bao giờ bỏ cuộc. Mẹ không nói nhiều, nhưng mỗi lần mẹ xoa đầu con, con lại cảm nhận được sự yêu thương vô điều kiện mà mẹ dành cho con.
Khi con lớn lên, đôi tay ấy vẫn không ngừng làm việc. Mẹ vẫn miệt mài, vẫn chịu đựng vất vả, vì gia đình, vì con cái. Nhưng trong đôi mắt mẹ, con luôn thấy sự tự hào, niềm hạnh phúc lớn lao mỗi khi con trưởng thành. Mẹ vẫn là người bạn đồng hành, vỗ về con mỗi khi con buồn, luôn là chỗ dựa vững chắc mỗi khi con cần. Đôi tay ấy không chỉ giúp con trong việc học hành, mà còn là nơi con tìm thấy sự động viên mỗi khi con gặp khó khăn trong cuộc sống. Mẹ không cần nói gì, chỉ cần đôi bàn tay ấy vỗ về, con lại thấy lòng mình bình yên và mạnh mẽ hơn.
Nhớ những đêm đông lạnh giá, khi con mệt mỏi vì bài vở, đôi tay mẹ vẫn không ngừng làm việc, nấu cho con bữa cơm nóng hổi, ân cần đút cho con từng muỗng cháo. Những ngón tay ấy, dù đã có những vết nhăn, có những dấu vết của thời gian, nhưng chưa bao giờ nguôi ngoai tình thương yêu mà mẹ dành cho con. Mẹ không cần nhiều lời, chỉ một cái nhìn, một bàn tay nhẹ nhàng vuốt tóc con, con đã cảm nhận được tất cả tình cảm mà mẹ dành trọn.
Không chỉ là đôi tay chăm sóc, mẹ còn là đôi tay khơi dậy ước mơ cho con. Mẹ đã dạy con cách yêu thương cuộc sống, dạy con cách đứng lên từ những vấp ngã. Những buổi tối bên mẹ, khi con mệt mỏi và thất vọng, mẹ không nói nhiều, chỉ nhẹ nhàng nắm tay con và động viên: "Con có thể làm được. Mẹ tin con." Và chính đôi tay ấy, cùng với lời nói giản dị ấy, đã giúp con vượt qua biết bao khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Với con, đôi tay mẹ không chỉ là đôi tay của lao động mà còn là đôi tay của sự dịu dàng, của tình yêu thương vô bờ bến. Đôi bàn tay ấy không chỉ giúp con trưởng thành, mà còn giúp con cảm nhận được sự yêu thương vô điều kiện, sự hy sinh thầm lặng của mẹ. Mỗi ngón tay mẹ gợi cho con một kỷ niệm, mỗi vết chai sần trên tay mẹ là một minh chứng cho sự vất vả, khó nhọc mà mẹ đã chịu đựng để có thể lo cho gia đình, lo cho con cái.
Thời gian trôi qua, đôi tay mẹ dần có những vết nhăn, đôi ngón tay đã không còn sự mềm mại như thuở nào, nhưng đối với con, đôi tay ấy luôn là hình ảnh đẹp nhất, là biểu tượng của tình yêu vô tận mà mẹ dành cho con. Con sẽ mãi khắc ghi trong lòng hình ảnh đôi bàn tay ấy, vì chính nó đã giúp con trưởng thành, trở thành người mà con là hôm nay. Mẹ ơi, con yêu mẹ, yêu đôi tay mẹ – đôi tay của tình yêu, của hy sinh, của niềm tin vô hạn.
Dù có đi đâu, làm gì, con sẽ luôn nhớ về đôi bàn tay mẹ – đôi tay đã giúp con lớn lên, đã mang đến cho con cả một tuổi thơ ấm áp và hạnh phúc. Những gì mẹ đã làm cho con sẽ không bao giờ phai nhòa trong lòng con. Mẹ là tất cả, và đôi tay mẹ sẽ luôn là ngọn đèn soi sáng con trên con đường đời phía trước.
CHÚC CẬU HỌC TỐT NHA