K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2019

Nếu ai có thì cho kết bạn lại nha

7 tháng 12 2019

- ung thư

- độc hại gan

- vô sinh và sảy thai 

- loãng xương

- vấn đề về tim mạch

-...

7 tháng 12 2019

sách khoa học lớp 5 có

6 tháng 12 2019

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đã lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam.

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt của các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua được thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai."

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.

#Jiin

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Một trong những thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời con người là tình mẫu tử, nó là mối keo sơn gắn kết người sinh thành ra chúng ta. Trong cuộc sống cũng như trong thơ văn, tình mẫu tử luôn được nhắc đến với thái độ kính trọng, trân trọng nhất. Tuy không được nhắc nhiều đến trong thơ văn, trong cuộc sống, thế nhưng, tình phụ tử cũng là một thứ tình cảm thiêng liêng, đáng quý, đáng trân trọng biết nhường nào! Nó cũng cao cả, sâu nặng, nghĩa tình như tình mẫu tử vậy.

Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, như trời như biển mà có cố gắng cả đời chúng ta cũng chẳng thể trả hết. Nếu như tình mẫu tử là sợi dây liên kết giữa người mẹ và con mình thì tình phụ tử lại là mối liên kết giữa cha và con. Tuy được thể hiện theo từng khía cạnh, cũng như biểu hiện khác nhau nhưng chung quy lại đều là một thứ tình cảm sâu nặng tựa trời biển.

Tình cảm phụ tử - phụ là cha, tử là con, nó gợi cho chúng ta sự gắn bó khăng khít, sự thủy chung, yêu thương bao dung, bền chặt. Nếu như mỗi lần nhắc tới mẹ, ta lại cảm thấy một sự nhẹ nhàng, ấm áp, dịu êm thì nhắc tới cha, ta lại cảm thấy một sự ấm áp khác lạ. Đó là sự ấm áp đầy nam tính, dù không dịu dàng như mẹ nhưng lại khiến ta an tâm và tin tưởng biết nhường nào! Phải, tình phụ tử cũng là tình cảm thiêng liêng bậc nhất của cuộc đời người, nó đóng một vai trò thật đặc biệt trong đời sống của chúng ta. Mẹ sinh thành ra ta, mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi nuôi dạy ta nên người. Mẹ là người lo cho ta giấc ngủ ngon, sớm khuya bên cạnh thì cha lại là người trụ cột trong gia đình, có tầm nhìn cao rộng hơn, mạnh mẽ hơn, giúp bảo vệ gia đình, bảo vệ mẹ, bảo vệ ta. Cha là người vất vả hy sinh công sức, thời gian bên ngoài xã hội lo cho gia đình vì miếng cơm, manh áo. Cha cũng sẽ là người nghiêm khắc với ta hơn bởi cuộc đời đã tôi luyện cho cha thành một người cứng cỏi như thế. Có lẽ vì vậy, tình phụ tử không êm dịu, nhẹ nhàng như tình mẫu tử mà nó mạnh mẽ, can đảm hơn rất nhiều.

Tình phụ tử sẽ giúp chúng ta bước qua sóng gió cuộc đời, nó cũng như tình mẹ vậy, vô cùng mãnh liệt, vô cùng vững bền. Cha cũng như mẹ, luôn lo lắng cho ta, luôn bao dung cho ta mọi lỗi lầm cùng như sai trái. Nếu như mẹ ân cần khuyên bảo, nhẹ nhàng răn dạy chúng ta để chúng ta đi đúng con đường đời thì cha lại khác. Cha rất nghiêm khắc với ta, có thể thẳng thắn khuyên răn chúng ta bằng những lời lẽ cứng cỏi, giáo dục chúng ta bằng sự nghiêm khắc của mình. Tình phụ tử khác với tình mẫu tử, bởi tình mẫu tử luôn được bộc lộ ra một cách tình cảm nhất, rõ ràng nhất nhưng tình phụ tử lại rất ít được biểu lộ, nó chỉ tồn tại thầm kín trong tâm hồn ta, chảy thật mạnh mẽ trong tim của ta.

Có mẹ có cha trên đời thì là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của chúng ta. Vậy mới nói, tình phụ tử, tình mẫu tử đối với mỗi người mà nói trong cuộc sống thật sự vô cùng quan trọng. Có cha trong đời, ta sẽ được chở che bằng đôi vai rộng, bằng tấm lưng lớn. Cha sẽ chăm sóc ta, dạy ta sự can đảm, sự mạnh mẽ và trưởng thành. Vâng, có cha, cuộc đời thật hạnh phúc biết nhường nào!

Tôi đã từng chứng kiến một câu chuyện về một người cha đưa đứa con nhỏ của mình băng rừng vượt suối để lên tới bệnh viện. Anh ở tận Tây Nguyên xa xôi, nhưng vì đứa con bệnh nặng, chẳng thể chữa trị tại quê nhà, vậy nên anh lặn lội mang con tới tận Sài Gòn để mong có được sự chữa trị tốt nhất. Trên người anh chỉ vỏn vẹn vài triệu bạc vừa bán được chút cà phê, mang cả lên đây chờ con khám bệnh. Nhìn gương mặt, thân hình của anh, tôi thấy được sự vất vả, nắng gió, cực nhọc, nhưng tình phụ tử, tình yêu con đã giúp anh vượt qua tất cả, mang con đến với những gì tốt đẹp nhất mà anh có thể cho nó. Phải, chẳng có gì bằng tình yêu mà cha mẹ dành cho con cái của mình được. Họ có thể chịu khổ, nhưng họ sẽ dành cho con mình những gì tốt đẹp nhất mà họ có được.

Hay các bạn có đọc tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Đó là hình ảnh một người cha đau khổ, con không nhận ra vì ông đã xa nó đi chiến đấu khi nó còn quá nhỏ, nhưng ông vẫn dành cho nó sự yêu thương nhất. Dù rằng bị con chối từ nhưng đối với ông, tình phụ tử đã khiến ông không một phút giây nào thôi nhung nhớ tới đứa con nhỏ ở quê nhà. Ông trân trọng từng phút từng giây bên con.

Cha đối với chúng ta mà nói, luôn yêu thương chúng ta bằng những cách đặc biệt nhất. Ta đi sai đường, mắc lầm mắc lỗi thì cha mẹ chính là người đau lòng nhất. Có thể nói, nếu không có cha trong cuộc đời này, đó là một thiệt thòi vô cùng to lớn của chúng ta. Tình phụ tử của cha sẽ giúp chúng ta đi đúng con đường của mình giữa hàng trăm con đường ở cuộc đời bộn bề sóng gió này. Cha sẽ chỉ dạy, sẽ hướng chúng ta tới những gì tốt đẹp nhất mà cha có thể mang tới. Rồi khi vấp ngã, cha sẽ nâng ta dậy, dạy ta những bài học quý, chỉ cho ta cách thức đứng lên giữa cuộc sống bon chen này. Phải, có cha, điều đó thật tuyệt vời biết bao nhiêu.

Vậy nên mỗi chúng ta hãy luôn tâm niệm trong lòng tình phụ tử thiêng liêng này, phải luôn luôn trân trọng và giữ gìn nó một cách cẩn thận nhất. Hãy lắng nghe người cha yêu quý của mình, chăm sóc theo cách tốt nhất mà mình có thể. Và chúng ta càng phải cố công học tập thật tốt hơn nữa, ngoan ngoãn để không phụ lòng mong mỏi và niềm tin mà cha chúng ta đã đặt vào chúng ta.

Tuy hiện nay, đâu đó vẫn xuất hiện một vài tin tức đáng buồn về tình phụ tử. Một người đàn ông ở Hà Nội cùng vợ của mình đã đuổi người cha già hơn tám mươi tuổi của mình ra ngoài đường trong đêm khiến người cha ấy phải ngủ ngoài lề đường. Thật sự một người con lại có thể đối xử với người cha đã nuôi nấng mình như vậy sao? Đó là một hành vi ngược đãi cha mẹ thực sự đáng lên án vô cùng. Cha mẹ chúng ta dù già yếu nhưng vẫn là người chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta từ thuở còn thơ, đừng bao giờ cảm thấy phiền vì phải chăm sóc cha mẹ của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-tinh-phu-tu-46249n.aspx 
Tình phụ tử - một tình cảm thiêng liêng và quý báu trong cuộc đời chúng ta. Nó cũng cảm động, cũng sâu nặng như tình mẫu tử vậy. Cha cũng yêu thương, cũng chăm sóc, dạy dỗ ta như mẹ. Tình phụ tử sâu nặng quá đỗi mà chúng ta cả đời chẳng thể nào có thể đền đáp lại được "Tình cha ấm áp như vầng thái dương, ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn. Suốt đời vì con gian nan, ..."

              tự cắt khúc nào hay mà ghi nha

                              Học tốt nha

7 tháng 12 2019

Anh thanh niên ấn cái làn vào tay bác giả và vội vã bảo rằng cái này để bác, cô và bác lái xe ăn trưa. Anh cảm thán minh có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Anh nói mình không tiễn bác và cô ra xe được vì gần đến giờ "ốp". Đồng thời, anh dặn bác trở lại chơi.

1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn buông xuống. ( Khúc hát ra khơi ):

- Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn:

                                                   “Mặt trời xuống biển như hòn lửa

                                                    Sóng đã cài then,đêm sập cửa

                                                    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

                                                    Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu.

+ Hai câu thơ đầu tả cảnh hoàng hôn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

                                                  “Mặt trời xuống biển như hòn lửa

                                                   Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.

_Nếu chỉ căn cứ vào thực tế sẽ thấy câu thơ có vẻ vô lí, bởi trên vịnh Hạ Long- ở hướng Đông, không thể thấy cảnh mặt trời xuống biển như thế, mà chỉ có thấy mặt trời mọc được thôi. Vậy thì ở đây, khi viết “Mặt trời xuống biển” tức là nhà thơ đã lấy điểm nhìn từ trên con thuyền đang ra khơi,giữa biển khơi nhìn về hướng Tây nơi bờ bãi. Lúc đó, xung quanh con thuyền chỉ là mênh mông sóng nước, mặt trời chỉ còn cách lặn xuống biển. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửa – một quả cầu lửa– đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên. -> Phép tu từ so sánh: mặt trời được ví với hòn lửa đem đến cho bức bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và ấm áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ.

_ Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then đêm sập cửa”  -> người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa.-> Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân. Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận.

+ Thiên nhiên vũ trụ là cái phông, cái nền cho con người xuất hiện:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

_ Hình ảnh, nhạc điệu trong câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao động: khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm.

_ Đoàn thuyền lại ra khơi, tuần tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Chữ “lại” trong câu thơ đã diễn tả điều đó, cho ta hiểu đây là công việc, là hoạt động hàng ngày, thường xuyên, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển.

_ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là hình ảnh ẩn dụ mang tính chất khoa trương. Tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy, làm nổi bật khí thế hồ hởi của người lao động trong buổi xuất quân chinh phục biển cả…

-  Tiếng hát ấy còn thể hiện niềm mong ước của người đánh cá: mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm giữa sự giàu đẹp của biển khơi:

                                                    “ Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

                                                      Cá thu biển Đông như đoàn thoi

                                                      Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng,

                                                      Đến dệt lưới ta,đoàn cá ơi!”

2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong một đêm trăng rất đẹp:

- Cảm hứng lãng mạn giúp nhà thơ phát hiện vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng với niềm vui phơi phới, khỏe khoắn khi con người làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương.

- Cảnh đoàn thuyền lướt sóng ra khơi, từng luồng cá bủa lưới vây giăng mang vẻ đẹp vừa hoành tráng, vừa thơ mộng:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng”

“Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.

+ Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển trời bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm bánh lái, có trăng làm cánh buồm, lướt giữa mây cao với biển bằng, giữa mây trời và sóng nước.

+ Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế làm chủ. Hình ảnh con người đã hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm – ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận,bủa lưới vây giăng.

-> Đoàn thuyền đánh cá băng băng lướt sóng, bủa vây điệp trùng. Công việc lao động trên biển như là một cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Người lao động làm việc với tất cả lòng dũng cảm, sự hăng say, trí tuệ nghề nghiệp, tâm hồn phơi phới.

- Bức tranh lao động được điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ,độc đáo: 

                                              Cá nhụ cá chim cùng cá đé

                                             Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.

                                             Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Thủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca.

+ Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm: 

                                                      "Đêm thở :sao lùa nước Hạ long" 

Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang “lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm đầu khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn trên.

- Bút pháp lãng mạn, trí tưởng tượng phong phú của tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh đẹp khiến công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên:

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cá nhưl òng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

+ “Gõ thuyền” là công việc thực của người đánh cá, nhưng cái độc đáo ở đây là vầng trăng được nhân hóa, tham gia lao động cùng con người.

+ Người dân chài hát bài ca gọi cá, bài ca về lòng biết ơn mẹ biển giàu có, nhân hậu.

- Sao mờ, đêm tàn cũng là lúc người dân chài kéo lưới kịp trời sáng. Cảnh kéo lưới, bắt cá được miêu tả vừa chân thực, vừa đầy chất thơ với không khí khẩn trương, gấp gáp:

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Có thể nói, cảnh lao động đánh cá trên biển như bức tranh sơn mài rực rỡ. Người kéo lưới là trung tâm của cảnh được khắc họa rất độc đáo với thân hình gân guốc, chắc khỏe cùng thành quả thu về “vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”. Màu hồng của bình minh làm ấm sáng bức tranh lao động. Thiên nhiên và con người cùng nhịp nhàng trong sự vận hành của vũ trụ.

3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về khi bình minh đã rạng ngời trên biển. ( Khúc hát trở về).

- Đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về trong bình minh rực rỡ, tráng lệ.

- Câu đầu của khổ thơ lặp lại gần như nguyên vẹn câu cuối của khổ thứ nhất, chỉ thay có một từ ( từ “với”) đem đến kết cấu đầu – cuối tương ứng, tạo sự hài hòa cân đối. Cấu trúc lặp lại ấy trở thành điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương và khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn cùng niềm vui phấn khởi của người ngư dân.

- Phép tu từ nhân hóa: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”cho thấy tư thế chủ động chinh phục biển trời, vũ trụ của người ngư dân. Đúng như lời bình của chính tác giả: “Bài thơ là cuộc chạy đua giữa con người với thiên nhiên và con người đã chiến thắng”.

- Nếu khổ thơ đầu, mặt trời xuống biển báo hiệu hoàng hôn thì ở khổ cuối lại là mặt trời đội biển – là ngày mới bắt đầu – ngày mới với thành quả lao động bội thu và niềm tin yêu phấn chấn.

- Câu thơ kết bài vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa khiến người đọc liên tưởng tới một tương lai tươi sáng, huy hoàng: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Ngày mới bắt đầu – thành quả lao động trải dài muôn dặm phơi – một cuộc đời mới đang sinh sôi, phát triển…

5 tháng 12 2019

1. Bác lái xe xướng to lên bảo mọi người nghỉ một lúc lấy nước, luôn tiện bà con lót dạ.

2. Trong lúc mọi người đang xôn xao, bác lái xe nói với ông họa sĩ rằng sẽ giới thiệu cho ông một người cô độc nhất thế gian và khẳng định thể nào ông cũng thích vẽ hắn.

5 tháng 12 2019

1. Bác lái xe rút từ túi cửa xe ra một gói giấy và bảo anh thanh niên rằng đây là sách bác mua hộ anh.

2. Anh thanh niên mời cô kĩ sư và ông họa sĩ lên chơi và chỉ họ nhà ở trên mấy bậc tam cấp, nước đã có sẵn nhưng anh về trước một tí; anh cũng giục họ nhanh lên chơi.