K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1

Thân bài: Từ những ngày cuối năm, không khí Tết đã bắt đầu len lỏi khắp các ngõ xóm. Trên con đường làng, những chiếc xe đạp, xe máy nườm nượp chở đầy hoa đào, quất, cành mai. Các chợ phiên trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết, tiếng người cười nói, mua bán râm ran. Vào ngày 28, 29 tháng Chạp, người dân bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, trang trí cây nêu, treo câu đối đỏ. Mùi hương thơm của bánh chưng, bánh tét lan tỏa khắp không gian, gợi lên hương vị Tết truyền thống. Đêm Giao thừa, cả gia đình quây quần bên mâm cỗ cúng tổ tiên, chia sẻ những kỷ niệm, hy vọng cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Kết bài: Tết ở nông thôn không chỉ đơn giản là ngày đầu năm mới, mà còn là dịp để gia đình đoàn tụ, sum vầy. Những khoảnh khắc giản dị, ấm áp ấy tạo nên một bức tranh Tết yên bình, đáng nhớ. Tết quê hương đã, đang và sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi với biết bao tình yêu thương và kỷ niệm.

4 tháng 1

mình nghĩ là mùng 1

4 tháng 1

mùng 1 sẽ dễ tả nha

Đề 5 I. ĐỌC – HIỂU: Đọc bài thơ sau: THẢ DIỀU Chiều về trên đồng cỏ Tôi lại thả ước mơ Trên cánh đồng nho nhỏ Bay cao tít xa mờ Diều ơi! Diều hãy nhớ Chỗ ước mộng bay cao Tri thức chạm trăng sao Tài xuất chúng tuôn trào Mơ ước mới ngày nào Đã xưa trong hoài niệm Chiều suy tư chiêm nghiệm Cuộc sống đã trải qua … Tuổi thơ ấy là quà Tặng tuổi già nghiêng ngỏ Tạc ghi sâu trong...
Đọc tiếp

Đề 5 I. ĐỌC – HIỂU: Đọc bài thơ sau: THẢ DIỀU Chiều về trên đồng cỏ Tôi lại thả ước mơ Trên cánh đồng nho nhỏ Bay cao tít xa mờ Diều ơi! Diều hãy nhớ Chỗ ước mộng bay cao Tri thức chạm trăng sao Tài xuất chúng tuôn trào Mơ ước mới ngày nào Đã xưa trong hoài niệm Chiều suy tư chiêm nghiệm Cuộc sống đã trải qua … Tuổi thơ ấy là quà Tặng tuổi già nghiêng ngỏ Tạc ghi sâu trong dạ Mộng ước thời tuổi hoa. Câu 1. (0,5đ) Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó? Câu 2. (0,5đ) Xác định PTBĐ chính của bài thơ? Câu 3. (1đ) Hai câu thơ: “Diều ơi! Diều hãy nhớ/ Chỗ ước mộng bay cao” sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. Câu 4. (0,5đ) Xác định phó từ trong hai câu thơ: “Chiều suy tư chiêm nghiệm/Cuộc sống đã trải qua” Câu 5. (1đ) Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình (tôi) trong bài thơ trên là gì? Qua đó bài thơ gửi gắm thông điệp gì? Câu 6. (1đ) Em hiểu ý nghĩa của hình ảnh thơ trong hai câu thơ sau như thế nào? “Mơ ước mới ngày nào Đã xưa trong hoài niệm” Câu 7. (1đ) Em có cảm nhận gì về bài thơ Thả Diều? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 8. (1đ) Em hãy cho biết nét độc đáo của bài thơ Thả Diều qua cách nhìn về con người và cuộc sống của tác giả.

0