em hãy khái quát về lịch sử hà nội thời kì tiền thăng long, mọi người giúp mình, mình cần gấp!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- a)
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.
+ 10 triệu người chết.
+ 20 triệu người bị thương.
+ Chiến phí 85 tỉ đô la.
- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mỹ.
- Bản đồ thế giới thay đổi.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.
b)Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Hoa Kỳ.
Lính xung kích Sturmtruppen (Lực lượng Bão tố) của Đức tham chiến ở mặt trận phía Tây năm 1917
- Chiến tranh gây ra sự thay đổi rất lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Cuộc chiến dẫn đến sự sụp đổ của 4 đế quốc Nga (1917), Đức (1918), Áo - Hung (1918), Ottoman (1923) với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị suy đổ trong đó hai cường quốc Áo - Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức, Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kiềm chế với tình cảm dân tộc nước lớn bị tổn thương sâu sắc và đó là đất đai rất tốt cho tư tưởng phục thù để dẫn đến một thế chiến mới. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và từ sự phân chia mang tính chủ quan, quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này.
- Chiến tranh này cho thấy rõ mâu thuẫn ghê gớm của hệ thống thuộc địa một nguyên nhân của đại chiến thế giới, tuy rằng sau chiến tranh nó còn tiếp tục tồn tại theo quán tính nhưng sau Thế chiến II, nó bị tất cả các nước, cả thuộc địa và cả một số chủ thuộc địa cùng tìm cách phá bỏ.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng ngay lập tức đem lại những thay đổi về hệ thống chính trị tại các nước châu Âu. Tại Đức, nền quân chủ bị lật đổ, Cộng hòa Weimar ra đời. Tuy nhiên nền Cộng hòa này cũng sớm đối mặt liên tục với những khó khăn chồng chất về kinh tế và xã hội, và tồn tại được 15 năm trước khi Adolf Hitler lên nắm quyền. Một trong những ảnh hưởng lâu dài nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự ra đời của Liên Bang Xô Viết. Chiến tranh đã làm cho người dân Nga lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Hoàn cảnh này đã đẩy Nga vào cuộc Cách mạng tháng Mười với sự thắng lợi của Nhà nước Xô viết với lập trường ủng hộ Chủ nghĩa xã hội, chống Chủ nghĩa thực dân và Chủ nghĩa tư bản. Điều đó khiến cho các nước phương Tây vô cùng lo sợ và đề phòng sự lan rộng của Liên Xô, làm nảy sinh những mối nghi ngờ liên tục lẫn nhau giữa các nước này và Liên Xô gần như suốt cả thế kỷ XX. Mặt khác, sự căm phẫn do bị thất trận, bối cảnh kinh tế - xã hội bất ổn như tại Ý và Đức mở màn cho thế lực phát xít lên ngôi tại nhiều nước. Như vậy châu Âu sau cuộc chiến đã có sự chia rẽ rõ rệt về mặt chính trị giữa các nước đi theo Chủ nghĩa Cộng sản, Chủ nghĩa phát xít và tư bản phương Tây, tạo bệ phóng cho một cuộc thế chiến mới.
Ảnh hưởng tâm lý - xã hội
Chiến tranh đồng thời gây ra các xu hướng tâm lý - xã hội đối nghịch:
- Một mặt trước đây rất nhiều tầng lớp người châu Âu bị cuốn theo tình cảm dân tộc Chủ nghĩa và sau chiến tranh họ nhận thức ra được kết quả mà Chủ nghĩa dân tộc quá đáng có thể mang lại nên họ bắt đầu định hướng lại theo một tinh thần mới với tinh thần Chủ nghĩa quốc tế và xu hướng hoà bình Chủ nghĩa, nhân đạo Chủ nghĩa. Sau chiến tranh, thế giới đã tổ chức ra Hội Quốc Liên và phong trào hoà bình nảy nở mạnh ra trên khắp toàn cầu đó là các thể hiện của xu thế này.
Mặt khác có một xu hướng hoàn toàn đối nghịch hẳn lại: Đó là sự thất vọng vào các giá trị nhân văn của loài người và phát sinh tâm lý tôn sùng sức mạnh, tôn sùng bạo lực với sự tin tưởng rằng chỉ có sức mạnh và sự cứng rắn mới là chỗ dựa đáng tin cậy trong thời đại bất ổn này. Đây là cơ sở để nảy nở tâm lý thô bạo và Chủ nghĩa hư vô, hoài nghi, tâm lý này là đất đai rất tươi tốt cho Chủ nghĩa quân phiệt và Chủ nghĩa phát xít và các xu hướng cực đoan nảy nở và bám rễ trong xã hội sau chiến tranh. Sau khi Triều đình Ottoman phải ký Hiệp định Sevres, ngọn lửa dân tôc Chủ nghĩa đã bùng cháy, với cuộc Chiến tranh Giải phóng Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ do Chính phủ đối lập của lãnh tụ Mustafa Kemal Atatürk phát động tại Ankara, nhằm phản đối việc Sultan Mehmed VI ký kết Hiệp định Sevres và đánh đuổi quân Entente (lần này bao gồm Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp). Lợi dụng quân Entente còn quá mỏi mệt với cuộc Đại chiến vừa qua, phe dân tộc Chủ nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức tiến công đánh tan tác quân Entente, buộc địch phải ký Hiệp định Lausanne (1923). Với Hiệp định này, Đế quốc Ottoman sụp đổ, Sultan Mehmed VI thoái vị, và nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời vào tháng 10 năm 1923.
- Chiến tranh cũng đồng thời gây ra cảm giác đây là kết thúc của "thế giới cũ" là kết thúc của Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa đế quốc. Trên nền tảng đó các phong trào Cộng sản và phong trào Chủ nghĩa xã hội nảy nở và phát triển rất mạnh mẽ ở châu Âu và trên thế giới.
- b)
- Sự hiện diện của 2 dòng sông Hoàng Hà và Trường Giang đã có nhiều tác động tích cực và tiêu cực tới cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:
+ Tác động tích cực:
- Cung cấp nguồn nước dồi dào cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.
- Cung cấp nguồn thủy sản phong phú.
- Bồi tụ nên các đồng bằng, màu mỡ (đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam) thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.
- Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ, thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc.
- Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.
+ Tác động tiêu cực: lũ lụt do 2 con sông gây nhiều khó khăn cho nhân dân đồng thời đặt ra nhu cầu phải tiến hành trị thủy (đào – đắp kênh/ mương; xây các công trình thủy lợi…).
Vì
Trong nước: Thay đổi vận mệnh nước Nga và số phận con người. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền-xây dựng xã hội chủ nghĩa trên một đất nước rộng lớn
Quốc tế: Là biến cố lịch sử trọng đại nhất thế kỉ XX (suy ra) những thay đổi to lớn của thế giới . Cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức. Mở ra thời kì mới của lịch sử thế giới
bn thông cảm nhé. Mink ko viết đc dấu suy ra
Đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến là?
Trl :
Đặc trưng về kinh tế:
Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất rất là tự nhiên, tự cung, tự cấp:
+ Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa và bị lệ thuộc vào lãnh chúa, được lãnh chúa phân đất và phải nộp tô thuế cho lãnh chúa;
+ Cùng với việc sản xuất lương thực (ngành nông nghiệp) thì trong lãnh địa cũng tiếp tục thực hiện các ngành kinh tế như dệt vải, rèn vũ khí (ngành thủ công nghiệp)… để nuôi sống xã hội;
+ Trong lãnh địa không có sự trao đổi với bên ngoài ngoại trừ các mặt hàng mà trong lãnh địa không thể tự sản xuất như muối, sắt, tơ lụa, đồ trang sức… việc mua bán với bên ngoài không đậm nét và không thường xuyên.
#Jun'z
~ HT ~
Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài và thành quách.
Trong các vương quốc “man tộc” của người Giéc-man, vương quốc giữ vai trò quan trọng và thể hiện rõ nét nhất quá trình phong kiến hóa là?
Trl :
Trong các vương quốc “man tộc” của người Giéc-man, vương quốc giữ vai trò quan trọng và thể hiện rõ nét nhất trong quá trình phong kiến hoá là vương quốc Phơ–răng.
#Jun'z
~ HT ~
công cụ sắt rộng rãi , thủ công nghiệp phát triển . Thống nhất phục Hưng phát triển của Miền Bắc Ấn
Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô. * Lãnh địa phong kiến: là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu
Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của phương Bắc như:
nhà Hán lập quốc vào khoảng năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam Việt dưới thời nhà Triệu)
Chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40-43), thời kỳ nhà Tiền Lý với nước Vạn Xuân (541-602).
Một số tài liệu khác chia thành ba thời kì. Cách chia này gộp hai thời kỳ đầu (với gián đoạn là khởi nghĩa Hai Bà Trưng) thành thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất. Bài này sử dụng cách chia làm bốn thời kì.
Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía bắc. Ngoài số thuế của nhà nước, một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân.
Cũng có một số quan cai trị nghiêm minh, đứng đắn, nhưng số này ít hơn. Nền văn minh Trung Quốc cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Sĩ Nhiếp, thái thú nhà Hán (187-226) được các nhà nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ nho và đạo Khổng vào Việt Nam một cách có hệ thống, được coi là người mở đầu nền nho học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại, dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, và con cháu trở thành người Việt Nam.
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 1
Dấu mốc xác định thời Bắc thuộc đầu tiên chưa thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và nhà Triệu.
Triệu Đà sau khi diệt Âu Lạc chia làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán diệt nhà Triệu, chiếm được Nam Việt và chia làm 6 quận là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, đồng thời lập thêm 3 quận mới là Chu Nhai, Đạm Nhĩ, Nhật Nam. Riêng đối với quận Nhật Nam, khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu-Nam Việt, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng Bình tới Bình Định). Quận Nhật Nam chỉ hình thành sau khi các quan cai trị bộ Giao Chỉ người Hán tiến xuống thu phục các bộ tộc phía Nam dãy Hoành Sơn
Năm 39, thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định tàn ác, giết chồng của Trưng Trắc là Thi Sách. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa và đã giành được 65 thành ở Lĩnh Nam. Hai Bà lên ngôi vua, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 2
Năm 43, nhà Hán sai Phục ba tướng quân Mã Viện đem quân sang tái chiếm, Hai Bà Trưng chống không nổi phải rút về giữ Cấm Khê rồi tự vẫn ở sông Hát. Dân địa phương lập đền thờ ở Hát Giang.
Sự cai trị của Đông Hán tại bộ Giao Chỉ tương đối ổn định đến cuối thế kỷ 2. Nhà Hán suy yếu, năm 192 dân huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở phía nam theo Khu Liên nổi dậy ly khai, lập ra nước Chăm Pa (Lâm Ấp).
Trong lúc nhà Hán suy yếu, thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp dùng người nhà trấn trị các quận, trở thành người cai trị tại đây, dù sau đó trên danh nghĩa, họ Sĩ vẫn chấp nhận các thứ sử do nhà Hán rồi Đông Ngô cử sang. Một dấu mốc quan trọng thời kỳ này là việc bộ Giao Chỉ được đổi gọi là Giao Châu, trở thành 1 châu ngang hàng như các châu khác của Trung Quốc theo đề nghị của Sĩ Nhiếp và thứ sử Trương Tân.
Năm 226, Sĩ Nhiếp qua đời, nhà Đông Ngô đánh chiếm Giao Châu và chính thức cai trị. Trong chiến tranh Tam Quốc, các nước thay nhau giành quyền quản lý Giao Châu. Năm 263, Lã Hưng giết quan cai trị Đông Ngô, theo về Tào Ngụy. Tại trung nguyên năm 265 nhà Tấn diệt Ngụy, Giao Châu lại thuộc Tấn. Năm 271 Đông Ngô chiếm lại Giao Châu. Năm 280 Tấn diệt Ngô, Giao Châu trở lại thuộc Tấn.
Sau thời Tam Quốc, Giao Châu không có biến động về chủ quyền quản lý cho tới khi chấm dứt thời Bắc thuộc thứ hai.
Một số cuộc nổi dậy của người Việt thời kỳ này đều bị thất bại. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất năm 248, ở quận Cửu Chân của anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh, sau bị Lục Dận là thứ sử Giao Châu đàn áp phải chịu thất bại. Một số cuộc nổi dậy khác của các thủ lĩnh người Việt như Lương Thạc, Lý Trường Nhân duy trì được quyền cai quản của người Việt trong vài năm.
Thời Bắc thuộc lần thứ 2 chấm dứt năm 541 khi Lý Bí khởi binh chống nhà Lương và chính thức thành lập nhà Tiền Lý cùng nước Vạn Xuân năm 544.
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 3
Năm 602, nhà Tùy cho quân sang xâm lược nước Vạn Xuân, Lý Phật Tử chưa đánh đã hàng, bị bắt về phương bắc rồi chết ở đó.
Năm 605, nhà Tùy đổi Giao châu thành quận Giao Chỉ và Phủ Đô hộ Giao Chỉ để cai trị Việt Nam.
Nhà Đường thay nhà Tùy bãi bỏ các quận do nhà Tùy lập ra, khôi phục lại chế độ các châu nhỏ thời Nam Bắc triều. Năm 622, nhà Đường lập Giao châu đô hộ phủ. Năm 679, nhà Đường đổi quận Giao Chỉ trở lại thành châu Giao, đặt ra Phủ Đô hộ Giao Châu.
Sau đó, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ Giao Châu thành Phủ Đô hộ An Nam. Tên gọi An Nam trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thời điểm này. Chức quan đứng đầu Phủ Đô hộ An Nam lúc đầu gọi là kinh lược sứ, sau đổi thành Tiết độ sứ. Nhà Đường lại chia Giao Châu làm 12 châu: Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Thang, Trường, Chi, Vũ Nga, Vũ An, Ái, Hoan, Diễn.
Sau nhiều lần điều chỉnh, năm 866, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ An Nam thành Tĩnh Hải quân. Tên gọi này duy trì qua thời Tự chủ của Việt Nam.
Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường, người Việt nhiều lần nổi dậy chống nhà Đường. Tiêu biểu nhất là các cuộc nổi dậy của Lý Tự Tiên và Ðinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (776-791) và Dương Thanh (819-820), song đều thất bại.
Đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu nghiêm trọng vì nạn phiên trấn cát cứ (kéo dài từ sau loạn An Sử giữa thế kỷ 8) và quyền thần. Nhân lúc Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị điều đi chưa có người thay năm 905, hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã vào làm chủ thủ phủ Đại La và xác lập quyền tự chủ cho người Việt.
Người Việt tự chủ chống sự xâm chiếm của Nam Hán[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay tiếp tục thực hiệnTiết độ sứ. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay.
Năm 923/930, vua Nam Hán sai Lý Khắc Chính đem quân sang đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về nước, Lý Khắc Chính ở lại giữ Giao Châu.
Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đem quân đánh phủ thành Đại La, lại đánh tan quân Nam Hán do Trần Bảo dẫn sang cứu viện, giết Trần Bảo và tự xưng là Tiết độ sứ.
Năm 937, bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết ông để chiếm ngôi.
Tranh giả đồng tái hiện trận Bạch Đằng 938
Năm 938, bộ tướng khác, đồng thời là con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đem quân giết Kiều Công Tiễn, rồi đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo dẫn đầu trên sông Bạch Đằng sang tiếp ứng cho Công Tiễn, lập ra nhà Ngô. Từ đó bắt đầu thời kỳ độc lập ổn định của Việt Nam.
Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 4
Sau thời nhà Ngô đến thời nhà Đinh, Việt Nam chính thức có quốc hiệu sau ngàn năm Bắc thuộc là Đại Cồ Việt. Sang thời Lý, quốc hiệu được đổi là Đại Việt. Trong hơn 400 năm qua các triều đại Tiền Lê, Lý và Trần, Đại Việt đều đánh thắng các cuộc xâm lăng của các triều đại Trung Quốc.
Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Năm 1406, nhà Minh đem quân sang, lấy lý do là để khôi phục nhà Trần, nhưng thực chất đã sáp nhập Việt Nam thành quận huyện của Trung Quốc và cử quan lại người Hán sang cai trị.
Năm 1407, Giản Định vương, con thứ của vua Trần Nghệ Tông xưng làm Giản Định Đế (1407-1409) để nối nghiệp nhà Trần (thành nhà Hậu Trần) và bắt đầu một cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, đến năm 1413 thì hoàn toàn thất bại.
Năm 1418, Lê Lợi khởi nghĩa tại Lam Sơn, Thanh Hóa.
Năm 1427, cuộc khởi nghĩa thành công, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư, và mở đầu một triều đại mới của Việt Nam: nhà Hậu Lê. Theo truyền thuyết, Lê Lợi thắng do nhờ có kiếm thần của Long Quân.
So với giai đoạn một nghìn năm Bắc thuộc, thời kỳ Bắc thuộc này tuy không dài bằng, nhưng chính sách đồng hóa và bóc lột được thực hiện mạnh mẽ hơn. Nhà Minh bắt người Việt phải theo kiểu người Trung Quốc, từ cách ăn mặc, học hành, đến việc cúng tế. Các tài sản quý như người tài, sách vở, báu vật đều bị đem về Trung Quốc. Trong số đó có các cuốn sách văn học, lịch sử, binh pháp,... có giá trị và đã được truyền lại từ nhiều đời, hầu hết đã trở thành thất truyền ở Đại Việt kể từ đó. Khoảng 7600 thương gia và nghệ nhân Đại Việt (trong đó có nghệ nhân chế tạo súng Hồ Nguyên Trừng, nghệ nhân kiến trúc Nguyễn An) đã bị bắt đưa sang Nam Kinh, thủ đô Trung Quốc thời bấy giờ. Ngoài ra, nhà Minh còn áp dụng hệ thống sưu cao thuế nặng (bao gồm cả thuế muối) cùng với việc đẩy mạnh khai thác các sản vật quý phục vụ việc cống nộp.
NGẮN THÔI NHÉ